Thứ Bảy, 19 tháng 2, 2011

WWW.TINTUCCAONIEN.COM

BẢN TIN HÀNG TUẦN
     Số  08/2011      Ngày 19/ 02 / 2011
     Nội Dung
•    Tin tức lượm lặt
•    Thế giới À rập đang vùng dậy
•    Người lính già không bao giờ chết
•    Câu chuyện tình
•    Phục hồi bu-gi
•    9 điều người cao niên nên tránh
•    Nho và kẹo cao-su giúp giảm béo
•    Hợp chất từ bột cà-ry (nghệ)cótác dụng bảo vệ thần   kinh                                            
•    Thiềt bị mới theo dõi lượng đường trong máu
•    Phương pháp mới làm tàng hình
•    Sắp cò mặt trời thứ hai, thế giới sắp tận thế chăng?

•    Cảm lạnh và hậu quả của biên chứng
•    Khoai lang chống tiểu đường
•    Dinh dưỡng cho người già•





clip_image001
                           www.tintuccaonien.com

TINTỨC LƯỢM LẶT
clip_image003

Sá ngày 17/2, tàu du lịch Trường Hải chở 27 người bị chìm trong Vịnh Hạ Long, làm cho 12 người chết, trong đó có 11 du khách nước ngoài. http://www.bbc.co.uk/vietnamese/av/2011/02/110217_halongboatsunk.shtml
clip_image005

Tại Lybia hàng ngàn người đã xuống đường biểu tình đòi dân chủ .Cảnh sát đã nổ súng vào đám đônglàm 20 người chết vả 200 người bị thượng. Biểu tình cũng đã xẩy ra tại mhiều nước khác vùng Trung Đông như Yemen, Bahrain, Jordan, Iran,Iraq, Kuwait.Djìbouti, Algeria, Sudan, Syria.Tunisia
clip_image007

Theo một công trình nghiên cứu của Đại Học Nam Kinh được tiết lộ ngày 16/02/2011, có đến 10% gạo sản xuất tại Trung Quốc bị nhiễm các chất kim loại nặng độc hại. Đây là hệ quả của tình trạng phát triển công nghiệp nhanh chóng nhưng bừa bãi trong thời gian qua
clip_image009

TTrong bài diển văn ngày 15/2 bà Hillary Clinton, ngoại trưởng Hoa kỳ, đã lên tiếng bảo vệ quyển tự do Internat và cho rẳng Internet là "không gian công cộng của thế kỷ 21". Bà cảnh báo là các nước tìm cách ngăn chặn quyền tự do sử dụng không gian này sẽ phả trả một cái giá về mặt kinh tế, và có nguy cơ rơi vào tình trạng bất ổn như những gì vừa xẩy ra tại Ai Cập và Tunisia. Bà đã nêu tên một loạt quốc gia đang kiểm duyệt mạng tin học toàn cầu, trong đó có Trung Quốc, Cuba, Iran, Miến Điện, Syria và Việt Nam.

Thế giới Ả rập đang vùng dậy

Huệ Vũ (bàido bạn BaTran gioi thiệu)
clip_image011
Thế giới Á Rập gồm 22 nước nói tiếng Á Rập, đa số theo Hồi Giáo, nhưng không cùng nguồn gốc chủng tộc, trải dài từ Bắc Phi tới biên giới Iran và Vịnh Ba Tư, chiếm một diện tích trên 14 triệu cây số vuông, với dân số khoảng 300 triệu người. Vùng Châu Á của Thế giới Á Rập gọi là Mashriq và vùng các nước Bắc Phi tới phía tây Ai Cập gọi là Maghreh. Mặc dù Ai Cập nằm trên lục địa Phi Châu nhưng có liên hệ văn hóa sâu xa với phía Á Châu. Tự coi là trung tâm của Thế giới Á Rập.
Sau Thế Chiến Thứ Nhất, đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ (Ottoman Empire) tan rã, các nước Á Rập, ngoại trừ Saudi Arabia, trở thành thuộc địa của Anh, Pháp và Ý. Sau Thế Chiến Thứ Hai, mới dần dần được trao trả độc lập.
Vào năm 1945, Liên Đoàn Á Rập được thành lập để lo công tác vận động thống nhất, nhưng cho tới nay không đem lại kết quả nào. 
Mặc dù nhiều nước Á Rập đã có nền văn minh lâu đời và nhiều nước chiếm giữ phần lớn trữ lượng dầu lửa thế giới, Thế Giới Á Rập là thế giới bất công, nghèo đói, có tỷ lệ mù chữ cao nhất trên thế giới. Các nước đều bị cai trị dưới những chế độ độc tài hay quân chủ chuyên chế nắm trong tay tất cả tài sản quốc gia. Theo Tổ Chức Văn Hóa Giáo Dục và Khoa Học của Liên Đoàn Á Rập (ALESCO), số người trong vùng bị mù chữ trên 100 triệu người, hay 30% dân số. Phụ nữ chiếm 2/3 trong số người bị mù chữ. 
Theo Chỉ số Phát triển Nhân Loại (HDI) của Chương Trình Phát Triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) năm học trung bình của người dân trong Thế Giới Á Rập là 5.7 năm so với mức trung bình của thế giới là 7.4 năm. Nạn thất nghiệp trung bình trong toàn vùng là 14%. 
Tunisia là nước được Pháp trao trả độc lập trong năm 1957, tổng thống đầu tiên là ông Habib Bourguiba muốn làm tổng thống trọn đời, nhưng ông ta bị Thủ tướng Zine El Abidine Ben Ali đảo chánh vào năm 1987. Sau khi lên làm tổng thống, Ben Ali củng cố quyền lực và cũng muốn làm tổng thống trọn đời. Vào tháng 10 năm 2009, ông ta ra ứng cử nhiệm kỳ thứ 5 và nhận được 89% số phiếu! Mặc dù Tunisia được thiên nhiên ưu đãi, có nhiều tài nguyên thiên nhiên, nền kinh tế đa dạng, và trong 20 năm liên tiếp có mức phát triển trung bình 5% , được coi là một trong những con sư tử của Phi Châu, nhưng tài sản quốc gia nằm trong tay gia đình ông Ben Ali, gia đình bà vợ Leila Trabelsi và đảng Tập hợp Dân chủ Hiến pháp của ông ta. Chế độ Ben Ali là một chế độ tham nhũng từ mọi lãnh vực, nạn thất nghiệp lên trên 14% và 25% số thanh niên toàn quốc tốt nghiệp đại học không có công ăn việc làm. Người dân ở các vùng nông thôn và các vùng ngoại ô nghèo phải sống với lợi tức dưới 2 mỹ kim một ngày. 
Ngọn lửa phẩn nộ đã bùng cháy!
Vào ngày 17 tháng 12, anh Mohamed Bouazizi, 26 tuổi, ở thị trấn Sidi Bouzid, đẩy chiếc xe rau đi bán dạo bị một nữ cảnh sát chận bắt với lý do bán rau không xin giấy phép, mặc dù theo luật, Tunisia không buộc những người bán dạo phải xin giấy phép. Bouazizi từng gặp cảnh này nhiều lần, đưa 10 đồng dinar là số lợi tức cả ngày của anh ta để hối lộ, nhưng người nữ cảnh sát chê ít, không những chỉ tịch thu chiếc xe mà còn tát tai và sĩ nhục anh ta. Bouazizi sau đó tới văn phòng cảnh sát địa phương khiếu nại, nhưng không ai thèm lắng nghe nỗi oan ức của anh. Vào lúc 11 giờ 30 phút sáng, Bouazizi quay lại bộ chỉ huy cảnh sát, chế xăng tự thiêu. Ngọn lửa của anh thổi bùng sự tức giận của thị trấn Sidi Bouzid từ lâu bị cảnh sát và viên chức địa phương hoành hành, bóc lột, đã lập tức xuống đường và bị cảnh sát đàn áp dã man. Nhưng càng đàn áp, sự tức giận càng bùng nổ, lan tới nhiều thành phố khác. Ngày 27/12/10 trên 1000 người ở thủ đô Tunis xuống đường bày tỏ sự đoàn kết với dân chúng thị trấn, đòi hỏi công ăn việc làm. 
Để vuốt ve sự tức giận của người dân, ngày 28/12, Tổng thống Ben Ali đã tới bệnh viện thăm Bouazizi, nhưng sau đó Anh đã mất vào ngày 4 tháng 01/2011.
Cách mạng lan mạnh trên toàn quốc. 
Trong vòng 4 tuần, từ lúc ngọn lửa uất hận của Bouazizi bùng lên, dù vừa ban lệnh thiết quân luật, vừa đàn áp, vừa hứa hẹn không ra tranh cử nhiệm kỳ thứ 6, cải tổ nội các, Ben Ali không còn ngăn chận được cuộc cách mạng càng lúc càng tăng cao khí thế, hàng chục ngàn người xuống đường.
Vào ngày 14 tháng 01, nhà độc tài nắm trong tay hàng tỷ mỹ kim đã ngồi chiếc ghế tổng thống trong 23 năm phải rời bỏ Tunisia, chạy qua Saudi Arabia lánh nạn. Tài sản, trương mục của vợ chồng và tay chân thân cận đang bị các nước Tây phương phong tỏa.
Cuộc cách mạng Tunisia thành công tạo sự ngưỡng mộ của các dân tộc bị áp bức dưới các chế độ độc tài, tham nhũng, vi phạm nhân quyền trong Thế Giới Á Rập. Các cuộc biểu tình noi gương cách mạng Tunisia đã diễn ra ở Algeria, Ai Cập, Yemen, Jordan, Mauritania, Saudi Arabia, Oman, Sudan, Syria, Lybia và Morocco. 
Cuộc cách mạng Ai Cập bùng lên vào ngày 25 tháng 01.
clip_image013
Trong 18 ngày liên tiếp, thanh niên chiếm quãng trường Tahrir hay Tự Do đòi Tổng thống Hosni Mubarak cầm quyền trong 30 năm phải ra đi.
Trong 18 ngày, ông Mubarak, 82 tuổi, lần lần nhượng bộ, lần đầu tiên chỉ định một người làm phó tổng thống, cải tổ nội các, hứa hẹn không ra tranh cử trong tháng 9 năm nay, cam kết sẽ lo tổ chức bầu cử công bằng và tự do, chuyển quyền trong hòa bình, nhưng những sự nhượng bộ này không còn làm cho người dân bị đàn áp trong suốt 30 năm chấp nhận.
Ngày thứ Sáu, 11/2, ông Mubarak đã phải giao quyền lại cho quân đội, rời khỏi thủ đô.
Trong vòng 7 tuần lễ, ngọn lửa Bouazizi đã thiêu hủy 2 chế độ độc tài. 
Cách mạng có thể lan rộng theo thế domino để cáo chung những chế độ khác hay không chưa thể khẳng định vào lúc này, nhưng chắc chắn nó sẽ đem lại những sự thay đổi quan trọng trong thế giới Á Rập.
Ở Yemen, trước các cuộc biểu tình, Tổng thống Ali Abdullah Saleh cai trị 32 năm, hứa hẹn sẽ không ra tranh cử khi nhiệm kỳ chấm dứt vào năm 2013 và đề nghị đàm phán với đối lập để thành lập chính phủ liên hiệp, nhưng đối lập đòi hỏi phải đàm phán dưới sự chứng kiến của quốc tế. Từ ngày 11/02, ngày ông Mubarak ra đi ở Ai Cập, dân chúng và sinh viên trường đại học Sanaa đã liên tiếp xuống đường, tuyên bố sau cuộc cách mạng Ai Cập là cuộc cách mạng Yemen. Đảng cầm quyền đã thuê bọn vô lại biểu tình phản biểu tình, ngày nào nhóm người ngày cũng dùng gậy gộc tấn công những người biểu tình chống chính phủ. 
Các cuộc biểu tình ở Jordan phản đối vật giá leo thang, đời sống khó khăn, đã buộc quốc vương Abdullah phải cải tổ nội các, thay thế thủ tướng. 
Ở Algeria, từ ngày 12 tới ngày 19/01 nhiều người đã noi gương Bouazizi tự thiêu, khởi đầu là ngọn lửa của anh Bordj Menaiel và Mohsen Bouterfif. Vào ngày 22/01, khoảng 100 người biểu tình bị cảnh sát đàn áp làm 42 người bị thương. Vào ngày 29/01, trên 10 ngàn người đã xuống đường biểu tình ở thành phố Bejaia. Tổng thống độc tài Abdelaziz Bouteflika cầm quyền từ năm 1999 đã phải tuyên bố sẽ sớm hủy bỏ tình trạng khẩn trương, nhưng không xoa dịu được tinh thần chống đối. Vào ngày 11/2, khoảng 2000 người đã bất chấp lệnh cấm hội tụ, xuống đường biểu tình tại quãng trường Một Tháng 5.
Ở Bahrain, vào ngày 04/2, hàng trăm người đã tập trung trước tòa đại sứ Ai Cập bày tỏ sự ủng hộ với nhân dân Ai Cập, họ cũng đã kéo xuống đường ăn mừng ngày sụp đổ của chế độ độc tài Mubarak và tổ chức một cuộc biểu tình lớn trong ngày 14/02 với trên 10 ngàn người tham dự. Quốc vương Hamad bin Isa Al Khalifa muốn dập tắc căng thẳng, hứa hẹn sẽ tặng cho mỗi gia đình 1000 dinar ($2650) mỗi tháng, nhưng lời hứa không xoa dịu được sự bất mãn trong nước. Vào ngày 14/2 cảnh sát đã bắn chết một người biểu tình và ngày 15/2 đã bắn chết một người khác. Các nhà ngoại giao cho rằng các cuộc biểu tình ở Bahrain sẽ ngày càng mạnh. Sự đứng dậy của người Shiite ở Bahrain có thể làm cho người Shiite ở Saudi Arabia đứng lên đòi sự công bằng.
Nhằm ngăn chận trước tiềm năng sẽ gặp sự chống đối, Thủ tướng Nouri al-Maliki của Iraq đã tuyên bố sẽ không tìm cách lên làm thủ tướng nhiệm kỳ thứ 3. Mặc dù vậy, ngày 12/2, hàng ngàn người đã xuống đường đòi điều tra các vụ tham nhũng và cải thiện điều kiện sinh sống, cải thiện các dịch vụ công cộng trong nước. Trong ngày Tình Yêu, thanh niên cũng xuống đường đòi cải thiện tình trạng kinh tế, dịch vụ công cộng. 
Ngưỡng mộ cuộc cách mạng Tunisia và Ai Cập, đối lập Lybia sống lưu vong ở hải ngoại đã lấy ngày 17 tháng 2 làm Ngày Phẩn Nộ của dân tộc Lybia đang bị nhà độc tài Muammar al-Gaddafi cai trị. 
Ở Saudi Arabia, vào ngày 21/01, một người đàn ông đã tự thiêu, và lần đầu tiên tại vương quốc này, hàng trăm người đã xuống đường ở thành phố Jeddah chỉ trích quốc vương, cảnh sát đã nhanh chóng giải tán bắt giữ trên 40 người. Ngày 10/2, đối lập tuyên bố thành lập đảng Umma Islamic, đòi chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế. 
Các cuộc biểu tình nhỏ nhưng nhanh chóng bị dập tắc như ở Saudi Arabi cũng đã diễn ra ở nhiều nước khác trong Thế giới Á Rập.
Cuộc cách mạng Tunisia lan sang Ai Cập, có thể theo thế domino lan tới các nước khác đã làm nhiều chính khách Hoa Kỳ lo ngại. 
clip_image014
Tổng thống Hosni Mubarak từng được coi là một đồng minh thân cận của Hoa Kỳ sau khi Ai Cập ký hiệp ước hòa bình với Do Thái trong năm 1979. Qua 4 đời tổng thống Hoa Kỳ, chính phủ nào cũng coi ông Hosni Mubarak là trụ cột giữ gìn giữ ổn định Trung Đông. Được coi là người giám sát không chính thức của tiến trình hòa bình, từng chủ tọa các cuộc đàm phán giữa Do Thái - Palestine, và các cuộc hòa giải giữa 2 phe Fatah và Hamas của Palestine. Hoa Kỳ viện trợ cho Ai Cập khoảng gần 2 tỷ mỹ kim một năm, trong đó 1.3 tỷ là viện trợ quân sự. Dưới sự cai trị của ông Mubarak, phong trào Xã hội Huynh Đệ Hồi Giáo bị cấm hoạt động. Nhiều chính khách Hoa Kỳ lo ngại cuộc cách mạng lật đổ ông Mubarak sẽ tạo thời cơ cho phong trào này chiếm chính quyền, biến Ai Cập thành thành một đồng minh của Iran.
Xã hội Huynh Đệ Hồi Giáo được ông Hassan al-Banna thành lập trong năm 1928 với châm ngôn: “ Allah là cứu cánh, Koran là hiến pháp, Thánh chiến là phương tiện, chết cho đấng Allah là nguyện vọng cao cả nhất”. Vào năm 1936, Huynh Đệ Hồi Giáo chỉ phát triển được khoảng 800 người, nhưng 2 năm sau tăng lên 200 ngàn người và cuối thập niên 1940 được tin tưởng có trên 2 triệu hội viên trong Thế giới Á Rập. Vào năm 1948, cảnh sát Ai Cập khám phá một âm mưu tấn công quân sự của Huynh Đệ Hồi Giáo, Thủ tướng Mahmud Fahmi Nokrashi ra lệnh giải tán phong trào này. Vào tháng 12 năm 1948, Thủ tướng Nokrashi bị ám sát. Trên một tháng sau, ông Al-Banna bị ám sát. Từ năm 1954, sau vụ ám sát ông Gamal Abdel Nasser thất bại, thành viên của Huynh Đệ Hồi Giáo đã bị lực lượng an ninh Ai Cập coi là thành phần nguy hiểm nhất của quốc gia. Tuy nhiên sự đàn áp này không thể tiêu diệt được Phong Trào. Dù thường bị bắt tập thể, cấm hoạt động, Huynh Đệ Hồi Giáo vẫn là một lực lượng đối lập mạnh nhất ở Ai Cập. Qua cuộc bầu cử năm 2005, các ứng cử viên của Huynh Đệ Hồi Giáo ra ứng cử với tư cách cá nhân độc lập, nhưng đã chiếm được 88 ghế dân biểu. 
Không hẳn Huynh Đệ Hồi Giáo sẽ lên cầm quyền ở Ai Cập, nhưng nếu đúng, cũng không hẳn sẽ trở thành đồng minh của Iran vì người Hồi Giáo theo phái Sunni và Shiite đã có truyền thống thù nghịch lâu đời.
Bán đảo Á Rập có thể coi là vùng đất chiến lược của Hoa Kỳ.
Con kênh đào Suez là con đường thủy sinh tử nối liền Âu Châu và Á Châu.
Mỗi ngày khoảng 17 triệu thùng dầu được chở eo biển Hormuz. 
Bán đảo Á Rập là nơi sản xuất dầu hoả và dầu khí lớn nhất thế giới. 
Vì lo ngại các lực lượng Hồi Giáo lên cầm quyền tại các nước Á Rập, đe doạ cho nguồn dầu lửa chiến lược và đe doạ cho an ninh Do Thái, chính sách của Hoa Kỳ và Tây Phương đã đặt nặng sự ổn định trong vùng, và chính sách này đã ngày càng cho các chế độc tài ăn sâu gốc rễ, làm cho người Hồi Giáo ngày càng ác cảm với Hoa Kỳ. 
Việc Do Thái tiếp tục chiếm đóng, đàn áp người Palestine, sự hiện diện của các chế độ thế quyền, nhưng tham nhũng, thối nát là những nguyên nhân đưa tới các phong trào Hồi Giáo quá khích. 
Khủng bố là điều mà nhân loại văn minh ngày nay không ai có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, nguyên nhân đưa tới các sự căm thù của người Á Rập, của người Hồi Giáo, lại hình như không được các nhà làm chính sách Hoa Kỳ quan tâm. Họ có thể mạnh mẽ lên án một quân nhân Do Thái bị bắt cóc, nhưng họ lại im lặng trước tình trạng phá nhà, chiếm đất, xua đuổi người Palestine, hay thậm chí một người dân Palestine, một thiếu niên Palestine có thể bị bắn chết bất cứ lúc nào mà không ai bị buộc tội, không cần phải bồi thường cho nạn nhân. 
Hoa Kỳ là quốc gia đại diện cho tự do, dân chủ, luôn luôn lên án các chế độ độc tài, vi phạm nhân quyền, áp bức, nhưng đối với sự chiếm đóng của người Do Thái, và những sự vi phạm nhân quyền của lực lượng an ninh Do Thái bị chính tổ chức nhân quyền B’Tselem của Do Thái lên án, chính phủ Hoa Kỳ cũng im lặng! 
clip_image015
Một nhân vật ngoại giao nào tuyên bố: “People will not calm down unless and until the Palestinian question is fairly resolved ” Không chỉ bị Do Thái mà còn cả Hoa Kỳ lên án! Ông Amr Moussa bị Tổng thống Hosni Mubarak cách chức ngoại trưởng chỉ vì tuyên bố như trên!
Nhiều nhà phân tích nhận định chính sách an ninh của Hoa Kỳ ở Trung Đông là chính sách bảo vệ Do Thái nhiều hơn là bảo vệ cho quyền lợi an ninh thực sự của Hoa Kỳ.
Không chế độ độc tài nào có thể tồn tại mãi mãi.
Không có sự áp bức và bất công nào có thể chịu đựng mãi.
Với hệ thống truyền thông hiện nay những sự bất công, đàn áp, tham nhũng không còn có thể che dấu và tiếp tục che dấu, khi chính quyền không đáp ứng nguyện vọng của người dân, nhân dân sẽ quyết định cho chính quyền.
Cách mạng đã diễn ra ở Tunisia, ở Ai Cập và đang diễn ra trên nhiều nước. Các nhà lãnh đạo Tây Phương và Tổng thống Obama cũng đã cũng nhấn mạnh đây là thời gian thay đổi lập tức, “change now”, ở Ai Cập, thì có lẽ lúc này cũng là thời gian cần “change now” đối với chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ ở Trung Đông và chánh sách chiếm đóng của Do Thái. 
Đầu thế kỷ thứ 20 các nước Tây Phương là những quốc gia chiếm đóng, bóc lột đàn áp người dân các nước thuộc địa Phi Châu, Á Châu và Châu Mỹ La Tinh. Ngày nay, Tây Phương đã trở thành những nước nêu cao dân chủ, tự do, nhân quyền, và đã hoàn toàn thay đổi, thì những nhà làm chính sách, chiến lược Tây Phương cũng không thể tiếp tục cho rằng những phong trào, những đoàn thể, đảng phái tại các nước trước đây có hoạt động, phương châm, cương lĩnh không còn thích họp với giai đoạn hiện nay là những thành phần nguy hiểm. 
Vào năm 1998, những người Hồi giáo ở Thổ Nhĩ Kỳ thành lập đảng Đạo Đức (Fazilet Partisi), đảng này bị cấm hoạt động trong năm 2001 vì có chủ trương vi phạm bản hiến pháp thế tục. Sau đó, những người có khuynh hướng cải cách của đảng Fazilet đã thành lập nên đảng Công lý và Phát triển (Adalet ve Kalkınma Partisi), gọi tắt là đảng AK. Xuất thân Hồi Giáo của đảng AK đã làm cho quân đội Thổ Nhĩ Kỳ, Tòa Án Thổ Nhĩ Kỳ, và dư luận Tây phương lo ngại. Đảng AK cũng bị suýt bị tòa án hiến pháp giải tán. Tuy nhiên, từ ngày thắng cử trong năm 2002, đảng AK đã rất thành công trong việc phát triển kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ, đẩy mạnh chủ trương gia nhập Liên Âu, và tạo cho Thổ Nhĩ Kỳ trở thành một nước dân chủ kiểu mẫu của một quốc gia Hồi Giáo.
Phong trào Huynh Đệ Hồi Giáo ở Ai Cập có thể là một phong trào bảo thủ Hồi Giáo trong đầu thế kỷ thứ 20, nhưng thực tế hiện giờ họ là một phong trào đang do các thành phần trí thức tân tiến lãnh đạo, được giới trung lưu và người nghèo trong nước ngưỡng mộ, cho nên mọi sự kết luận nếu phong trào nào này lên cầm quyền ở Ai Cập sẽ nguy hại cho Hoa Kỳ, Do Thái và Tây Phương cũng chỉ là một sự lo ngại quá sớm.
Lo ngại al Qaeda mở rộng ảnh hưởng càng không có cơ sở. Huynh Đệ Hồi Giáo đã bị al Qaeda lên án là bọn phản bội Hồi Giáo và Huynh Đệ Hồi Giáo cũng đã lên án chủ trương khủng bố của al Qaeda là chủ trương phản Hồi giáo. 
Trong ngày Chủ Nhật, 13/2, Cựu Thủ tướng Tony Blair đang làm đặc sứ của Bộ Tứ (Hoa Kỳ, Nga, Liên Âu, Liên Hiệp quốc) lo vận động hòa bình Trung Đông nói: “Tổng thống Mubarak từng là một lực đẩy cho ổn định và hòa bình trong vùng. Tuy nhiên, lúc này là thời điểm vui mừng, phấn khởi và thời cơ vì tất cả những lực lượng dân chủ bị đè nén trước đây đã bật dậy. Ông Mubarak ra đi sẽ trở thành sức bật cho toàn vùng, là thời cơ để toàn vùng đứng lên thay đổi dân chủ đem lại lợi ích cho toàn vùng và cho cả thế giới.”
Sự ổn định dưới thời ông Mubarak như cựu Thủ tướng Tony đã ca ngợi rõ rệt là sự ổn định như dưới mặt nước đang dậy sóng ngầm, dưới mặt đất đang sắp có động đất. Sau những trận động đất làm sao đem lại sự ổn định lâu dài không chỉ là thách thức đối với các chế độ dân chủ Tunisia, Ai Cập, ở các nước Á Rập khác, mà cũng là thử thách đối với các nước Tây Phương. 
Dân chủ là giá trị thời đại, dân chủ thực sự trong một thế giới Hồi giáo không thể loại bỏ mọi yếu tố Hồi Giáo và sự tham gia của các tổ chức Hồi Giáo. Mọi sự lo ngại và mưu toan loại trừ sẽ làm cho toàn vùng trở nên nguy hiểm. Trong ngày 15/2, ông Gilles de Kerchove là giám đốc chống khủng bố Liên Âu tuyên bố: “các cuộc cách mạng ở Tunisia và Ai Cập không có liên hệ gì với al Qaeda, chính phủ các nước Liên Âu phải giúp cho các nước Trung Đông chuyển tiếp dân chủ, nhưng phải bảo đảm không để cho những người lãnh đạo Hồi Giáo cầm quyền.” Lời tuyên bố này có lẽ mâu thuẫn với nguyên tắc dân chủ, khó thực hiện và có thể đem lại nguy hiểm nhiều hơn sự nguy hiểm mà ông Kerchove lo ngại. 
Các cuộc đứng dậy ở Tunisia, Ai Cập ngoài yếu tố đòi hỏi tự do, dân chủ, còn xuất phát từ các yếu tố xã hội và kinh tế. Và rõ rệt những yếu tố sau này mới các động lực chính. Các chế độ dân chủ trong tương lai ở Tusinia, Ai Cập có sớm đem lại một đời sống dễ chịu hơn cho người dân hay không? Tạo được công ăn việc làm cho giới thanh niên thất nghiệp hay không? Đây là những thách thức vô cùng lớn lao. Hoa Kỳ và Tây Phương đã có kế hoạch nào để giúp cho các chế độ dân chủ trong tương lai nhanh chóng đem lại ổn định kinh tế và xã hội hay không là điều cần phải quan tâm tới. 
Nền kinh tế của Hoa Kỳ và các nước Tây Phương còn chưa phục hồi, đang gặp khó khăn tài chánh, thâm thủng ngân sách, chồng chất công nợ là điều rất đáng lo. 
Trong tuần qua, khoảng 4000 người Tunisia đã dùng thuyền đến đảo Lampedusa của Ý. Làn sóng di dân của những người muốn tìm cơ hội mới và tránh sự trả thù sau cách mạng đã tạo báo động của Liên Âu, và tạo căng thẳng giữa Liên Âu với chính phủ lâm thời Tunisia. Đây là một triệu chứng không mấy tốt đẹp.
Không thể đem lại ổn định đời sống, không thể tạo được công ăn việc làm. Dù sống dưới chế độ dân chủ và tự do, thanh niên thất nghiệp vẫn có thể dễ dàng trở thành những con mồi của các lực lượng quá khích. Sự bất ổn rất có thể sẽ kéo dài một thời gian. 
Tuy nhiên, nếu dân chúng được sống trong một chế độ thực sự dân chủ, mọi sự bất công, tham nhũng, lạm dụng quyền lực được giải quyết, tự do ngôn luận được nêu cao, những chủ trương quá khích tự nó sẽ chết dần. 
Cuộc cách mạng Tunisia, Ai Cập sẽ lan trong Thế giới Á Rập đến đâu? Hoa Kỳ và Tây phương có thể hướng dẫn cuộc cách mạng hiện nay theo thế có lợi hay hại có lẽ sẽ tùy thuộc phần lớn vào quan niệm đối với Hồi giáo, chính sách đối với Hồi giáo, cũng như khả năng giúp giải quyết các vấn đề kinh tế và xã hội đã bị bệnh trầm kha qua nhiều thập niên bị độc tài và tham nhũng cai trị.

