Thứ Bảy, 5 tháng 11, 2011

tintuccaonien.com

clip_image001 

Ngày 05 tháng 11 năm 2011

Làm sao giảm rủi ro đột quỵ

clip_image002
Theo Trung Tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Bệnh Tật (CDC), đột quỵ là nguyên nhân hàng đầu của những ca tàn phế nghiêm trọng và lâu dài tại Hoa kỳ. Theo ước tính thì trong suốt cuộc đời của chúng ta ,cứ năm gia đình lại có bốn gia đình bị ảnh hưỡng của đột quỵ. Mặc dầu các con số thống kê trên thật đáng sợ, nhưng bạn nên ghi nhớ là nếu theo các chĩ dẩn dưới đây bạn có thể giảm bớt rủi ro ấy.

Kiểm soát áp huyết
Cao huyết áp có nghĩa là rủi ro cao bị đột quỵ.Nếu bạn được chẩn đoán có tiển cao huyết áp (120/80 tới 139/89) hay cao huyết áp (140/90 Hg trở lên), thì cẩn phải đi bác sĩ chữa trị.Bác sĩ sẽ kê toa thuốc thích ứng, nhưng ở nhà bạn cẩn phải kiễm tra đều đặn áp huyết. Máy đo cao huyềt áp đểu có bán tại các tiệm thuốc tây
Tránh stress và trầm cảm                 
Tình trạng tâm lý và cảm xúc của bạn ảnh hưởng tới sức khoẻ thể chất. .Giảm tối đa stress, tức giận và trẩm cảm rất quan trọng nếu bạn muốn có một hệ tim mach tốt và tránh đột quỵ. Khi bạn đã lớn tuối mà phải sống một mình, bạn sẽ cảm thấy mình bị quên lãng và lẻ loi. Ngay cả khi cặp vợ chồng già sống chung với nhau, suốt ngày ra vào nhìn thấy nhau, cũng cảm thấy nhàm chán và không hạnh phúc. Bạn hãy đi ra ngoài dạo chơi, làm quen với những bạn bè mới, hay tham gia những hoạt động kích động. Nhà thờ, nhà chùa, các trung tâm cộng đồng là những nơi tốt nhất để gặp các bạn già khác
Nếu bạn cảm thấy tâm trạng không yên, bạn nên thử
bớt uống những đồ uống có caffeine và rượu
ngồi thiền, tập yoga
nghe nhạc thư dãn
ra ngoài dạo mát
Nếu khô ng có kết quả thì bạn cần đi khám bác sĩ, Trầm cảm làmột bệnh nghiêm trong nhưng chữa đươc
Giảm rủi ro bị cục đông máu
Bạn hãy hỏi bác sĩ vể các thuốc có thể giảm rủi ro cuc đông máu. Thuốc thông thường nhất là aspirin , giá rẻ và có thể uống với liểu lượng thấp( 81mg ). Nếu bạn có những bệnh khác thì bác sĩ có thể sẽ phải kê toa mua những thuốc mạnh hơn
Kiểm soát các bệnh khác
Nếu bạn bị bệnh rung tâm nhĩ ( nhip tim bất thường liện quan tới hai ngăn trên của tim) bệnh tiểu đường, bệnh van tim, và bệnh mạch máu thì rủi ro đột quy sẽ cao hơn. Các bệnh trên cẩn được cho bác sĩ biết để theo dõi vàchữa trị
Thảo luận với bác sĩ về những thuốc tăng rủi ro đột quỵ
Liệu pháp thay thế hormone(hormone replacement therapy-HRT), thuốc rosiglitazone (chữa tiểu đường), và CO-2 inhibitors (kiểm soát đau viêm khớp) là những thí dụ điển hình về các thuốc làm tăng rủi ro đột quỵ. Bạn nên bàn với bác sĩ xem có thuốc nào ít gậy rủi ro hơn hay không
Biết những dấu hiệu báo trước đột quỵ và cách phòng ngừa
Theo Viện National Institute of Neurological Disorders and Stroke, thì cứ ba người lên cơn thiếu máu cục bộ tạm thời (transient ischemiv attack- TIA) thì lại có một người sẽ bị đột quỵ. Các dấu hiệu của TIA (hay ministroke) bao gồm:
- đột nhiên mặt, tay hay chân—đặc biệt ở một bên người—bị tê hay yếu đi
- đột nhiên bị lẫn, khó khăn khi nói và chậm hiểu
- đột nhiên bị rối loạn thị giác ởmột hay hai mắt
- đột nhiên đi lại khó khăn, mất thăng bằng hay thiếu phối hợp, chóng mặt
Khi có những triệu chứng trên đây, bạn nên đi khám bác sĩ cấp thời
Giữ cholesterol “xấu” ở mức thấp
Một trong những yếu tố chính gây đột quỵ là trong máu có nhiều cholesterol LDL (xấu). Mức lý tưởng của cholesterol toàn phần (total cholesterol) là không quá 200mg/dL và không quá 5 lần mức cholesterol HDL (tốt); mức cholesterol LDL (xấu) phải dưới 70mg/dL. Bạn nên theo dõi thường xuyên các mức cholesterol và uống thuốc nếu cần. Kiêng ăn nhiều đồ mỡ và tập thể dục đều đặn có thể giúp ích, nhưng có khi không đủ. Nếu thay đổi nếp sống như trên mà các mức cholesterol vẫn không xuống thì bạn phải yêu cầu bác sĩ cho thuốc uống
Theo một chế độ ăn uống tốt cho tim
Hội American Heart Association khuyến cáo là muốn tránh đột quỵ bạn nên cẩn thận trong việc ăn uống. Bạn nên theo một chế độ ăn uống nhiều ngũ cốc nguyên hạt, rau, trái cây, cá, thịt gia cầm, thịt nạc, và những sản phẩm bơ sữa ít chất béo hay không có chất béo. Mỗi ngày bạn không nên dung nạp quá mức giới hạn sau đây:
- chất béo (chất béo toàn phẩn/totalfat trong khoàng từ 25 tới 35 phẩn trăm số calori hàng ngày, chất béo bão hoà dưới 7 phẩn trăm, và transfat dưới 1 phần trăm)
- cholesterol (dưới 200mg/ngày nếu mức LDL của bạn cao, dưới 300mg.ngày nếu mức LDL không cao)
- sodium (dưới 1,500mg/ngày nếu bị cao huyết áp, dưới 2,300 mg nếu huyết áp bình thường)
Mổi ngáy bạn không nên uống quá một xuất rượu nếu là phụ nữ và không quá hai xuất nếu là đàn ông
Ngoài ra mỗi ngày bạn nên ăn 25 tới 30 gram chất xơ
Cố gẳng tập thể dục
Tập thể dục rất cẩn thiết cho sức khoẻ của hệ tim mạch và là then chốt trong việc phòng ngừa đột quỵ. Nhưng tập thể dục bao nhiêu thì đủ?Theo Hội American Heart Association thì ít nhất phải tập 5 ngày trong tuần, mổi ngày tối thiểu 30 phút tập ở mức vừa phải.. Điều này không có nghĩa là bạn phải tập aerobic liển nửa tiếng mỗi ngày,mà có thể vận động nhiều lẩn trong ngày. Chẳng hạn như đâu xe xa nơi muốn tới, đi bộ nhiều hơn một chút hay leo cầu thang thay vì đi thang máy. Tuy nhiên trước khi tập thể dục bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ
Ngưng hút thưốc
Hút thuốc là một trong những yếu tố lớn nhất gây đột quỵ. Nếu bạn hút thuốc thì nên cai hút là vừa. Ngay cả khi chung sống với người hút thuốc, rủi ro đột quỵ của bạn cũng tăng 30 phần trăm.
Nhưng cai hút không phải là dể. Nếu bạn không thể tự mình bỏ hút được thì bạn cần gặp bác sĩ .Liệu pháp thay thế nicotine, tìm sự giúp đỡ của các nhóm hỗ trợ và tham gia những khóa tư vấn đều có thể giúp ích.
10 Ways to Prevent a Stroke – Stephanie Trelogan

