Gạo nội gắn mác ngoại bán giá cao
Gạo gắn mác ngoại như thơm Thái, thơm Mỹ, Đài Loan, Nhật Bản bán ở cửa hàng, siêu thị phần lớn đều là hàng nội. Chủ một đại lý gạo tại chợ Nghĩa Tân (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, giá các loại gạo ngoại thường đắt hơn gạo nội 2- 3 lần, khách mua chủ yếu là những người khá giả, sính hàng ngoại .http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/hang-hoa/gao-noi-gan-mac-ngoai-ban-gia-cao-2860657.html
Nho Tầu đội mác Mỹ Hiện tại dư luận đang rất lo lắng với thông tin nho Trung Quốc "đội lốt" nho Mỹ được bày bán nhan nhản ở Hậu Giang. Nhưng không chỉ ở Hậu Giang, tại Hà Nội, "nho Mỹ" giá siêu rẻ cũng được bày bán nhan nhản. Nho Trung Quốc được bán trên các sạp hàng hoa quả, do người bán hàng rong chở bằng xe đạp, xe máy hoặc thậm chí là có người đánh cả ôtô bán lưu động vào buổi tối. Tiêu thụ trung bình 100kg/ngày, những người bán nho Trung Quốc đội lốt nho Mỹ có thể kiếm hàng triệu đồng lợi nhuận. Điều này có thể khiến nhiều người bán hàng không ngại lừa gạt người tiêu dùng.
http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/vi-mo/thu-nhap-nhu-giam-doc-nho-ban-nho-my-2722286.html
Hàng nội gắn mác ngoại
Nắm bắt tâm lý sính ngoại của người dân, nhiều doanh nghiệp Việt ra nước ngoài đặt sản xuất sản phẩm của mình, rồi nhập về với tư cách nhà phân phối độc quyền để có lợi nhuận cao hơn.Ông Phạm Công Sinh, Giám đốc Công ty Sao Nam cho biết, hình thức kinh doanh của doanh nghiệp là gửi mẫu mã, thiết kế và thương hiệu sang nước ngoài, thuê nhà máy ở các nước gia công theo đơn đặt hàng rồi nhập về dưới hình thức nhà phân phối độc quyền. Khi đó, hàng hóa nghiễm nhiên mang xuất xứ ngoại, về Việt Nam sẽ được dán nhãn phụ hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt. Tương tự, một số mặt hàng thuốc bảo vệ thực vật cũng được các doanh nghiệp đưa sang nước ngoài sản xuất. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Nguyễn Thị Xuân Thu cảnh báo hiện nay nhiều doanh nghiệp đặt sản xuất các mặt hàng thuốc bảo vệ thực vật ở nước ngoài rồi vận chuyển về Việt Nam như: thuốc bảo quản thực vật, thuốc chín ép trái cây... Theo một số chuyên gia, nguyên nhân của tình trạng trên là lợi nhuận từ những mặt hàng này quá lớn, doanh nghiệp tránh sản xuất "chui" trong nước có nguy cơ bị phạt vi phạm chất lượng. Ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội cho biết, hình thức này sẽ khiến doanh nghiệp phải trả lương công nhân cao hơn, chi phí vận chuyển lớn và chịu thuế nhập khẩu. Nhưng bù lại, họ tận dụng được ưu thế về công nghệ hiện đại, được cung cấp dịch vụ trọn gói, năng suất lao động cao nên giảm được chi phí sản xuất, hạ giá thành. "Nhìn chung, giá những mặt hàng này vẫn cao hơn hàng nội địa. Lý do duy nhất để các doanh nghiệp sang nước ngoài sản xuất là người Việt có tâm lý sính hàng ngoại, nên dù giá cao hơn một chút vẫn bán được hàng, lợi nhuận so sánh vẫn lớn hơn sản xuất trong nước", ông nói. Tuy nhiên, việc này sẽ khiến sản xuất trong nước bị đe dọa khi hàng hóa mác ngoại ồ ạt vào thị trường và chiếm được cảm tình người tiêu dùng. Ông Phú giải thích: "Khi đó, người tiêu dùng không mua hàng hóa liên doanh trong nước hoặc hàng nội địa nữa, nhà nước sẽ không thu được thuế sản xuất, thuế thu nhập doanh nghiệp, lao động trong nước dư thừa, nguồn vốn nội địa để phát triển kinh tế bị chảy ra nước ngoài". Theo đánh giá của Tiến sĩ Hoàng Thọ Xuân, Viện Nghiên cứu thương mại - Bộ Công Thương, hoạt động này hoàn toàn không đóng góp gì cho sản xuất, kinh tế trong nước và lợi ích cho người tiêu dùng. Ngược lại, sản xuất nội địa bị thu hẹp ./.