Các cuộc cách mạng dân chủ không chỉ đang làm rung chuyển tại các nước Á Rập mà còn đang vang dội tới Châu Mỹ La Tinh, đến Á Châu. Ông Hugo Chavez đang lo ngại. Bắc Kinh đang lo ngại.
…………..

Người Lính Gìà Không Bao Giờ Chết

Trần xuân Hiền ( b ài do bạn QúyV ũ giới thiệu)
Nguời Lính Gìa Không Bao Giờ Chết là câu hát của nguời lính Mỹ trong doanh trại thời truớc, nhưng khi câu hát này đuợc thốt ra từ Tuớng Douglas MacArthur khi ông đọc bài điều trần trước luỡng viện Quốc Hội Hoa Kỳ sau khi bị cất chức Tư lịnh tối cao quân đội Hoa kỳ ở Ðông Nam Á và các lực luợng Liên Hiệp Quốc trong cuộc chiến tranh Nam - Bắc Hàn năm 1950, thì trở thành bất hủ.
      Ông là một trong những vị tuớng 5 sao của Hoa Kỳ đuợc nhiều huy chuơng chiến trường nhất, và ông là một thiên tài quân sự đuợc xem là một Caesar. Nhưng trong một phương diện khác, ông gây ra nhiều ý kiến chống đối, đó là lý do tại sao ông không đuợc bầu làm tổng thống Hoa Kỳ, mà chỉ làm một nguời Lính Già Không Bao Giờ Chết
      Ông sinh truởng trong một gia đình võ nghiệp. Cha ông là tướng chỉ huy lực lượng Hoa Kỳ chiếm đóng Phi luật Tân sau cuộc chiến tranh Hoa Kỳ -Tây Ban Nha 1898. Lúc nhỏ sống trong doanh trại, ông được dự những buổi chào cờ và diễn hành quân cách, nên nuôi giấc mộng làm lính. Ông đuợc gởi học truờng thiếu sinh quân, và lớn lên đuợc thâu nhân vào truờng West Point. Sau khi ra truờng vào năm 1904, ông đuợc gắn cấp thiếu úy ngành công binh, và phục vụ ở Phi Luật Tân để xây cất đường sá và bến tàu, rồi làm sĩ quan tùy viên cho cha. Nhờ đó ông đuợc tháp tùng theo cha trong các cuộc thăm viếng Nhật Bản, Trung Hoa và Singapore, và có nhận định sớm là tương lai quyền lợi Hoa Kỳ không phải ở Au Châu mà là ở các nuớc Á Châu đang giành lại quyền độc lập.
      Trở  về Hoa Kỳ ông tham gia công trình kênh Panama, phụ  trách xây cất San Francisco sau vụ động đất 1906, tham gia trận chiến tranh với Mexico năm 1913. Khi Thế chiến I bùng nổ, ông là Ðại tá trong đoàn quân Viễn chinh Hoa Kỳ sang chiến đấu ở Pháp năm 1917. Mặc dù là sĩ quan tham mưu sư đoàn, ông thích cầm quân ra trận. Ông là một sĩ quan gan dạ trong các trận đẩm máu nhất của mặt trận miền Tây (Pháp, Bỉ và Hòa Lan) ông được gắn 7 anh dũng bội tinh Silver Star, một DSC (Distinguished Service Cross), một DSM (Distinguished Service Medal) và một Legion d’ honneur(Bắc đẩu bội tinh) của quân đội Pháp, và đuợc thăng cấp Tuớng một sao
.
       Cũng như các danh tuớng Mỹ khác, ông có một lối ăn mặc đặc biệt, không gài cúc cổ áo, không mang cà vạt, và thích đội chiếc nón két bàu nhàu thêu kim tuyến trông rất tài tử.
      Ông được cử làm Chỉ Huy Trưởng trường West Point năm 1919 lúc 39 tuổi, là một trong nhũng vị chỉ huy truởng trẻ nhất. Ông thực hiện nhiều cải cách sâu rộng như nâng cao tinh thần thể thao, mang môn khiêu vũ vào chuơng trình, khuyến khích SVSQ đọc báo hàng ngày để tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Về văn hóa, ông thấy người lính tương lai không còn là hạng chuyên nghiệp nữa mà xuất thân từ các tầng lớp xã hội, nên người sĩ quan không thể dùng kỷ luật khắc khe và hình phạt nặng nề để chỉ huy mà phải có tầm hiểu biết rộng rãi về tâm lý, lịch sử, xã hội và những mối tuơng quan trên thế giới, nên khoa Nhân văn (Sử, Văn chuơng) và Khoa học xã hội (Xã hội, Luật, Kinh Tế) được mang vào, và các giảng viên được gởi đến các đại học bên ngoài hàng năm một tháng để trau dồi kiến thức. Nhờ vậy văn bằng tốt nghiệp West Point đuợc Quốc hội HK biểu quyết chấp nhận có giá trị ngang hàng với văn bằng cử nhân ở các đại học dân sự.
      Năm 1922 ông được cử trở lại Phi Luật Tân chỉ huy lực luợng quân sự HK ở Manila trong 3 năm, khi trở về HK ông được thăng cấp Tuớng 2 sao chỉ huy cấp quân đoàn, rồi làm việc tại Bộ Quốc phòng.
      Năm 1930 ông được cử làm TổngTham mưu trưởng quân lực HK, và được mang cấp tuớng 4 sao giả định theo chức vụ. Ông thực hiện nhiều công tác quan trọng, như ra Quốc Hội tranh đấu đòi tăng ngân sách quốc phòng, gia tăng quân đội, lập ra trường tham mưu trung cấp Leavenworth giúp sĩ quan trẻ có cơ hội tiến xa trên đường võ nghiệp, lập ra Ðại học quân sự để giúp cấp tá lãnh đạo sau này. Nhờ vậy khi Ðại chiến 2 bùng nổ, quân đôi HK có đủ cấp sĩ quan lãnh đạo.
Khi TT Roosevelt đắc cử năm 1930, chính sách New Deal đuợc mang ra để giải quyết nền kinh tế khủng hoảng. Một tổ chức gọi là Civilian Conservation Corps thu hút hơn 300 ngàn người trẻ không có việc để thực hiện những chương trình như xây trường học, tu bổ công ốc, xẻ đường, khơi sông và trồng rừng. Chương trình này gặp khó khăn buớc đầu vì tất cả đoàn viên đều là dân thất nghiệp luời biếng và thiếu kỷ luật, nên ông được giao phó nhiệm vụ này. Nhờ áp dụng tổ chức quân đội và dùng sĩ quan điều hành, ông đã thực hiện chưong trình này tốt đẹp.
       Năm 1934 nhiệm kỳ Tham mưu truởng đáo hạn, ông vận động ở lại để có thể thực hiện nhiều chương trình khác, nhưng không được. Trong lúc đang khó xử, vì ông sẽ trở lại cấp cũ, thì phái đoàn chính phủ Phi Luật Tân sang Washington nhờ chính phủ HK giới thiệu một vị cố vấn quân sự để thành lập một đội quân chuẩn bị cho một nuớc PLT sắp được HK trao lại độc lập vào năm 1946. Nếu nhận chức vụ này ông phải rời quân đội. Ðó là một khổ tâm của ông, mặc dù ông hưởng đuợc nhiều quyền lợi lớn. Cuối cùng buộc lòng, ông chấp nhận, và chính phủ đặc phái Ðại tá Eisenhower đi theo làm phụ tá cho ông.
      Vào năm 1940, Ðế quốc Nhật Bản đang bành truớng thế  lực trong vùng Ðông Nam Á. Vì thời gian cấp bách và ngân sách eo hẹp nên ông phỏng theo Thụy sĩ lập một đạo quân trừ bị, nghĩa là chỉ duy trì một đạo quân hiện dịch 40 ngàn, còn ngoài ra sẽ đào tạo một đạo quân trừ bị khoảng 200 ngàn nguời trong thời gian 6 năm, khi bình thuờng ở nhà, khi có chiến tranh sẽ trở lại nhập ngũ. Ðó là một kế hoạch sai lầm, vì đạo quân này ô hợp tan rả nhanh chóng khi quân Nhật đổ lộ lên Luzon vào năm 1941.
      Sau khi chiếm Triều Tiên, Mãn Châu, miền Bắc Trung Hoa, các tỉnh Thuợng Hải, Bắc Kinh và Ðài Loan, Nhật Bản thấy không đủ sức để chiếm nốt Trung Hoa, nên ngừng lại và quay ra bành trướng trong vùng Thái Bình Duơng để chiếm các tài nguyên quan trọng cần cho bộ máy chiến tranh như dầu hỏa ở Nam Duơng, cao su ở Mã Lai và hầm mỏ ở Úc. Khởi sự Nhật đưa quân vào Ðông Duơng năm 1940 với sự đồng ý của Pháp để đánh chiếm Mã Lai, Singapore, và tiếp tục đổ quân chiếm các quần đảo Marinas, Solomons và Papua New Guinea để xâm chiếm Úc. Truớc tình hình nghiêm trong, Bộ Tổng Tham mưu HK gọi ông trở lại quân đội và thăng ông cấp Tuớng 3 sao vào tháng 7/41 làm tư lệnh quân đội HK và PLT.
       Khi quân Nhật thình lình oanh tạc Pearl Harbour ngày 8/12/41, ông đuợc thăng lên tuớng 4 sao chỉ huy tất cả lực luợng HK ở Thái Bình Duơng.
       Lực luợng HK ở PLT chỉ gồm có 3 sư đoàn với quân số không đầy đủ duới quyền chỉ  huy của tuớng Wainwright, ông yêu cầu Bộ Tổng Tham Mưu (TTM) gởi thêm quân và vũ khí, nhưng không đuợc đáp ứng, vì ưu tiên dành cho mặt trận Âu Châu. Nên khi quân Nhật từ Ðài Loan đổ bộ 200,000 quân cùng với hàng trăm phi cơ lên bán đảo Luzon phía Bắc PLT thì HK không chống đỡ nỗi, quân đội HK rút về cố thủ ở bán đảo Battan cách Manila vài chục dặm về phía Bắc, nhưng Battan thất thủ, ông và và bộ tham mưu rời Manila rút ra đảo Corregidor ngoài vịnh Manila. Ông cuơng quyết cố thủ để chờ tiếp viện. Bộ TTM duới quyền tướng Marshall yêu cầu ông rời hòn đảo này để qua Úc lập lực lượng phản công, ông từ chối dù phải bỏ mạng. Tuớng Marshall lo ngại nếu tuớng MacArthur bị bắt sống thì đó là một sự nhục nhã đối với cường quốc HK và làm mất tinh thần quân đôi HK trên khắp thế giới, nên ra lệnh ông phải rời. Hải quân đuợc lệnh phái tàu đến đưa ông và ban tham mưu xuống đảo Midanao phía Nam PLT, và từ đó không quân đưa ông sang Darwin, thành phố bắc Úc. Ông cảm thấy hổ thẹn như kẻ đào ngũ bỏ rơi quân đội, nhưng ông hứa, “I shall return.” Ðó là câu nói bất hủ đã dày vò tâm hồn ông ngày đêm cho đến khi giải phóng đuợc PLT mới thôi. Khi ông vừa đến Darwin thì không quân Nhật dội bom xuống thành phố này. Khi xuống Melbourne ông được thủ tuớng Úc John Curtin và dân chúng thành phố này đón mừng như một vị anh hùng. Trong khi đó ở HK bộ máy tuyên truyền ca ngợi ông để nâng cao tinh thần quân đội, các hội hè, các đoàn thể và các truờng học đều treo cờ và hình ảnh của ông.
      Ông đuợc cử làm chỉ huy lực luợng HK và các nuớc Ðồng Minh ở Viễn Ðông, nhưng ông khổ tâm vì quân lực HK chưa có mặt trên đất Úc. Trong khi đó nuớc Úc đang bao trùm trong một bầu không khí bại trận đến nơi, vì Úc đang bị bỏ ngõ, quân lực Úc gồm 4 sư đoàn thiện chiến đang ở mặt trận Bắc Phi, Hải quân Úc đang ở Ðia Trung Hải và không lực Úc đang ở Trung Ðông, nên dân chúng lo sợ quân Nhật có thể xuất hiện bất cứ ở đâu và bất cứ lúc nào.
      Sự  có mặt của ông mang lại một niềm hy vọng lớn cho dân Úc. Ông đặt bản doanh tại thành phố Brisbane, ngụ tại khách sạn Lennon và làm việc tại tòa nhà AMP. Khi mặt trận Âu Châu bắt đầu nghiêng về phe Ðồng Minh, Tổng Tham Mưu Truởng Hoa Kỳ mới bắt đầu nghĩ đến chiến truờng Viễn Ðông, quân đoàn 8 do tuớng Eichelberger và nhiều phi đoàn vận tải và chiến đấu đuợc gởi sang Úc.
      Chiến luợc của Nhật là một mặt chiếm các quần đảo Solomons, Papua Guinea, và một mặt khác diệt tan hạm đội HK, cắt đứt đuờng hải vận từ HK, tức là làm bá chủ được vùng Thai Bình Duơng, và vấn đề xâm chiếm Úc không còn khó khăn nữa, nên Nhật đã oanh Trân Châu Cảng ngày 8/12/41 hòng tiêu diệt hạm đội 7 của HK, nhưng không thành công, nên qua năm sau, Đô đốc Yomamoto dẫn hạm đội hùng hậu với 4 hàng không mẫu hạm chứa trên hàng trăm phi cơ quyết tâm tiêu diệt hạm đội HK. Nhờ bắt được tín hiệu mật của Nhật, Hải quân HK phát hiện sớm và đánh tan đoàn chiến hạm Nhật gần đảo Midway. Trận hải chiến này đã xoay chiều mặt trận Thái Bình Dương. Trong khi đó, tướng MacArthur bắt đầu phản công những quần đảo. Những trận đánh chiếm những căn cứ Nhât trên các quần đảo này là những trận đẫm máu đắt giá với 1 đổi 2, bởi vì quân Nhật cố thủ trong những hầm hố kiên cố. Sau khi chiếm đuợc đảo Solomons, HK và Úc bắt đầu phản công New Guinea. Khi các căn cứ lớn như Rabaul, Lae, Gona và Buna lọt vào tay HK, và quân Úc đánh tan đuợc quân Nhật ở con đuờng mòn Kokoda phía Bắc thị trấn Moresby của Papua New Guinea thì Đồng Minh coi như làm chủ tình hình quần đảo này, và tuớng MacAthur tuyên bố với dân Úc mối đe doa Nhật không còn nữa.
      Bây giờ tướng MacArthur mới nghĩ đến kế hoạch giải phóng PLT như lời hứa, nhưng các tư lệnh Hải quân và Không quân muốn bỏ PLT mà đánh thẳng vào Nhật. TT Roosevelt bay sang Hawai họp với các tuớng vùng Viễn Ðông để vạch một kế hoạch phản công. Ông thuyết phục TT Roosevelt phải giải phóng PLT.
      Ông được thăng cấp tuớng 5 sao ngày 18/12/44 chỉ huy các lực luợng Viễn Ðông. Vào năm 1944, quân Ðức bị đẩy lui khắp các mặt trận Âu Châu, nên mặt trận Viễn Ðông đươc tăng cuờng. Cuộc đổ bộ lên đảo Leyte phía Ðông PLT gồm một hạm đội trên 1000 chiếc và hàng trăm máy bay hùng hậu chẳng kém trận Normandy. Tuớng MacArthur lội nuớc từ chiếc tàu đổ bộ buớc lên bãi biển, đầu đội chiếc nón két tài tử và ngậm ông vố là hình ảnh lịch sử khó quên, và từ đó quân Mỹ tiến chiếm Luzon và giải phóng Manila vào tháng 2, 1945.
      Hải quân tiến chiếm các đảo chiến lược như Saipan, Iwo Jima và cuối cùng là Okinawa gần Nhật. Ðây là một trận đẩm máu nhất, cả 2 bên đều thiệt hại nặng, HK phải trả gía 50 ngàn quân mới chiếm được hòn đảo này.
       Kế hoạch đánh thẳng vào nội địa Nhật bắt đầu, hàng trăm pháo đài bay B.29 từ các căn cứ trên Thái Bình Dương hàng ngày dội hàng ngàn tấn bom xuống các thành phô kỷ nghệ Nhật, nhưng Nhật chưa chịu đầu hàng. Căn cứ vào mức thiệt hại nặng ở trận Okinawa, TT Truman không muốn HK phí tổn và kéo dài cuộc chiến tranh, nên hạ lệnh thả 2 qủa bom mguyên tử xuống Hiroshima ngày 6/8 và Nagazaki ngày 9/8 khiến Nhật đầu hàng vô điều kiện vào ngày 15/8/45.
      Tướng MacArthur được cử làm Chỉ Huy Tôi Cao các lực luợng Ðồng Minh chiếm đóng Nhật. Lễ đầu hàng đuợc diễn ra trên chiến hạm Missouri, tướng MacArthur oai phong với chiếc nón két phong suơng, cổ không thắt cà vạt như thuờng lệ chủ tọa buổi lễ.
      Khi quân đội chiếm đóng HK đặt bộ chỉ  huy trên đất Nhật, ai cũng tưởng tướng MacArthur sẽ thi hành một chính sách trả thù không nuơng tay đối với sự tàn ác của quân đội Nhật, nhưng nguợc lại ông là một nhà chính trị khôn ngoan. Lúc đầu ông định thiết lập chế độ quân quản và lập tòa án quân sự, nhưng thủ tuớng Yokoda cam kết sẽ thi hành nghiêm chỉnh văn kiện ký kết, nên ông bỏ ý định này, và quả nhiên 3 tháng sau tất cả vũ khí, máy bay, tàu chiến đều được giao trọn cho lực luợng chiếm đóng. Một vài nuớc đồng minh yêu cầu tháo gỡ may móc kỷ nghệ của Nhật để đến bù thiệt hại chiến tranh, và bắt xử Nhật Hoàng về tội ác chiến tranh, ông từ chối, bởi vì bây giờ ông không cầm quân nữa, mà đang đối phó với nền kỷ nghệ sụp đổ, nạn thất nghiệp và các đảng chính trị thiên tả của Nhật. Cho nên vấn đề cấp bách là phục hồi nền kinh tế Nhật để gỉai quyết nạn thất nghiệp trầm trọng do hàng triệu quân Nhật giải ngũ, và dân chủ hoá một nước quân phiệt độc tài.
      Ông có công lớn đưa ra một bản dự thảo Hiến Phap Nhật và được Quốc Hội Nhật chấp nhận với những nguyê n tắc dân chủ như: biến nước Nhật quân chủ chuyên chế quân phiệt thành một nước quân chủ lập hiến, biến nền kinh tế chỉ huy thành kinh tế thị trường, bỏ chế độ trợ cấp Thần đạo tôn sùng Nhật Hoàng, thành lập các nghiệp đoàn lao động, cải cách ruộng đất, phá bỏ những tổ hợp công ty gia đình phục vụ cho bộ máy chiến tranh...
      Mặc dù HK có viện trợ cho Nhật để tái thiêt nền kinh tế, nhưng Nhật không hưởng đuợc chương trình viện trợ Marshall như ở Âu Châu, nền kinh tế Nhật vẫn thấp kém, nên sau 3 năm chiếm đóng ông kêu gọi HK thực hiện một hiệp ước bình đẳng để giúp Nhật bản phát triển kinh tế với các quốc gia khác. Lúc này ông nghĩ đến hoà bình hơn là chiến tranh, nên ông bị công kích là đã bỏ quên vấn đề quân sự.
      Ngày 25/6/50 quân Bắc Hàn đột nhiên xua quân sang vĩ  tuyến 38 chia đôi Nam Bắc Hàn, quan Nam Hàn tháo chạy xuống Pusan, thị trấn cực Nam của Nam Hàn, HK với quân số ít cũng không ngăn chận đuợc. Ông được cử làm tư lệnh tối cao quân đội các nước Liên Hiệp Quốc.
  Lực luợng HK chiếm đóng ở Nhật và Viễn Ðông được gởi sang Nam Hàn. Nhưng muốn đẩy lui quân Băc Hàn trở lại vĩ tuyên 38, tướng MacArtur tính HK phải tổn thất ít nhất trên một trăm ngàn quân, nên ông nghĩ ra một chiến thuật táo bạo, là bỏ mặt trận phía Nam mà đánh tập hậu ở hải cảng Inchon gần vỹ tuyến 38, cách Hán Thành 20 dặm về huớng Tây Nam và cách Pusan 130 dặm để cắt đứt nguồn tiếp vận lương thực, vũ khí và binh lính Bắc Hàn. Ông gởi kế họach về TTM và yêu cầu tăng viện một sư đoàn Thủy quân lục chiến. TTM không tin tuởng kế hoạch này, nên cử một phái đoàn gồm 3 tuớng tư lệnh lục, hải, không quân và tướng chỉ quân đoàn TQLC sang Tokyo để trình bày những điểm bất lợi về địa thế, thời tiết và tiếp vận mà nguyên tắc chiến thuật không cho phép. Ông bình tĩnh trả lời từng điểm va đánh tan mọi sự hồ nghi của ban tham mưu trung uơng, và kết luận: “Ðây là một ván cờ khó khăn, 1 đối với 5000, nhưng tôi chấp nhận. Nếu như thất bại tôi lãnh chịu trách nhiệm, và tôi sẽ cùng binh sĩ chiến đấu rút lui, còn qúy vị không mất gì cả, danh tiếng của tôi sẽ bị chôn vùi. Tôi chỉ xin qúy vị cấp cho tôi một sư đoàn TQLC để đánh tan quân địch”. Ban Tham Mưu không còn lý do ngăn trở và đồng ý.
      Ðến ngày 15/9/50, tướng MacArthur đứng trên chiến hạm với tướng chỉ huy TTQC tiến về hải cảng Inchon. Bờ biển Inchon bình thuờng rất cạn, nuớc triều mỗi ngày lên xuống 2 lần là những lúc tàu có thể vào bờ. Khi cơn triều thứ nhất dâng lên vào lúc 8 giờ sáng, một đơn vị TQLC chiếm hòn đảo nhỏ trước mặt hải cảng Inchon chẳng gặp khó khăn, và khi cơn triều thứ nhì lên cách 8 giờ sau, thì cả sư đoàn trên các tàu đổ bộ tiến vào bờ mà chẳng gặp sự kháng cự đáng kể. Bị yếu tố bất ngờ Bắc Hàn không chống cự được, trong khi đó lực luợng HK từ Pusan đánh lên ở thế trên búa duới đe, Bắc Hàn tan rả và chạy trở lại vỹ tuyến 38.
      Vói chiến thuật lừng lẫy này MacArtur trở thành một  thiên tài quân sự, và tên tuổi đi vào lịch sử. Các danh tuớng từ cổ chí kim và từ Ðông sang Tây thuờng hay ỷ công và bất phục tùng. Tuớng MacArthur cũng không thóat khỏi thông lệ đó. Ðiều này có một ảnh huởng tai hại cho tham vọng chính trị của ông về sau.
      Lần thứ nhất khi làm tổng Tham Mưu Truởng quân lực HK dưới thời TT Hoover. Khi cuộc khủng hoảng kinh tế xẩy ra, hàng trăm ngàn cựu chiến binh mất việc yêu sách chính phủ trả trợ cấp hưu trí liền thay vì phải chờ đến 60 tuổi, nhưng chính phủ không chấp nhận, nên họ tập họp thành một đoàn biểu tình gọi là Bonus Marchers kéo về thủ đô Washington chiếm một số công ốc và gây bạo động, cảnh sát đuợc lệnh dẹp đoàn biểu tình, nhưng bất lực. Chính phủ giao cho quân đội, tướng MacArthur cởi ngựa điều động toán quân với súng gắn luỡi lê và lựu đan cay thẳng tay dẹp đoàn biểu tình, và theo chỉ thị ông phải ngừng lại bên này sông Potomac, thì ông ra lệnh cho quân đội vượt qua cầu cào sạch lều trại của đoàn biểu tình. Vụ đàn áp này làm dân chúng công phẩn, và bị báo chí lên án là một hành động phát xít chà đạp quyền tự do biểu tình của dân chúng của một nước tự do dân chủ ngay giữa thủ đô HK. Cuộc đàn áp này TT Hoover đã trả giá bằng cuộc thất bại tranh cử lần 2, còn MacArthur mang một vết dơ không tẩy xóa đuợc.
      Và  lần thứ hai, sau khi dồn quân Bắc Hàn trở lại vỹ tuyến 38, ông được lệnh của TTM và Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc vượt qua vĩ tuyến này để giúp Bắc và Nam Hàn thống nhất theo hoà uớc ký kết giữa các nuớc Ðồng Minh sau Ðại chiến 2, nhưng không đuợc tiến gần sát ranh giới Trung cộng. Ðồng thời TT Truman bay sang đảo Wake để gặp MacArthur tỏ sự lo âu một cuộc tham chiến của Trung cộng.
      Giữa TT Truman và tuớng MacArthur vẫn có một sự hiềm khích nhau. Sau khi Nhật đầu hàng, TT Truman hai lần mời tuớng MacArthur về HK, nhưng MacArthur thoái thác viện cớ bận rộn công việc, TT Truman tức bực, nhưng không dám ra lệnh triệu về, vì tuớng MacArthur là một vị anh hùng. Và sau trận Inchon thì uy danh của ông lấn át tất cả chính khách HK, trong khi uy tín của TT Truman đang tụt giảm. Khi TT Truman bay sang đảo Wake để gặp tuớng MacArthur, thì theo nghi lễ tướng MacAthur phải phải bay đến truớc để đón tiếp một vị Tổng Thống vừa là tổng tư lệnh quân lực HK, thì trái lại MacAthur ra lệnh cho máy bay hạ cánh cùng lúc với máy bay của TT Truman, tướng MacArthur vẫn ăn mặc thuờng lệ với chiếc nón phong suơng va không mang ca vạt khiến TT Truman tức giận trong lòng và chờ một cơ hội khác để cất chức. Trong buổi nói chuyện MacArthur bỏ ngoài tai mối lo sợ của vị Tổng Thống, và cả khi TT Truman mời MacArthur ăn cơm chiều thì MacArthur cũng từ chối.
        Sau trận Inchon, các tuớng trong bộ TTM tự thấy mình nhỏ bé, và không dám tỏ bày ý kiến khi tướng MacArthur cho quân đội HK tiến sát biên giới Trung Hoa và cho không quân đánh sập các cây cầu trên sông Yulu giữa Trung Cọng - Bắc Hàn, và quả nhiên đưa đến sự can thiệp của Trung Cộng. HK bị đánh tan, và Trung cộng vượt qua vĩ tuyến 38 lại và tiến về Pusan. Hoa Kỳ phải khó khăn và thiệt hại nặng mới đẩy Trung cọng về lại vĩ tuyến 38.
      Cuộc  chiến tranh dây dưa và tổn thất nặng khiến dân chúng HK đòi chấm dứt chiến tranh sớm. TT Truman trước sự chống đối của dân chúng đang tìm cách dàn xếp ngưng chiến với Trung cộng, thì tuớng MacArthur tuyên bố trên báo chí sẽ dùng không lực dội bom các vùng kỷ nghệ Trung cộng nếu không chịu rút quân. Lời tuyên bố này đi nguợc đuờng lối của chính phủ, và chứng tỏ một sự bất phục tùng, nên TT Truman quyết định lấy tư cách tổng tư lệnh quân lực HK cất chức tuớng MacArthur Tư lệnh các nước LHQ, tư lệnh các lực luợng Ðồng minh chiếm đóng Nhật và tư lệnh HK ở Viễn đông và triệu hồi ông về HK ngay.
      Khi dân chúng Nhật nghe tin này, một số đông coi như  môt cái tang trong gia đình. Khi ông rời phi truờng Tokyo, hơn 250 ngàn dân Nhật đứng 2 bên đuờng tiễn  đưa thương tiếc, và khi máy bay đáp xuống sân bay San Francisco, mặc dù không được loan báo chính thức hơn 500 ngàn nguời tụ tập đón tiếp, và khi ông xuất hiện chính thức ở thành phố New York, hơn 7 triệu dân chúng đổ ra đường đón tiếp ông.
      Trong bài điều trần truớc luỡng viện Quốc Hội HK, ông đuợc vổ tay hoan nghênh khiến ông phải ngưng lại nhiều lần mà vị chủ tịch Quốc Hội là Joe Martin nói ông chưa hề thấy một chính khách nào đuợc hoan nghênh như vậy suốt 50 năm ở chính truờng.
  Ông có nghệ thuật viết và nói truớc đám đông. Trong phòng làm việc của ông khi nào cũng có gắn một tấm guơng lớn. Mỗi lần viết xong một bài nói chuyện, ông thuờng đứng truớc tâm guơng học cách diễn tả trong lời nói và dáng điệu.
      Sau khi Nhật đầu hàng, danh vọng của ông không ai bằng. Vào cuộc bầu cử tổng thống năm 1948, một số tổ chức ở HK phát động phong trào “MacAthur For President”, nhưng ông từ chối. Trong cuộc bầu cử tổng thống 1952 giữa lúc chiến tranh Triều Tiên đang gay go, dân chúng HK đòi hỏi một vị tổng thống uy tín có thể mang lại hoà bình, là lúc ông đã từ giã quân đội. Trong kỳ đại hội đảng Cộng Hòa năm 1952 chọn ứng viên ra tranh cử tổng thống, ông bị đàn em là tướng Eisenhower đánh bại như thông lệ, học trò hơn thầy, con hơn cha. Tuớng Eisenhower thua tuớng MacArthur 10 tuổi và là khóa đàn em ở West Point. Khi tuớng MacArthur làm Tổng Tham Mưu truởng, Eisenhower, thường đuợc gọi thân mật là Ike mới là Trung Tá phục vụ ở bộ TTM. Eisenhower lên tuớng 5 sao chỉ 2 ngày sau tuớng MacArthur. Ike luôn luôn kính nể vị niên truởng thiên tài quân sự, nhưng nguợc lại, MacArthur tuy khâm phục tài tham mưu của đàn em, nhưng không khỏi khinh khi Ike là một vị tuớng chưa hề có một huy chuơng chiến truờng. Trong đời binh nghiệp, Ike chỉ cầm quân có 6 tháng, rồi nhảy qua ngành tham mưu, nhưng là một sĩ quan tham mưu xuất chúng, nên MacArthur có lần đã ghi trong phiếu cá nhân của Ike: “một sĩ quan tham mưu xuất chúng mà thời chiến tranh sẽ là một vị tuớng giỏi.”

