Thứ Bảy, 19 tháng 10, 2013

ĐIỂM BÁO PHÁP

Fr: Viet Do1.Hội cựu tù Đông Dương phản đối Ngoại trưởng Pháp ca ngợi Tướng Giáp Ngay sau khi có thông báo chính thức tướng Giáp qua đời, ngày 5/10, Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius đã ra thông cáo ca ngợi vị tướng chiến thắng người Pháp với những lời lẽ đầy xúc động, đánh giá ông là « một nhà yêu nước, một người lính vĩ đại của Việt Nam », hay tướng Giáp là « một nhân vật phi thường ». Trong thông cáo ra hôm qua, Hiệp hội toàn quốc các cựu tù nhân và lưu đầy ở Đông Dương (ANAPI) ghi rõ « Liên quan đến ông Võ Nguyên Giáp, người ta không thể tách rời một nhà chiến thuật quân sự với một nhà lãnh đạo chính trị của đảng Cộng sản Đông Dương, mà ông từng là Bộ trưởng Nội vụ và Quốc phòng » . Vì thế, các cựu tù nhân Đông Dương cho rằng tướng Giáp là người phải chịu trách nhiệm về việc giam cầm tù binh chiến tranh trong những điều kiện mà họ đánh giá là « vô nhân đạo ». Các cựu binh của Hiệp hội các tù nhân Pháp bị Việt Minh bắt nhắc lại : Trong tổng số 36.979 tù binh trong cuộc chiến tranh Đông Dương, có tới 26.225 người đã chết trong trại giam, tức là chiếm tới 71%. http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20131018-hoi-cuu-tu-dong-duong-phan-doi-ngoai-truong-phap-ca-ngoi-tuong-giap

2. Kim Jong-un kiểm soát hoàn toàn Bắc Triều Tiên?

Minh Anh clip_image001 Kim Jong un thăm Đại học Kim Nhật Thành tại Ryinghung, gần Bình Nhưỡng ngày 10/10/2013 REUTERS/KCNA Kim Jong-un đã thâu tóm hoàn toàn được quyền lực tại Bắc Triều Tiên là đề tài được nhật báo Công giáo La Croix số ra hôm nay 10/10/2013 đề cập đến. Theo các nguồn tin do phía Hàn Quốc cung cấp, lãnh đạo quốc gia khép kín nhất hành tinh này vừa cho thay thế gần phân nửa số quan chức cao cấp trong chính phủ. Một tín hiệu khẳng định tầm ảnh hưởng của nhà lãnh đạo trẻ, chỉ mới lên cầm quyền cách đây hai năm, lên toàn bộ máy chính quyền. Như vậy là nhà lãnh đạo trẻ Bắc Triều Tiên chỉ mất có hai năm để củng cố quyền lực của mình. Non trẻ và thiếu vắng kinh nghiệm từng khiến giới chuyên gia nghĩ rằng vị lãnh đạo tuổi đời chưa quá ba mươi khó có thể đảm bảo quyền lực sau khi lên kế vị lãnh tụ quá cố Kim Jong-il vào tháng 12 năm 2011. Các cuộc đấu đá nội bộ giữa những cựu quân nhân lão thành và thế hệ đảng viên trẻ đã làm nổi lên những nghi ngờ về sự sống còn của « triều đại họ Kim » tại vị từ năm 1948. Thế nhưng, các tiết lộ mới đây do Bộ Thống nhất Hàn Quốc đưa ra hôm qua, thứ Tư 09/10, về việc thay thế gần phân nửa quan chức cao cấp của chính phủ, khẳng định Kim Jong-un đã thành công trong việc thâu tóm hoàn toàn quyền kiểm soát bộ máy nhà nước. Theo con số cụ thể từ một tài liệu do Bộ thống nhất Hàn Quốc cung cấp, tổng cộng có 97 trong tổng số 218 vị quan chức cao cấp trong hàng ngũ chóp bu của quân đội, đảng Cộng sản và chính phủ bị thay thế. Bộ thống nhất Hàn Quốc nhấn mạnh rằng Bắc Triều Tiên thường hay sử dụng tiến trình « sa thải và thuyên chuyển » nhằm kiểm soát tốt hơn giới quân sự. Còn theo phân tích của giáo sư Yang Moo-jin, thuộc trường đại học Seoul với hãng thông tấn Pháp AFP, « Điều đó chứng tỏ rằng Kim đã thực hiện thành công việc kế thừa triều đại nhanh hơn dự đoán ». Vị giáo sư này còn cho rằng, Kim Jong-un đã thay thế các cựu quan