Những dấu hiệu của đột quỵ và cách ứng phó

clip_image003
Theo hội American Heart Association, cứ mổi 45 giây lại có một người bị đột quỵ (stroke) Tuy nhiên điều đáng mừng là nếu được chữa trị cấp thời thì các tổn thương đột quỵ gây ra sẽ giảm nhiều. Đối với nhiều ca đột quỵ, nếu chích ngay thuốc chống cục đông máu vào mạch máu bệnh nhân thì tình hình sẽ bớt nguy hiểm một cách đáng kể, nhưng vấn đề là phi chính thuốc trong vòng ba tiếng sau khi các triệu chứng đột quỵ xuất hiện. Và càng chữa chạy sớm chừng nào, thì kết quả càng khả quan chừng nấy.
clip_image005Mạch máu trong nảo bị bể
Do đó muốn giúp một người nào đó bị đột quỵ có nhiểu cơ may phục hồi thì chúng ta ai cũng nên làm quen với các dấu hiệu báo trước bệnh này (signs of stroke.) Cần ghi nhớ là không phải tất cả các ca đột quỵ đểu giống nhau, các triệu chứng của trường hợp này có thể khác trường hợp kia
Phải làm gì khi một ngưởi bị đột quỵ
Thông thường người bị đột quỵ hay làm ra vẻ không có gì trẩm trọng vì ngại không muốn làm phiền người khác. Vì vậy khi nghi ngờ một người bị đột quỵ, bạn nên tự động gọi 911 dù là người ấy không muốn. Bạn đừng chờ cho tới khi các triệu chứng biến mất---và bạn vẫn nên gọi cấp cứu d ù l à các triệu chứng đột nhiên biến mất. Lý do là có thể ngưới bệnh đã lên một cơn đau tim nhỏ (transient ischemic attack (TIA), or ministroke) , một dấu hiệu báo trước một cơn đau tim lớn có thể sắp xẩy ra
clip_image006
Mỗi khi thấy một hay nhiều những dấu hiệu đột quỵ dưới đây xẩy ra cho ai, bạn hãy gọi 911 tức thời. Bạn nhớ ghi thời điễm các triệu chứng bắt đầu xuất hiện, vì dữ kiện này có thể rất hữu ích cho nhân viên phòng cấp cứu
1- Mặt, cánh tay hay chân bị yếu hoặc tê--nhất là ở một bên người
Mồm người bị đột quỵ đột nhiên trông như bi méo. Hãy bảo bệnh nhân cười, bạn sẽ thấy một bên miệng bị xệ xuống. Bệnh nhân có thể có khó khăn khi chuyển động cánh tay hoặc điều khiển các ngón tay. Hãy bảo họ nhắm mắt và dơ cả hai tay lên xem có phải một trong hai bị xụp xuống không
2. Đột nhiên bị lẫn, nói khó khăn hay nghe không hiều
Vấn để khi nói là một trong những dấu hiệu thông thường nhất củađột quỵ : người bị đột quỵ có thể đột nhiên nói lắp hay nói khó khăn. Họ có thể không hiểu khi bạn nói với họ. Hãy yêu cầu họ lặp lại một câu nói đơn giản chẵng hạn như “tôi đi chợ ngày hôm nay”, nếu họ có khó khăn không nói lên lời được thì có thể là do đột quỵ.
3. Thị giác của môt hay hai mắt đột nhiên bị rối loạn
Những vấn để về thị giác xẩy ra đột nhiên là một dấu hiệu thông thường của đột quỵ Một người bị đột quỵ có thể có một mắt không nhìn rõ, hoặc có thể có khó khăn khi nhìn về phía phải hay trái. Họ có thể bị mắt mờ hoặc nhìn thấy đôi (song thị)
4- Đột nhiên đi đứng khó khăn, mất thăng bằng, choáng váng
Đi loang chọang như người xay rượu, vấp chân hoặc té ngã : đó đều là những dấu hiệu c ủa đột quỵ. Nên coi chừng những dấu hiệu tượng tư khác: đi với chân giang ra hay đột nhiên mất khả năng vận đông tinh vi như mất khả năng viết
5. Đột nhiên bị nhức đầu nặng mà không có lý do
Nhức đầu không nhất thiết phải là triệu chứng của đột quỵ. Nhưng nếu chứng nhức đầu tới quá đột ngột hoặc có cường độ mạnh một cách bất thường,thì bạn phải coi chừng. Nếu ngoài ra thấy cổ bị cứng, mặt bị đau, hay nôn mửa thì đó có thể là dẩu hiệu cũa sự xuất huyết trong sọ , thường được gọi là “đột quỵ đỏ” (red stroke)
Không phải tất cả các dấu hiệu trên đều xuất hiện trong mỗi ca đột quỵ. Đừng bỏ qua các triệu chứng đột quỵ, dù là chúng không còn nữa.Và bạn cũng đừng để cho bệnh nhân cản ngăn bạn gọi 911. Hãy giải thích cho họ là bạn biết họ khó chiu nhưng dầu sao bạn vẩn phải gọi cấp cứu vì bạn thương yêu họ. Món quà qúi giá nhất mà bạn có thể tặng cho người bị đột quý đó là chữa chạy cấp thời.