      Trong binh nghiệp, một vị tướng có thể thất bại đôi lần, nhưng chỉ cần một trận lừng lẫy thì có thể trở thành bất tử. Tướng MacArthur thất trận ở PLT, nhưng chỉ một trận Inchon (Triều Tiên) như sấm vang đã đưa ông lên hàng Caesar.
      Trong bài điều trần truớc luỡng viện Quốc Hội HK, ông kết thúc như sau:
“Tôi đang khép cánh cửa cuộc đời binh nghiệp 52 năm. Khi tôi gia nhập quân đội trước khúc quanh thế kỷ, mọi hy vọng và ước mơ thơ ấu đã thành tựu. Thế giới đã đổi thay bao phen kể từ khi tôi tuyên thệ trên vũ đình trường West Point, và những giấc mộng và uớc mơ đã tan biến từ lâu. Nhưng tôi vẫn còn nhớ điệp khúc một bài ca quen thuộc nhất trong doanh trại của thời đó được hát một cách kiêu hùng: “Nguời lính già không bao giờ chết, họ chỉ tàn phai với năm tháng”. Và giống như nguời lính già của câu hát đó, tôi đang khép cửa cuộc đời binh nghiệp và tàn phai, và nguời lính già đã cố gắng làm tròn nhiệm vụ mà Thuợng Ðế đã soi sáng để thấy nhiệm vụ đó. Xin chào tạm biệt mọi nguời” (I am closing my fifty two years of military service. When I joined the army before the turn of the century, it was the fulfillement of my boyish hopes and dreams. The world has turned over many times since I took the oath on the plain at West Point, and the hopes and dreams have long since vanished. But I still remember the refrain of one of the most popular barrack ballads of that day which proclaimed most proudly that - Old soldiers never die, they just fade aways. And like the old soldier of that ballad I now close my military career and just fade away, and old soldier who tried to do his duty as God gave him the light to see that duty. Goodbye!)
      Cả  luỡng viện Quốc Hội đều đứng dậy vổ tay hoan nghênh, và một số mắt hoen lệ.
      Tất cả người lính già đều chết, nhưng sẽ chết trong bóng tối như mọi nguời, chỉ có những nguời lính già vinh với lính, nhục với lính, không bỏ rơi lính, không chạy trước lính, và giữ trọn phuơng châm “Nhiệm Vụ, Danh Dự, Tổ Quốc” như tướng MacArthur mới đuợc gọi là nguời Lính Già Không Bao Giờ Chết. Ðó là lý do tại sao tác giả cuốn sách này đã dùng câu hát Nguời Lính Gìa Không Bao Giờ Chết để gọi tướng Douglas MacArthur
Câu chuyện tình giữa một cán bộ công sàn và một tủ cải tạo

Phạm Tín An Ninh
1-
Mallorca, một hòn đảo du lịch nổi tiếng của Tây Ban Nha, nằm trong quần đảo Balearic. Trước khi đến đây, vì nghĩ là đảo, nên tôi tưởng chỉ có rừng núi và biển cùng một vài làng mạc hay khu phố nhỏ. Nhưng tôi rất ngạc nhiên khi phi cơ đáp xuống phi trường Palma rộng lớn, kiến trúc tân kỳ, sang trọng còn hơn nhiều phi trường quốc tế khác mà tôi đã từng đi qua. Palma là thủ phủ tráng lệ của Mallorca, nằm trên một dãy đồi cao nhìn xuống biển xanh. Đặc biệt khu nhà thờ Cathedral nằm bên cạnh giáo đường Mussulman, gồm những kiến trúc độc đáo, nổi tiếng theo kiểu Mediterranean Gothic từ thế kỷ thứ 13.
Chiếc xe bus của công ty du lịch đưa chúng tôi đi qua vài thành phố cảng, sang trọng và sầm uất, nằm dọc theo bờ biển, để đến Alcudia, khu nghỉ mát nằm phía đông bắc Palma chừng ba giờ xe. Chúng tôi chọn nơi này, vì bờ biển đẹp, một cái vịnh nhỏ, nằm khuất sau dãy núi Victoria, nên không có sóng và khá an toàn cho trẻ em. Những em bé năm, sáu tuổi có thể lội ra cách bờ 50-60 mét.
Thực ra kỳ nghỉ hè này chỉ là món nợ mà vợ chồng tôi phải trả cho con bé cháu nội. Trước đây hai năm tôi hứa với cô bé là sẽ thưởng một kỳ nghỉ hè hai tuần lễ ở Mallorca nếu nó đọc và viết được tiếng Việt. Chúng tôi ở trong một khách sạn, đi bộ ra biển chừng vài phút. (Đa số khách sạn ở vùng này giống như những khu apartment, mỗi phòng trọ, ngoài các phòng ngủ, còn có phòng khách và bếp với đầy đủ dụng cụ nấu ăn). Ở Bắc Âu thời tiết lạnh đến bảy, tám tháng, không có nhiều dịp được ra biển tắm, nên con bé cháu nội rất mê biển. Sáng nào, mới vừa thức dậy, con bé cũng giục ông bà nội ra biển, mãi đến chiều, khi trời sắp tắt nắng mới chịu trở về. Đã vậy khi về đến khách sạn, cô bé còn xin được tiếp tục bơi lội trong hồ tắm của khách sạn đến tối mịt mới chịu vào phòng. Trong khi bà xã làm thức ăn, tôi có nhiệm vụ ngồi trên bờ hồ trông chừng con bé.
Ở đây, hầu hết khách du lịch đến từ Âu Châu, đa số là người Bắc Âu và Đức. Suốt tuần lễ đầu tiên, tôi không gặp người Á châu nào, ngoại trừ gia đình người Tàu làm chủ một nhà hàng buffet, sinh sống ở đây đã lâu năm. Một hôm, khi nằm trên chiếc ghế dựa bên hồ tắm nhìn trời, bất ngờ nghe cô bé cháu nội nói chuyện bằng tiếng Việt với một người nào đó. Nhìn xuống hồ tôi nhận ra một cô gái tóc đen đang tắm và đùa giỡn với con bé. Thấy tôi nhìn, cô gái lạ đưa tay vẫy, và nở một nụ cười chào tôi. Giữa một nơi xa lạ, người đồng hương dễ quen nhau.
Trưa hôm sau, trong lúc vợ chồng tôi nằm trốn nắng dưới cây dù lớn ngoài bãi tắm, con bé cháu nội dắt tay cô gái đến chào chúng tôi. Cô gái tự giới thiệu tên mình là Lam Khê, khoảng chừng 19, 20 tuổi, khuôn mặt khá xinh và đôi mắt thật to, tự nhiên dễ mến. Nhưng điều làm tôi chú ý chính là cái tên Lam Khê, trùng hợp với một địa danh vẫn còn đậm trong ký ức, cho dù cuộc đời thăng trầm đây đó của tôi còn có biết bao nhiêu cái tên để nhớ.
Buổi chiều, khi vợ chồng tôi và cô bé cháu nội đang ăn tối trong nhà hàng buffet của một người chủ gốc Tàu, thì bất ngờ thấy Lam Khê đi vào cùng với một người đàn bà Việt Nam và một người đàn ông ngoại quốc. Có lẽ Lam Khê đã kể về chúng tôi, nên cả hai người đến chào và bắt tay chúng tôi. Khi đứng lên bắt tay bà mẹ, tôi bất ngờ đến giật mình khi nhận ra người đàn bà này chính là người mà tôi vừa nghĩ tới sáng nay khi gặp Lam Khê. Trong khi tôi đang ngạc nhiên về những cuộc hạnh ngộ bất ngờ trong đời mình, thì bà nở nụ cười giới thiệu người đàn ông ngoại quốc đi bên cạnh:
-Đây là ông xã em. Anh người Đức. Chúng em sống ở thành phố Hamburg.
Tôi đưa tay bắt tay và gật đầu chào người đàn ông, nhưng lại hỏi bà:
-Xin lỗi, tên bà có phải là Hà Giang?
-Sao ông bà biết tên tôi? Người đàn bà trố mắt nhìn chúng tôi ngạc nhiên.
-Không ngờ tôi lại gặp bà ở đây - Tôi vừa nói vừa kéo ghế mời cả ba người- Hóa ra chúng ta đã từng gặp nhau. Chúng tôi xin được mời ông bà và cháu Lam Khê.

Bà ngồi xuống bên cạnh vợ tôi, nét ngạc nhiên vẫn còn nguyên trên mặt. Để đánh tan không khí căng thẳng, tôi giải thích:
- Tôi biết bà khi tôi đang ở tù ngoài miền Bắc. Sáng nay khi gặp và biết tên cháu Lam Khê, tôi đã nghĩ ngay đến bà. Bởi cái tên Lam Khê, tôi và đám bạn tù không thể nào quên. Không ngờ bây giờ lại gặp bà ở đây. Xin cám ơn tình cảm và lòng tốt của bà đã dành cho chúng tôi trong những ngày sa cơ khốn khó.
Bà nhìn tôi dò xét. Suốt bữa ăn, chúng tôi nhắc lại những ngày vui buồn ở vùng núi xa xăm ấy. Trong khung cảnh vui vẻ, nhưng nhìn khuôn mặt và nụ cười không trọn, tôi có cảm giác bà ta đang ưu tư một điều gì đó.
Lam Khê, cái tên khá đẹp đó lại là một khu núi rừng Thanh Hóa, tiêu điều hoang vắng, nằm sát biên giới Lào-Việt, mà bọn tù “cải tạo” chúng tôi bị đưa đến đây để phát rừng trồng cây, xây dựng một lâm trường, trong một mùa hè nắng và gió Lào muốn cháy cả thịt da.
Ngày đầu mới đến, giữa một khu núi rừng xa xôi hẻo lánh, chúng tôi chỉ thấy có hai căn nhà lá cọ vừa mới dựng lên, trong đó chỉ có vài người ở. Họ được giới thiệu là “những bảo vệ và cán bộ lâm trường”. Điều làm chúng tôi vừa ngạc nhiên vừa thích thú là sự có mặt của một cô con gái trẻ, trông dáng dấp e ấp thư sinh, mà lại là “thủ trưởng” toàn bộ lâm trường này. Tôi nhớ một câu ví von của người nào đó: “Hoa lạc giữa rừng gươm”!
Cả đội tù chúng tôi trên sáu mươi người được lệnh ngồi trên một bãi cỏ bên bìa rừng, để “nghe nữ đồng chí giám đốc lâm trường lên lớp”. Mặc một bộ đồ công nhân màu xanh, rộng thùng thình, khuôn mặt không một chút phấn son, nhưng trông khá xinh với đôi mắt thật to và buồn. Cô chào chúng tôi bằng một nụ cười, nói năng từ tốn, tự giới thiệu tên là Hà Giang, trước khi nói về địa thế, đặc tính khu rừng, cách thức phát hoang và phương pháp an toàn. Cô gọi chúng tôi là các chú và xưng mình là em. Sự kiện chưa từng thấy trong những năm tù. Cuối cùng cô nhờ anh đội trưởng cắt cử cho cô năm người để cô hướng dẫn việc đo đạc, cấm cọc, căng giây. Tôi được may mắn nằm trong năm thằng được chọn.
Dường như từ ngày có chúng tôi, đôi mắt của cô trông bớt buồn hơn. Nhiều lúc cô đùa giỡn rất thân tình. Mỗi ngày năm đứa chúng tôi theo cô vào rừng để đo đạc. Những lúc ấy cô thường ngồi tâm tình. Cô kể về đời mình và thường hỏi mỗi người chúng tôi về hoàn cảnh cha mẹ, vợ con ở quê nhà. Nghe chúng tôi kể sự gian truân của gia đình cùng nỗi nhớ thương vô vọng, nhiều lần cô đã lau nước mắt. Thấy một anh đeo trên cổ tấm ảnh của vợ lồng trong mảnh gỗ mun nhỏ, cô xin được xem rồi bảo nhỏ “các chú thật chung tình”.
Hà Giang là một sinh viên giỏi, được gửi sang Đông Đức học về Lâm Nghiệp. Sau khi tốt nghiệp trở về đúng vào lúc đảng Cộng Sản phát động phong trào “trí thức đi thực tế”, cô được đưa lên Lào Cai, hướng dẫn những người dân tộc trồng và bảo vệ rừng. Mới đến Lào Cai vài tháng, chưa quen với khí hậu khắc nghiệt và tập quán địa phương, thì giặc “bành trướng” Trung Quốc tràn qua biên giới. Rất may mắn, lúc ấy cô đang về học một lớp chính trị ở Hà Nội, nên thoát nạn và được Bộ điều vào Thanh Hóa để thành lập lâm trường mới. Đó chính là lâm trường mà chúng tôi đang có mặt. Thực ra đây chỉ là một vùng núi rừng hoang vắng, với ban điều hành gồm năm người, do cô làm giám đốc, cơ sở chỉ là hai căn nhà lá, công nhân là 60 thằng tù khổ sai bọn tôi, và dụng cụ chỉ có toàn dao phát rừng và vài cái cuốc chim!
Một hôm, thấy thấp thoáng một người đàn ông lạ, chúng tôi hỏi cô. Ngập ngừng một lúc thì cô mới buồn bã tâm sự. Người đàn ông ấy là một công nhân máy kéo tiên tiến, đang phục vụ ở một lâm trường khác, cách nơi này hơn hai mươi cây số, có nhiều tuổi đảng, được đảng bộ sắp xếp để lâp gia đình với cô, làm gương cho kế hoạch “trí thức cùng chung sống với công nhân” của đảng mới đề ra. Mục đích làm cho đám công nhân ít học, phấn khởi trước sự ưu ái của đảng, đem hết sức lực ra phục vụ và trung thành với đảng. Đây cũng là “phần thưởng” để cô được bổ nhậm về lâm trường mới này với chức danh giám đốc!
Chúng tôi ngạc nhiên, vì gã công nhân tiên tiến này trông lớn hơn cô nhiều tuổi, rổ mặt, đen đủi, cục mịch. Không có điều nào hợp với cô con gái có học và dễ thương này. Cô còn bảo là trong trái tim cô, không hề có một ngăn nhỏ nào dành cho anh ta, nhưng không dám làm trái ý đảng, sẽ bị kỷ luật nặng, vì vậy cô phải gật đầu, nhưng tìm cách trì hoãn đám cưới được ngày nào hay ngày ấy. Cô nói là cô đang trong thời kỳ “nín thở qua sông”!
Mặc dù có cảm tình và tội nghiệp cô, nhưng chúng tôi luôn “đề cao cảnh giác” không dám nói điều gì. Vì kinh nghiệm cho chúng tôi biết, Cộng Sản luôn gài nhiều cái bẫy chung quanh, và chuyện “mỹ nhân kế” không phải bây giờ mới có. Một hôm, trong lúc ngồi nghỉ trưa, cô lấy ra từ chiếc bao nhỏ, mời chúng tôi mỗi người một củ khoai lang luôc, rồi buột miệng hỏi:
-Nghe nói các anh ở trong trại bị bọn công an hành hạ dữ lắm phải không?
- Bọn tôi là những người thua trận, thì chuyện bị tù đày, hành hạ cũng là lẽ thường tình - Một anh bạn tù trong bọn tôi trả lời.
Cô trầm ngâm giây lác rồi lên tiếng:
- Theo em thì trong cuộc chiến ấy, tất cả chúng ta, miền Bắc và miền Nam, chẳng có ai chiến thắng. Chỉ có những kẻ ngu muội, luôn cúi đầu làm tay sai ngoại bang, mà cứ tưởng là mình đại thắng, để cầm tù và hành hạ lẫn nhau thôi. Chỉ trong các nước Cộng Sản mới có chuyện lạ đời: một lũ ngu dốt lại được giao trách nhiệm “giáo dục, cải tạo” những người trí thức, mà đòi hỏi người ta phải tiến bộ tốt! Khôi hài thật!
Bọn tôi chỉ im lặng. Những lần nói chuyện sau đó cô thường bảo là cô rất ghê tởm cái đảng Cộng sản, nhưng muốn chống lại hay thoát ra, phải trả bằng mạng sống, có khi làm khốn khổ cho cả gia đình. Điều làm chúng tôi vui là được lao động thoải mái, không cần phải đạt một chỉ tiêu nào, và thường được cô cho bồi dưỡng bằng khoai, có khi mì sợi. Anh em nào có áo quần dân sự hay khăn tắm mang theo, Cô nhận mang đi đổi lấy gạo, đường hay vài loại thực phẩm khác.
Lâm trường mới khởi công vừa được hơn ba tuần thì trại tù có lệnh biên chế. Tôi bị chuyển sang một trại mới, tiếc nuối những ngày lao động tương đối thoải mái, hiếm hoi trong gần bảy năm tù.
2-
Chiều hôm sau, khi dắt con bé cháu nội ra hồ tắm trong khách sạn, tôi bất ngờ gặp Hà Giang và cô con gái Lam Khê. Hai mẹ con đang nằm trên ghế đọc sách. Thấy tôi, Hà Giang ngồi dậy,  mời tôi ngồi vào ghế bên cạnh và vui vẻ bảo Lam Khê xuống hồ bơi và chơi đùa với con bé cháu nội của tôi, dặn dò trông chừng con bé, và có nhã ý muốn đến phòng trọ thăm bà xã của tôi.
Chúng tôi mời cơm, nhưng bà từ chối, chỉ xin uống trà. Khi tách trà vừa cạn, bà đề nghị chúng tôi cứ gọi bà bằng cô và đột ngột hỏi tôi:
- Anh còn nhớ anh Đôn không ?
Thấy tôi chau mày, bà nói thêm như để xác định:
-  Trần Chánh Đôn!
Tôi hỏi lại:
- Đôn pilot, cùng toán đo đạc với tôi lúc làm việc với cô ở lâm trường?
Hà Giang gật đầu, không nói. Một lúc, tôi thấy bà đưa khăn tay lau nước mắt. Và sau đó, vợ chồng tôi ngồi nghe tâm sự của bà:
- Anh Đôn đã chết rồi! Tất cả là do lỗi của em. Chính em đã cung cấp cho anh Đôn thực phẩm, thuốc men, tấm bản đồ và một chiếc la bàn, em lấy của lâm trường khi ấy, và chỉ vẽ cho anh cách thức trốn khỏi lâm trường cùng với ba người bạn tù khác. Với tấm bản đồ, cái la bàn và  sự hướng dẫn tường tận của em, em tin chắc là các anh ấy đã dễ dàng trốn được qua khỏi biên giới. Không ngờ sau hơn ba tuần, khi em đang khấp khởi mừng thầm thì được tin tất cả đều bị bắt tại Lào. Em như muốn quỵ xuống, mất ăn mất ngủ, nhưng cũng cố giữ bình tĩnh tìm cách hỏi một số cán bộ công an trại giam. Họ cho biết là tất cả bốn anh đều bị công an bắn chết trên đường dẫn độ từ Lào về trại, bởi các anh đã chống cự để tìm cách thoát thân. Mặc dù tin tưởng vào thái độ kiên cường và tư cách của các anh, dù có tra tấn thế nào các anh cũng sẽ không khai ra sự tiếp tay trợ giúp của em, nhưng em vẫn lo sợ bị liên lụy, nếu họ phát hiện tấm bản đồ và cái la bàn của lâm trường thì hậu quả khôn lường, nên em đã khẩn trương chạy về Bộ, năn nỉ và hối lộ tất cả số tiền dành dụm để ông Thứ Trưởng cho em được trở lại Đông Đức hai tuần, đệ trình cho trường đại học cũ một số nghiên cứu mà em vừa viết xong, sau hơn một năm tốt nghiệp và ra thực tế ngoài lâm trường. May mắn em được ông ta gật đầu, và liên lạc can thiệp bên tòa đại sứ Đức cấp visa sớm. Chỉ hơn mười ngày là em rời khỏi nước. Tất nhiên đó chỉ là cái cớ.  Sau khi sang Đức, em trốn lại ở nhà vợ chồng người bạn Đức mà em quen thân lúc còn học ở đây. Ông chồng em mà anh chị gặp tối hôm qua trong quán ăn, là anh ruột của cô bạn thân này. Anh ấy đã hết lòng lo lắng và chở che em.
Rời khỏi Việt Nam, ngoài quê hương và gia đình, em còn mang theo hình ảnh của anh Đôn. Xin anh chị đừng ngạc nhiên, em yêu anh ấy! Ngoài sự hiểu biết, đẹp trai với nụ cười độ lượng, em còn nhìn thấy bên trong của anh Đôn là sự thủy chung và lòng tự trong, có cả một chút nghệ sĩ lãng mạn nữa.Thời gian làm việc bên nhau, trong khu núi rừng Lam Khê ấy, em đã học được ở anh rất nhiều điều hay, nghe anh hát những bản tình ca, đọc những bài thơ lãng mạn, tuyệt vời. Trái tim em lần đầu tiên biết rung động. Tội nghiệp, em yêu anh Đôn trong một hoàn cảnh quá nghiệt ngã. Điều duy nhất mà em có thể làm được cho người yêu của mình là giúp anh trốn trại, vượt ra khỏi khung cảnh đày ải man rợ, để anh ấy luôn được xứng đáng với những điều anh đang có. Vì chính những điều ấy đã làm cho trái tim em rung động, để em biết thế nào là một tình yêu, mà nếu không gặp anh ấy, có lẽ suốt cả đời em không có được. Quan trọng hơn, đó lại là thứ vũ khí tốt nhất, hiệu quả nhất giúp em đủ can đảm và nghị lực để chống lại số phận, mà trước đó em nghĩ  là sẽ tới một ngày em sẽ phải đầu hàng, buông xuôi, bất lực.
Hà Giang ngưng lại, lau tiếp những giọt nước mắt chảy dài trên gò má. Tôi rót thêm trà mời cô.
Bà xã tôi hỏi:
- Cô có giữ tấm ảnh nào của anh Đôn?
- Tiếc là khi ấy anh Đôn không có tấm ảnh nào hết. Anh có cho em địa chỉ của bố mẹ anh ở thành phố Nha Trang, nhưng em gởi mấy cái thư về địa chỉ ấy đều bị trả lại, với lý do:  người nhận không còn ở tại địa chỉ này. Nghe nói bố mẹ anh đều là thầy giáo, không biết có bị đi vùng kinh tế mới hay không?
Tôi đưa tay ngăn lời cô:
- Cô còn nhớ địa chỉ ấy không? Chúng tôi cũng đều là người gốc Nha Trang. Tôi có thể hỏi thăm tin tức cho cô. Nhân tiện chúng tôi cũng muốn biếu cha mẹ anh ít tiền, vì Đôn cũng là bạn tù của tôi.
Hà Giang chau mày:
-  Lâu quá, nên em quên, nhưng có thể em còn giữ ở nhà. Em xin địa chỉ e-mail để gởi đến anh chị, nếu em tìm lại được. Em thiết tha muốn gặp bố mẹ anh Đôn, nếu các người còn sống.
Thực ra chuyện Hà Giang yêu Đôn, cũng chẳng làm tôi ngạc nhiên nhiều lắm. Đúng như Hà Giang nói: Đôn là một phi công trẻ. Bao nhiêu năm trong cảnh khốn cùng, đã không làm mất đi nét đẹp trai, tính nghệ sĩ và tư cách của Đôn. Bạn tù ai cũng quí mến. Chuyện Đôn cùng ba người bạn tù khác trốn trại, khi tôi đã bị chuyển đi trại khác hơn tám tháng, sau này ra hải ngoại, tôi có nghe đám bạn bè kể lại, nhưng mỗi người mỗi cách.
Chỉ hơn một tuần về lại nhà, sau kỳ nghỉ hè khá thú vị, nhất là bất ngờ gặp lại Hà Giang, hồi tưởng lại một thời tù đày, tôi nhận được e-mail của Hà Giang gởi thăm, có ghi địa chỉ của ông bà Trần Chánh Nghị, cha mẹ Đôn, ở Nha Trang.
Tôi viết thư nhờ người bạn thân còn ở lại Nha Trang, tìm đến địa chỉ nhà Đôn mà Hà Giang vừa mới cho. Tôi cũng cho anh bạn biết là gia đình Đôn đã dọn đi nơi khác, nhưng từ đó hỏi thăm biết đâu có thể tìm ra manh mối.
Sau gần hai tháng, tôi nhận được thư hồi âm của người bạn cũ. Một đoạn trong thư làm tôi bất ngờ, nhưng sáng lên hy vọng:
“Đúng như mày viết, gia đình người này đã dọn đi khá lâu rồi. Nhưng có người láng giềng cho biết là ông bà chủ nhà đã qua đời hơn hai mươi năm nay. Ông bà chỉ có người con trai duy  nhất bị tàn tật, hình như là đang đi tu ở một ngôi chùa nào đó. Tao dò tìm khắp nơi theo lời kể khá mơ hồ của những người hàng xóm, đến nay vẫn chưa gặp được...“
Tôi đọc đi đọc lại dòng chữ “Ông bà chỉ có người con trai duy nhất“, rồi chạy ra ngân hàng gởi một ít tiền cho người bạn, kèm theo lời nhắn: Mày cố gắng mọi cách tìm gặp người con trai này, và hỏi có phải tên là Trần Chánh Đôn. Có gì ra bưu điện gọi điện thoại cho tao biết.
Tôi nôn nao chờ đợi, bỗng một hôm, lúc nửa đêm, điện thoại reo. Bốc ống nghe lên, tôi vui mừng và hồi họp khi nghe tiếng của người bạn từ Việt Nam:
“Tao đã tìm được anh ta. Đúng là Trần Chánh Đôn. Bây giờ là đại đức Thích Thiện Hòa. Anh đang tu ở một ngôi chùa nhỏ, nằm dưới triền núi, phía trên đèo Ngoạn Mục, đèo Bellevue đó, thuộc quận Đơn Dương, cách Đà Lạt gần bốn mươi cây số. Chùa do người bác ruột xây dựng và làm trụ trì. Tội nghiệp, ông Thiện Hòa bị mù một con mắt và què cả hai chân, nhưng khuôn mặt trông đẹp và phúc hậu lắm. Tao nghĩ là ông không bao giờ rời khỏi chùa, vì từ dưới chân núi đi lên, tao đếm hơn năm mươi bậc tam cấp.“
Tôi viết e-mail cho Hà Giang, báo cho cô cái tin bất ngờ này. Đắn đo mãi, cuối cùng mới quyết định nói thật mọi điều. Nhớ lại nhiều lần cô lau nước mắt khi kể về Đôn với vợ chồng tôi ở Mallorca, tôi nghĩ là cô sẽ đau lòng lắm khi nhận được tin này.
Sáng hôm sau tôi nhận e-mail hồi âm của Hà Giang:
Anh Chị  ơi.

