Thứ Tư, 11 tháng 12, 2013

VĂN QUANG viết từ Sài Gòn

lam cam thien ha suFr: Thieu Vu* Nhat Lung
       CHUYỆN HAY, CHUYỆN DỞ                       CUỐI NĂM 2013
   Cây thông lớn nhất thế giới tại Rio de Janeiro, Brazil đã lên đèn, bừng sáng với hơn ba triệu bóng đèn, mở màn cho mùa lễ hội. Vào những ngày đầu tháng 12 này, chắc chắn bạn đọc khắp nơi, từ trong nước đến ngoài nước đã và đang chuẩn bị cho hai Lễ Giáng Sinh và Năm Mới. Hầu như ai cũng cảm thấy một chút tất bật trong mọi việc và một chút xao xuyến vừa chợt đến trong tâm tư. Mỗi người, mỗi nhà đều có những kỷ niệm vui buồn của riêng mình.
 clip_image002Thương xá Tax Sài Gòn vừa được trang trí đón Giáng Sinh và Năm Mới
Ở Saigon cũng vậy, không khí lễ hội đang rộn ràng khắp nơi, ở các đường phố lớn, đi đâu cũng thấy hình ảnh quen thuộc của lễ hội nhưng lại rất mới mẻ với những vật dụng trang trí vừa hoàn thành hay còn chút xíu dang dở. Từ các thương xá, các siêu thị, các khách sạn lớn nhỏ cho đến tư thất các đại gia đều được trang hoàng lộng lẫy mà không nhuốm một màu sắc chính trị nào, không khẩu hiệu, không cờ quạt, không “muôn năm”… Lòng người cảm thấy thanh thản hơn.
Bạn trẻ có những cảm nghĩ và hoạt động hơi khác với cánh già chúng tôi. Ở đây tôi chỉ muốn chia sẻ đôi điều về những suy nghĩ ấy của mấy người bạn già, rất riêng tư nhưng có lẽ lại là một phần những suy nghĩ chung.
  Cuộc hội ngộ cuối năm hay cuối cùng Ngay từ cuối năm ngoái, tháng 12 năm 2012, tôi đã “liều mạng” về thăm quê hương, nơi tôi sinh ra và lớn lên, tôi cũng nói rõ là “Về quê lấn cuối” và tôi đã “tâm sự” với bạn đọc về chuyến đi cứ như “Kinh Kha sang Tần” này. Có lẽ nhiều ông bà bạn già cũng đã làm việc này như thực hiện một tâm nguyện cuối đời.
clip_image004    Những người bạn già gặp nhau cuối đời tại Sài Gòn. Tấm Vấn ngồi ngoài cùng bên phải,  giữa là Văn Quang và bà Ngân. Đứng sau là Thế Hải, Kim đầu bạc và bà Hải. Năm nay đến lượt ông bà Nguyễn Thế Tuất Hải từ Hawai về VN và ông cũng tuyên bố “đây là lần cuối tôi về thăm quê đấy các cụ ạ”. Những năm trước mỗi lần về thăm VN còn có 2 cặp nữa đi cùng là Huy Sơn và Đặng Văn Nhâm, nhưng năm nay thì hai “cặp” kia không còn sức bước lên máy bay nữa. Cứ mỗi năm một mất mát dần. Ông bà Hải cũng phải cố gắng lắm mới “liều mạng” leo lên máy bay được. Ông còn nhiều anh chị em nội ngoại, bạn bè từ Hà Nội đến Saigon và ở các tỉnh lẻ. Nhưng ông chỉ “lết” được đến