chức do cha ông (Kim Jong-il) bổ nhiệm bằng các những nhân vật trẻ hơn và trung thành với ông hơn. Từ nhiều tháng nay, Kim Jong-un đã cho lần lượt triệu hồi các cựu quan chức ngoại giao, nắm giữ vị trí này từ nhiều năm nay và thay thế họ bằng một đội ngũ các nhà ngoại giao mới trẻ hơn. Điều này chứng tỏ ý đồ của nhà lãnh đạo trẻ sắp đặt những nhân vật trung thực và trung thành của ông ta vào những vị trí chiến lược và dần hình thành một ê-kip lãnh đạo mới. Trong lãnh vực hạt nhân, La Croix cho hay bộ phận tình báo Hàn Quốc xác nhận Bình Nhưỡng đã cho tái khởi động trung tâm hạt nhân già nua Yongbyon. Như vậy, Bắc Triều Tiên tiếp tục theo đuổi chương trình tăng cường vũ khí hạt nhân bất chấp lệnh cấm của quốc tế. Theo đánh giá của các chuyên gia Hoa Kỳ, trung tâm hạt nhân Yongbyon có khả năng sản xuất 6kg chất plutonium/ năm, một số lượng đủ để Bình Nhưỡng gia tăng kho vũ khí hạt nhân của mình. Cơ quan tình báo Hàn Quốc còn đi xa hơn cho rằng chiến dịch cải tổ nội các đó còn nhằm củng cố một sự tôn sùng cá nhân xung quanh nhà lãnh đạo trẻ. La Croix nhắc lại rằng sùng bái cá nhân ba đời họ Kim, những người liên tục nắm giữ quyền lãnh đạo đất nước từ năm 1948, là một yếu tố quan trọng của chế độ cộng sản Bắc Triều Tiên. 3. « Quyền lực mềm Trung Quốc » mơ tưởng đến Con đường tơ lụa clip_image002 « Con đường tơ lụa hàng hải », một chính sách ngoại giao hấp dẫn mới của Trung Quốc nhằm tìm cách khẳng định ảnh hưởng của mình trên một vùng lãnh hải rộng lớn tại châu Á. Đây cũng là nhận định của bài viết có tựa đề « ‘Quyền lực mềm’ Trung Quốc mơ ước Con đường tơ lụa », đăng trên phụ san Địa chính trị của nhật báo Le Monde hôm nay. Trong bài diễn văn trước Nghị viện Indonesia tại Jakarta, hôm 03/10 vừa qua, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhắc đến dự án « Con đường tơ lụa hàng hải mới », nghĩa là một sự mở rộng không gian hàng hải và với các đảo quốc về những lợi ích với những quốc gia lân bang hữu hảo với Trung Quốc. Ông Tập Cận Bình cam kết sử dụng một cách có ý thức quỹ hợp tác hàng hải Trung Quốc-Asean , do Bắc Kinh đề xướng vào năm 2012 (tổng trị giá 474 triệu đô-la Mỹ) nhằm mục đích « xây dựng một mạng lưới kết nối hàng hải ». clip_image003 Đối với những quốc gia nào có chung đường biên giới với Trung Quốc, Bắc Kinh dự tính đưa ra một dự án với mức kinh phí lên đến 10 tỷ đô-la, để hỗ trợ cho ngành giao thông, nhất là dự án xây dựng đường sắt xuyên châu Á, xuất phát từ thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam. Le Monde cho hay, ý tưởng kết nối - trọng tâm chính trong chính sách ngoại giao Con đường tơ lụa – cũng đã từng thủ tướng Lý Khắc Cường đề cập đến. Ngoài những mối quan hệ « hardward » (chủ yếu trong lãnh vực giao thông), Trung Quốc muốn ưu tiên cho những mối liên kết trên phương diện « mềm » - software (thông qua các chuẩn mực, công nghệ, các thủ tục…). Một hướng đi theo đó châu Á bị kết nối với Trung Quốc. Cuối cùng, Le Monde nhận xét dĩ nhiên trong một chừng mực nào đó, sức mạnh thương mại cho phép Bắc Kinh đưa cả khu vực vào trong quỹ đạo của mình. Chỉ có điều là liệu các nước châu Á, vốn dĩ cũng không muốn bị Trung Quốc ăn tươi nuốt sống, sẽ đón tiếp đề nghị của ông Tập Cận Bình như thế nào mà thôi. 4. Trung Quốc : « chỉnh huấn