Em đã khóc hết nước mắt khi nhận được tin anh Đôn. Suốt cả đêm hôm qua em không thể nào chợp mắt. Em phải xin nghỉ làm hôm nay, và bây giờ lòng dạ cứ thẫn thờ. Không thể ngờ là anh Đôn vẫn còn sống. Em vừa mừng nhưng cũng vừa đau lòng lắm, khi biết anh đã bị mù một mắt và tàn phế cả đôi chân.
Suy nghĩ mãi, em mới dám nói ra điều này với anh chị, vì anh cũng là bạn của anh Đôn và với em như là một người anh, người chú.
- Cháu Lâm Khê, đứa con gái mà anh chị đã gặp ở Mallorca, chính là giọt máu của anh Đôn. Trước ngày chia tay, để anh ra đi, chúng em có đôi ngày hạnh phúc ngắn ngủi trong rừng, em tự nguyện dâng hiến cho anh, thay cho lời hẹn ước, là dù góc biển chân trời nào, dù có phải trải qua bao nhiêu giông bão, chúng em cũng sẽ tìm gặp để đoàn viên. Nhưng rồi ông trời đã hại em, vì em cứ đinh ninh là anh ấy đã chết. Để tang cho anh đến sáu năm, em mới lấy ông chồng này, đền đáp lòng yêu thương và cưu mang đùm bọc của ông khi em thân cô trôi dạt xứ người. Bây giờ biết được anh Đôn còn sống, nhưng đã trở thành một vị đại đức, em vừa hối hận vừa băn khoăn, không biết phải làm sao. Em tha thiết xin anh chị cho em một lời khuyên, để em biết mình sẽ phải làm gì. Bây giờ chắc anh ấy chẳng cần một sự giúp đỡ vật chất nào, nhưng còn Lam Khê, dù sao nó cũng l giọt máu của anh. Làm thế nào để cha con nhận ra nhau? Lam Khê cũng nghĩ là ba nó đã chết. Thỉnh thoảng cháu hỏi em về ba nó. Cháu thương và hãnh diện về ba cháu lắm.“
3-
Cuối cùng, vợ chồng tôi bàn tính mãi nhưng cũng không tìm ra một lời khuyên nào để giúp Hà Giang, ngoài việc hỏi cô nếu muốn gặp Đôn, vợ tôi có thể giúp cô, cùng về Việt Nam, vì vợ tôi sống ở Nha Trang khá lâu, lại có thằng bạn thân ở đó, biết rõ đường đi đến vùng núi Đơn Dương, Đà Lạt, nơi có ngôi chùa.
Không ngờ Hà Giang mừng rỡ đón nhận đề nghị này, và xin vợ tôi về Việt Nam ngay trong tuần để đón giùm mẹ con cô tại phi trường Tân Sơn Nhất. Đây là lần đầu tiên cô bước chân đến miền Nam Việt Nam. Số chuyến bay và giờ đến phi trường, cô sẽ cho biết sớm.
Và dưới đây là lời kể của vợ tôi, về cuộc trùng phùng:
...Họ gặp nhau và nhận ra nhau. Mới đầu, Hà Giang ôm chầm lấy Đôn mà khóc nức nở. Cô quên mất anh đang là một vị thầy tu. Xúc động nhất là khi Hà Giang cho anh biết Lam Khê chính là con của anh. Hai cha con họ ôm lấy nhau thật lâu và cả hai đầm đìa nước mắt. Thầy đem cả triết lý đời và đạo để an ủi, khuyến khích và hướng dẫn Lam Khê bước đi trong cuộc sống có quá nhiều muộn phiền và bất trắc. Thầy nói thật hay và cảm động.
Thầy kể lại chuyện trốn tù, lý do vì sao bị bắt, chuyện thầy bị đánh vỡ một con mắt và bị bắn nát hai bàn chân chỉ vì thầy nhất định không khai người nào đã giúp thầy cùng ba người bạn tù trốn trại một cách tài tình mà chúng nghi ngờ, mặc dù thầy đã kịp giấu tấm bản đồ và cái la bàn dưới một tảng đá trước khi bị bắt. Họ không đưa về trại cũ mà giao cho một trại tù khác. Bị biệt giam ở đây đến mấy năm mà thầy chẳng biết vì sao không chết. Hà Giang ngồi khóc nức nở.
Sau khi mọi người tìm lại được sự bình tĩnh, Hà Giang xin cúng dường cho chùa một số hiện kim, nhưng thầy Thiện Hòa từ chối, bảo là nhà chùa không cần một số tiền lớn như vậy. Hà Giang tha thiết xin được đưa thầy đi sang Đức làm đôi chân giả và thay con mắt mù lòa, thầy cũng chối từ, bảo thầy đã quen rồi với những mất mát ấy, hơn nữa bây giờ thầy đã tu hành, năm tháng chỉ quanh quẩn trong chùa, không cần thiết phải đi đó đi đây. Thầy có mở một lớp học dạy các em học sinh nghèo hiếu học trong vùng, nhưng phòng học là gian nhà trống vách ngay phía sau chùa.
Đêm cuối cùng ở Nha Trang, Hà Giang quyết định đổi vé máy bay, ở lại một thời gian nữa. Cô cho biết là mẹ con cô sẽ cố gắng thuyết phục Đôn, để mua cho anh cái xe lăn, xin được xây lại ngôi chùa mới, thay những bậc tam cấp bằng con đường lát đá, đặc biệt phía sau chùa, từ gian phòng Thầy dạy học nhìn ra, đã có sẵn khu rừng với ít hoa dã quỳ, cô sẽ cho sửa sang lại thành một khu vườn đẹp đẽ, trồng thêm hoa, làm suối nước, và xin đặt tên là Lam Khê Viên, vì chữ Lam nghe cũng hợp với khung cảnh chùa chiền...
Khi ngồi viết những dòng này, tôi không biết là những điều mong ước của Hà Giang có được thầy Thích Thiện Hòa chấp nhận hay không, và cuộc tình đẹp và bi tráng này có còn sống mãi trong lòng mỗi người cho đến thiên thu.
Vài lời về tác giả Phạm Tín An Ninh: Sinh ra và lớn lên tại Khánh Hòa, Tuổi Quý Mùi. Mất mẹ lúc 3 tuổi, nên sống với ông bà nội. Lúc nhỏ, theo học tại trường Trung học Văn Hóa và Võ Tánh Nha Trang. Nhập ngũ: Khóa 18 SQ Trừ Bị Thủ Đức. Phục vụ tại Sư Đoàn 23 BB. Sau tháng 4/75: Đi tù tại các trại tù Nam và Bắc Việt Nam.(Thân sinh cũng bị đi tù và chết trong tù cải tạo vào tháng 6/1976). Vượt biên, định cư tại Vương Quốc Na-Uy từ năm 1984. Đi học và làm việc trong ngành Ngân Hàng Bưu Điện. Về hưu từ đầu năm 2008. Tác phẩm: Ở Cuối Hai Con Đường (2008), Rừng Khóc Giữa Mùa Xuân (sẽ xuất bản)
'Phục hồi bu-gi'
Đinh Phụng Tiến (bài do bạn BáTrần giới thiệu)

Như một định mệnh, Nguyễn Kỳ Cùng lại gặp Hà Văn Bá, người bạn vong niên thuở xưa, tại một địa điểm mới, được gọi là Cơ Sở Phục Hồi Bu-Gi. Câu chuyện ấy phải trở lui về qúa khứ.
Đó là thời kỳ “tiêu thổ kháng chiến.” Chính sách “vườn không nhà trống” thời ấy, cuối cùng đã làm cho nông thôn miền bắc vốn đã tiêu điều, đã trở nên xơ xác nhiều hơn. Đó là lúc trận đói năm Ất Dậu mới dứt. Nguyễn Kỳ Cùng, trong ký ức tuổi thơ của mình, chỉ còn in dấu những con phố xưa rất đìu hiu của thành phố Nam Định, trong những mùa đông rét mướt. Tuổi thơ của Nguyễn Kỳ Cùng được bao phủ bởi những tháng năm buồn bã. Những xác người chỉ còn da với xương chồng chất trên những chiếc xe ba gác do một cái xác khác còn thở, kéo đến một chỗ chôn chung… và khi chiến tranh thế giới kết thúc, lại là lúc Nguyễn Kỳ Cùng phải rời bỏ thành phố để tản cư tới những miền quê hẻo lánh.
Tuổi thơ của Nguyễn Kỳ Cùng là một chuỗi những tháng năm không may mắn. Vì chiến tranh luôn xô đẩy cái gia đình nhỏ bé ấy càng ngày càng đi sâu vào những miền đất xa xôi của đất nước.
Năm lên chín tuổi, Nguyễn Kỳ Cùng với gia đình trôi dạt đến một làng quê rất xa. Ngôi trường tiểu học là một căn nhà chứa thóc bỏ hoang của một tay phú hộ đã ra đi. Ở đây Nguyễn Kỳ Cùng có một người bạn vong niên: Hà Văn Bá.
Hà Văn Bá hơn Nguyễn Kỳ Cùng sáu tuổi. Nhà nghèo, lại tai trời ách nước, lên bẩy tuổi, Hà Văn Bá đã phải chăn trâu, cắt cỏ, và do đó mà Bá đi học rất trễ. Ngồi chung một lớp với Nguyễn Kỳ Cùng nhưng chênh lệch về tuổi tác không phải là trở ngại để họ không thể kết thân với nhau. Mười lăm tuổi, Bá mới học lớp nhì (sau này gọi là lớp bốn), Hà Văn Bá là một “thanh niên” có chí lớn và có lòng… yêu nước nồng nàn.
Tuổi lớn, cùng với sự khôn ngoan và những hành động khác người của Hà Văn Bá từng khiến Nguyễn Kỳ Cùng yêu mến, khâm phục, và tự hào về người bạn vong niên của mình.
Thuở ấy, thi thoảng Hà Văn Bá bỏ lớp đi đâu đó một hai ngày, có khi lâu hơn. Những lần ấy học trò trong lớp xôn xao, giống như mặt nước ao bèo bị dao động bởi một cục đất vô tình ném xuống, rồi những mảng bèo ấy khép lại bình yên như chưa từng có chuyện gì xẩy ra, khi Hà Văn Bá trở về lớp học, Bá lại cúi cái đầu trọc nghiêng nghiêng trên trang giấy vở học trò.
Hà Văn Bá có nhiều năng khiếu đáng nể. Anh có một cái ống đồng, với vài cục đất vê tròn phơi khô làm đạn, anh có thể thổi chết một con chim, bắn hạ một con gà. Anh có thể bơi qua sông trong mùa mưa lũ. Anh cũng có thể thả lời bông lơn chọc ghẹo gái làng, khiến các cô đỏ mặt. “Nữ thập tam, nam thập lục, sang năm tớ lấy vợ được rồi,” anh nói thế. “Nhưng cứ để đấy, khi nào cách mạng thành công hãy hay,” vẫn lời anh nói. Đó là lần đầu tiên Nguyễn Kỳ Cùng nghe được hai chữ “cách mạng.”
Trong lớp học, Nguyễn Kỳ Cùng ngồi cạnh Hà Văn Bá, và nhờ vậy Nguyễn Kỳ Cùng học hỏi được ở người “thanh niên” này nhiều điều. Kể từ ngày quen biết Bá, trí khôn của Nguyễn Kỳ Cùng như được mở rộng thêm ra. Người bạn vong niên này đã khai mở cho Nguyễn Kỳ Cùng những nẻo đường trí tuệ mới mẻ, cùng những chân trời hiểu biết rực rỡ. Tuổi thơ của Nguyễn Kỳ Cùng in đậm dấu ấn về người “thanh niên” lỗi lạc ấy. Tuổi cao, vóc dáng nhỏ thó, mắt láo liên, học hành chậm lụt vì hình như tâm hồn người “thanh niên” ấy bao giờ cũng hướng ra bên ngoài lớp học, ở tận tít tắp chân trời xa, ở những ước mơ…
Nhà Hà Văn Bá ở tận cuối thôn, chỉ có hai mẹ con. Nghe đâu, ông bố đã qua đời vào những ngày cuối cùng của nạn đói năm Ất Dậu. Sau khi chôn cất, thật ra là vùi lấp ở một rẻo đất hoang, mẹ Bá tiếp tục cuộc đời cấy thuê, bữa đói bữa no. Bá phụ mẹ những công việc lặt vặt để mưu sinh. Hai mẹ con làm quần quật mà vẫn chẳng đủ ăn. Tuổi thơ của Bá đầy ắp những tháng năm đói lạnh. Bá đến trường học rất trễ trong hoàn cảnh đó. Vậy mà trong cái thôn nghèo xơ xác ấy, một thời từng âm ỉ những lời đồn thổi, những câu chuyện có vẻ như một thứ hoang đường về một cuộc đổi đời. Cuộc đổi đời đã bắt đầu ở một đất nước xa xôi, nơi không có kẻ giầu người nghèo, nơi chỉ có mùa xuân: Trẻ em thì ca hát, uống sữa trước khi đến trường. Người lớn làm việc trong các xưởng máy, trên những cánh đồng mà ở đó không có cai phu, không có phú hào, địa chủ, làm được bao nhiêu, chia đều lợi tức với nhau.
Có lần Hà Văn Bá bỏ học năm ngày. Khi trở lại lớp, thầy giáo hỏi lý do thì Bá nói anh đi theo lời yêu cầu của chú Thông Núi. Thầy lặng yên, trên nét mặt của thầy một thoáng âu lo. Từ đó, như là một sự mặc nhiên, Bá có thể đến lớp hay vắng mặt bất cứ khi nào. Thông Núi là ai, mà sao thầy có vẻ e dè? Một lần nọ, Bá lại nhắc đến hai tiếng “cách mạng.” Bấy giờ, ở nông thôn Miền Bắc đâu đó cũng có nghe… nhất là sau cái trận đói năm Ất Dậu 1945…
Sau này Bá nói lại, cái nạn đói ấy là do bọn địa chủ, bọn cường hào ác bá, bọn vua quan gây ra, bởi vì chúng đã cướp sạch của mọi người. Cách mạng sẽ lấy lại của cải của chúng để chia cho người nghèo. Người dạy cho Bá biết điều ấy là… chú Thông Núi. Vẫn theo lời Bá, chú Thông Núi đang hoạt động bí mật, và lâu lâu mới về làng một lần để xây dựng phong trào…. Năm ấy Thông Núi đã ngoài hai mươi. Chú Thông Núi thường về làng vào ban đêm. Theo lời Bá kể, chú về một cách âm thầm, khi thì với một cây mã tấu trên lưng, lại có khi với khẩu súng ngắn bên hông. Dạo ấy, các thôn làng chìm đắm trong một bầu không khí hoàn toàn vắng lặng về đêm. Người ta được lệnh phải giết sạch chó mèo để dành sự bí mật, yên tĩnh cho hoạt động cách mạng. Ban đầu người ta giết chó để ăn thịt rất hào hứng vì chỉ có lý do phục vụ cách mạng mà lại được ăn thịt chó thì không có gì chính nghĩa hơn. Nhưng rồi thì nguy cơ đàn chó sẽ… tuyệt chủng là điều có thật. Chuyện ấy mà xẩy ra thì là một đại họa chứ chẳng chơi. Và dân làng lại lén lút gầy dựng lại đàn chó một cách kín đáo, để mặc cách mạng hô hào giết chó, giết mèo.
Chú Thông Núi tự nhận mình là người Mác-xít. Người Mác-xít ấy có lần tuyên bố rằng con người là do loài khỉ mà ra. Chú truyền đạt điều này cho Hà Văn Bá. Nói như vậy thì còn Chúa, Phật gì nữa, mẹ Bá kịch liệt phản đối. Bá cũng cảm thấy khó tin… nhưng đó là chuyện xa vời, cái cụ thể của cách mạng là… sẽ được no bụng cái đã.
Chú Thông Núi, một vóc dáng uy quyền, một tấm gương sáng chói, một cuộc đời phong phú, một đầu óc uyên bác với súng ngắn bên hông… về làng xây dựng phong trào. Chú thuyết giảng về cách mạng, về nguồn gốc của con người. Một mình chú, chỉ một mình chú dám lên tiếng kêu gọi đấu tranh cho một cuộc đời cơm no áo ấm của dân làng. Chú bảo, Chúa, Phật là do bọn bóc lột bịa ra để kìm kẹp dân chúng. Chú bảo chắc chắn như đinh đóng cột rằng, con người đích thực là do loài khỉ mà ra. Cái này chú nói là… triết học Mác-Lênin. Đối với Hà Văn Bá thì triết học Mác-Lênin khó hiểu qúa nhưng những khẩu hiệu như cơm no áo ấm, làm việc theo năng lực, hưởng thụ theo nhu cầu thì dễ hiểu hơn. Chú Thông Núi từng cắt nghĩa rằng, làm việc theo năng lực tức là sức mình làm tới đâu thì làm tới đó thôi. Còn hưởng theo nhu cầu là mình cần bao nhiêu, cứ hưởng theo bấy nhiêu. Theo Bá, cuộc cách mạng này hay qúa sức tưởng tượng. Vậy mà trên đất nước Liên-Xô xa xôi nọ, Lênin đã làm xong cuộc cách mạng ấy rồi. Lênin là ai? Con người mà mồm ngang mũi dọc như thế nào thì Bá không biết, nhưng người đã là xong cuộc cách mạng như thế thật đáng để mọi người phải biết ơn.
Tuổi thơ của Nguyễn Kỳ Cùng được Hà Văn Bá, một người bạn, một người thầy khai mở những bài học đầu đời về cách mạng, và phái tính. Hà Văn Bá bảo phải có cách mạng, phải có đấu tranh thì đời sống mới tốt đẹp hơn được (điều này Hà Văn Bá chỉ nhắc lại lời của chú Thông Núi mà thôi). Cũng như giống đực và giống cái phải có đấu tranh thì mới sinh sôi nẩy nở (điều này thì chắc là Hà Văn Bá đã bịa ra, nhưng để cho có vẻ đáng tin, Bá cũng nói rằng chú Thông Núi bảo thế).
Lần ấy, Nguyễn Kỳ Cùng và Bá thấy một con chó đực đang “đấu tranh” với con chó cái ở bờ sông. Có lẽ không nên mô tả lại cuộc “đấu tranh” này, nhưng mà việc ấy đã gieo vào đầu óc Nguyễn Kỳ Cùng biết bao nhiêu là thắc mắc. Sau đó hai con chó cứ dính chặt lấy nhau trông rất tội nghiệp. Bá nói: “Ở đời phải có đấu tranh, phải có âm dương thì mới tiến bộ, chú Thông Núi bảo thế. Đấu tranh cho tiến bộ, đấu tranh để gìn giữ đời sau như ngọn lửa không bao giờ tắt.”
Chú Thông Núi đi làm cách mạng. Lâu lâu chú mới về làng, và mỗi lần chú về là có tin vui cho mọi người, cho đại cuộc. Khi thì quân đội đồng minh sắp tiến vào Béc-linh, khi thì những chiến sĩ Hồng quân đang bao vây quân Phát-xít… có khi thì người anh em Liên-Xô đã tìm ra phương pháp nuôi lợn chỉ trong vài tuần có thể to bằng con bò. Béc-linh ở đâu không ai biết, quân Phát-xít là cái gì cũng chẳng ai hay nhưng chuyện nuôi một con lợn to bằng con bò trong vài tuần thì quả là điều phấn khích rất cụ thể. Cái đó là năng suất, Thông Núi nhấn mạnh, và sau đó Hà Văn Bá lặp lại ở bất cứ nơi nào có thể. Thông Núi gào thét giữa đám đông, dưới ánh sáng mờ ảo của những ngọn đuốc hồng, rằng chỉ có cách mạng mới tạo được một năng suất to lớn như thế…
Hà Văn Bá lặp lại, cách mạng là đấu tranh, đấu tranh là năng suất, năng suất là… con lợn to bằng con bò.
Như vậy, cứ mỗi lần chú Thông Núi về làng là Hà Văn Bá lại bỏ học mất mấy buổi để đi theo chú trong những kỳ hội họp, mít tinh. Nhiệm vụ của Bá là đến từng nhà để thông báo địa điểm tập họp cũng như làm bất cứ điều gì chú cần. Bá trở thành một người quan trọng của phong trào, cho nên việc Bá đi học hay không đã trở thành chuyện bình thường. Chỉ có cách mạng mới dạy dỗ ta nên người, Bá vẫn nói như thế và còn nhấn mạnh, bọn phong kiến chỉ làm ngu dân, nên càng học theo chúng thì càng ngu… Bá đã tìm đúng con đường để Bá đi theo, đường cách mạng của chú Thông Núi mà ít khi hoặc không cần phải đến trường.
Có lần Bá kể cho Nguyễn Kỳ Cùng nghe về một cuộc “đấu tranh” trong một bầu không khí rất cách mạng. Tối hôm ấy, Bá kể, khi chú Thông Núi đang nói chuyện với quần chúng về một thành tựu khoa học ở nước Liên-Xô. Đứng cạnh Bá là con Lựu, đứa con gái cùng thôn và lớn hơn Bá hai tuổi. Cả hai đứa cùng đứng trong góc khuất, nơi những ánh đèn không dọi tới. Khi chú Thông Núi đang say sưa nói rằng ở Liên-Xô, người ta đã chế được cỗ máy mà chỉ cần bỏ một đống cỏ ở đầu vào thì ở đầu kia sẽ ra… một con bò. Mọi người ngơ ngác như nghe một câu chuyện thần tiên. Nhân lúc ấy, Bá nắm tay con Lựu. Nó để yên, thật ra thì nó có rút tay về nhưng rất nhẹ, không đủ để vuột khỏi bàn tay của Bá. Quần chúng đang say sưa đến chỗ chú Thông Núi bàn về năng suất thì Bá thọc tay vào lưng quần nó. Con ranh con khôn bỏ mẹ, Bá nói, nó thót cái bụng lại để bàn tay Bá chui qua lưng quần và xuống… dưới háng. Bản báo cáo tình hình thế giới của chú Thông Núi đến chỗ quân đồng minh tiến chiếm Béc-linh thì bàn tay của Bá đã ướt đẫm… mồ hôi. Cái đó chắc là mồ hôi thôi, Bá qủa quyết như thế, nhưng là mồ hôi… dầu vì nó rất trơn, trơn như mỡ lợn. Chú Thông Núi đang hùng hồn nói về tương lai của cách mạng thế giới, con Lựu bừng bừng trong bóng tối, bàn tay của Bá xông xáo khắp nơi như muốn đưa cuộc đấu tranh từ lượng đến biến thành chất mà chú Thông Núi đang nói. Con Lựu vừa ghì chặt lấy Bá thì chú Thông Núi kết thúc bài nói chuyện bằng một khẩu hiệu được hô rất to và quần chúng đáp trả cũng rất to. Liền đó, quần chúng xô đẩy, nhân dân ồn ào như vỡ chợ để ra về. Bá vội lỉnh vào với đám đông, để con Lựu đứng đó bơ vơ…
Sau cái lần ấy, không hiểu sao, con Lựu cứ đi tìm Bá khắp nơi, lần nào Bá cũng thoái thác là phải hoàn tất công tác do chú Thông Núi giao cho đã. Bá khẳng định rằng anh ta không thích cái mồ hôi dầu của con ranh này.
Một lần khác, cũng là đêm chú Thông Núi về làng phát động phong trào, nhưng đêm ấy trời mưa to nên quần chúng đến tham gia không đông. Chú Thông Núi bảo Bá đi vận động đồng bào đến tham dự. Nhiều người trong xóm đã đi theo lời yêu cầu của Bá. Sau cùng, Bá tạt vào nhà mụ Tình. Mụ Tình là một người đàn bà góa chồng đã lâu. Cái chết của người chồng có nhiều bí ẩn. Người thì nói ông ta chết vì buồn bực con vợ lăng loàn nên uống độc dược mà tự tử. Người nói ông ta bị thực dân tra tấn rồi mang bệnh mà chết. Lại cũng có người nói ông ta chết vì bị “thượng mã phong.” Thượng mã phong là cái quái gì, Bá không biết nhưng hình như nó có một cái gì đó ghê gớm và bí mật lắm vì người ta chỉ xầm xì nhỏ to như đang nói về những hội kín, những phong trào thì Bá đồ chừng rằng cái này hẳn là phải có liên quan gì đến cách mạng.

