Thứ Hai, 23 tháng 1, 2012

NHỮNG ÔNG ĐỒ TRẺ NGÀY TẾT

1) NHỮNG “ ÔNG ĐỒ TRẺ” CỦA SAIGON
TTO - Ngoài đường hoa Nguyễn Huệ, đường sách Xuân, các khu chợ hoa - những nơi luôn tấp nập người qua lại thì các khu “phố ông đồ” năm nay tại Saigon cũng là điểm đến của đông đảo các bạn trẻ.
thu phap 1 
 Bạn Ngô Văn Tráng, 21 tuổi, thành viên Hội quán Thư pháp thành phố chia sẻ, đây là lần đầu tiên trình diễn thư pháp việt trên quạt ở phố ông đồ.


Không trầm lắng, cổ kính, và nhiều ông đồ già như “phố ông đồ” ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội. Phố ông đồ Sài Gòn trên đường Phạm Ngọc Thạch (trước và trong khuôn viên Nhà văn hóa thanh niên mang màu sắc trẻ trung, hiện đại và phần lớn là các ông đồ trẻ có niềm đam mê con chữ, với những cách tân, thử nghiệm táo bạo trong nghệ thuật thư pháp Việt.
Và thật lạ “những người muôn năm cũ” ở các “phố ông đồ” này phần lớn là các bạn trẻ, khách đến xin chữ cũng người trẻ là chủ yếu. Những triết lý sâu sắc, những câu chữ hướng đạo sống tốt đã làm chộn rộn cả con phố tưởng chừng già nua.
thu phap 2 
“Ông đồ” Vũ Dương, 31 tuổi tỉ mẩn từng nét chữ thư pháp Việt trên giấy. Anh Dương hiện theo nghề kỹ thuật điện, và đam mê thư pháp suốt 9 năm qua - Ảnh: Tiến Thành
thu phap 3
Không dùng chất liệu giấy điệp, chàng sinh viên năm cuối ĐH Kinh tế - Thiên Quyết (25 tuổi) chọn lối viết thư pháp Việt trên giấy xuyến chỉ (loại giấy làm thủ công nhưng rất cao cấp, trắng, mịn)
Sau khi học thư pháp được 3 năm, “ông đồ” Nguyễn Hữu Phong, 21 tuổi này chọn cách thể hiện trên chất liệu giấy kỹ thuật bằng các loại nhũ màu đồng, bên cạnh mực tàu
Bạn trẻ đi xin chữ

Là sinh viên đại học năm cuối mê viết thư pháp từ hồi học lớp bảy, “ông đồ” trẻ Lê Quốc Bình nói: “Cái hay ở thư pháp ngoài yếu tố nghệ thuật còn có tính nhân văn, cái đạo lý làm người trong đó”
ĐÌNH DÂN - TIẾN THÀNH
                  *****



"PHỐ ÔNG ĐỒ” TRÊN PHỒ PHƯỜNG HÀ NỘI
TTO - Nằm khép mình bên cạnh Văn Miếu Quốc Tử Giám, “phố ông Đồ” là một danh xưng ra đời từ năm 2009. Sau gần 3 năm đi vào hoạt động quy củ, “phố ông Đồ” đã trở thành một địa chỉ văn hóa tin cậy của người dân Hà Nội và các du khách thập phương khi đến với “Tết Thăng Long”.
Cả một con phố dài chưa đầy 1km,  những “ông đồ”, “bà đồ” già, trẻ  với những trang phục xưa, áo the khắn xếp đang rón rén đưa những đường bút thăng hoa tặng những người dân với những lời chúc: “phúc”, “lộc”,  “thọ”, “an”…
Sau đây là những hình ảnh tại “phố ông Đồ” trong những ngày cuối cùng của năm Tân Mão.
"Ông đồ" Lê Quang Thản đang cho chữ tại  "Phố Ông đồ" Hà Nội
 
Sư Thầy Thích Nguyên Đạo (Chùa Thiên Tôn - Quận 5, TP Hồ Chí Minh) vui vẻ trò chuyện với các bạn trẻ, đây là năm đầu tiên sư thầy ăn tết tại Hà Nội, “tôi muốn khám phá cái lõi văn hóa của Hà Nội trong những ngày tết”, Thầy Thích Nguyên Đạo cho biết thêm

“Ông đồ” Nguyễn Thế Sùng đang được một người bạn nhờ đặt viết chữ thư pháp ngày tết qua điện thoại

“Chúng tôi không đặt nặng vấn đề thương mại, được ngồi đây và cho chữ cầu bình an cho mọi người là điều hạnh phúc nhất” Thư pháp gia Lại An Khánh (60 tuổi) cho biết

Bên cạnh những “ông đồ” già, nhiều thư pháp gia trẻ tuổi đã có mặt ở “Phố Ông đồ” từ nhiều năm nay

Một du khách nước ngoài cảm thấy thích thú khi được thư pháp gia Kiều Quốc Khánh cho chữ cầu an

Một bạn trẻ cảm thấy hào hứng khi được cụ đồ Cung Khắc Lược cho chữ và phân tích ý nghĩa của chữ “Phúc” một chữ được nhiều người xin vào những ngày tết .
                                                       Bài, ảnh: NGUYỄN KHÁNH