Signs of stroke to watch for and what to do- Stephanie Trelogan-10/2011

Một số dấu hiệu báo sớm cơn đau tim
( dựa theo bài do bạn Sung Trương giới thiệu)
clip_image008
Tại phòng đợi ởcác bệnh viện đều có dán cáo thị về các dấu hiệu của cơn đau tim (signs of a heart attack), nhưng chúng ta tự hỏi không biết có những dấu hiệu nào báo sớm cho chúng ta biết là tim chúng ta đang bị trục trặc hay không?
Rất may là trong những năm gần đây các nhà khảo cứu đã phát hiện ra là quà thực có những dấu hiệu và triệu chứng báo cả tháng có khi cả năm trước là một cơn đau tim sẽ xẩy ra . Bác sĩ Jonathan Goldstein, chuyên gia về tim tại Trung tâm Y học St Michael, Newark, New Jersey nói:” Trái tim, cùng với các động mạch nối vào nó, là một bắp thịt lớn, và một khi nó bắt đầu suy yếu thì những triệu chứng có thể xuất hiện ở nhiều bộ phận khác nhau trong cơ thể”. Dưới đây là năm dấu hiệu sớm cho biết là chúng ta cần phải đi bác sĩ kiểm tra lại tim. Bất cứ một trong những dấu hiệu này—và đặc biệt là hai hay nhiều những dấu hiệu này – mà xuất hiện là chúng ta nên gọi lấy hẹn gặp bác sĩ ngay
1- Đau cổ
Bạn cảm thấy bắp thịt ở một bên cổ bị đau rút và triệu chứng này kéo dài lâu không hết. Người ta thường coi thường triệu chứng này, vì nghĩ là nếu bị lên cơn đau tim thì phải đau buốt và ngực, vai cùng cánh tay phải bị tê cứng.
Riêng đối với phụ nữ họ không thấy đau như vậy.mà lại thấy có những cơn đau nhói và có cảm giác như một luồng co thắt (tightness) chạy dọc theo vai và xuống cổ. Cơn đau có thể lan xuống phẩn bên trái cơ thể dọc theo vai trái và cánh tay trái
Lý do Các dây thần kinh của mô cơ tim bị tổn thương chuyển những tín hiệu lên xuống doc theo tủy sống tới c ác mối nối với những dây thần kinh ở cổ và vai
Cách nhân biết- Cái đau toả dài chứ không qui tụ tại môt điểm nhất định. Chườm nước đá , áp nhiệt hay xoa bóp bắp thịt cũng không hết đau.
2- Vấn đề chăn gối (sexual problem)
Thông thường những đàn ông không còn khả năng tình dục đểu mắc bệnh động mạch vành (coronary artery disease) mà không hay biết. Theo một thống kê tại Châu Âu, cứ ba người bị bệnh liệt dương (erectile dysfunction-ED)cả tháng hay cả năm thì có hai người được chẩn đoán là tim có vấn đề. Bác sĩ về tim Golsdtein cho biết các nghiên cứu gần đây đều xác nhận là có sự liên hệ giữa ED và bệnh tim mạch, nên tiêu chuần hiện nay là khi một người than phiền bị ED thì các bác sĩ sẽ phải xét nghiệm toàn bộ hệ tim mạch của bệnh nhân. Ông cho biết “ Trong những năm gần đây, chúng tôi đã thâu lượm đủ bẳng chứng cho thấy những bệnh nhân ED có rủi ro cao bị lên cơn đau tim và bị tử vong”
Lý do Giống như các động mạch quanh tim có thể hẹp lại và cứng ra, các động mach dẫn máu tới dương vật cũng vậy. Vì các động mach ở dương vật nhỏ hơn nên tổn thương xẩy ra sớm hơn nhiều—cả ba hay bốn năm trước khi bệnh tim được phát hiện
Cách nhận biết Trong trường hợp này, nguyên nhân không có thể được phân biệt thấy liền. Vì vậy khi bạn hay đối tác mất khả năng cương dương (erection) thì cẩn được khám nghiệm xem có phải vì bệnh tim mạch hay không
3. Chóng mặt, ngất xỉu hay hơi thở ngắn