Khi Bá tới, thấy dưới chuồng lợn có ánh đèn dầu. Với một sự cảnh giác rất cao, Bá núp sau bụi chuối cách đó chỉ mấy bước để nghe ngóng. Lão Lý hoạn lợn và mụ Tình đứng cạnh nhau. Đêm nay cả lão Lý và mụ Tình đều không đi sinh hoạt hẳn phải có lý do. Lai lịch của lão Lý thì làng này ai mà chẳng biết. Lão sống bằng nghề hoạn lợn và thả lợn giống. Thật tình, hai việc này hoàn toàn khác nhau, có khi lại chửi cha nhau, nhưng phải ôm đồm như thế mới sống nổi, lão thường nói như thế. Lão bảo, lão chỉ hoạn con lợn cho người ta để lấy công. Cũng như lão chỉ thả con lợn giống của lão khi con lợn nái của nhà ai đó đòi đực, cũng chỉ để lấy công mà thôi. Việc này hoàn toàn không bóc lột ai, lão Lý nhấn mạnh, không hề mang tính giai cấp. Lão Lý sống đơn chiếc từ hồi nào ít ai nhớ. Hình như con vợ lão đã bỏ nhà đi theo trai ngay từ khi lão mới cưới về. Ngay sau đám cưới, có người kể lại rằng, con vợ mất nết ấy bỏ lão đi theo trai trước lúc… động phòng. Nỗi niềm uất ức này về sau được lão vận dụng vào công việc hoạn lợn rất thành công… và thả lợn giống cũng rất thành công.
Bá chú ý quan sát, dưới ánh đèn dầu, lão Lý vừa thả con lợn giống vào với con lợn nái trong chuồng. Con lợn nái đang phá phách điên cuồng bỗng lặng yên. Bá nghe rõ tiếng lão Lý:
“Nhanh nhanh lên mày, đêm nay người ta họp hành mà mày cũng không tha cho ông là làm sao.”
Tiếng mụ Tình: “Ấy chết, cứ từ từ đi ông anh. Nhà em có mỗi con nái này, vội vàng qúa mà nhỡ nó không đậu thì chết em thôi.”
Lão Lý nhấm nhẳng: “Chết thế… đếch nào được, không đậu thì làm lại….”
Mụ Tình dẫy nẩy: “Làm lại, để ông anh lại lấy công lần nữa thì… chết em mất.”
Thình lình lão Lý to giọng: “Kìa, nâng nó lên hộ một tí đi. Cha mẹ cái con nái nhà này to qúa, con giống của tao không tới rồi….”
Bá thấy mụ Tình hốt hoảng cúi xuống, nâng đít con lợn giống lên cho ngang tầm với con nái. Lão Lý giọng lè nhè:
“Đằng ấy thạo nhẩy, giúp tớ một tí như vậy được không?”

Mụ Tình: “Rõ nỡm….”
Một cơn gió nhẹ thổi qua, ngọn đèn dầu chợt bùng lên, khu chuồng lợn sáng thêm một tí, Bá thấy lão Lý tay cầm gấu váy mụ Tình kéo lên… mụ hơi hoảng hốt: “Đừng… ông anh, người ta thấy thì….”
Lão Lý lè nhè: “Có ai đâu mà thấy với không. Chỉ có đằng ấy với tớ thôi mà….”

Lão kéo gấu váy mụ Tình lên cao hơn nữa, và vẫn lè nhè:
“Lẳng lơ thì cũng chẳng mòn,
Chính chuyên cũng chẳng sơn son để thờ….”

Mụ Tình lùi lại một tí, tựa lưng vào cây cột chuồng lợn, thoắt mụ ngã sõng xoài trên nền đất ướt… lão Lý đè lên mụ. Mụ Tình rên rỉ:
“Chết, chết… em mất…”

Bấy giờ thì Bá hiểu công dụng của cái váy dân miền bắc:
Cái thúng mà thủng hai đầu,
Bên ta thì có bên Tàu thì không.

Tai Bá nóng bừng bừng… Bá nhìn thấy rõ họ đang “đấu tranh” với nhau kịch liệt, trong lúc con lợn giống và con nái trong chuồng cũng đang “tranh đấu”… kịch liệt không kém.
Cho đến về sau, con lợn nái của mụ Tình thì không đậu thai. Nhà mụ Tình đã nghèo lại nghèo thêm. Mọi hy vọng về một đàn lợn con đã trôi theo cùng với những nỗi đau buồn khác.
Mùa xuân năm ấy, xóm thôn chợt xôn xao về những tin buồn vui lẫn lộn: Mụ Tình chửa hoang và lão Lý thoát ly đi làm cách mạng.
Con người cách mạng ấy đã ra đi với một mối căm hờn con vợ trắc nết bỏ nhà theo trai trước đêm động phòng, và với cả một cuộc “đấu tranh” hùng vĩ bên cạnh chuồng lợn ngày nào. Kết hợp mối căm hờn kẻ phản bội, tình yêu thương người đàn bà cô quạnh, lòng yêu thôn xóm nồng nàn và căm phẫn trước mọi bất công, lão Lý ra đi. Lão Lý đi làm cách mạng cũng không quên dắt theo con lợn giống và bộ đồ nghề hoạn lợn. Con đường cách mạng mà lão Lý đi tuồng như đã được vận dụng một cách khéo léo mang mầu sắc quê hương, bản làng thôn xóm.
Về sau, theo lời Bá kể thì chú Thông Núi nói lão Lý mang theo con lợn giống và cả bộ đồ nghề hoạn lợn đi làm cách mạng là phù hợp với chủ trương. Việt Nam ta, chú Thông Núi nói, đang làm một cuộc cách mạng tư sản kiểu mới: Cách mạng dân tộc, dân chủ, nhân dân… cuộc cách mạng này, Bá nhắc lại lời của chú Thông Núi, nhân dân vẫn còn giữ lại được một số tư liệu sản xuất. Bá nhớ, chú Thông Núi nói rằng sau khi làm xong cuộc cách mạng tư sản kiểu mới thì mọi tư liệu sản xuất sẽ đều được công hữu hóa tức là tịch thu, khi tiến lên cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Con lợn giống, bộ đồ hoạn lợn của lão Lý là tư liệu sản xuất. Nghe chú Thông Núi giải thích, Bá bứt đầu bứt tai lấy làm khó hiểu qúa… Tư liệu sản xuất là cái… đếch gì, Bá thắc mắc. Chú Thông Núi giải thích là những công cụ có thể sản xuất ra hàng hóa… Vậy thì Bá hiểu và Bá lẩm nhẩm: Bộ đồ hoạn lợn của lão Lý là tư liệu sản xuất vì nó cho ra những con lợn thịt. Con lợn giống của lão Lý là tư liệu sản xuất vì nó sản xuất ra lợn con. Bá thắc mắc: Vậy thì cái… “củ bin” của lão Lý có phải là tư liệu sản xuất không? Cái “củ bin” này trong thời kỳ cách mạng tư sản kiểu mới, lão Lý còn được giữ lại, nhưng sau này, khi làm cách mạng xã hội chủ nghĩa, Bá nhớ lại lời chú Thông Núi, chắc bị tịch thu. Bá cho rằng cái bi đát của người làm cách mạng là ở chỗ này đây. Hèn gì lão Lý vừa làm nghề thả lợn giống lại vừa hành nghề hoạn lợn. Lão Lý nhìn xa. Phàm là người cách mạng thì phải biết nhìn xa, lời chú Thông Núi.
Càng ngày Bá càng đến lớp học ít hơn vì Bá có nhiều công tác hơn, chú Thông Núi về làng thường xuyên hơn. Bạn bè trong lớp và cả thầy giáo nhìn Bá với một thái độ trân trọng. Hôm nào Bá đi học, ngồi cạnh Nguyễn Kỳ Cùng, Bá nói cho nghe đủ mọi thứ chuyện. Mà chuyện nào cũng hết sức quan trọng và hết sức mới mẻ. Bây giờ thì không úp mở gì nữa, Hà Văn Bá đã trở thành người của cách mạng. Bá theo chú Thông Núi. Bá muốn thoát ly theo chú nhưng chú bảo hãy khoan đã vì địa phương đang cần Bá. Thì Bá ở lại, nhưng tâm hồn lúc nào cũng hướng về nơi rất xa. Đối với Bá, mỗi lần được làm công tác theo yêu cầu của chú Thông Núi là mỗi niềm vui, và mỗi lần như thế, Nguyễn Kỳ Cùng lại được nghe thêm chuyện kể. Những câu chuyện ấy, khi thì liên quan đến những thành tựu rất to lớn từ một đất nước anh em xa xôi. Khi thì nói về những bước tiến của cách mạng thế giới. Khi thì là những kinh nghiệm bản thân với đám đàn bà con gái.
Nhưng câu chuyện mà Bá hay nói tới cùng với những tin thắng lợi của cách mạng trên toàn thế giới vẫn là chuyện… con Lựu. Theo lời Bá kể, sau nhiều lần hụt hẫng, cuối cùng thì Bá cũng gặp nó. Hai đứa chỉ nhìn nhau rồi Bá tìm cách phú lỉnh vì thẹn thùng. Con Lựu cũng chẳng vừa, nó bám theo Bá như Bá bám theo chú Thông Núi, như chú Thông Núi bám theo cách mạng. Một lần tình cờ gặp nó ở bờ sông, dưới một tùm cây, mà những cành lá xanh um mọc vươn trên mặt nước lững lờ. Bá ỡm ờ hỏi con Lựu:
“Đằng ấy đi đâu thế?.”

Nó nói:“Bắt cua.”
“Làm đếch gì có cua ở bờ sông mà bắt.”
“Bắt ở ngoài đồng chứ, nhưng chẳng có mới ra đây… chơi thôi.”

Bá nhấm nhẳng:
“Chơi cái… đếch gì…”
Hai đứa nói chuyện vu vơ rồi cùng chui vào dưới tùm cây. Khi ngồi trên một vạt cỏ, con Lựu rụt rè hỏi:
“Thế… đằng ấy đi… làm cách mạng đấy hử?”
“Ừ.”
“Làm cách mạng có vui không?”

Bá quen miệng:
”Vui cái… đếch gì…”
“Đằng ấy đi mãi thôi, không chán sao?”
“Chán… thế đếch nào được”
Con Lựu ngập ngừng:
“Thế thì đằng ấy đi để làm gì…”
“Chú Thông Núi bảo là… để giải phóng nhân dân, để… đấu tranh giai cấp…”

Con Lựu hỏi:
“Đấu tranh là thế nào?”

Nói đến đấu tranh là tai Bá thấy bừng bừng. Hình như con Lựu không hiểu mà cả Bá cũng chẳng hiểu mình nói gì. Bá chỉ nhắc lại lời chú Thông Núi. Con Lựu gác bàn chân lên đùi Bá. Cái ống quần đen kéo lên, bắp chân trắng… và cơn gió rì rào thổi nhẹ. Trong khoảnh khắc, Bá nhớ đến buổi tối khi chú Thông Núi nói tới đoạn quân đồng minh chiếm Béc-linh ở một buổi họp mà con Lựu và Bá đứng trong góc khuất… Bá nhớ tới đoạn lão Lý vén chiếc váy mụ Tình ở cạnh chuồng lợn… mà đến bấy giờ Bá mới thấy rằng nếu con Lựu cũng mặc váy như mụ Tình thì hay hơn là nó mặc quần. Đàn bà, con gái miền bắc đã mặc váy từ thời rất lâu, từ đời ông tổ “tám hoánh” nào rồi. Mãi sau, lớp trẻ lớn lên thì Bá đã thấy bọn con gái mặc quần có ống. Cái này, theo Bá hiểu thì chắc là cách mạng đã “tổ chức” cho nhân dân mặc quần để thay cho những chiếc váy. Vì thế cách mạng mới gọi nhân dân là “quần chúng.” Bá nghĩ, cuộc cách mạng ấy rất là… bất tiện. Bá từng thấy có những người đàn bà đứng đái ngay… giữa chợ. Họ đứng dạng chân tại chỗ, hai tay nắm lấy thân váy kéo rộng ra, cứ thế là đứng đái tự nhiên. Sau này, những đứa con gái mặc quần tức đám “quần chúng” bây giờ không còn được hưởng những tiện nghi như thế nữa. Lão Lý chỉ việc kéo gấu váy mụ Tình để… “đấu tranh.” Chú Thông Núi bảo, nói đến đấu tranh là phải nói tới “Phê bình.” Một lần chú phê bình chiếc váy đàn bà là cổ hủ. Con mụ mắt toét phản động nào đó phản ứng ngay: “Cha bố nó, cách mạng thì cũng chỉ ở trong váy bà mà chui ra, chứ nó ở cái lỗ nẻ nào đây….” “Quần chúng” xúm lại phê bình mụ. Từ đó mụ “câm như hến.”
Chú Thông Núi bảo, chú phê bình chiếc váy là cổ hủ, mụ mắt toét nào đó phản ứng lại là mụ ta phê bình sự phê bình của chú. Quần chúng tiến bộ phê bình sự phê bình của phê bình là… biện chứng. Chú bảo, luôn luôn phải có phê bình. Phê bình mới tìm ra sự thật. Biện chứng là vô địch. Chú nhấn mạnh, quần chúng bao giờ cũng sáng suốt. Lẽ phải bao giờ cũng thuộc về quần chúng. Bá không hoàn toàn đồng ý. Bá chỉ thấy rằng “quần chúng” là… rất bất tiện.
Kể đến đây thì dường như Bá có hơi ngập ngừng. Không thấy Bá nói tiếp về vụ “đấu tranh” với con Lựu ở bờ sông hôm ấy. Nguyễn Kỳ Cùng thắc mắc về chỗ… mồ hôi dầu. Bá bảo:
“Ở gần háng của nó đấy.”

Nguyễn Kỳ Cùng nhắc lại:
“Ở ngay trong háng?.”
“Thì cũng… loanh quanh gần đó thôi… chắc là bên trên gối chân,” Bá khẳng định.
“Đứa con gái nào cũng có mồ hôi dầu,” Bá nhắc lại chắc như đinh đóng cột.

Rồi Bá kết luận ngắn gọn:
“Đếch… chịu được.”

Nguyễn Kỳ Cùng cảm thấy hình như có một cái gì đó không ổn, bởi vì khi nói tới chỗ mồ hôi dầu thì Bá phát biểu lung tung, lúc thì ở chỗ này, lúc thì ở chỗ khác…
Lần ấy, Hà Văn Bá đã dành rất nhiều thì giờ để nói cho Nguyễn Kỳ Cùng nghe về những chỗ… “nhược” của đàn bà con gái. Bài học ấy, Nguyễn Kỳ Cùng nhớ suốt đời vì nó không đem đến cho mình bất cứ một sự thành công nào về sau.
Hôm ấy, Hà Văn Bá lấy một cây que vẽ trên nền cái sân đất nện. Bá vừa vẽ, vừa cắt nghĩa cho Nguyễn Kỳ Cùng nghe về những chỗ… “nhược” của bọn đàn bà con gái. Nói chung, theo Bá thì đàn bà và con gái cũng không khác nhau bao nhiêu. Như con Lựu và mụ Tình, đứa thì mặc váy, đứa mặc quần vậy thôi. “Nhân dân” hay “quần chúng” thì cũng vậy cả, bọn đó rất bồng bột, cả tin và dễ… nổi hứng vặt. Và, đứa nào cũng có… mồ hôi dầu. Mồ hôi dầu thì có mùi táo Tàu và trơn như mỡ lợn, Bá khẳng định như thế. Bản vẽ của Bá trên nền đất được phóng to ra cho dễ hiểu. Bá đặt tên cho từng chỗ, từng vùng trên thân thể bọn “quần chúng,” bọn “nhân dân” mà về sau, chắc là để củng cố cho khối đoàn kết toàn dân, cách mạng gọi chung là “quần chúng nhân dân.”
Vậy thì “quần chúng nhân dân,” nó cũng có cái chỗ nhược của nó, Bá xác quyết như vậy. Bá chỉ vào một chỗ trên bản vẽ và giải thích:
“Chỗ này là chỗ làm cho nó… vui.”

Đó là vùng nách, Nguyễn Kỳ Cùng cãi:
“Chỗ nách của người ta, đụng vào chỉ khiến nó phải bật cười, chứ làm sao vui được?.”
“Không vui sao lại cười?”

Bá vặn lại khiến Nguyễn Kỳ Cùng không cãi được nữa. Ừ thì chỗ ấy là chỗ… vui. Bản vẽ của Hà Văn Bá mô tả những chi tiết trên thân thể “quần chúng” rất to nhưng lại rất khó hiểu.
“Chỗ này là chỗ để… giải phóng.”

Bá cắt nghĩa tiếp:
“Mụ Tình có thể đứng giữa chợ mà giải phóng, nhưng con Lựu thì không,” vì nó mặc quần có ống.

Bá nhấn mạnh:
“Bọn ‘quần chúng’ bây giờ thiệt thòi hơn bọn ‘nhân dân’, nhưng đã gọi là cách mạng thì phải như thế, Bá khẳng định một lần nữa.

Nguyễn Kỳ Cùng phát biểu:
“Giữa ‘quần chúng’ và ‘nhân dân’ đều là những thứ khó hiểu.”

Bá giảng giải:
“Không khó hiểu mà chỉ… bất tiện thôi.”

Rồi Bá cao giọng:
“Chỗ này đây….”

Bá chỉ cây que dựng đứng ngay trên bản vẽ:
“… là chỗ có mồ hôi dầu….”

