Năm mới, đàn ông, đàn bà đánh nhau
(Zing)Đàn ông, đàn bà, già, trẻ, thậm chí cả trẻ con ở một vùng đất ở Peru đều đánh nhau mừng năm mới.Ở thị trấn Santo Tomas, tỉnh Chumbivilcas, thuộc Peru, vùng đất có độ cao tới 3.600m so với mặt nước biển, có một lễ hội khá kỳ cục, có tên Takanakuy, đó là đánh nhau loạn xị ngậu. |
Đây là lễ hội đặc biệt của người Peru để tiễn đen đủi năm cũ, chào đón năm mới sắp đến. Khắp nơi diễn ra các cuộc hát hò, nhảy múa, ăn uống suốt ngày đêm. |
Tuy nhiên, kịch tính nhất của lễ hội là màn đánh nhau quyết liệt. |
Màn đánh nhau diễn ra vào thời điểm kết thúc lễ hội. Khi đó, đàn ông, đàn bà lao vào đánh nhau nhằm giải quyết mọi hiềm khích năm cũ, đón năm mới vui vẻ. |
Người dân khắp vùng sẽ tụ tập lại xem những màn đánh đấm đầy kịch tính. |
Sàn đấu thường là các sân cỏ, bãi cát rộng rãi của địa phương. Mọi người sẽ quây quần quanh sân để xem màn đánh lộn. |
Bất kỳ ai cũng có thể tham gia đánh lộn. Từ đàn ông, đàn bà, già, trẻ, thậm chí cả trẻ con cũng được… đánh nhau. |
Mục đích của màn đấu tay chân này là để giải quyết những tranh chấp, mâu thuẫn của năm cũ. Không giải quyết được bằng tranh chấp dân sự, hòa giải, thì họ chọn cách giải quyết bằng nắm đấm. |
Trận đánh nhau diễn ra một cách thực sự, đổ máu, chứ không phải biểu diễn. Họ chỉ dừng lại khi máu đổ, khi bị đo ván, hoặc khi mọi người xông vào can ngăn. |
Những màn đấm đá ác liệt, gay cấn nhất thường xảy ra với các đấng mày râu say rượu. Khi rượu ngà ngà, họ “ra trận” rất ác liệt, không cần biết sống chết ra sao. |
Takanakuy, tiếng địa phương Peru là “dòng máu nóng”, hay “dòng máu sôi”, thể hiện rõ sự bạo lực. |
Những người tham gia đều có quyền sử dụng các thế võ truyền thống, sức mạnh vốn có để tấn công đối phương. |
Tuy nhiên, trọng tài hoặc những người uy tín sẽ giám sát chặt chẽ trận đấu, để không xảy ra án mạng. Khi một người đã ngã xuống, thì cuộc đụng độ phải dừng lại. |
Điều thú vị nhất, thể hiện tinh thần của Takanakuy, đó là khi cuộc đấm đá chấm dứt, hai bên bắt tay, ôm nhau và giảng hòa. |
Các đấu thủ không đeo găng tay, áo giáp, mà chỉ quấn tấm khăn nhỏ có họa tiết truyền thống của địa phương. |