Theo một cuộc khảo cứu đăng trên tạp chí Circulation: Journal of the American Heart Association thì 40 phần trăm những phụ nữ có hơi thở ngắn (shortness of breath) nhiều ngày trước khi cơn đau tim ( heart attack) xẩy ra. Bạn có thể cảm thấy khó thở, hoặc thấy chóng mặt hay muốn ngất xỉu, giống như khi ở độ cao. Nếu bạn thở dốc khi lên cầu thang, hút bụi, cắt cỏ hoặc làm những công việc khác mà trước đó không thấy như vậy, thì bạn hãy coi chừng
Lý do- Máu truyển qua các động mạch tới tim không đủ nên tim bị thiếu oxigen. Bệnh động mạch vành (CAD)—do sự tạo thành các mảng làm nghẽn động mach dẫn máu tới tim---ngăn cản không cho tim nhận đủ oxigen. Càm giác đột ngột không thể hít thở xâu được (deep breath) thông thường là dấu hiệu đầu tiên của đau thắt ngực (angina), một dạng đau của các cơ tim
Cách nhận biết - Nếu hơi thở ngắn do bệnh phối, thì triệu chứng này thuờng ra chỉ xuất hiện dần dần theo sự tổn thương của mô phổi do hút thuốc hay do các yếu tố môi trường xung quanh. Còn nếu hơi thở ngắn do bệnh tim hay bệnh tim mạch gây ra thì triệu chứng nàysẽ xẩy ra đột ngột hơn nhiều khi bạn ráng sức vàsẽ biến mất khi bạn nghỉ ngơi
4. Ăn không tiêu, buồn nôn hay ợ nóng ( heartburn)
Hầu hết chúng ta đều nghĩ rằng bất cứ bệnh nào liên quan đến tim chỉ gây đau nơi ngực, nhưng thật ra đau nơi bụng cũng có thể xẩy ra. Đối với một số người,nhất là phụ nữ, cơn đau xẩy ra dưới dạng ợ nóng hay cảm giác no đầy và nghẹt thở. Môt cơn khó tiêu nặng và buồn nôn có thể là dấu hiệu báo trước cơn đau tim hoặc nhồi máu cơ tim, đặc biệt đối với phụ nữ. Một nghiên cứu cho biết , số phụ nữ bị nôn mửa, buồn nôn và ăn khó tiêu nhiều tháng trước khi cơn đau tim xẩy ra nhiều hơn gấp đôi số đàn ông.
clip_image010
Lý do- Chất béo lắng đọng trong động mạch có thể giảm hay cắt nguồn cung cấp máu cho tim, tạo nên cảm giác co thắt hay đau hầu hết nơi ngực nhưng đôi khi ở bụng. Tùy theo phẩn tim bị ảnh hưởng , tim sẽ chuyển tín hiệu xuống thẩp hơn trong cơ thể. Buồn nôn và đẩu nhẹ lâng (ligh headness) cũng có thể là những dấu hiệu cơn đau tim đang hình thành, nên cẩn gọi bác sĩ ngay nếu các triêu chứng này không dứt
Cách nhận biết- Cũng giống như tất cả các loại đau thắt (angina), đau nơi bụng có liên quan tới bệnh tim trở thành nặng hơn khi bạn ráng sức và giàm bớt khi bạn nghỉ ngơi.Ngoài ra, cơn đau như vậy lập đi lập lại nhiều lần, chứ không kéo dài như trong trường hợp khó tiêu thông thường hay ngộ độc thực phẩm
5. Đau quai hàm và đau tai
Đau quai hàm không dứt là một trong những triêu chứng có thể có nhiều nguyên nhân, và đôi khi có thể là dấu hiệu cụa bệnh động mach vành (CAD) và của cơn đau tim sắp xẩy đến. Cái đau có thể chạy dọc theo quai hàm cho tới tai và khó có thể xác định là nó từ đâu đến. Đây là một trong những triệu chứng duy nhất mà nhiều bệnh nhân nhận thấy nhiều ngày hay nhiều tuần trước khi lên cơn đau tim
Lý do- Mô tim bị tổn thương gởi các tín hiệu đau lên xuống dọc theo tủy sống tới các mối nối với các dây thẩn kinh tỏa ra từ đốt sống cổ (cervical vertebrae) dọc theo quai hàm lên tới tai
Cách nhận biết- Khác với đau quai hàm do rối loạn khớp thái dượng-hàm dưới, đau răng hay nhiễm khuẩn tai, cái đau này không qui tụ ở một điểmmà tỏa ra theo một đường thẳng và có thể truyền xuống vai và cánh tay--đặc biệt về phía bên trái. Xoabóp, chườm đá hay áp nhiệt cũng không hết đau
.