Theo cây que mà Bá chỉ, thì chỗ ấy ở… trên đầu gối khá xa. Mồ hôi dầu, theo Hà Văn Bá thì có mùi táo Tàu và trơn như mỡ lợn. Bá buông cây que và đưa cánh tay lên cao như khi hoan hô hay đả đảo trong các cuộc mít-tinh: “Táo Tầu thơm… đếch chịu được!.”
Bá còn nói nhiều lắm, nhưng bài học hôm ấy, Nguyễn Kỳ Cùng chỉ còn nhớ đến khu vực có mồ hôi dầu của “quần chúng,” và bài học này đã đi theo Nguyễn Kỳ Cùng rất lâu cùng với những thất bại của những sai lạc mà Hà Văn Bá đã chỉ dẫn…
Thế rồi sau bài học vỡ lòng với người bạn vong niên thuở ấy, Nguyễn Kỳ Cùng phải chia tay với Hà Văn Bá. Bá thoát ly đi theo cách mạng. Thôn xóm bỗng thêm tiêu điều. Từ ngày lão Lý ra đi, cách mạng có thêm một người chiến sĩ, nhưng thôn làng mất một con lợn giống và một tay hoạn mát tay. Từ ngày Hà Văn Bá ra đi, cách mạng có thêm một tay… lý luận, thôn làng mất đi một người liên lạc chuyên cần… và con Lựu ôm một mối nhớ thương cho riêng mình, như mụ Tình với cái bào thai trong bụng.
Từ đó, Nguyễn Kỳ Cùng không biết tin tức gì về lão Lý và người thanh niên tên là Hà Văn Bá. Chiến tranh cứ lan rộng dần. Tiêu thổ kháng chiến ở khắp mọi nơi. Gia đình Nguyễn Kỳ Cùng tản cư hết vùng này đến vùng khác, khiến đời sống rất khó khăn. Rồi một ngày cha mẹ Nguyễn Kỳ Cùng quyết định “hồi cư,” bỏ “vùng cách mạng” về với thành phố Nam Định xưa.
Sau đó, cách mạng tiến tới giai đoạn bãi bỏ quyền tư hữu để tiến lên chủ nghĩa Xã Hội, là lúc mà những cuộc đấu tố đã lan rộng tới cả thôn làng ngày xưa, nơi mà lão Lý và Hà Văn Bá ra đi. Cuộc cải cách ruộng đất tại miền quê nhỏ bé ấy dường như do chú Thông Núi chỉ đạo, lão Lý về làng với tư cách là đội trưởng cải cách, có Hà Văn Bá đi theo.
Nguyễn Kỳ Cùng theo gia đình bỏ chạy thục mạng vào Nam.
Những chuyện ấy, với thời gian đã thành dĩ vãng, nhưng bài học đầu đời mà Hà Văn Bá đã hướng dẫn vẫn làm Nguyễn Kỳ Cùng nhớ như in trong tâm khảm. Ở tuổi mới lớn, tại Miền Nam, Nguyễn Kỳ Cùng đã làm tan vỡ một mối tình do sự hiểu biết lầm lạc mà Hà Văn Bá đã chỉ dẫn. Chuyện ấy không nên mô tả ở đây, nhưng nó đã để lại trong tâm khảm Nguyễn Kỳ Cùng những tiếc nuối và ân hận không cùng… cho đến khi lớn khôn hơn, Nguyễn Kỳ Cùng mới phát giác ra rằng cái bản vẽ và những lờI giải thích về những chỗ nhược của bọn đàn bà con gái của Hà Văn Bá là… sai bét.
Thời gian hết sức là vô tình. Nguyễn Kỳ Cùng lâu lâu lại nhớ tới người bạn cũ mà hoàn cảnh đã chia lìa kẻ bắc, người nam. Lịch sử tiếp tục lật qua những trang bi đát trên quê hương. Nguyễn Kỳ Cùng bị đưa vào các trại giam của người anh em vì đã bỏ “vùng kinh tế mới” để về thành phố kiếm ăn. Lần ấy Nguyễn Kỳ Cùng bị ghép vào tội có tham gia vào một tổ chức âm mưu lật đổ chính quyền. Rồi những chuyến dời đổi, Nguyễn Kỳ Cùng qua hết trại giam này đến trại giam khác từ nam ra bắc…
Và một lần, trong một trại giam ở miền trung du, Nguyễn Kỳ Cùng gặp lại Hà Văn Bá ở một hoàn cảnh khác, rất khác ngày xưa. Người đàn ông trung niên ấy bấy giờ mang quân hàm trung tá, trông coi một trại giam với trên một ngàn tù nhân và hàng trăm binh lính, cán bộ dưới quyền.
Hôm ấy, Nguyễn Kỳ Cùng được gọi lên văn phòng “Ban Giám Thị.” Những vết bụi phong trần của thời gian tạm đủ xóa đi những nét thân quen của người thủ trưởng trại giam. Nguyễn Kỳ Cùng cố lục trong ký ức nhưng không thể nhớ được người đàn ông có vẻ rất quen đối diện với mình là ai. Nguyễn Kỳ Cùng được mời ngồi trên ghế và uống nước trà xanh. Đó là lần đầu tiên và duy nhất của những năm tù mà Nguyễn Kỳ Cùng được đối xử tử tế. Sau khi cạn tách trà và hút gần hết điếu thuốc lá hiệu Sông Cầu, viên thủ trưởng trại giam lên tiếng:
“Anh Nguyễn Kỳ Cùng này…”
“Vâng. Tôi nghe,” Nguyễn Kỳ Cùng trả lời như trong mọi cuộc thẩm cung mà lòng không hề cảm xúc.
“Anh có nhớ tôi không?”

Nguyễn Kỳ Cùng phải lưỡng lự rất lâu để tìm kiếm trong ký ức mình:
“Dạ, tôi có ngờ ngợ nhưng thật tình tôi chưa thể nhận ra được cán bộ là ai.”
“Anh không nhận ra tôi cũng phải. Chính tôi cũng chẳng nhận ra anh là ai, nếu không xem lý lịch của anh…”
“Vâng. Điều này thì tôi thành thực thấy mình thiếu sót qúa.”
“Thời gian lâu qúa rồi, mình còn gặp nhau phải nói là còn may mắn. Tôi là Hà Văn Bá đây, người học trò ngồi cạnh anh ở lớp nhì ngày xưa….”

Như một tấm màn sân khấu mở tung. Trong khoảnh khắc, tất cả những hình bóng cũ trở về. Xóm thôn nghèo nàn. Lão Lý, mụ Tình, chú Thông Núi, con Lựu… và cả mùi mồ hôi dầu của qúa khứ…
Bất giác, Nguyễn Kỳ Cùng thốt lên:
“Mùi… táo Tàu….”
“Đúng, hôm qua ở Hà Nội gửi lên cho tôi vài lạng táo Tàu. Tôi nghĩ bỏ vài trái vào ấm nước trà mời anh.”
“Tôi nhớ tới bản vẽ cuối cùng, trước khi anh thoát ly đi theo cách mạng. Tôi nhớ tới một loại mồ hôi dầu….”

Hà Văn Bá xua tay:
“Bố láo. Bố láo tất.”
“Nhưng tôi nhớ, và tôi tin điều ấy là có thật. Nhất là cái thứ mồ hôi dầu có mùi táo Tàu và trơn như mỡ lợn….”
“Bố láo luôn. Tôi đã bịa ra chuyện ấy, không phải để đánh lừa anh mà chỉ muốn chứng tỏ mình là người lịch lãm.”
“Nhưng tôi tin, cái ấy mới rắc rối cho tôi sau này.”
“Lúc ấy anh còn nhỏ tuổi, tiếp thu mà không phê phán nên mới ra nông nỗi. Tôi thì chẳng có ý lừa anh nhưng dù sao thì những cái đó đều là những điều không có thật.”

Đó là một buổi gặp gỡ thú vị. Hai người bạn cũ, bây giờ ở vào những vị trí khác nhau, cùng ôn lại những tháng ngày trong qúa khứ. Rồi Nguyễn Kỳ Cùng trở lại buồng giam, gặm nhấm mãi về “những điều không có thật.”
Sau đó không lâu, hình như Hà Văn Bá được điều đi một đơn vị khác, Nguyễn Kỳ Cùng cũng chuyển sang một trại giam mới, nghe nói sẽ được đưa về nam. Lần gặp lại Hà Văn Bá như một vạt bèo trên sông tụ lại rồi thoắt chia tan, nhưng cũng đã giải tỏa được một điều rằng Hà Văn Bá từng xác quyết về cả những điều mà anh ta không biết chứ không có ý lừa gạt bất cứ ai. Đó là một con người có tâm địa tốt, Nguyễn Kỳ Cùng nghĩ thế
Bèo cứ hợp rồi lại tan. Những mảng bèo trên sông tan rồi lại hợp. Rồi cũng có ngày Nguyễn Kỳ Cùng ra khỏi nhà tù, sau gần mười năm qua các trại giam khắp nước.
Vậy mà, một lẫn nữa, Nguyễn Kỳ Cùng lại gặp Hà Văn Bá. Người thủ trưởng trại giam ngày xưa đã nghỉ việc vì những lý do không đâu. Hà Văn Bá lúc ấy hành nghề “phục hồi bu-gi” ở góc đường Lê Văn Tám. Không biết bằng cách nào, sau khi phải thôi việc, Hà Văn Bá lặn lội được tới thành phố Sài Gòn để kiếm ăn. Lần này thì họ nói chuyện với nhau thoải mái hơn, không còn có gì ngăn cách nữa.
Thành phố ấy, sau mười năm tiến lên chủ nghĩa Xã Hội, đã để lại những điêu tàn, xơ xác giống như thời “tiêu thổ kháng chiến,” giống như thời triệt hạ địa chủ, phú nông. Theo lời Hà Văn Bá nói lại thì nghe đâu lão Lý cũng vào đến tận Sài Gòn. Cách mạng không dùng lão ta nữa. Thuở ấy, những ngày đầu thoát ly khỏi làng đi theo cách mạng, con lợn giống đã lao động vượt chỉ tiêu qúa sức trong các phong trào thi đua mà chết rất sớm. Nó chết vinh quang như một anh hùng lao động ở nông trường. Con lợn giống ấy đã hy sinh. Bộ đồ nghề hoạn lợn mà lão Lý mang đi theo cách mạng chẳng bao lâu sau cũng bị bỏ xó vì ít có nơi nào còn lợn để hoạn nữa. Lão Lý bị bỏ rơi sau khi đã cống hiến hết của cải và sức lực cho cách mạng. Thời cơ đem đến cho Lão dịp may để vào nam. Lão vào Sài Gòn với nỗi uất hận con vợ trắc nết đi theo trai trước khi động phòng như sự uất ức bọn vắt chanh bỏ vỏ. Niềm tiếc thương con lợn giống như gợi lại những cảm giác cháy bỏng với mụ Tình ngày ấy bên chuồng lợn ở quê nhà. Sau này, lão Lý tâm sự rằng đã có lần lão trở lại vùng quê ấy với ý định kết nghĩa với người đàn bà nọ, nhưng mụ Tình đã chết cùng với cái bào thai sau những đợt thi đua trên những cánh đồng năm tấn. Hỏi về chú Thông Núi, Hà Văn Bá nói rằng ông ta đã chết trong tù, thời vụ án xét lại chống Đảng hồi đó.
Cách mạng bây giờ đổi mới.
Đó là lúc sau khi đã triệt hạ và loại trừ xong bọn đảng viên ít đáng tin cậy. Đó là lúc “đảng ta” đã đưa hết những kẻ phản động vào các trại giam. Đưa đám dân cùng khốn đến các vùng kinh tế mới. Những thành phần còn lại đến các nông trường, công trường sản xuất. Đảng noi gương người anh em, lấy tài sản của toàn xã hội, chia cho đảng viên trung thành.
Cách mạng chống chủ nghĩa bình quân. Người có công nhiều thì được chia nhiều, người có công ít thì được chia ít. Đó là công bằng xã hội.
Hà Văn Bá không còn đường sống. Cũng còn may, trong thời kỳ đổi mới, cán bộ đảng viên có tiền, học đòi đi xe Honda Nhật, đeo đồng hồ nhiều cửa sổ của Thụy Sĩ… mỗi chiếc xe có một cái bu-gi, chùi bu-gi cho sạch sẽ thì xe chạy tốt hơn. Hà Văn Bá treo bảng “Phục Hồi Bu-Gi.”
Bá nói: “Bu-gi thằng nào teo, Bu-gi thằng nào hỏng, Bu-gi thằng nào chết… cứ mang đến đây, ông phục hồi tuốt luốt.”
Khi con người cách mạng xông vào lãnh vực phục hồi Bu-gi thì chắc chắn là phải thành công.
Bươn trải một thời gian sau khi ra khỏi nhà tù, Nguyễn Kỳ Cùng cũng hết đường sống. Thỉnh thoảng đến thăm “cơ sở” Phục Hồi Bu-gi của bạn mà thấy nghẹn ngào vì Hà Văn Bá cũng khó có con đường để sống sót. Đã đến lúc Nguyễn Kỳ Cùng phải quyết định xuống thuyền vượt biên. Nhưng trước khi đi, Nguyễn Kỳ Cùng phải gặp Hà Văn Bá như một lần từ biệt. Lần ấy Bá bảo:
“Hồi xưa tớ bịa ra chuyện mồ hôi dầu là chỉ có ý khoe khoang, bốc phét tí thôi, đâu dè cậu lại tin.”

Rồi Bá thủng thẳng nói:
“Dẫu sao, dù cậu tin nhiều hay ít thì cái tai hại của nó cũng chỉ hạn chế trong cái phạm vi… mồ hôi dầu. Nhưng tớ đây, nghe lời Thông Núi thì tai hại hơn rất nhiều. Tôi biết, Thông Núi cũng không có ý định nói dối ai. Cuối cùng ông ấy cũng chỉ là nạn nhân, và ông ta đã rũ xương trong tù khi biết được rằng mình đã bị lừa. Đó là qủa lừa ngày xưa. Bây giờ khổ qúa rồi. Nó đang bày trò… đổi mới, tức là nó quay lại cái chỗ nó khởi hành, sau khi đã làm một qủa gọi là… cách mạng để cướp bóc sạch sẽ của mọi người. Đó là qủa lừa ngày nay.”

Nguyễn Kỳ Cùng nhắc lại:
“Cái chỗ nhược của bọn ‘quần chúng nhân dân’ là rất bồng bột, cả tin, mau quên và dễ… nổi hứng vặt.”

Hà Văn Bá nói:
“Bây giờ sau những qủa lừa, ‘quần chúng nhân dân’ tê liệt hết rồi, làm sao phục hồi lại được lòng tin?…”

Nguyễn Kỳ Cùng gợi ý:
“Như… phục hồi Bu-gi !”

Hà Văn Bá bảo”
“Bu-gi đã chết, phục hồi… thế đếch nào được!. Cơ sở phục hồi Bu-gi của tớ lại chỉ là… bịp bợm ở trên con đường Lê Văn Tám, tên của một thằng nhóc con… không có thật…”




9 điều người cao tuổi nên tránh

(bài do bạn ThiệuVũ giới thiệu)
Con người khi về già, các bộ phận trong cơ thể đều lão hóa, yếu đi. Một số điều sau đây luôn ẩn chứa những hiểm họa bất ngờ mà người cao tuổi cần phải lưu tâm đề phòng.
Không nên tập luyện vào lúc sáng sớm
Ta vẫn có quan niệm cho rằng tập luyện vào buổi sáng là tốt vì không khí trong lành. Điều đó không đúng. Vì từ 4-6 giờ sáng theo quy luật của đồng hồ sinh học của người già thân nhiệt đang cao, huyết áp tăng, thận thượng tuyến tố cũng cao gấp 4 lần buổi tối, nếu vận động mạnh, chạy hoặc đi bộ nhiều gặp gió lạnh, tim dễ ngừng đập.
clip_image017
Người cao tuổi nên tập thể dục vào buổi chiều

Đã có không ít cụ đi bộ buổi sáng sớm về ra mồ hôi, tắm xong huyết áp tăng đột ngột, đứt mạch máu não, đột quỵ luôn. Tốt nhất là nên tập vào chiều tối, tuy không khí không được thanh sạch như sáng sớm nhưng an toàn hơn nhiều.
Đang ngủ không nên trở dậy vội vàng
Thần kinh người già thường chậm chạp. Lúc ngủ muốn dậy đi tiểu hoặc có ai gọi đang ở tư thế nằm mà trở dậy ngay, đi lại luôn dễ làm huyết áp tăng đột ngột, dễ dẫn đến đứt mạch máu não. Vì vậy, đang ngủ khi có việc cần dậy phải từ từ theo 3 bước, mỗi bước khoảng nửa phút.
1. Bước 1 khi tỉnh giấc hãy nhắm mắt lại nằm thêm nửa phút.
2. Bước 2, ngồi dậy tại giường nửa phút xoa tay, xoa chân.
3. Bước 3, cho hai chân chạm đất hoặc chạm nền nhà nửa phút rồi mới đứng dậy
.
Không nên ngoái đầu một cách đột ngột
Người già mạch máu thường xơ cứng, thành mạch dày hẹp và đàn hồi kém. Nếu đột nhiên quay ngoắt đầu về phía sau, mạch máu ở cổ bị chèn ép, động mạch vốn đã hẹp bị chèn ép lại càng hẹp hơn cộng thêm thần kinh giao cảm bị kích thích mạnh làm mạch máu co lại, máu lưu thông chậm làm não thiếu máu cục bộ, thiếu ôxy nên bị choáng, hoa mắt, chóng mặt, có người đã bị ngã. Vậy đang đứng hoặc đang đi có ai gọi từ phía sau, chớ có quay ngoắt đầu lại ngay mà nên quay chầm chậm. Tốt nhất là xoay cả người lại, tránh chỉ quay đầu.

Không nên đứng co một chân để mặc quần
Xương của người già thường bị xốp do thiếu canxi. Nếu không bị xốp thì xương cũng giòn. Khi mặc quần mà đứng co chân để xỏ từng chân vào ống quần dễ bị ngã do mất thăng bằng hoặc do vướng vào quần. Người cao tuổi đã ngã thì dễ gãy xương, dập xương. Khi mặc quần tốt nhất là nên ngồi trên ghế hoặc trên giường.
Trong nhà tắm nếu không có chỗ ngồi thì phải dựa mông vào một bên tường để giữ thăng bằng cho khỏi ngã. Nhiều người bị ngã gãy xương ống chân, dập xương chậu vì đứng co chân mặc quần.
Không nên quá ngửa cổ về phía sau
Có lần một ông già đã về hưu cạnh nhà tôi, sức khỏe tốt, khi ăn tối xong ngồi nghỉ trên ghế tựa có lẽ do mỏi cổ nên ông đã ngửa cổ về phía sau hơi quá nên bị xỉu luôn. Khi con cháu biết thì nửa người bên phải của ông đã bị liệt, nước mũi nước dãi chảy ròng ròng và không nói được nữa, phải đưa ngay vào viện. Trường hợp này là do gần mạch máu nơi cổ có nhiều đốt xương, bình thường giữa các đốt có chất nhờn bôi trơn nhưng về già chất bôi trơn kém đi, các đốt xương trở nên sắc cạnh. Khi ngửa cổ ra phía sau quá giới hạn cho phép, phần xương sắc cạnh đó làm tổn thương đến mạch máu, hạn chế lượng máu đưa lên não gây ra thiếu máu não làm ngất xỉu. Vì vậy, người già khi ngồi ghế tựa không nên ngửa cổ quá mức về phía sau.
Không nên thắt dây lưng quá chặt
Vùng bụng quanh dây lưng là nơi gần dạ dày, ruột non, ruột già, trực tràng và hậu môn. Dây lưng mà thắt chặt quá sẽ chèn ép các mạch máu bụng, cản trở máu lưu thông, đoạn trực tràng gần hậu môn có thể dễ bị lòi ra ngoài khi đi đại tiện mà ta thường gọi là lòi dom. Dây lưng thắt chặt, dạ dày, ruột non luôn ở trạng thái chịu sức ép ảnh hưởng xấu đến tiêu hóa. Vì vậy, không nên thắt chặt dây lưng và tốt nhất là dùng dây đeo quần qua vai, tiếng Pháp gọi là Bretel (bờ rơ ten). Bình thường ở nhà chỉ nên mặc quần ngủ lồng chun không nên mặc quần âu cứ phải thắt dây lưng làm bụng luôn bị gò bó.
Khi đi đại tiện không nên rặn quá mức
Táo bón là hiện tượng thường gặp ở người già. Tâm lý khi đi đại tiện không ai muốn ở lâu trong nhà vệ sinh nên thường muốn rặng mạnh để đi cho nhanh nhưng nếu rặn quá sức, mặt mũi đỏ gay rất nguy hiểm. Các khảo nghiệm về y học đã cho biết khi rặn mạnh dễ giãn tĩnh mạch ở hậu môn gây chảy máu nhưng điều quan trọng hơn là huyết áp sẽ tăng có thể dẫn tới tai biến mạch máu não và nhồi máu cơ tim. Để đỡ phải rặn khi đi ngoài, người già cần ăn nhiều rau quả, chuối, khoai, uống nhiều nước để chống táo bón.
Không nên nói nhanh, nói nhiều
Một số nhà khoa học Mỹ phát hiện khi ta nói chuyện bình thường dù chỉ là chuyện vui nhẹ nhàng, các tế bào trong cơ thể vẫn chịu tác động và ảnh hưởng tới huyết áp. Thử nghiệm khoa học với 100 người mỗi người đọc 2 trang tài liệu với tốc độ nhanh chậm khác nhau. Kết quả cho thấy người đọc tốc độ vừa phải thì huyết áp, nhịp tim bình thường. Người đọc nhanh quá, đọc liến thoắng thì lập tức huyết áp tăng, nhịp tim tăng nhưng khi đọc thong thả trở lại, huyết áp, nhịp tim lại giảm xuống. Qua đó ta thấy người già nên nói ít, nói chậm thì có lợi cho sức khỏe. Những cụ nào bị bệnh tim mạch, bị huyết áp càng phải nói chậm, nói ít.
Không nên xúc động
Đối với người già mạch máu đã lão hóa nếu xúc động mạnh, quá giận dữ hoặc quá vui dễ bị nhồi máu cơ tim và đứt mạch máu não. Do đó, người già không nên xúc động tránh mọi sự tức giận, buồn phiền mà cần sống thanh thản, hòa nhã, vui vẻ, bỏ qua hết mọi chuyện, ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe.
Kết luận
Có một câu nói rất hay: "Đừng để chết vì thiếu hiểu biết". Vì thật ra đã có rất nhiều người chết vì thiếu hiểu biết kể cả những người còn trẻ. Qua sự hiểu biết ít ỏi của bản thân, qua kinh nghiệm cuộc sống và qua tham khảo các tài liệu y học mới nhất của nước ngoài mong rằng với bài viết ngắn này sẽ giúp các bậc cao niên sống lâu, sống khỏe, sống vui tăng thêm nhiều tuổi thọ

Nho và kẹo cao su giúp giảm béo

1- Các nhà nghiên cứu trường Đại học Texas (Mỹ) đã tiến hành nghiên cứu về dinh dưỡng học và rút ra kết luận là trong trái nho có một hoạt chất là resveratrol có tác dụng kích thích các hoạt động của adiponectin. Đó là một hocmon ảnh hưởng đến có chế tạo thành các tế bào mỡ trong cơ thể người, một trong những nguyên nhân làm người ta bị mập phì.
clip_image019

Trên cơ sở đó, họ đã đề xuất một chế độ ăn kiêng dựa trên nho: đặc biệt là ba ngày đầu tiên ăn nhiều nho (song không quá 1,5 kg/ngày) và sau dó ăn nho liên tục với lượng bình thương (khoảng vài chục gam/ngày vào các bữa ăn sáng trong khoảng 2 tuần.
Hiệu quả của chế độ ăn nho này được giải thích là nho giúp vào việc thanh tẩy cơ thể, đưa ra ngoài hết các cặn bã và nhờ vậy người sẽ gầy đi

2-Người ta thường thích nhai kẹo cao su để sạch răng, đỡ buồn mồm và củng cố cơ hàm. Nhưng thật không ngờ kẹo cao su có tác dụng làm giảm cân cho người béo.

clip_image021
Các nhà dinh dưỡng trường Đại học Rhodes Islands đã tò mò tìm hiểu thêm về loại kẹo cao su không chứa đường và đã đi đến kết luận thú vị là kẹo cao su có khả năng giảm nhu cầu tiêu thụ calori, tăng sự tiêu hao năng lượng, do đó có thể dùng như một chất giảm cân cho những người mập phì.
Một cuộc nghiên cứu đã được tiến hành với một nhóm tình nguyện viên gồm 35 người cả nam và nữ. Các người này được yêu cầu nhai kẹo cao su liên tục 20 phút trước bữa ăn sáng và 20 phút trước bữa ăn trưa.

Qua các xét nghiệm về mặt dinh dưỡng, các bác sĩ nhận thấy rằng những người nhai kẹo cao su trước bữa ăn trưa thu nhận từ thực phẩm một năng lượng ít hơn 67 calori so với các đối chứng và không cần phải ăn uống thêm gì để bù vào số lượng calori thiếu đó trong suốt một ngày. Ngoài ra, khi nhai kẹo những người này còn tiêu hao thêm được 5% năng lượng nữa.
Thế mà chính sự dư thừa năng lượng do tích luỹ các chất dinh dưỡng gây ra sự tăng cân và giảm bớt năng lượng mà cơ thể thu nạp chính là nguyên lỳ của các phương pháp giảm thân trọng .
Những tình nguyện viên nam còn cho biết sau khi nhai kẹo cao su cảm giác đói không làm cho họ nôn nao, khó chịu như trước đây nữa.

