Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2011

TÂY TẠNG BẦU TÂN LÃNH TỤ LƯU VONG

Đại Kỷ Nguyên /Jack Phillips 
Thứ sáu, 29 Tháng 4 2011 14:49
  thu tuong tay tang
Thủ tướng Tây Tạng đắc cử Lobsang Sangey đọc một nhật báo Ấn độ  trong lúc diễn ra chiến dịch tranh cử tại Dharamshala ngày 18/03/ 2011. (Raveendran/AFP/Getty Images)
Chính phủ Tây Tạng lưu vong bầu Thủ tướng mới, hay (còn gọi là) Kalon Tripa, người sẽ đảm nhận nhiều chức năng thực hiện bởi Đạt Lai Lạt Ma cho đến khi Ngài nghỉ hưu khỏi nhiệm vụ chính trị vào tháng trước.

Tiến sĩ Lobsang Sangay, 43 tuổi, một đồng sự cao cấp Trường Luật Harvard, chiếm 55 phần trăm số phiếu, theo số liệu thăm dò ý kiến ​​cuối cùng.
Tripa Kalon luôn luôn được bổ nhiệm bởi Đạt Lai Lạt Ma cho đến năm 2001, khi thủ tướng dân cử đầu tiên nhậm chức tại Dharamsala, Ấn Độ, quê hương của chính phủ lưu vong. Đạt Lai Lạt Ma vẫn đứng đầu trên danh nghĩa của vị quốc trưởng, nhưng đã làm việc theo đường hướng phát triển phân chia quyền lực cho người dân Tây Tạng trong khi Ngài còn tại thế.

Nhà lãnh đạo tôn kính nói với người dân của mình trong một tuyên bố khi ông tuyên bố nghỉ hưu, "Mong muốn của tôi nhằm phân quyền không có gì liên hệ với mong muốn trốn tránh trách nhiệm. Đó là vì lợi ích cho người dân Tây Tạng về lâu về dài. Nó không phải là vì tôi cảm thấy chán nản. "
Sangay, người ứng cử trẻ nhất vào chức Thủ tướng (PM) cho biết trong một tuyên bố nhận lảnh văn phòng của ông, "Thật là một sự khiêm tốn để nhận ra rằng gần 50.000 người trên hơn 30 quốc gia bỏ phiếu gần đây trong cuộc bầu cử Kalon Tripa và Chitue [Quốc hội] " Ông nói thêm, " sự hỗ trợ mạnh mẻ của bạn là khiêm tốn và tôi sẽ làm hết sức mình để xứng đáng với mong đợi của bạn."

Ông cũng nói rằng tinh thân tham gia cao trong việc bỏ phiếu là một bước đi đúng hướng và sẽ nâng cao tinh thần..
"Tôi kêu gọi mọi người Tây Tạng và những gười bạn của Tây Tạng đoàn kết cùng tôi trog cùng lý tưởng chung của chúng ta làm giảm bớt sự đau khổ của người dân Tây Tạng ở nơi Tây Tạng bị chiếm đóng", ông nói.
Ông nói thêm rằng Đạt Lai Lạt Ma có vị trí xứng đáng của mình trong Cung điện Potala, được xây dựng năm 1645, là nơi ở chính của Đạt Lai Lạt Ma cho đến vị Đạt Lai Lama hiện tại, người đã "trốn sang Ấn Độ sau cuộc xâm lược Trung Quốc vào năm 1959.
Hiện nay, người Tây Tạng cũng như các nhóm khác như Pháp Luân Công và người Uyghur ở phần phía tây của Trung Quốc, đối mặt với những mối đe dọa hàng ngày bị bắt bớ, tra tấn, và đôi khi chết trong tay của chính quyền Trung Quốc.
Bài viết liên quan
* Website Văn hóa Tây Tạng đóng cửa ở Trung Quốc

Sangay sinh ra và lớn lên trong thời kỳ định cư của Lama Hatta ở trong một tỉnh lị Ấn Độ, Darjeeling, và (Ngài) đi học ở đó. Ngài sang Hoa Kỳ vào năm 1996 trong tư cách một học giả Fulbright và đậu Tiến sĩ Luật tại Harvard vào năm 2004. Chuyên môn của Ngài là quốc tế công pháp, hiến pháp dân chủ, và Trung Quốc đương đại.
Đa số người Tây Tạng sống lưu vong cư trú tại Dharmasala. Các chính phủ lưu vong giám sát 21 khu định cư ở Ấn Độ, và 20 khu định cư của người Tây Tạng tại Nepal và Bhutan. Chính phủ cũng trông coi 30.000 tăng ni Phật giáo Tây Tạng tại 223 tu viện trong khu vực.