cán bộ » và tư tưởng hoài Mao clip_image004 Cũng tại Trung Quốc, nhưng trên lãnh vực chính trị, phụ san Địa - chính trị của tờ Le Monde chú ý đến chiến dịch phê và tự phê do ban lãnh đạo mới của Đảng đề xướng hồi tháng 6 năm nay qua bài viết đề tựa « Tại Trung Quốc : « chỉnh huấn cán bộ » và trào lưu hoài Mao ». Le Monde nhận xét : Một chương trình truyền hình-thực tế lạ đời chưa từng thấy. Vào ngày 25/9 vừa qua, khán giả Trung Quốc lần đầu tiên, kể từ sau Cuộc Cách mạng văn hóa, được chứng kiến trực tiếp một chương trình phê và tự phê trên truyền hình, dưới sự hiện diện của chủ tịch nước Tập Cận Bình. Nhân vật chính là Bí thư đảng ủy tỉnh Hà Bắc phải đền bù những khoản tiêu xài quá mức cho một lễ hội đầu năm mới, hay như đã không lắng nghe những lời ca thán của người dân địa phương. Theo quan sát của một số trí thức trong nước, chiến dịch phê và tự phê này gợi nhắc lại kiểu phương pháp đã được Mao Trạch Đông sử dụng trong những năm 1950, nhằm thanh lọc những tiếng nói đối lập. Đối với họ, « những gì đang xảy ra tại Hà Bắc khiến họ lạnh cả xương sống ». Đối với một số sử gia trong nước, việc ông Tập Cận Bình có những chính sách hoài Mao cũng không có gì là lạ. Bởi vì, « ông Tập Cận Bình cũng thuộc thế hệ Hồng vệ binh, do đó ông cũng bị ảnh hưởng mạnh mẽ của chủ nghĩa Mao và hơn nữa giữa ông Tập và ông Bạc lại rất giống nhau về điểm này ». Còn theo nhận định của chuyên gia nghiên cứu về Trung Quốc, ông Sebastien Veg, giám đốc Trung tâm nghiên cứu Trung Hoa đương đại của Pháp, các chiến dịch chính trị như vậy lại là một phương thức điều hành có tính tuần hoàn của đảng Cộng sản Trung Quốc. Những biện pháp vốn được dựa trên những cuộc thanh trừng nội bộ (bằng cách sử dụng các công cụ do Đảng cho phép như điều tra chống tham nhũng hay chỉnh huấn…) làm nổi lên vai trò của một người trong guồng máy chính quyền trên cả Nhà nước Pháp quyền. Và điều này cho phép Đảng giữ được quyền kiểm soát. Có điều là lần này, chiến dịch chính trị do Tập Cận Bình đưa ra không chỉ dừng ở giới lãnh đạo trong nước. Trong một bài diễn văn được đọc trước Ban tuyên huấn của Đảng Cộng sản hôm 19/8, ông Tập còn tấn công mạnh mẽ chống lại những nhà đấu tranh bảo vệ Hiến pháp, đánh đồng họ với các « thế lực thù địch ». Nhiều gương mặt của phong trào bảo vệ nhân quyền đã bị bắt. Một nhóm dân mạng yêu nước, những người tung lên mạng tố cáo quan chức tham nhũng cũng bị nhốt tù kể từ khi quyền lực của công an được củng cố vì lý do « truy lùng những kẻ phao tin đồn ». 5. Janet Yellen : người phụ nữ đầu tiên điều hành Cục dự trữ Liên bang Hoa Kỳ clip_image005 Một chủ đề khác cũng làm hao tốn giấy mực các báo Pháp  là việc nữ dân biển phe Dân chủ, Janet Yellen sẽ được tổng thống Obama bổ nhiệm giữ chức vụ Giám đốc Cục Dự trữ Liên bang. Le Monde chạy tít lớn trên trang nhất « Người phụ nữ giữ chìa khóa kho bạc ». Nếu như Thượng viện thông qua bổ nhiệm của tổng thống Mỹ, bà Janet Yellen, 67 tuổi và cũng là một kinh tế gia sẽ là người phụ nữ đầu tiên đứng đầu định chế tài chính quyền lực nhất của thế giới. Le Monde cho hay việc chọn bà Yellen lãnh đạo FED được đưa ra sau một cuộc đấu căng thẳng giữa bà Yellen và ông Larry Summers, cựu Bộ trưởng Tài chính thời Bill Clinton. Ban đầu, ông Summers được cho là chiếm ưu