Hơp chất từ bột cà-ry (nghệ) có tác d ụng bảo vệ thần kinh chống tác hại của đột quỵ và chấn thương não
clip_image023

Đột quỵ do thiếu máu cục bộ (ischemic stroke) là nguyên nhân hàng đầu dẩn đến tật nguyền và nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ ba đối với ngưới cao tuổi tại Hoa kỳ, trong khi tổn thương do chấn thượng não (traumatic brain injury-TIB) là nguyên nhân tử vong và tật nguyền hàng đầu đối với các nhân viên dân sự và quân sự tuổi dưới 45, đặc biệt là nguyên nhận tật nguyền chính cho các cựu chiến bịnh tại các chiến trường Iraq và Afghanistan. Trong cả hai căn bệnh trện, những người sống sót đều bị mất nhiều khả năng hành xử và trí nhớ (behavioral and memory deficits). Liệu pháp duy nhất được FDA chấp nhận để trị liệu đột quỵ là tissue plamnogen activator (TPA) và chỉ hiệu nghiệm cho khoảng 20 phần trăm ca bênh. Còn cho tới nay không có tài liệu lâm sàng nào về cách trị liệu TBI
Trong các nghiên cứu trước đây, các tiến sĩ David R. Schubert và Pamela Maher thuộc Phòng thí nghiệm Salk Cellular Neurobiology Laboratory đã triển khai một hơp chất—tên gọi là CNB-001---từ chất curcumin, một thảnh phần hoạt tính cũa bột nghệ cà-ry . Các thử nghiệm đều cho thấy hợp chất CNB-001 có tính cách bảo vệ thẩn kinh cao ,và còn có thể tăng cường trí nhớ của các động vật bình thường
Vì nhóm nghiên cứu tại Salk chỉ có kinh nghiệm về các bệnh thần kinh liên quan đến tuỗi giá như Alzheimer chẳng hạn, nên họ đã tìm sự hơp tác của các chuyên gia thuộc Trung tâm Cedars Sinai và UCLA để thử nghiệm hợp chất CNB-001 trên các bệnh đột qụy và TBI.
Kết quả cho thấy là CNB-001 ít ra cũng hiệu nghiệm như TPA trong việc ngăn ngừa sự thiếu hụt về khả năng hành xử (behavioral deficits) do đôt qụy gây ra. Ngoài ra theo báo cáo đăng trên tạp chí Journal of Neurochemisry thì, trong khi TPA chỉ giảm bớt sự đóng máu cục (clotting) trong các mach máu não , hợp chất CNB-001 lại có tác dụng bảo vệ trực tiếp các tế bào thần kinh bên trong não nên bảo đãm được sự sự sống sót của các tế bào này và c òn tái lập sự liên hê giữa các tế bào thẩn kinh mà sự tổn thương đã làm đứt đoạn.
Video Curcumin Compound found to reduce stroke damage)

Compound Derived from Curry Spice Is Neuroprotective Against Stroke and Traumatic Brain Injury- Science Daily- Dec 15,2010

Thiết bị mới theo dõi lượng đưởng trong máu bệnh nhân tiểu đường

(bài do bạn ĐoTran giới thi ệu)
Các kỹ sư sinh học ở Hoa Kỳ đã phát triển được một máy theo dõi không dây” (wireless) có thể cấy vào người các bệnh nhân tiểu đường để đo lượng glucoz trong máu một cách liên tục tới một năm mới cần phải thay thế. Theo tường thuật của thông tín viên khoa học VOA Jessica Berman, nếu được FDA chuẩn thuận, thiết bị này sẽ cung cấp cho những người bị bệnh tiểu đường một lựa chọn đáng tin cậy và ít đau đớn hơn so với các thiết bị theo dõi glucoz-huyết hiện hành.
clip_image025
Hãng GlySens Inc. đã triển khai một máy đo glucoz được cấy dưới da bệnh nhân bĩ tiểu đường để theo dõi glucoz-huyết loên tục và lâu dài

Hệ thống theo dõi lượng glucoz được thiết kế để cấy vào ngay dưới da người bệnh, để tự động đo lượng glucoz-huyết hay đường trong máu và chuyển dữ liệu đến cho một máy nhận bên ngoài. Thiết bị này là một đĩa nhỏ khoảng 38 milimet chiều ngang và dầy khoảng 16 milimet, có thể thay thế cho các thiết bị dùng kim chọc bằng tay gây đau đớn và các máy dò giống như kim chích cấy vào người để theo dõi liên tục lượng glucoz nhưng cứ 3 đến 7 ngày lại phải thay một cái mới.
Các bệnh nhân tiểu đường thường rất khó giữ được lượng glucose-huyết lành mạnh bởi vì họ không sản xuất đủ chất kích thích tố insulin để chế biến đường ( một tình trạng gọi là tiểu đường loại 1 hay tiểu đường thiếu niên), hay bởi vì lượng insulin sản xuất không có khả năng biến glucoz trong thực chế của người bệnh thành năng luợng ( như trong tình trạng gọi là iều đường loại 2 hay tiểu đường của người trưởng thành ).
Các cuộc khảo cứu lớn đã cho thấy rằng kiểm soát gắt gao luợng đường trong máu qua các máy đo glucoz liên tục, và điều chỉnh lượng đường trong máu khi lên quá cao hay xuống quá thấp sẽ giảm thiểu được rủi ro bị các biến chứng của bệnh tiểu đường, kể cả các bệnh về thận, mắt hay tim.
Kỹ sư sinh học David Gough của trường Đại học California ở San Diego , người lãnh đạo cuộc khảo cứu, mô tả hệ thống theo dõi mới và kết quả tốt đẹp của hệ thống này trong các cuộc thử nghiệm trên loài vật.
Ông Gough cho biết thiết bị dò này sẽ cho phép những người bị bệnh tiểu đường theo dõi sát hơn lượng đường trong máu của mình so với các phương pháp thông thường.Ông nói: “Nhờ thế mà họ có thể điều chỉnh lượng insulin do tập luyện thể thao, kiêng cữ ăn uống hoặc các phương pháp trị liệu khác và xử lý bệnh của mình tốt hơn. Thiết bị này sẽ được cấy vào dưới da người bệnh trong thời gian dài, có thể là một năm hay hơn.”

Thiết bị theo dõi gồm 2 máy dò khí oxy (oxygen sensor). Máy dò thứ nhất chứa một chất xúc tác enzyme gọi là glucose oxydase kích thích phản ứng hoá học theo tỷ lệ lượng khí oxy mà đường tiêu thụ trong chất lỏng nằm ở kẽ mô bên dưới da. Máy dò thứ nhì đọc lượng khí oxy từ máy dò thứ nhất và so sánh nó với mức chuẩn, và cho biết lượng glucoz-huyết
Ông Gough cho biết hai máy dò song song này có thể được cấy vào cho bệnh nhân , ở thắt lưng hay bụng dưới, hoặc ngay phía dưới xương cổ nơi thường đặt các máy trợ tim nhờ một thủ thuật đơn giản mà bệnh nhân không cần ở lại bệnh viện. Ông còn nói số đo sẽ được gửi mà không cần có dây nối đến một máy nhận bên ngoài cơ thể người bệnh.Theo ông Gough máy nhận có thể gắn vào thắt lưng hay chung cuộc nó có thể mang hình thức một điện thoại di động hay một cái gì tương tự như thế.”
Máy theo dõi lượng glucose “ không dây “này sẽ bảo vệ chống lại một trong các khía cạnh nguy hiểm nhất của bệnh tiểu đường – đó là tình trạng lượng đường trong máu xuống rất thấp (hy[pglycemia) . Theo ông Gough, đây là tình trạng cực kỳ nguy hiểm, nếu nó xảy diễn trong thời gian người bệnh đang ngủ. Ông Gough nói thêm: “Những người này rất đáng lo ngại bởi vì họ có thể mất khả năng nhận biết và có thể gặp tai nạn hay một sự cố nào đó. Vì vậy thiết bị này cũng sẽ báo động khi lượng glucose xuống quá thấp. Và trên nguyên tắc, cả hai vấn đề ngắn hạn cũng như dài hạn của bệnh tiểu đường, có thể được cải thiện.”
Ông Gough nói các máy dò lượng glucoz có thể được sử dụng để chuyển bằng điện thoại di động tín hiệu cảnh báo đến cho phụ huynh của các em nhỏ bị tiểu đường mổi khi lượng glucoz của các em này xuống thấp một cách nguy hiểm vào ban đêm.
Các nhà khảo cứu nói rằng mục tiêu là để tạo ra một hệ thống vòng kín trong đó máy theo dõi không dây đo liên tục lượng glucoz trong máy và một máy bơm insulin bên ngoài tự động điều chỉnh luợng insulin
dùng cho người bệnh.
Ông Gough cho biết các nhà khảo cứu hy vọng sẽ bắt đầu các cuộc thử nghiệm lâm sàng trên người máy theo dõi lượng glucoz này trong vòng vài tháng nữa và sau đó sẽ xin sự chấp nhận của FDA

Phương pháp mới làm tàng hình

Từ trước tới nay muốn làm những vật thể “biến mất” các nhà khoa học đã phải dùng tới những cấu trúc vi-ti gọi là metamaterials , được tao thành từ những kim loại kích cỡ nano và các vật liệu khác , có thể hướng dẫn các sóng điện từ ( như microwave hoặc ánh sáng hồng ngoại và ánh sáng thấy đ ược) bao quanh c ác vật thể.Nếu các nhà khoa học “uốn nắn” các siêu vật liệu meta (metamaterial) đúng thì họ có thể làm nhũng vật thể nhỏ bé “biến mất “-- với một số độ dài sóng ánh sáng nào đó và ít nhất dưới một số góc độ nhìn nào đó
Nhưng mới đây các nhà khoa học đã tìm ra một phương pháp khác đơn giản và rẻ tiền để làm “tàng hình” vật thể bằng cách đặt chúng giữa hai miếng tinh thể calcite (CaCO3).
clip_image027

Một mẫu tinh thể calcite trong tự nhiên
[ Calcite được biết từ lâu là có những tính chất quang học độc đáo, kể cả khả năng “bẻ gẫy” (tức là khúc xạ /refract) tia sáng một cách khác nhau tùy theo sự phân cực (polarization) của ánh sáng ( tức là sự định hư ớng của điện trư ờng . ( Các tính chất này có thể tạo ra sự lưỡng khúc xạ (double refraction)tức l là chúng ta có thể nhìn thấy hai hình của một vật thể xuyên qua calcite với ánh sáng không phân cực thường.) ]
clip_image029clip_image031

Hệ thống mới , do Liên Minh giữa Viện Công nghệ Massachusetts và Trung tâm Công nghệ và Nghiên cứu Singapore (Singapore – MIT tức SMART) phát triển , có thể làm” biến mất” vật thể tương đối lớn (có thể nhìn thấy bằng mắt) trong môi trường ánh sáng bình thường.
Hệ thống tàng hình này được làm từ 2 miếng tinh thể calcite (khoáng carbonat, chất đa hình ổn định nhất của CaCO3) được ghép cùng nhau theo một hình thể nhất định. Calcite có tính không đẳng hưởng cao, có nghĩa là ánh sáng đến từ một mặt sẽ biến mất ở một góc khác hơn là đi qua mặt kia.
Bằng cách dùng hai mẫu calcite khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể bẻ cong ánh sáng xung quanh một vật thể rắn được đặt giữa hai tinh thể.
Tuy nhiên theo ông George Barbastathis – người phát triển hệ thống tàng hình –thì hệ thống tàng hình mới vẫn có những hạn chế của nó, trong đó, hệ thống hoạt động tốt dưới ánh sáng xanh và chỉ có tác dụng che giấu vật thể từ một hướng nhất định. Quan sát vật thể ở hướng khác sẽ khiến nó “hiện hình” trở lại, Ngoài ra, hệ thống chỉ có thể che giấu vật thể cao khoảng 2mm, tuy nhiên những mẫu tinh thể calcite lớn hơn có thể che giấu được vật thể lớn hơn.
Ông Barbastathis tin rằng nhóm nghiên cứu của ông sẽ hoàn thành được hệ thống tàng hình 3 chiều thực thụ và nghĩ ra một ứng dụng cho nó. “Tôi sống ở Boston, nơi đây có nhiều con đường cùng đổ về một góc nhọn, vì vậy khi quan sát đèn giao thông, rất khó biết cần phải nhìn cột đèn nào. Với hệ thống tàng hình hiện tại, bạn có thể che giấu một số cột đèn nhất định và người lái xe không còn phải khó xác định nữa”.
clip_image033
Một vật thể màu hồng dường như biến mất đằng sau một tinh thể calcite trong môi trường nước được chiếu ánh sáng xanh

Cũng nên biết các nhà vật lý học của Đại học Birmingham, Đại học Hoàng Đế và Đại học Kỹ thuật Đan Mạch cho hay, tinh thể calcite nói trên cho phép họ che phủ được những vật thể lớn hơn so với các phương pháp “tàng hình” khác. Đội ngũ c ác chuyên gia n ày , dẫn đầu là tiến sĩ Shuang Zhang, đã dán 2 mảnh calcite hình tam giác với nhau, bên trên là một mảnh gương. Ánh sáng chiếu vào calcite và bị tách thành 2 nhóm tia, di chuyển với vận tốc và phương hướng khác nhau. Tiến sĩ Zhang cho biết, các thí nghiệm của nhóm cho thấy đây là lần đầu tiên khu vực được “phủ áo tàng hình” có thể quan sát được bằng mắt thường. nhờ vậy họ có thể căng rộng được kích thước của áo tàng hình để che phủ được những vật thể lớn hơn, gấp hàng ngàn lần độ dài của bước sóng ánh sáng.

Sắp có mặt trời thứ hai, thế giới sắp tận thế chăng ?

Ngôi sao lớn thứ hai trong chòm sao Orion - Betelgeuse có thể sẽ biến thành một mặt trời thứ 2 trước năm 2012 khiến nhiều người không khỏi liên tưởng đến lời tiên đoán về “Ngày tận thế”.
clip_image034
Hình ảnh rõ nét nhất về siêu tân tinh Betelgeuse (Ảnh: Rense)

Tiến sĩ Brad Carter, g áo sư Vật lý tại trường Đại học Southern Queensland , cho biết ngôi sao Betelgeuse đang mất dần trọng lượng ở khu trung tâm và rất có thể sẽ phát nổ trong khi di chuyển tạo ra một luồng ánh sáng cực mạnh tương đương với mặt trời. Tiến sĩ Carter cũng nói rằng khi ngôi sao khổng lồ này phát nổ, nó sẽ tạo ra một nguồn năng lượng khủng khiếp, trái đất sẽ không có đêm trong vài tuần. Tuy nhiên cũng chưa có điều gì chắc chắn về thời điểm siêu tân tinh này phát nổ. Thời điểm ấy có thể là ngay ngày mai hoặc có thể 1 triệu năm nữa. Nhiều người cho rằng siêu tân tinh có thể phát nổ là minh chứng cho dự đoán theo lịch của người Maya về ngày tận thế trong năm 2012.
Tuy nhiên, theo tiến sĩ Carter, việc siêu tân tinh này phát nổ sẽ cung cấp nhiều tài nguyên có lợi cho sự sống của con người.
Theo tiến sĩ Carter “Khi ngôi sao này bắt đầu phát ra tiếng nổ lớn thì thứ đầu tiên chúng ta nhìn thấy được là một trận mưa các hạt vụn siêu nhỏ còn gọi là các hạt neutrinos. Ngoài ra khi nổ nó có thể bắn ra các nguyên tử kim loại như vàng, bạc và nhiều kim loại nặng khác như uranium...”,
Sao Betelgeuse được biết đến là một ngôi sao trẻ lớn nhất trong vũ trụ. Mặc dù mới hình thành cách đây vài triệu năm ,song nó có đường kính lớn gấp 1.000 lần và khối lượng gấp 15 lần so với mặt trời. Hiện ngôi sao này đang nằm cách trái đất 640 năm ánh sáng. Vì vậy chúng ta hoàn toàn có thể khẳng định rằng dù ngôi sao này có nổ, nó cũng sẽ không ảnh hưởng nhiều đến trái đất. “Nó sẽ nổ, đó là điều tất nhiên. Nhưng nó quá xa để hủy hoại trái đất”, tiến sĩ Carter khẳng định. Ông cũng phân tích rằng, vụ nổ của siêu tân tinh Betelgeuse có thể sẽ tạo ra một hố đen lớn cách trái đất khoảng 1.300 năm ánh sáng hoặc tạo ra một ngôi sao neutron.

Cảm lạnh và các hậu quả của biến chứng
LM Giuse Hoàng Minh Thắng (bài do bạn Câu Đỗ giời thiệu)
Cảm lạnh là một một bệnh rất thông thường. Nhưng ngoại trừ một số dấu chỉ quen thuộc như sổ mũi, tịt mũi, nhức đầu, người gai gai sốt, khó chịu ai cũng biết, cảm lạnh thường khiến cho nhiều cơ phận khác bị suy yếu và gây ra một số bệnh, mà các bác sĩ tây y và cả đông y cũng không khám ra, không biết lý do tại sao, vì không có các vết nội thương ngoại thương, cũng không có vi khuẩn và không có cơ phận nào bị hư hỏng.
Tuy không biết là bệnh gì nhưng các bác sĩ vẫn cho thuốc, thường là thuốc giảm đau, càng uống càng không khỏi, lâu ngày bị mất trí nhớ, loét bao tử, hư thận và khiến cho hệ thống thần kinh bị tê liệt. Cảm lạnh thường gây đau nhức tứ chi mình mẩy đến tê bại không cử động được, nên có bác sĩ cho là hệ thần kinh bị hư và để nghị giải phẫu...
I. Lý do
I-1. Trời mưa, trời gió hay trời lạnh mà mặc không đủ ấm, đầu không đội mũ, chân không đi giầy, không mang tất ấm, cổ không quấn khăn vv... vì thế các cơ phận thuộc bộ máy hô hấp (mũi, miệng, cổ họng, phổi... ) và tuần hoàn (tim, dạ dầy, ruột, gan, thận, lá lách...) bị lạnh. Khí âm xâm nhập nhiều qúa làm mất thế quân bình trong cơ thể, gây bế tắc kinh mạch, và suy yếu các cơ phận.

I-2. Ngồi trúng chỗ có luồng gió (ở tư gia, trong nhà thờ, nhà hội có mở cửa trước cửa sau, hay cửa ngang hông, trong xe mở cửa kính hay máy lạnh qúa vv... ) có thể đưa đến chỗ bị cảm.
I-3. Đặc biệt tại những vùng sáng sớm và ban chiều trời lạnh, nhưng ban trưa trời nóng (điển hình như California, Texas... ), có rất nhiều người bị cảm lạnh, vì không để ý, mặc không đủ ấm khi đi làm ban sáng và về nhà lúc chiều tối. Cứ thế, khí âm nhập vào người mỗi ngày một chút, và từ từ khiến cho cơ thể bị suy nhược và sinh ra nhiều triệu chứng mà không biết là bệnh gì.
II. Một số triệu chứng thông thường dễ nhận ra

II-1. Các triệu chứng bình thường dễ nhận ra:
- Sổ mũi, tịt mũi
- Nhức đầu, nặng đầu
- Ho
- Cảm thấy người vừa nóng vừa lạnh: hơi sốt hay sốt nặng (khi có vi khuẩn gọi là bệnh cúm)
- Bần thần, mỏi mệt trong người

II-2. Nhưng chính vì khí âm xâm nhập thân thể, khiến bế tắc kinh mạch, máu huyết và làm suy yếu các cơ phận hô hấp và tuần hoàn, nên cảm lạnh làm nảy sinh ra nhiều triệu chứng, mà cả các bác sĩ cũng không biết và không ngờ tới.
1 Trằn trọc, khó ngủ ban đêm
2 Ngủ không thẳng giấc, đi tiểu lắp nhắp ban đêm, hay bị chuột rút
3 Đổ mồ hôi ban đêm
4 Đầy bụng, khó tiêu
5 Nhất là đau và nhức mỏi trong người: đặc biệt là hai cánh tay, cổ, bả vai, sống lưng, đầu gối, hai chân và hai bắp chân.
6 Nhiều khi có cảm tưởng như bị đau nhức thần kinh hay từ trong xương, đến độ bị bại xuội, cổ  không quay được, không giơ hay co tay chân lên được, không cúi xuống được hay không thể mặc và cài cúc áo quần vv....
Đi khám bác sĩ, chụp phim thì không có cơ phận nào bị hư hại hay tật bệnh gì. Các bác sĩ chỉ biết cho thuốc giảm đau, bệnh nhân có cảm tưởng giảm đau nhức, nhưng càng uống càng tệ hại thêm, vì người ngày càng bần thần, mỏi mệt và đau nhức hơn. Thuốc giảm đau, thuốc ngủ sinh ra bệnh mất trí nhớ, đau bao tử và đau thận...
7 Tức ngực, nhói ngực, khó thở, hụt hơi
8 Nghẹt tim, tim hồi hộp, ngộp thở, hay có cảm tưởng bị bệnh tim
9 Khó tiêu, táo bón, nặng bụng, ở chua
10 Đau bụng lâm râm
11 Tiêu chảy
12 Đau tức bên hông phải trên vùng gan,
13 Đau tức bên hông trái trên vùng lá lách
14 Teo tĩnh động mạch trên đầu (dẫn tới chỗ đau đầu và bị tai biến mạch máu não vì lượng hồng huyết cầu và dưỡng khí không lưu thông đủ để nuôi óc)
15 Da mặt xanh xao, tái mét hay thâm, và người lúc nào cũng cảm thấy bần thần, mệt mỏi như mất hết sức lực, chán nản, buồn sầu, chỉ muốn đi nằm, không muốn làm gì, và không làm được gì, vì người lúc nào cũng một mỏi.
Đi khám bac sĩ, thử máu, thử phân, thử nước tiểu, chiếu điện, thì không tìm ra bệnh gì, và ai cũng bảo là bệnh giả đò.
16 Trẻ em bị cảm lạnh thì khó ngủ, hay ói sữa, biếng ăn, táo bón (hai ba ngày mới đi một lần, mà phải dùng thuốc, phân hôi), tiêu chảy, hay khóc, quấy, da không trắng và hồng hào, nhưng tái mét, khi khóc thì tím ngắt mặt mũi chân tay và không dỗ được.
Tất cả các triệu chứng trên đây đều có thể do cảm lạnh mà ra, đặc biệt các trường hợp đau nhức số 5, trường hợp số 15 và số 16 là dấu chứng đã bị cảm lạnh từ rất lâu, chứ không phải các cơ phận bị hư hại.
- Khi bị cảm lạnh, phần nào trong cơ thể yếu thì phần đó thường dễ bị ảnh hưởng.
- Có nhiều người bị cảm lạnh hàng chục năm mà không biết, đi khám hết mọi bác sĩ tại mọi nhà thương nổi tiếng và uống biết bao nhiêu thứ thuốc, mà vẫn không khỏi bệnh. Và các bác sĩ vẫn không biết chính xác là bệnh gì, kể cả các bác sĩ dông y và châm cứu. Đây là các trường hợp bị đau nhức (số 5) và người mất sắc, bần thần, kiệt sức (số 15) và trẻ em (số 16).

III. Cách chữa
Có nhiều cách chữa

III-1 Bình thường có thể cạo gió.
* Cách cạo:
- Dùng đồng bạc hay tốt nhất là cái thìa lớn (nếu bằng bạc nguyên chất càng tốt) cạo gió bằng dầu nóng (bất cứ loại nào cũng được) nhưng tốt nhất là long não pha với dầu ô liu,
- Tỳ mạnh đồng bạc sát xuống da,
- Cạo chậm rãi và kéo đường càng dài càng tốt,
- Như thế sẽ ít đau và không trầy da.

* Chỗ cạo: khắp nơi trên người
Cạo: cổ, gáy, trán, trên đầu, hai thái dương, bả vai, bên trong bên ngoài hai cánh tay, mu bàn tay, ngón tay, lưng, ngực, bụng, bụng dưới, mông, bên trong bên ngoài đùi, chân, bắp vế và mu bàn chân, ngón chân.
* Cạo gió rất khoa học nhưng ông bà cha mẹ chúng ta không giải thích nên mình không hiểu. Thật ra:
- cạo gió là đả thông kinh mạch để cho khí huyết lưu thông đều đặn trở lại
- tái lập thế quân bình cho cơ thể
- dầu nóng tăng khí dương,
- đồng bạc hay cái thìa, tức chất kim khí, rút khí âm trong người ra.

Cạo gió xong là tự nhiên hết các triệu chứng kể trên và khỏi bệnh, thường là ngay tức khắc.
- Chỉ khi bị cảm (cảm nắng cũng như cảm gió và cảm lạnh) cạo da mới đỏ hay có hột và bầm tím nếu bị cảm nặng từ lâu. Càng bị cảm lâu càng bầm. Nhưng chỉ vài hôm sau là các vết đỏ và bầm sẽ biến đi.Vì thế nói cạo gió vỡ mạch máu da là không đúng.  Ngày nay nhiều bác sĩ Mỹ cũng bắt đầu tin, vì người ta đã cạo ngay trước mặt cho bác sĩ thấy.
- Tuy nhiên vì sống tại Tây Âu có nhiều người không quen hay chưa cạo gió bao giờ, nên sợ đau hay sợ bị dị nghị, mà quên đi hay khinh thường cách chữa bệnh rất hữu hiệu này của ông bà cha mẹ.

Cách pha long não với dầu ô liu:
- 100 gr bột long não nguyên chất đã tán sẵn mua ở tiệm thuốc bắc (không phải long não bỏ quần áo hay giết gián)
- pha với 1 lít dầu ô liu (dầu trộn sà lát loại nào cũng đựợc)
- bình thường các tiệm thuốc bắc bán bịch 1 pound long não (10 US$), thì pha với 1 galon dầu ôliu, rồi chia nhau.
- Dầu ô liu pha với long não còn có thể dùng để thoa bóp, chữa trặc hay sưng chân tay và thấp khớp rất công hiệu.

III-2 Xông với nước lá - nấu một nồi nước lớn với lá sả, lá cây dầu huynh diệp, lá chanh, lá cam, lá quít, lá bưởi hay ngải cứu vv...
- trước khi trùm chăn xông trong phòng kín gió, thì bỏ thêm 10-20 gr bột long não, nếu có (thường tiệm thuốc bắc có bán bịch lá xông có thêm gói bột long não nhỏ) 
- xông xong, lau mồ hôi khô, và mặc quần áo ấm ngay rồi uống vài viên thuốc cảm với nước trà gừng nóng, đắp chăn nằm nghỉ hay ngủ được một giấc, sẽ thấy người khỏe ngay.
Vì khi xông chảy mồ hôi nhiều nên cơ thể mất nhiều muối đạm, do đó cần phải cẩn thận, kiêng ra ngoài, để đừng bị lạnh trở lại.

III-3 Đánh cảm bằng cám rang
- lấy cám bỏ vào chảo rang nóng lên
- bỏ vào miếng vải túm lại
- rồi vuốt từ trên đỉnh đầu vuống xuống
- vuốt khắp nơi trong người: đầu tóc, mặt, ngực, bụng, cơ quan sinh dục, lưng, mông, đàng trước đàng sau tay chân, lòng bàn tay bàn chân và ngón tay ngón chân...
Cảm nặng thì phải rang 2, 3 mẻ và vuốt vài lần sẽ đỡ ngay, vì mọi kinh mạch đều được đả thông và khí huyết di chuyển bình thường trở lại.