Hà Nội rồi vào đến Sài Gòn đi thăm nội ngoại tận mấy vùng quê là ông giơ tay hàng, không đi thêm được nữa, đành gửi cái “meo” xin lỗi những bà con anh em ở tình xa như Đà Lạt, Nha Trang, đã hẹn mà không đến được. Ông Hải xuất thân từ một phóng viên tiền tuyến lăn lóc trên nhiều chiến trường từ những năm 60. Sau đó ông giải ngũ, cộng tác với các đài Phát Thanh VOF và Mẹ VN, rồi tháng 4-75, ông nhanh chân “biến” sang Hoa kỳ, chọn ngay được nơi nghỉ mát lý tưởng của thế giới là Hawai để định cư cho tới nay. Ban bè của ông ở Saigon cũng mất mát nhiều, chỉ còn có Kim đầu bạc, chị Tâm Vấn và tôi. Chúng tôi chỉ có thì giờ gặp nhau được một lần ở một nhà hàng thuộc loại cửa kính máy lạnh, nhưng giá cả lại rất “bình dân” mới mở cửa, nằm ngay trên đường Nguyễn Thiện Thuật. Kinh nghiệm của tôi là không tội vạ gì đến những tiệm nổi tiếng cho chúng chém. Đến đó thức ăn chưa chắc đã ngon hơn, chưa chắc đã được tiếp đón chu đáo hơn, khách khứa xô bồ, mà giá cả luôn ở trên trời chỉ vì có “cái tiếng”. Thà đến mấy nhà hàng loại “tầm tầm” vửa rẻ vừa ngon. Bữa ăn gồm 7 người, ăn đủ bốn món với trà hoa cúc mật ong mà chỉ phải trả 800 ngàn VN (bằng 40 USD). Nếu ăn uống ở một quán “nổi tiếng”, chắc chắn giá sẽ gấp đôi gấp ba. Kim đầu bạc, tôi và Thế Hải đều ở tuổi Quý Dậu (1933) vừa bằng tuổi nhau, cái tuổi “chân trước chân sau”, một chân ở 80 còn một chân bước sang tuổi 81. Còn chị Tâm Vấn thì cũng gọi là “đồng trang lứa”, nhưng nói về phụ nữ không ai dại gì khai rõ tuổi. Hầu như vào cái tuổi này, không ai nói trước được điều gì. Hôm nay còn khỏe, ngày mai lăn đùng ra chẳng còn biết ai vào ai, chẳng còn lo trời trăng gì nữa. Vì thế nên ai cũng chuẩn bị “tư thế sẵn sàng” để không còn vướng mắc bất cứ thứ gì cho đến ngày cuối cuộc đời. Chúng tôi cũng nói về những thứ chuyện ấy một cách thản nhiên như một chuyện vui, song điều bùi ngùi nhất là mọi người đều biết rất rõ, đây là lần gặp nhau cuối cùng, sẽ chẳng bao giờ còn một buổi nào hội ngộ đầy đủ như thế này nữa. Dù cho chị Tâm Vấn, tôi và Kim đầu bạc và cùng ở Saigon nhưng cũng rất ít có dịp gặp nhau. Nói đến Kim đầu bạc ở Sài Gòn, dân chơi tennis nào cũng biết, trước và sau năm 1975, ông vẫn là huấn luyện viên tennis. Sau này, nhiều ông “cán” thích văn minh nên cũng học chơi môn thể thao nhuốm màu “qúy sờ tộc” này, chỉ đứng sau chơi gôn. Vì thế nên ông có khá nhiều học trò là những quan chức khá lớn ở thành phố.