10 cách giúp ngăn ngừa cơn đau tim
clip_image011
clip_image013
Bệnh tim (Heart disease) là nguyên nhân tử vong hàng đầu đối với cả nam giới lẫn nữ giới tại Hoa kỳ. Đối với những người trên 65 tuổi, rủi ro tử vong cao hơn: cứ mười người chết bị bệnh tim thì tám người có tuổi từ 65 tuổi trở lên. Tuy vậy nếu theo các chĩ dẫn dưới đây chúng ta có thể giảm bớt rủi ro ấy
1. Thấu hiểu các dấu hiệu báo trước cơn đau tim để kịp thời chữa chạy
Một số triệu chứng điển hình của cơn đau tim gồm có:
- Đau tức ngực (angina)
- Hơi thở ngắn
- Đánh trống ngực
- Chân sưng
- Da hơi xanh (cyanosis)
- Ho kéo dài, không rõ nguyên nhân
- Ho ra máu
- Luôn mệt mỏi hay cảm thấy không khỏe
- Bất tỉnh
Nhưng đôi khi các triệu chứng không có hiển nhiên như trên. Cái đau do cơn đau tim có thể giống như bị ơ nóng (heartburn) hay bị cảm cúm flu. Ngoài ra các triệu chứng của cơn đau tim xẩy ra lần thứ hai có thể không giống kỳ đầu. Nếu bạn hay người thân trong gia đình đã lên cơn đau tim heart attackmột lần rồi, thì nên đi cấp cứu mổi khi có dấu hiệu báo một cơn đau tim khác có thể xẩy ra
2.Thảo luận với bác sĩ về những thuốc tăng rủi ro lên con đau tim
Liệu pháp thay thế hormone(hormone replacement therapy-HRT), thuốc rosiglitazone (chữa tiểu đường), và CO-2 inhibitors (kiểm soát đau viêm khớp) là những thí dụ điển hình về các thuốc làm tăng rủi ro lên c ơn đau tim. Bạn nên bàn với bác sĩ xem có thuốc nào ít gậy rủi ro hơn hay không
3.Kiểm soát áp huyết
Cao huyết áp là yếu tố rủi ro chính dẫn đến các cơn đau tim Nếu bạn được chẩn đoán có tiển cao huyết áp (120/80 tới 139/89mm Hg) hay cao huyết áp (140/90mm Hg trở lên), thì cẩn phải đi bác sĩ chữa trị.Bác sĩ sẽ kê toa thuốc thích ứng, nhưng ở nhà bạn cẩn phải kiễm tra đều đặn áp huyết. Máy đo cao huyết áp đểu có bán tại các tiệm thuốc tây
4.Giữ cholesterol “xấu” ở mức thấp
Một trong những yếu tố chính đưa đến cơn đau tim là trong máu có nhiều cholesterol LDL (xấu). Mức lý tưởng của cholesterol toàn phần (total cholesterol) là không quá 200mg/dL và không quá 5 lần mức cholesterol HDL (tốt); mức cholesterol LDL (xấu) phải dưới 70mg/dL. Bạn nên theo dõi thường xuyên các mức cholesterol và uống thuốc nếu cần. Kiêng ăn nhiều đồ mỡ và tập thể dục đều đặn có thể giúp ích, nhưng có khi không đủ. Nếu thay đổi nếp sống như trên mà các mức cholesterol vẫn không xuống thì bạn phải yêu cầu bác sĩ cho thuốc uống
5.Kiểm soát bệnh tiểu đường
Cứ mỗi bốn người bị tiểu đường thì có ba người sẽ chết vì bệnh tim hay bệnh mạch máu. Muốn giảm rủi ro, người bị bệnh tiểu đường phải kiểm soát mức đường trong máu bẳng cách uống thuốc theo chĩ dẫn của bác sĩ. Nếu may mắn bạn chưa bị bệnh tiểu đường thì bạn phài cố gắng đừng để mắc phải bẳng cách tập thể dục đều đăn và giữ sức cân nặng cho tốt
6.Theo một chế độ ăn uống tốt cho tim
Hội American Heart Association khuyến cáo là muốn tránh cơn đau tim bạn nên cẩn thận trong việc ăn uống. Bạn nên theo một chế độ ăn uống nhiều ngũ cốc nguyên hạt, rau, trái cây, cá, thịt gia cầm, thịt nạc, và những sản phẩm bơ sữa ít chất béo hay không có chất béo. Mỗi ngày bạn không nên dung nạp quá mức giới hạn sau đây:
- chất béo (chất béo toàn phẩn/totalfat trong khoảng từ 25 tới 35 phẩn trăm số calori hàng ngày, chất béo bão hoà dưới 7 phẩn trăm, và transfat dưới 1 phần trăm)
- cholesterol (dưới 200mg/ngày nếu mức LDL của bạn cao, dưới 300mg.ngày nếu mức LDL không cao)
- sodium (dưới 1,500mg/ngày nếu bị cao huyết áp, dưới 2,300 mg nếu huyết áp bình thường)
Mổi ngày phụ nữ không nên uống quá một ly rượu và đàn ông không quá hai ly
Ngoài ra tất cả các thành niên nên ăn từ 25 tới 30 gram chất xơ mổi ngày
7.Cố gẳng tập thể dục
Tập thể dục rất cẩn thiết cho sức khoẻ của hệ tim mạch và là then chốt trong việc ngăn chặn cơn đau tim. Nhưng tập thể dục bao nhiêu mới đủ?Theo Hội American Heart Association thì ít nhất phải tập 5 ngày trong tuần, mổi ngày tối thiểu 30 phút tập ở mức vừa phải.. Điều này không có nghĩa là bạn phải tập aerobic liển nửa tiếng mỗi ngày,mà có thể vận động nhiều lẩn trong ngày. Chẳng hạn như đâu xe xa nơi muốn tới, đi bộ nhiều hơn một chút hay leo cầu thang thay vì đi thang máy. Tuy nhiên trước khi tập thể dục bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ
8.Giữ thể trọng cho tôt
Bệnh quá nặng hay mập phì là yếu tố rủi ro chính dẫn đến cơn đau tim. Cách tốt nhất để biết mình có bị mập phì hay không, bạn cẩn tính chỉ số khối lượng cơ thể (Body Mass Inde-BMI). Những người nào có BMI từ 25.0 tới 29.9 được coi là quá nặng, còn những người có BMI từ 30 trở lên được bảo là mập phì (obese). Những ai ở trong trường hợp này phải đi bác sĩ để thảo kế hoạch giảm cân Cách tốt nhất để giảm cân là han chế số calori dung nạp và gia tăng vận động.Nếu không đạt kết quả thì phãi dự lớp tư vấn hay nhờ sự can thiệp của y khoa.
clip_image014
BMI =Thân trọng (kg) chia cho bình phương chiều (m)
9.Ngưng hút thưốc
Hút thuốc là một trong những yếu tố lớn nhất dẩn đến cơn đau tim. Ngưng hút thuốc có thể giảm rủi ro lên cơn đau tim tới 50 phần trăm hay hơn.Nhưng cai hút không phải là dể. Nếu bạn không thể tự mình bỏ hút được thì bạn cần gặp bác sĩ Liệu pháp thay thế nicotine, tìm sự giúp đỡ của các nhóm hỗ trợ và tham gia những khóa tư vấn đều có thể giúp ích.
10.Chế ngư căng thẳng tâm thần (stress ) và trần cảm
Tình trạng tâm lý và cảm xúc không tốt có ảnh hưởng tới sức khỏe thể chất. Muốn giữ cho hệ tim mạch tốt và tránh cơn đau tim , chúng ta phải biết chế ngự tối đa sự căng thẳng tâm thần, tức giận và trầm cảm. Chẳng hạn những ngưới lớn tuổi phải sống một mình có thể cảm thấy bị “bỏ rơi” và cô đơn. Chúng ta phãi khuyên họ đi ra ngoài dạo chơi, tìm kiếm nhửng bạn mới và tham gia hoạt động xã hội. Chùa chiền, nhà thờ , trung tâm cao niên là những nơi họ cần năng lui tới. Nếu tâm tình họ không cải thiên thì nên khuyên họ bỏ bớt cà phê và rượu, tập thiền hay yoga, nghe nhạc thư dãn...Biện pháp cuối cùng là đưa họ đi bác sĩ, bệnh trầm cảm tuy nghiêm trong nhưng chữa được.