thế nhất. Thế nhưng, ngày càng có nhiều tiếng nói phản đối ông Summers, tố cáo sự qua lại giữa ông Summers với Wall Street cũng như là nhiều người khác đấu tranh cho việc chọn một người phụ nữ. Bên cạnh đó, bà Janet Yellen còn nhận được sự ủng hộ của 350 nhà kinh tế lớn, trong đó có giải Nobel kinh tế Joseph Stiglitz. Những người này đã viết một lá thư cho tổng thống Obama để bảo vệ bà Yellen, khi cho rằng không ai hiểu rõ mọi ngõ ngách chính sách tiền tệ bằng bà. Nhật báo thiên hữu Le Figaro chạy tựa « Bổ nhiệm Yellen lãnh đạo FED, Obama muốn trấn an các thị trường ». Nếu như sự bổ nhiệm này được xác nhận, đây sẽ là người phụ nữ đầu tiên và cũng là dân biểu phe Dân chủ đầu tiên nắm giữ vai trò lãnh đạo của cơ quan tiền tệ lớn nhất, kể từ khi Paul Volcker được Jimmy Carter bổ nhiệm năm 1979. Đối với tờ báo, quyết định chọn « con bồ câu » đứng đầu FED sẽ giúp ông Obama thương lượng trong ôn hòa sự đổi hướng trong chính sách tiền tệ. Nhật báo kinh tế Les Echos cũng đưa sự việc lên thành tít trên trang nhất « Janet Yellen sẽ trở thành nữ chủ nhân ngân hàng đầy quyền lực nhất của thế giới ». Tờ báo dành 4 bài viết để mô tả chân dung, nhận định và những thách thức mới của bà Janet Yellen trong nhiệm kỳ mới. Cũng như Le Monde và Le Figaro, nhật báo kinh tế đồng tình rằng « Janet Yellen sẽ là nữ chủ nhân đầu tiên của chính sách tiền tệ Hoa Kỳ ». Les Echos đăng một bài điều tra đề tựa « FED : làm thế nào con chim bồ câu Yellen thay thế được cá mập Summers ». Cuộc chiến kế nhiệm đã làm dậy sóng suốt cả mùa hè này tại Mỹ do giữa Janet Yellen và Larry Summers là hai cách nhìn đối lập nhau hoàn toàn. Cuối cùng, tờ báo nêu lên « ba thách thức lớn của Yellen ». Thứ nhất, bà phải khẳng định được uy quyền của mình trong môi trường làm việc toàn đàn ông. Thách thức thứ hai, dẫn dắt một chính sách tiền tệ rõ ràng và minh bạch. Và thách thức cuối cùng, thách thức hiển nhiên và khó nhất đó là thực hiện việc dỡ bỏ dần chính sách hỗ trợ tiền tệ được đưa ra trong những năm gần đây nhưng vẫn bảo vệ những mục tiêu có lợi cho Fed « việc làm tối đa, bình ổn giá và lãi suất vừa phải trong dài hạn ». 6. Đa số sinh viên các trường lớn của Pháp thích tìm việc làm ở nước ngoài clip_image006 Liên quan đến vấn đề việc làm, Le Monde và Le Figaro đồng chú ý đến hiện tượng sinh viên tốt nghiệp các trường lớn tại Pháp có xu hướng muốn đi tìm kiếm công việc đầu tiên ở xứ khác. Theo một kết quả thăm dò do Viện Harris Interactive công bố 79% số sinh viên được hỏi tại các trường nổi tiếng nhất của Pháp đều nhắm đến chuyện ra nước ngoài tìm việc làm. Các biểu đồ kết quả thăm dò được hai tờ báo đăng kèm theo bài viết mô tả có đến 1/3 số sinh viên học tại các trường lớn được hỏi nghĩ rằng sẽ rất khó tìm được việc làm tại Pháp. clip_image007
Tìm hiểu về động cơ ra nước ngoài tìm việc 59% sinh viên đánh giá sự nghiệp và mức lương là những động lực chính để rời nước Pháp, cao hơn nguyên nhân chất lượng cuộc sống (56%) và môi trường kinh tế (52%). Và cuối cùng, khi được hỏi về điểm đến ưa thích, kết quả nghiên cứu cho thấy Hoa Kỳ đứng đầu bảng các quốc gia được ưa thích nhất với 31% số người được hỏi, trên cả Anh quốc (23%), Đức (12%), Canada (11%), Thụy Sĩ (7%) và Trung Quốc, cường quốc kinh tế thứ hai chỉ có 6%./.