 Cùng ở Sài Gòn nhưng cũng ít gặp Về chị Tâm Vấn, lâu nay chị rời bỏ sân khấu ca nhạc và cũng ít giao thiệp với giới báo chí, tôi ít có dịp gặp chị hơn. Có thể nhiều bạn đọc, nhiều khán giả vẫn thỉnh thoảng nghe chị hát một vài bài ở đâu đó hoặc trên youtube do bạn bè gửi nên ít biết về chị. Hôm nay tôi gửi đến bạn đọc vài dòng sơ lược về Tâm Vấn, nữ danh ca một thời xa xưa. Tôi nhớ lần gặp chị vào năm 1972, chị vào đài Phát Thanh Quân Đội (ĐPT QĐ), mượn phòng vi âm của Đài cùng một số anh em nhạc sĩ để làm một cuốn băng ghi lại những bài hát chị yêu thích để làm kỷ niệm. Tôi tự thấy có bổn phận phải làm việc này giúp chị. Bởi với tất cả những ca nhạc sĩ đã cống hiến cho nghệ thuật, mang tiếng hát, niềm vui đến với mọi người, trong đó có anh em quân nhân và gia đình họ, nhất là những nghệ sĩ đã từng cộng tác thường xuyên với Đài PT QĐ thì bổn phận của chúng tôi là phải nhớ đến công lao của những nghệ sĩ này. Chị đã có một buổi ghi âm cùng với những anh em nghệ sĩ của Đài thường cộng tác với chị từ xưa. Đó cũng là lý do khiến chị muốn ghi âm tại đài PT QĐ chứ không thiếu gì những studio tư nhân và các Đài PT khác sẵn sàng mời chị. Từ ngày ấy đến nay đã là hơn 40 năm rồi, trải qua bao thăng trầm, mỗi người một công việc nên ít có dịp gặp nhau. Tôi mới gặp lại chị vào ngày cuối năm vừa qua.
Đệ nhất danh ca Bắc Hà Thật ra, tôi biết chị từ hơn nửa thế kỷ trước, vào năm 1952. Chị là ca sĩ miền Bắc từ những năm 1945-53 tại Hà Nội, cùng thời với những Minh Đỗ, Ngọc Bảo, Quách Đàm. Hồi đó mấy tờ báo như Tia Sáng, Giang Sơn… gọi chị là Đế Nhất danh ca Bắc Hà.
Phan Nghị, Thanh Nam, Huy Quang là ban bè rất thân cũng thường gọi chị như thế. Chị trẻ đẹp và có thể gọi là một thiếu nữ rất hấp dẫn. Một trong những đóa hoa tươi tắn trong làng ca nhạc của đất Thăng Long ngàn năm văn vật. Chị vui tính, dễ thân gần hơn các ca sĩ khác. Giọng hát của chị rõ ràng, khỏe mạnh, luyến láy nhẹ nhàng, truyền cảm sâu sắc. Chị cố tránh cái tiếng mà người ta gọi là làm duyên õng ẹo. Một thời gian sau đó, tháng 2 năm 1953, chị bỏ Hà Nội vào Sài Gòn sinh sống. Tuy vậy, trên các sân khấu ca nhạc của Sài Gòn hồi đó rất ít khi chị công tác với một show nào và dường như chị cũng không cộng tác thường xuyên với các phòng trà ca nhạc. Chị thường hát trên hầu hết các Đài phát thanh. Vào tháng 10 năm 2013 vừa qua, chị đã làm một chuyến Mỹ du lần thứ hai, thăm con cái và bạn bè khắp nơi. Không ầm ỹ nhưng bạn bè cũ mới, những nghệ sĩ thuộc lớp sau vẫn nhiệt tình tìm đến thăm hỏi và chị cũng đi đến nhiều tiểu bang để được tay bắt mặt mừng với bạn cũ. Có lẽ Tâm Vân là một nữ danh ca thời xa xưa còn sót lại, tuy đã có tuổi nhưng rất nhanh nhẹn và khỏe mạnh. Chị vẫn còn hứng thú đi du lịch khắp nơi. Gặp Tâm Vấn, tôi rất bất ngờ vì tiếng cười lanh lảnh và tiếng nói rành rọt chẳng khác gì thuở xa xưa. Chị kể khi ở Mỹ, có điện thoại cho Thái Thanh nhưng dường như Thái Thanh không còn nhận ra Tâm Vấn. Nỗi buồn của chị cũng như tôi, bây giờ nhìn lại những người quen biết chúng tôi ngày xưa chẳng còn bao nhiêu. Một đời tôi hát Chị tặng chúng tôi một cái CD mới mang tên “MỘT ĐỜI TÔI HÁT”. Chị nói không hề biết trước có cái CD này. Bất ngờ Thanh Trang mang đến tặng chị 100 bản, có lẽ trích trong những cassette cũ và CD của chị. Sau đó, con chị làm thêm 500 bản nữa mới đủ tặng bạn bè, không hề được bán ra thị trường.
