Chủ Nhật, 5 tháng 2, 2012

TRUNG QUỐC

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VÀ VĂN HÓA NGÀY NAY Ở TRUNG QUỐC
Tác giả: Yun Yin, The Epoch Times
Đại kỷ nguyên 29 Tháng 1 2012 
Từ ngàn xưa, người Trung Hoa tin rằng những nhân vật thánh thiện, qua nhiều triều đại, đã lưu truyền nền văn hóa phong phú của Trung Hoa cho con người. Đặc biệt ba tôn giáo, Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo là trọng tâm của di sản này. Các tôn giáo này đã truyền đạt cảm hứng cho tâm linh và đức tin, trong khi tạo ra một sự tôn trọng sâu sắc đối với các giá trị như lòng nhân từ, công lý, lễ nghi, và trí tuệ.
  KHONG TU 2 mao 2


Tuy nhiên, chế độ cộng sản hiện tại, bắt nguồn từ chủ nghĩa vô thần, đã tìm cách phá hoại những giá trị và niềm tin, vì sợ rằng đức tin nơi Thiên Chúa làm suy yếu Đảng. Nó đã đề xuất các chiến dịch khác nhau để tiêu diệt các địa danh văn hóa và tôn giáo, buộc người Trung Hoa phải chấp nhận triết lý của nó về "cuộc chiến chống trời, chọi đất và đấu tố nhau."
Mặc dù các ngành võ thuật có mặt trong những bộ phim truyện, mặc dù nhiều Viện Khổng học có mặt ở nhiều quốc gia, mặc dù nhiều hiện vật mô tả trang phục hoặc những huyền thoại truyền thống, nó thiếu các thành tố thiết yếu mà Đảng Cộng sản Trung Quốc đã cố tìm cách phá hủy trong quá trình thập kỷ: một truyền thống của tinh thần tự giác và tôn kính đối với các thần linh.

Hệ tư tưởng cộng sản tin rằng mọi người phải "chiến đấu chống lại trời đất và đấu tranh với nhau" và tập trung vào đấu tranh giai cấp. Nó xem văn hóa truyền thống Trung Hoa - niềm tin tiềm tàng trong Phật giáo, Đạo giáo và Nho giáo - như các đối thủ quan trọng nhất.
Vì sự sống còn của mình, mà nó đã trở thành sự bắt buộc, Đảng phải tạo ra nền văn hóa riêng cho nó. Nó thay thế các chủ đề truyền thống bằng hệ tư tưởng bạo lực của nó để biến đổi nghệ thuật thành một công cụ tuyên truyền mạnh mẽ, do đó dùng để bảo vệ quyền lực của chế độ. Hàng triệu người chết. Các ngày nghỉ lễ truyền thống Trung Hoa, các quy tắc nghi lễ xã giao, các hình thức vui chơi giải trí, trên thực tế, văn hóa chính nó sẽ không bao giờ giống nhau.
Kể từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc lên nắm quyền vào năm 1949 bằng một cuộc cách mạng bạo lực, "đấu tranh giai cấp" đã trở thành một trong những thương hiệu của nó. Các phong trào khác nhau đã được đưa ra để tìm cách xóa bỏ các nhóm và những hệ tư tưởng được coi là mối đe dọa cho Đảng.
Những năm đầu thập niên 1950, là "phong trào đàn áp phản động chống lại cách mạng" nhằm mục đích tiêu diệt các tôn giáo truyền thống Trung Hoa, Phật giáo và Đạo giáo.

Đảng chính thức vốn là một chế độ Marxist vô thần, tôn giáo đi nguợc lại vai trò của nó và được coi là một mối đe dọa từ xa ở trong tâm khảm và trí óc của quần chúng. Các "Phong trào chống cánh hữu" năm 1957 đã nhắm mục tiêu vào trí thức khi họ có thể dễ dàng phân tích và giải thích lý do của đảng. Hai phong trào này được hoàn thành theo mệnh lệnh trực tiếp của Đảng và dẫn đến cuộc thảm sát những tinh hoa văn hóa của Trung Quốc, mở đường cho các cán bộ thay thế nền văn hóa truyền thống Trung hoa bởi Đảng Cộng sản.
Cách mạng Văn hóa (1966-1976) là một thảm họa cho văn hóa truyền thống Trung Hoa. Tiến trình của phong trào chính trị lớn chưa từng có trong văn hóa Trung Hoa, năm ngàn năm tuổi, đã gần như hoàn toàn bị hủy diệt. Các di tích cổ đại và các cổ vật, thư pháp và tranh vẽ, sách kinh điển và những bài viết đã bị đốt cháy. Những đền thờ và các bức tượng đã bị nghiền nát và thành tro bụi. Hàng triệu người chết. Các ngày nghỉ lễ truyền thống Trung Quốc, các quy tắc nghi lễ xã giao, các hình thức vui chơi giải trí, trên thực tế, văn hóa chính nó không còn như nguyên thủy nữa.

Dịch từ bản tiếng Pháp: http://www.lagrandeepoque.com/LGE/Arts-et-cultures/Difference-entre-la-culture-traditionnelle-et-la-culture-actuelle-en-Chine.html