10 Ways You Can Help Prevent a Heart Attack- Stephanie Trelogan-10/2011

5 triệu chứng của cơn đau tim vàcách ứng phó

clip_image015

Có thể bạn đã quen thuộc với những cảnh cơn đau tim xẩy ra qua phim và truyền hình, nhưng trên thực tế hầu hết bệnh nhân không chỉ có ôm ngực và ngã quỵ xuống đất. Cơn đau tim khởi phát chậm,lúc đầu bệnh nhân chỉ thấy đau nhẹ hay khó chịu hoặc chỉ có những triệu chúng giống như bị cúm. Các triệu chứng của cơn đau tim có thể khó nhận ra và không luôn luôn cho biết điểu gì đang xẩy ra cho chúng ta. Trong khi đó, một khi cơn đau tim xẩy ra, thì thời giờ là vàng ngọc vì bệnh nhân phải được cứu chữa cấp thời nếu không cơ tim sẽ bị tổn thượng vĩnh viễn. Chữa chạy chậm trễ cũng còn tăng rủi ro bị chết đột ngột vì nhịp tim đập không đều.
Vì vậy mọi người trong chúng ta cẩn phài làm quen với những dấu hiệu cảnh báo của một cơn đau tim. Chúng ta nên nhớ là tất cả các cơn đau tim đều không giống nhau: ngay cả khi chúng ta đã chứng kiến một ca lên cơn đau tim rồi, tới kỳ thứ hai chúng ta có thể thấy những triệu chứng khác hẳn kỳ trước.
Nhiều người lẩm tưởng rẳng bệnh tim mạch không phải là bênh của phụ nự, nhưng trên thực tế nó vẩn là một nguyên nhân tử vong hàng đầu. Đáng tiếc là các triệu chứng lên cơn đau tim của phụ nữ khác với đàn ông, nên bệnh tim chỉ được nhận ra khi đã quá trễ, Một cuộc thăm dò với 515 phụ nữ đã trải qua cơn đau tim cho thấy là những triệu chứng thường hay xẩy ra cho phụ nữ là mệt mỏi bất thường, xáo trộn giấc ngủ, hơi thở ngắn, ăn khó tiêu và lo âu. Chưa tới một phẩn ba cho biết là họ bị khó chịu nơi ngực.