III-4 Đánh cảm bằng gừng
- 100 gr gừng giã dập
- túm vào một chiếc khăn hay vải mỏng
- nhúng vào một bát rượu mạnh (rượu đế, volka vv...)
- vuốt từ đỉnh đầu xuống cả người phía trước: mặt mũi, ngực, bả vai, cánh tay bên trong bên ngoài, lòng và mu bàn tay, rồi các ngón tay, bụng, bắp vế xuống cho tới lòng và mu bàn chân và các ngón chân, phía sau: đầu, ót, gáy, lưng, mông xuống cho tới lòng bàn chân và các ngón chân.

III-5 Đánh cảm bằng trứng gà và đồng bạc nguyên chất (pure silver coin)
- luộc 5-7 trứng gà chín lên (18 phút thì trứng chín), luôn để nước sôi
- bóc vỏ, bổ đôi, bỏ lòng đỏ
- nhét đồng bạc nguyên chất vào giữa
- túm vào khăn hơi dầy một chút để khỏi bị xước da
- rồi cứ thế vuốt từ trên đỉnh đầu xuống y như đánh cảm bằng cám và gừng
- vuốt cho tới khi nào trứng hoàn toàn nguội mới thay trứng và thay đồng bạc khác.
Nếu bị cảm nắng, thì đồng bạc mầu đồng.
Nếu bị cảm lạnh, thì đồng bạc mầu đen, càng cảm lạnh nặng càng đen.
Nếu bị cảm gió nữa thì đồng bạc mầu đen nhánh có sắc xanh. Nếu vừa cảm nắng vừa cảm lạnh, thì đồng bạc có cả hai mầu.
1) Tùy trường hợp nặng nhẹ, có thể đánh từ 4 trứng trở lên. Bình thường mỗi lần đánh khoảng 4-5 trái là được. Để tránh bị lạnh trở có thể đánh đầu, ngực và lưng trước, rồi mặc áo, che khăn hay đắp chăn, sau đó mới đánh tới phần dưới của cơ thể. Nếu muốn đánh một lần cho cả phía trước hay phía sau, thì lấy chăn đắp phần thân thể đã đánh rồi hay chưa đánh.
2) Đặc biệt là trường hợp 5 và nhất là 15, có khi phải đánh tới 40-50 hay hàng trăm cái trứng. Nghĩa là đánh làm nhiều lần, cho tới khi nào cảm thấy người dễ chịu, khỏe khoắn, da dẻ hồng hào trở lại thì thôi.
3) Trẻ em bị cảm (đặc biêt các em nhỏ) chỉ nên đánh cảm bằng trứng. Trường hợp các em được vài tháng, nếu sợ bỏng da, có thể đánh cảm bên ngoài áo cũng được. Nhưng nếu bọc trứng trong một khăn dầy vừa đủ sễ không sao.
4) Cũng có thể để nguyên vỏ trứng, để có nhiều sức nóng hơn, nhưng phải dùng loại khăn rửa mặt hơi dầy, để khỏi bị vỏ trứng làm xước da.
5) Đánh cảm bằng trứng hơi tanh. Nhưng sau đó không được tắm. Chỉ nên dùng lotion hay chút dầu thơm pha chút nước nóng, nhúng khăn lau sơ người thôi.
6) Đặc biệt trường hợp số 15 và khi bị thương hàn, tức cảm lạnh ngấm tới xương, thì phải đánh cảm bằng trứng và đồng bạc (vì cạo gió, bấm huyệt thoa bóp chỉ bớt chứ không khỏi).
7) Đồng bạc bị đen bỏ vào một cái chén bên dưới lót một miếng giấy bạc rồi đổ nước sôi lên, đồng bạc sẽ trắng trở lại ngay và dùng để đánh tiếp.

Cách mua hay đặt đồng bạc đánh cảm:
1) Ai có thân nhân nhân ở Việt Nam có thể nhờ họ đặt cho mươi đồng bạc đánh cảm tại các tiệm bán vàng bạc (mỗi đồng khoảng 4-5 US$ làm hình bầu dục theo hình trái trứng là tiện nhất, vừa dùng để đánh cảm vừa dùng để cạo gió rất tốt)
2) Dễ nhất là vào Internet để mua và trả qua credit card ngay tại Mỹ. Họ sẽ gửi tới tận nhà. Mấy gia đình chung nhau, vì mỗi sét có 20 đồng 1 dollar lớn và dầy. Đồng 1 dollar lớn này có thể đánh được 2-3 trứng mới đen hết đồng bạc.
Silver Rounds Medaillon ** 999 Pure Silver One Ounce 34.50 US$
htttp://
www.goldmastersusa.com/silvercoins.asp
III-6 Giác, lẩy (thường phức tạp hơn, vì cần có bộ đồ nghề và không công hiệu bằng các cách kể trên, vì chỉ hạn chế vào một số nơi có bắp thịt).
- Giác bằng alcool hay rượu mạnh, nếu không khéo có thể bị bỏng da.
- Giác bằng hơi tránh được ngy hiểm này, nhưng phải có bộ đồ nghề.
- Nếu biết lẩy có thể nặn máu bầm ra, nhưng phải cẩn thận để không bị nhiễm trùng.

IV. Phòng bệnh hơn chữa bệnh
Vì cảm lạnh có thể gây ra các hệ lụy nguy hại tới các cơ phận trong người như thế nên chúng ta phải cẩn thận.
1. Luôn mặc ấm áp khi đi làm hay đi lễ ban sáng và về nhà lúc chiếu tối
2. Đầu đội mũ, trùm khăn
3. Giữ hai vai, vùng thận và chân ấm (đi vớ, cả khi ở trong nhà)
4. Khi có các triệu chứng kể trên, cứ áp dụng mấy cách chữa bệnh trên đây của ông bà cha mẹ, trước khi đi khám bác sĩ.

V Kết luận
Trong các năm qua tôi đã từng chữa bệnh cho hằng trăm người và đoán bệnh ít khi sai. Thí dụ một người bị tiêu chảy suốt 3 năm đi khám bác sĩ tại nhiều nhà thương khác nhau và uống bao nhiêu thuốc nhưng không khỏi. Các bác sĩ không tìm ra lý do. Sau khi cạo gió bụng, lưng và ngực, bệnh tiêu chảy dứt ngay. Một người khác ăn lương tàn tật 2 năm vì không thể giơ hai tay lên được và đau nhức không thể lái xe được. Đi khám tại nhiều nhà thương nhưng các bác sĩ không biết bệnh gì, chỉ cho uống thuốc giảm đau và đoán là thần kinh bị hư nên đề nghị mổ. Sau khi cạo gió hai cánh tay và lưng xong là hết đau nhức và hai tay cử động bình thường ngay lập tức. Một người khác nữa bị đau đầu gối 3 tháng, đi khám các bác sĩ, chiếu điện nhiều lần cũng như uống nhiều thứ thuốc, mà không hết đau nhức. Bác sĩ nói thần kinh bị hư, phải mổ. Cạo gió mấy phút là hết đau nhức ngay.
Thế mới biết rất nhiều trường hợp đau nhức là do cảm lạnh. Vì vậy trước khi đi bác sĩ hay vào nhà thương, chúng ta nên áp dụng cách chữa bênh của ông bà cha mẹ, vừa dễ dàng, vừa rẻ tiền lại rất khoa học và công hiệu tức khắc, giúp giữ gìn sức khỏe và nhất là khỏi bị tàn tật oan.
Khoai lang chống tiểu đường
(bài do bạn BảoNguyễn giới thiệu)
Khoai lang là một loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe nhờ có nhiều chất xơ, và vitamin, do vậy nó có thể ngừa được một số bệnh, đặc biệt là đối với những người ăn kiêng.\

Tận dụng ưu điểm này, các nhà khoa học ở trường Đại học Harvard Mỹ mới đây đã tạo ra một loại khoai lang là siêu thực phẩm tốt cho những người bị bệnh tiểu đường. Loại khoai lang này giúp cân bằng lượng đường huyết đồng thời hỗ trợ cơ thể cân bằng khi insulin hạ thấp.
clip_image036
Thành phần giúp cho khoai lang có khả năng chống lại căn bệnh nguy hiểm và phổ biến này là caroteinoids. Chất trên khi hiện diện đầy đủ trong máu sẽ điều chỉnh insulin ở trạng thái cân bằng. Do vậy, ăn khoai lang vừa là cách để phòng ngừa vừa là cách để hạ thấp mức độ nghiêm trọng bệnh tiểu đường.
Đáng lưu ý trong loại khoai lang ngừa tiểu đường này còn có 1/3 chất có khả năng hoạt động chống ôxy hóa, chất glutathione, chất này khi vào cơ thể không chỉ ngừa bệnh mà còn làm tăng khả năng miễn dịch và chống lại các tế bào bị bệnh.

KHOAI LANG, NGUỒN DINH DƯỠNG TỐT CHO NHỮNG NGƯỜ I BỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

Tâm Linh biên dịch
Lời mở đầu: Khoai lang, tiếng Mỹ goi là sweet potatoes là một phần của thực phẩm không thể thiếu trong Lễ Tạ Ơn. Khoai lang là một trong những loại lương thực lâu đời nhất trên thế giới được biết của con người. Ngày nay những nghiên cứu khoa học cho thấy khoai lang không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao mà có những công dụng phòng chữa bệnh, đặc biệc là bệnh tiểu đường loại 2 và là một trong những thực phẩm tạo miễn dịch tốt cho cơ thể.
Sau một thời gian thử nghiệm, các nhà nghiên cứu khoa học tại hai quốc gia Austrian và Italian đã công bố kết quả chất Caiapo, một tinh chất được chiết xuất từ củ khoai lang trắng (white-skinned sweet potato -Ipomoea batatas ), có khả năng kiểm soát tốt lượng đường máu và cholesterol trong bệnh tiểu đường loại 2. [1]
Trong thử nghiệm lâm sàng, Bác sĩ Bernhard Ludvik, MD và nhóm cộng sự của ông tại University of Vienna, Áo Quốc, đã chọn 61 bệnh nhân nam mắc bệnh tiểu đường loại 2 có độ tuổi trung bình là 58.
Họ chia bệnh nhân ra làm hai nhóm: nhóm một 30 người dùng 4 grams Caiapo mỗi ngày, và nhóm hai 31 người dùng thuốc giả cũng 4 grams mỗi ngày.  Tất cả được uống trước bữa ăn sáng mỗi ngày và kéo dài trong 3 tháng.
Sau ba tháng, kết quả thử nghiệm cho thấy, ở nhóm điều trị bằng Caiapo thật, lượng hemoglobin HbA1c (yếu tố đánh giá khả năng kiểm soát lượng đường huyết của cơ thể) [2] giảm đáng kể, từ 7,21% xuống còn 6,68%. Trong khi đó, HbA1c ở nhóm dùng thuốc giả không thay đổi. Đến cuối giai đoạn thử nghiệm, lượng đường máu ở nhóm Caiapo giảm nhanh chóng, từ 143,7 xuống 128,5 milligram/decilit, trong khi không có sự thay đổi nào ở nhóm dùng thuốc giả. Ngoài ra, lượng cholesterol ở nhóm một (Caiapo)(214.6 mg/dL)  thấp hơn hẳn so với nhóm đối chứng (nhóm hai dùng thuốc giả)(248.7 mg/dL.
Kết quả trên xác nhận Caiapo là chất có thể kiểm soát một cách hữu hiệu bệnh tiểu đường loại 2. Bác sĩ Ludvik kết luận như vậy. Không một phản ứng phụ nào được ghi nhận ở những bệnh nhân được điều trị bằng Caiapo.
Tưởng cũng nên biết Caiapo là chất được chiết xuất từ khoai lang trắng đã được Nhật Bản điều chế thành dược phẩm bổ sung bày bán trên thị trường Nhật từ lâu để phòng ngừa và điều trị cho những người bị bệnh tiểu đường nay mới được sự xác nhận bởi các nhà nghiên cứu khoa học phương Tây.
***
Một nghiên cứu mới đây ở trường đại học College of Agriculture and Life Sciences (AALS) thuộc Viện Đại Học North Carolina State Universitygồm Dr. Jone Allen, giáo sư; Dr. Van Den Truong, khoa học gia về thực phẩm thuộc Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ USDA-ARS phó GS AALS; và Dr. Masood Butt, GS thỉnh giảng từ Viện Đại Học Nông Nghiệp University of Agriculture in Pakistan, đã xác nhận khoai lang là loại thực phẩm có trị số GI thấp (low-glycemic index food), rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường.  Ngoài ra họ cũng khám phá khoai lang trồng tại bang North Carolina có chứa nhiều tinh chất Caiapo hơn loại khoai lang Nhật điều chế thành dược phẩm bổ sung bày bán trên thị trường Nhật. “Với nhiều nghiên cứu hơn nữa trong lãnh vực này, rất có thể sẽ có những khuyến cáo những bệnh nhân tiểu đường dùng tinh chất chiết xuất từ khoai lang North Carilina để kiểm soát bệnh tiểu đường”. Dr. Allen đã nói như vậy trong một tờ báo cáo về dự án của nhóm nghiên cứu. “Khoai lang liệu pháp sẽ rẻ hơn là phương pháp trị liệu hiện nay, và sẽ ít có phản ứng phụ”. Dr. Allen nói thêm. " (Suzanne Stanard report) [3]
***
Được biết khoai lang có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới Nam châu Mỹ, lan truyền sang các quần đảo Thái Bình Dương, các nước Châu Á, được Cristophe Colombo đưa về châu Âu và người Bồ Đào Nha đưa vào Châu Phi.  Khoai lang đã từng là một phần quan trọng trong khẩu phần ăn tại Hoa Kỳ trong phần lớn lịch sử của quốc gia này, đặc biệt là tại khu vực đông nam. Tuy nhiên, trong những năm gần đây thì nó đã trở nên ít phổ biến hơn. Tiêu thụ bình quân trên đầu người tại Hoa Kỳ ngày nay chỉ khoảng 1,5-2 kg (4 pound) mỗi năm, trong khi trong thập niên 1920 là 13 kg (31 pound). Kent Wrench viết: "Khoai lang đã gắn liền với thời kỳ khó khăn trong suy nghĩ của tổ tiên chúng ta và khi họ trở nên giàu có đủ để thay đổi thực đơn của mình thì người ta ít ăn khoai lang hơn."
***
Hiện nay, theo các nghiên cứu khoa học, khoai lang là một loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe nhờ có nhiều chất xơ (gấp ba lần khoai tây) nhiều vitamin như vitamin A dưới dạng beta-caroten, glutathione, vitamin C, B6, Kali, Manganese, Iron và Sắt, [4] do vậy nó có khả năng mạnh chống ôxy hóa (Antioxidant), ngăn ngừa bệnh và làm tăng khả năng miễn dịch và chống lại các tế bào bị bệnh. Đặc biệt như kết quả thử nghiệm nói ở phần trên, nó giúp điều chỉnh insulin ở trạng thái cân bằng. Do vậy, ăn khoai lang vừa là cách để phòng ngừa vừa là cách để hạ thấp mức độ nghiêm trọng bệnh tiểu đường. Ngoài ra khoai lang lại có tác dụng giảm cân hiệu quả, là thực phẩm lý tưởng cho phái nữ trong việc giảm trọng lượng cơ thể. Năng lượng có trong khoai lang rất ít, chỉ bằng 30% so với cơm trắng và 50% so với khoai tây. Ăn khoai lang trước bữa ăn chính sẽ giảm được một lượng lớn thức ăn sẽ đưa vào cơ thể mà không hề gây ra cảm giác đói. Ăn khoai lang lại rất có lợi cho hệ tiêu hóa vì thành phần chất xơ, vitamin C, các axit amino và nhiều loại enzyme giúp dạ dày co bóp, kích thích nhu động ruột, làm quá trình tiêu hóa thức ăn trở nên nhanh hơn, dễ dàng hơn, ngăn ngừa tình trạng táo bón.
(Tổng hợp từ các nguồn tin khoa học)


Dinh dưỡng cho người già

(bài do bạn HuuĐinh giới thiệu)

Đối với người cao tuổi, việc thiết lập một chế độ dinh dưỡng hợp lý là hết sức cần thiết, không phải hễ ăn nhiều là tốt; bởi vì trong giai đoạn này, các cơ quan chức năng của người cao tuổi đã bắt đầu đi vào quá trình lão hóa.

Người cao tuổi ít hoạt động so với thời trẻ. Mắt nhìn kém, tai nghe kém, mũi ngửi kém, lưỡi không nhạy, ảnh hưởng đến việc ngon miệng. Các cơ quan tiêu hóa hoạt động cũng kém trước. Hàm răng yếu, nhai cắn thức ăn khó khăn. Tuyến nước bọt bị teo, thiếu nước bọt nên nuốt khó. Dạ dày và ruột cũng teo đi. Dịch vị giảm, lượng men tiêu hóa giảm. Hoạt động của gan, thận yếu đi, khả năng lọc còn 60% gây ứ các chất thải ở máu. Ăn khó tiêu. Nhu động của ruột giảm dễ gây táo bón... Tóm lại, ở người cao tuổi tất cả đều ảnh hưởng đến sự tiêu hóa hấp thu thức ăn, vì thế, người cao tuổi cần có một chế độ ăn uống hợp lý.
clip_image038
Giảm mức ăn so với thời trẻ: ăn giảm cơm

Nhu cầu năng lượng của người 60 tuổi giảm đi 20%, ở người trên 70 tuổi giảm 30% so với người 25 tuổi. Do đó, tự nhiên người già đều ăn giảm đi. Nhưng có một số người, tuy tuổi đã cao vẫn cảm thấy ngon miệng nên ăn thừa, người quá mập. Người quá mập, mỡ bọc các cơ quan nội tạng dễ dẫn đến suy tim, suy gan, suy thận. Cho nên, người nhiều tuổi cần chú ý giảm mức ăn so với thời trẻ. Trước đây, mỗi bữa ăn ba, bốn bát cơm, nay chỉ nên ăn hai bát, thậm chí một bát. Chú ý theo dõi cân nặng của mình. Cân nặng của người cao tuổi không nên vượt quá số cm của chiều cao trừ đi 105.Ví dụ: người có tuổi cao 165cm, cân nặng không nên vượt quá 60kg.
Ăn giảm thịt, giảm đường, giảm muối

Ngoài việc giảm cơm, đối với những gia đình khá giả có mức ăn cao, các cụ cần chú ý tự giảm ăn thịt, giảm món ăn mỡ, giảm đường theo khuyến cáo của tháp dinh dưỡng cân đối. Thịt tính bình quân không vượt quá 1,5kg/người trong một tháng, mỡ dưới 600g, đường dưới 500g. Đối với tất cả mọi người, cần vận động ăn giảm muối. Bắt đầu dưới 300g/người/tháng. Rồi rút dần xuống dưới 200g vì ăn muối nhiều có liên quan đến bệnh cao huyết áp.
Tóm lại, người có tuổi cần ăn giảm cơm, giảm thịt, mỡ, giảm đường, bánh kẹo, nước ngọt và chú ý ăn nhạt hơn.

Ăn thêm đậu, lạc, vừng và cá

Ở người có tuổi, tiêu hóa hấp thụ chất đạm kém nên dễ xảy ra tình trạng thiếu đạm. Trong đậu, lạc, vừng và cá có nhiều đạm, nhiều dầu giúp đề phòng các bệnh về tim mạch. Vì thế, người nhiều tuổi nên ăn nhiều món từ đậu tương như: đậu phụ, sữa đậu nành... Ở mỗi gia đình nên có một lọ vừng, lạc để có một món ăn chế biến sẵn bổ sung cho bữa ăn hàng ngày. Mỗi tuần ăn 2-3 bữa cá. Nên ăn cá nhỏ, kho nhừ để ăn được cả xương, có thêm can xi đề phòng bệnh xốp xương ở người cao tuổi. Đậu, lạc, vừng, cá vừa có tác dụng phòng chống các bệnh tim mạch và nhất là đậu phụ có tác dụng phòng chống ung thư. Tim mạch và ung thư là hai bệnh chính gây tử vọng ở người cao tuổi.
Ăn nhiều rau tươi, quả chín.
Ở người nhiều tuổi, sức co bóp của dạ dày giảm, nhu động ruột giảm, dẫn đến táo bón. Khi táo bón kéo dài, vi sinh vật gây thối rữa phát triển tạo ra nhiều hơi trong ruột gây đầy bụng. Cơ hoành bị đẩy lên gây khó thở và trở ngại cho hoạt động của tim. Cho nên người có tuổi cần chú ý ăn nhiều rau để có chất xơ kích thích nhu động ruột, tránh táo bón. Các chất xơ trong rau quả còn có tác dụng như cái chổi quét hết cholesterol thừa đẩy ra theo phân giúp cơ thể dễ phòng xơ vữa động mạch. Ăn rau tươi, quả chín cũng góp phần tăng cảm giác no khi ta ăn bớt cơm và điều quan trọng hơn là rau quả cung cấp cho cơ thể các chất dinh dưỡng hết sức quan trọng đối với người cao tuổi là các vitamin và chất khoáng
Sử dụng hợp lý thực phẩm dùng cho người cao tuổi.
• Gạo: chọn gạo dẻo, không xát quá trắng.
• Khoai, củ: người cao tuổi nên ăn bớt cơm và thay bằng khoai. Chú ý: khoai sọ không gây béo mà lại có nhiều chất xơ giúp chống táo bón, thải cholesterol thừa và đề phòng ung thư đại tràng.
• Đậu phụ, sữa đậu nành, sữa chua từ đậu nành vừa bổ, vừa giúp đề phòng các bệnh tim mạch và ung thư.

• Lạc, vừng: giàu chất đạm, chất béo, nhiều acid béo không no. Mỗi gia đình nên có lọ muối vừng lạc nhạt để ăn dần, bổ sung vào bữa ăn hàng ngày.
• Rau: bữa nào cũng cần có món rau, đặc biệt là các loại rau lá xanh có nhiều bêta - caroten kể cả trong các bữa tiệc cũng phải có món rau
• Trái câychín rất quý, cần tạo thói quen dùng trái cây tráng miệng sau bữa ăn.
• Thịt, cá: người nhiều tuổi cần ăn giảm thịt, chỉ cần trung bình 1,5kg thịt một tháng. Nên ăn cá nhiều hơn, ba bữa một tuần. Cá nhỏ kho nhừ, ăn cả xương
• Trứng bổ nhưng không nên lạm dụng. Trung bình 3 quả 1 tuần
• Sữa bổ dễ tiêu. Đặc biệt, sữa chua vừa bổ vừa có tác dụng điều hòa hoạt động của bộ máy tiêu hóa. Nếu có điều kiện mỗi ngày nên uống một cốc sữa chua.
• Mật ong: có tác dụng tốt trong các bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, đại tràng, các trạng thái suy yếu gan, thần kinh; nhưng người có tuổi cần giảm chất ngọt (không quá 20g đường mỗi ngày).
• Mắm: là món ăn ngon được nhiều người ưa thích nhưng đối với người cao tuổi không nên ăn thường xuyên, mỗi lần ăn cũng nên dùng ít vì lượng muối trong mắm rất cao, không thích hợp với cơ thể người cao tuổi.

• Muối: Có liên quan đến bệnh huyết áp cao, tai biến mạch máu não, nên ăn hạn chế. Khi nấu ăn cũng nên giảm lượng muối.
• Dưa: Muối xổi, dưa góp, dưa giá lên men lactic giúp ăn ngon miệng. Canh dưa là món ăn được ưa thích.
• Rượu: Người có tuổi có nhiều nguy cơ bị tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, cho nên rượu kể cả rượu thuốc là một đồ uống nên tránh sử dụng đều đặn hàng ngày. Đối với người có tuổi khỏe mạnh, rượu nhẹ loại lên men như rượu vang, bia trong những ngày vui có thể cho phép dùng với liều nhỏ.
Cách ăn của người cao tuổi

• Ăn uống điều độ: Tránh ăn quá no, đặc biệt buổi tối trước khi đi ngủ và khi có bệnh ở hệ tim mạch. Chú ý những ngày lễ tết thường ăn quá mức bình thường và vui quá chén.
• Chế biến các món ăn hỗn hợp có nhiều gia vị, kích thích ăn ngon miệng, làm thức ăn mềm, nấu nhừ. Chú ý đến món canh. Cần quan tâm đến răng miệng và sức nhai, nuốt của người nhiều tuổi khi chế biến thức ăn vì tuyến nước bọt và hàm răng của người nhiều tuổi hoạt động kém, vấn đề nhai và nuốt thức ăn gặp khó khăn.
• Chú ý đảm bảo nước uống cho người cao tuổi: Cho người cao tuổi uống nước trắng hoặc nước chè. Hạn chế uống nước ngọt. Người cao tuổi hay quên, một số mất cảm giác khát. Cho nên cần xây dựng thành chế độ uống nước của người già và theo dõi việc thực hiện. Ví dụ: sáng uống hai cốc, trưa hai cốc, chiều hai cốc. Tránh uống nhiều nước buổi tối.
• Chú ý các thức ăn nguồn thực vật vì nếu biết cách chọn lựa, chế biến khéo sẽ tạo ra các món ăn ngon, bổ, dễ tiêu, giá rẻ.
• Cần đảm bảo vệ sinh trong chế biến món ăn và giữ gìn vệ sinh ăn uống. Thức ăn, nước uống là nguồn gây bệnh.
Kết luận
Tóm lại, cần đảm bảo cho người cao tuổi được ăn uống thoải mái, tìm được nguồn vui trong bữa ăn hàng ngày. Nguồn vui được tạo ra từ sự chăm sóc, tình cảm của người thân trong gia đình quan tâm đến vấn đề ăn uống, chế biến các món ăn mà người cao tuổi yêu thích. Nguồn vui còn do bản thân người cao tuổi biết cách giữ gìn, ăn uống điều độ.
Hoạt động thể chất (đi bộ đều đặn hàng ngày), hoạt động trí óc, sự cởi mở, quan hệ tốt với mọi người,... đều góp phần giúp cho con người thanh thản, thoải mái, ăn ngon, ngủ sâu, tiêu hóa hấp thu tốt.
(Theo Sức khỏe và đời sống)