  Bìa CD “Một đời tôi hát” của Tâm Vấn CD gồm phần đầu là lời giới thiệu ca sĩ Tâm Vấn của Thanh Trang trên đài PT VOA ngày 02-10-2013. Phần thứ hai là 12 bài hát rất xưa, rất… Tâm Vấn, không thể lẫn được. Gồm một số bài quen thuộc như Nỗi Lòng, Thu Tàn, Gái Xuân, Giáo Đường In bóng, Dứt Đường Tơ, Duyên Thề… và vài bài rất ít khán giả biết như “Hà Nội 49”, “Một đời tôi hát”.
Chất giọng của chị vẫn mượt mà, rất trẻ trung như hồi nào. Tôi không biết trong đó có bài nào chị hát ở phòng vi âm Đài PT QĐ không. Thật ra đó chưa phải là tất cả những gì của cả “một đời tôi hát”. Chị còn hát nhiều hơn thế và hay hơn thế, nhất là với những người nay đã lớn tuổi, nghe càng “thấm”. Cuộc đời ca hát của chị đánh dấu bằng một show đặc biệt do các bạn ở Mỹ tổ chức, kỷ niệm 80 năm ca hát của chị, gồm 20 năm Hà Nội và 60 năm Sài Gòn. Có lẽ ở VN ít có ca sĩ nào có số năm sống với ca hát lâu đời thế. Trong show kỷ niệm đó, chị vẫn đứng trên sân khấu hát, tưởng như chẳng có gì thay đổi trong tiếng hát và trong tâm hồn chị. Một buổi hội ngộ cuối năm hay cuối đời của những người bạn già? Còn được gặp nhau là còn may mắn. Như thế cũng là mãn nguyện lắm rồi. Chuyện hay chuyện dở cuối năm Hai hôm sau, cũng trong quán ăn đó, tôi ngồi ăn cùng với gia đình, bên cạnh là bàn vài cậu bạn cũng ăn trưa gọi là “cơm trưa văn phòng”. Ở dãy phố Nguyễn Thiện Thuật này có nhiều chi nhánh các ngân hàng. Ở cuối con phố, sát đường Điện Biên Phủ, trước kia là cây xăng, mấy năm sau này có tòa building, mặt tiền là một ngân hàng thuộc loại lớn nhất VN và trên những tầng lầu có vài chục văn phòng của các công ty lớn nhỏ. Thế nên có khá nhiều nhân viên văn phòng dùng cơm trưa tại đây với cái giá rất “khuyến mãi” là 32 ngàn đồng VN một bữa (bằng 1,5 USD). Những cô cậu ăn mặc rất chững chạc, đẹp trai, xinh gái nói chuyện trẻ trung, nhã nhặn, thông minh. Câu chuyện vui mà tôi nghe được khá thú vị. Bàn đó có 5 người, 3 cậu, 2 cô. Một anh có vẻ láu cá nhất, ra câu hỏi: -“Hôm nay các cậu nghe câu nói nào của sếp là hay nhất trong năm, câu nào dở nhất?”. Một cậu nhanh nhẹn trả lời: - “Hay nhất là câu Tháng này có thể có lương tháng 13, còn dở nhất là câu năm tới có thể giảm bớt một số nhân viên”. Một cậu lắc đầu phản đối: -Tớ thấy câu nào cũng dở vì có thêm hai tiếng “có thể”. Câu có thể có lương tháng 13 phải nói là chắc chắn sẽ có, còn câu năm sau cho nghỉ việc phải nói là sẽ không có ai bị mời về quê bắt cua”. Các cậu cười rộ nhưng cũng thoáng một nét băn khoăn.