Ứng đối ra sao khi thấy những dấu hiệu của cơn đau tim

Nói chung, tốt nhất là gọi 911 khi nghi ngờ một người bị lên cơn đau tim. Chần chừ một hay hai tiếng có thể giới hạn các lựa chọn về cách cứu chữa và giảm cơ may phục hồi hoàn toàn. Thông thường ra một người lên cơn đau tim hay làm ra vẻ không có gì vì họ bị lúng túng và không muốn gây phiền hà cho người khác. Vì vậy khi thấy một người nào đó có triệu chứng lên cơn đau tim, bạn hãy gọi cấp cứu dùm cho họ, dù là người ấy có ngăn cản. Đừng chờ để xem các triệu chứng có hết không—và bạn cứ nên gọi 911 dù là các triệu chứng đã biến mất hay tới rồi lại lui. Nếu sau này phát hiện ra là không phải cơn đau tim thì ít ra bạn cũng không bị ray rứt lương tâm.
Dưới đây là những dấu hiệu cảnh báo của cơn đau tim,nhưng bạn nên ghi nhớ là không phải tất cả các dấu hiệu này đểu xuất hiện trong mỗi cơn đau tim
1- Khó chịu hay đau ngực
Đối với đàn ông, triệu chứng của cơn đau tim thông thường nhất là khó chịu nơi ngực, thường ra được mô tà như thấy ngực bị đè nặng ,co thắt hay có cảm giác nóng ran ở ngực. Cảm giác này thông thường khởi phát từ giữa ngực và có thể (mà cũng có thể không) lan tỏa ra các phẩn khác của cơ thể. Cảm giác này có thể liên tục hoặc biến mất rồi lại tái xuất hiện
Nếu thấy người nào bị khó chịu nơi ngực dai dẳng không hết thì bạn nên gọi 911 cấp thời.Dù đó chỉ là đau thắt ngực (angina) chứ chưa phải là một cơn đau tim , bệnh nhân vẫn cẩn phải được bác sĩ khám nghiệm
2. Khó chịu ở những phẩn khác của cơ thể
Đôi khi cái đau do cơn đau tim không xuất hiện ở ngực,mà bệnh nhân lại thấy khó chiụ hay đau ở một hay hai cánh tay hoặc ở lưng, cổ, quai hàm, hoặc đau ở dạ dày. Phụ nữ bị đau ở quai hàm và lưng nhiều hơn đàn ông
Khó mà có thể nói là sự khó chịu trên đây có liên quan tới cơn đau tim hay hoàn toàn do một nguyên nhân nào khác, nhưng nếu cái đau tới đột ngột hay bệnh nhân có nhửng triệu chứng khác thì cần gọi 911
3- Hơi thở ngắn
Thông thường chúng ta ai cũng có hơi thở ngắn đôi chút sau khi ráng sức. nhưng nếu môt người nào đó khi nghỉ ngơi cũng vẩn thở khó khăn thì nên coi chừng. Bạn hãy yêu cầu người ấy ngưng việc đang làm và ngổi nghỉ hay nẳm nghỉ. Nếu tình trạng hơi thở ngắn kéo dài quá hai phút thì hãy goị 911
4. Buồn nôn, đổ mồ hôi, người tái nhợt, hay da lạnh và hơi ướt
Đôi khi người ta lầm các dấu hiệu này của cơn đau tim như là triệu chứng của bệnh cúm, nhất là đối với phụ nữ. Nếu các triêu chứng này tới đột ngột hay có kèm theo những dấu hiệu khác của cơn đau tim thì hãy gọi 911
5. Cảm thấy ngưởi hết sức mệt mỏi, yếu sức
Cũng giống như buồn nôn và đổ mồ hôi, tình trạng yếu sức hay mệt mỏi có thể là triệu chứng của những bệnh khác. Nhưng nếu điều này xẩy ra đột ngột--đặc biệt là đối với phụ nữ--thì phải gọi ngay 911

Five heart attack symptoms to watch for and how to respond- Stephanie Trelogan-11/2011