  Câu nói hay nhất trong năm Cậu vừa ra câu hỏi lại nói tiếp:
- “Đây là câu đố vui có thưởng”, cả bọn nhao nhao “thưởng cái gì?” - “Một chầu cà phê chiều”. - Câu hỏi đưa ra là “Sắp hết năm rồi, thử tính lại có câu nói nào hay nhất trong năm?. Tớ nói thêm: Câu nói trong gần đây thôi của giới quan chức và ở giữa Quốc Hội VN”. Các cô cậu nhíu mày vừa ăn vừa suy nghĩ. Một cậu than “Các ông đại biểu thì bố nào cũng nói nhiều quá, làm sao tổng kết hết được”. Tất cả đều “suy tư” khá gay go. Có vài ý kiến cho rằng câu hay nhất về vụ tù oan, về vụ xả đập làm chết dân phải bỏ tù những anh xả nước và v v… nhưng cậu ra câu đố vẫn lắc đầu. Một lúc sau anh ta mới bật mí thêm: - “Một câu nói rất hay, rất đúng nói lên toàn bộ sự thật và cũng rất ngắn gọn. Chỉ có 9 từ thôi”. Nhiều cậu mắt sáng rỡ tưởng rằng giải đáp ngay được, nhưng rồi lai chau mày ngồi yên. Chỉ một phút sau, một cô trẻ nhất và cũng xinh nhất ngồi bấm đốt ngón tay rồi reo lên: - “ Tớ biết rồi.  Đó là câu người ta ăn của dân không từ thứ gì. Đúng 9 chữ nhé. Câu nói của bà Nguyễn Thị Doan, Phó chủ tịch nước đã nói trước Quốc Hội VN”. Cả bàn vỗ tay ca ngợi và anh ra câu đố đành cúi đầu “Hân hạnh mời em chầu cà phê chiều nay”.
 Chuyện kỳ cục nhất thế kỷ Cô vừa giải được câu đố bèn nghĩ ra một câu hỏi khác.
- Em cũng xin thưởng một chầu trà hoa cúc mật ong nếu anh nào trả lời đúng câu hỏi của em. Thế này nhé, chuyện nào là chuyện kỳ cục nhất ở VN năm nay? Có thể là chuyện kỳ cục nhất thế kỷ đấy. clip_image006
600 bánh heroin dễ dàng chui trót lọt qua cửa khẩu Tân Sơn Nhất như con voi chui qua lỗ kim. Các cậu lại suy nghĩ toát mồ hôi. Lại có nhiều ý kiến đóng góp, có cậu nói đó là chuyện 230kg heroin gồm 600 bánh chui qua cửa khẩu Tân Sơn Nhất rất ngon lành, đúng là con voi chui qua lỗ kim. Cô nhiều tuổi hơn và cũng mũm mĩm duyên dáng, mỉm cười góp ý kiến giá gas tăng sốc chưa từng có, càng lời càng tăng, chỉ có dân chết. Một anh phản đối ngay: Chưa bằng chuyện ông sư hổ mang Sophia ở Trà Vinh, giết người tình rồi chôn xác gần chùa. Cô gái ra câu đố vẫn lắc đầu, rồi tiết lộ thêm: - “Cũng ngắn gọn thôi, chỉ có 11 từ là xong câu chuyện”. Một cậu lại ngồi lẩm nhẩm không cần bấm đốt ngón tay, có lẽ nghề của cậu là làm kế toán. Cậu buông đũa, đứng lên nói rành rọt: - Đó là chuyện: “Đàn bà Bình Định chụp quần lên đầu ông chánh án. Đúng 11 từ nhé”. Cô gái lúc này đành chịu thầy: - “Đúng là một chuyện ly kỳ nhất trong năm phải không? Lịch sử tòa án VN chưa bao giờ có chuyện này”. Cả bọn gật gù khen hay. Các cô cậu không kể rõ chi tiết nhưng tôi biết chuyện này, đúng là thứ chuyện kỳ cục nhất trong năm, xin kể lại sơ lược:
Nữ võ sư trùm quần lên đầu chánh án tại tòa Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Định vừa hoàn tất cáo trạng, tống đạt cho bị can là bà Nguyễn Thị Xuân Đào, nhà ở đường Tô Hiến Thành, phường Quang Trung, TP Quy Nhơn, Bình Định. Bà Đào bị truy tố vì tội làm nhục người khác theo Điều 121 Bộ luật Hình sự. Bà Nguyễn Thị Xuân Đào là đương sự (bị đơn) trong một vụ án tranh chấp quyền sở hữu tài sản, bồi thường thiệt hại và đòi lại tài sản đang được Tòa án TP Quy Nhơn thụ lý. Trong lúc tòa đang giải quyết thì cuối tháng 8.2013, bà Đào chuyển nhượng đất và nhà cho người khác. Ngay khi nhận đơn yêu cầu của nguyên đơn, Tòa án TP Quy Nhơn ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, kê biên tài sản đang tranh chấp. Do không bán được nhà đất nên bà Đào đến Tòa án nhân dân TP Quy Nhơn để gặp thẩm phán. Tại đây, do thẩm phán thụ lý vụ việc đi vắng nên bà Đào được ông Trương Quốc Dũng, Chánh án, mời vào phòng làm việc và giải thích về việc kê biên. Bà Đào cho rằng ông Dũng chỉ thị cho cấp dưới làm thiệt hại cho mình, như thế là có dấu hiệu tiêu cực (ăn hối lộ của người khác) nên bà Đào tức tối, lấy một chiếc quần đen bằng vải thun, loại dành cho phụ nữ, bất ngờ trùm xuống đầu ông chánh án. Mọi việc càng trở nên phức tạp và khôi hài hơn nữa khi bà Đào lôi ông chánh án Dũng ra ngoài hành lang và la to cho…cả làng cả nước cùng biết. Chiều 25/11 vừa qua, Tòa án tỉnh Bình Định mở phiên xét xử vụ này. Tuy nhiên, do người bị hại và các nhân chứng đều vắng mặt nên phiên toà phải tạm hoãn. Chưa biết vụ án sẽ được xử ra sao, tất nhiên lỗi thuộc về phần nữ võ sư rồi, chắc chắn bà Đào đã chuẩn bị sẵn từ trước nên mới có cái quần đen để sẵn trong bóp khi đến gặp chánh án và bà cũng thừa biết như vậy là phạm tội, nhưng bà vẫn làm.

  clip_image008 Bà Nguyễn Thị Xuân Đào, nữ võ sư phạm tội trùm quần lên đầu chánh án   Chẳng qua đây chỉ là một vụ “tức nước vỡ bờ” thôi, nó cũng nằm trong cái “hội chứng tự xử”. Người dân chỉ còn phản ứng đó để “giải phóng” cho những nỗi giận hờn.
Bởi chỉ cần nhìn ngay trong tuần vừa qua đã có vài vụ quan tòa bị tóm vì nhận tiền hối lộ để “chạy án”. Mời bạn xem qua 2 bản tin thời sự nóng hổi trong tuần này. Xin rút gọn:
Thẩm phán bị tố cáo nhận hối lộ nhưng… phản phé Ông Đồng Xuân Thép ở TP Hải Phòng, đã có đơn tố cáo ông Ngô Văn Anh, Chánh Tòa Kinh tế ép ông đưa hối lộ 130 triệu đồng để giải quyết khiếu kiện. Ông Thép đã đưa tiền cho ông Ngô Văn Anh với lời hứa là sẽ nhận được kết quả xét xử có lợi cho mình. Tuy nhiên sau đó  ông Ngô Văn Anh vẫn xử vụ việc bất lợi cho ông Thép mặc dù đã nhận đủ tiền “bôi trơn”. Ông Thép đã gửi đơn tố cáo ông Anh kèm theo bản ghi âm các cuộc “thương lượng” giữa ông ông Anh. Theo tố cáo của ông Thép thì sau khi tòa xét xử, ngày 2/8/2013 ông Thép đã đến Tòa án TP Hải Phòng gặp ông Anh để đòi lại 130 triệu đồng tiền “bôi trơn”. Tại đây, ông Thép đã yêu cầu ông thẩm phán này giải thích rõ  "tại sao các ông lại xét xử sai trái như vậy?". Ông Anh cho biết: "phải xét xử như vậy vì bị ông H. (Phó Chánh án TA thành phố) ép!". Sau đó ông Anh đã trả lại 50 triệu đồng, 80 triệu đồng còn sẽ đòi lại từ ông H và 30 triệu đồng từ ông Kh. bên Viện kiểm sát để trả lại cho ông. Theo nội dung đơn tố của ông Thép thì ông Ngô Văn Anh nói là có chia cho ông Khanh 30 triệu trong tổng số 130 triệu nhận của ông Thép. Vậy là cà ông tòa và ông kiểm sát đều ăn hối lộ. Không đồng tình với kết quả xét xử của bản án sơ thẩm xử ngày 22/7/2013, ông Thép đã kháng cáo lên tòa phúc thẩm Tòa tối cáo. Cùng với việc kháng cáo, ông Thép đã khởi kiện ông Anh về tội ép mình đưa hối lộ trước đó. Tòa án Hải Phòng đang thụ lý việc này. Quan tòa có đi tù không, còn phải đợi.
 Chánh án “ăn tham quá” bị khởi tố Ngày 25/11, Cảnh sát đã bắt khẩn cấp ông Phan Văn Quang - Chánh án Tòa án Nhân Dân huyện Nam Đàn khi ông này đang nhận hối lộ 20 triệu đồng của bị can L.V.V. (ở xã Khánh Sơn, huyện Nam Ðàn). Cơ quan điều tra cho hay, V. là người đánh bạc đã bị Công an huyện Nam Đàn khởi tố và truy tố trước đó
Tòa án huyện Nam Đàn, nơi ông chánh án Phan Văn Quang bị bắt khẩn cấp khi đang nhận hối lộ tại đây. Gần ngày chuẩn bị đưa vụ án ra xét xử, ông Quang đã điện thoại với gia đình bị can V. “gợi ý” nếu muốn giảm án thì nộp 20 triệu đồng. Sau khi nhận được lời “đề nghị”, gia đình bị can V. đã báo cáo tới cơ quan chức năng. Khoảng 14h30, như đã hẹn, khi bị can V. đem 20 triệu đồng đến phòng và khi ông Quang vừa nhận tiền thì bị các trinh sát ập vào bắt quả tang. Đó mới chỉ là hai vụ trong hàng ngàn vụ như thế nữa vẫn nằm trong bong tối.
 Ba hình ảnh đáng sợ nhất Những kiểu người dân bị các quan tòa hành và buộc phải đưa hối lộ đã trở thành chuyện hàng ngày ở huyện. Đụng đến tòa là mất tiền, anh tố cáo cũng như anh bị cáo. Tòa cũng là thứ đáng sợ như sợ vào bệnh viện công và đến bất cứ cơ quan nào xin cho bất cứ việc gì. Đó là ba hình ảnh đáng sợ nhất của người dân VN hiện nay. Mong rằng bước sang năm 2014, sẽ không có cảnh quá kỳ cục này diễn ra ở những nơi đang lẽ phải coi là nơi tôn nghiêm. Một kiểu “tự xử” vừa được “phát minh” trong những ngày cuối năm nay. Kiểu này tuy phạm pháp nhưng có mang lại hiệu quả hơn những biện pháp chống tham nhũng khác không?

Văn Quang