Thứ Tư, 27 tháng 8, 2014

CAO NIÊN NÔNG THÔN TRUNG QUỐC TỰ TỬ TĂNG NHANH

Số Người Cao Tuổi Tự Tử Tăng Nhanh ở Vùng Nông Thôn Trung Quốc

Đại kỷ Nguyên- Đối mặt với đói nghèo, sức khỏe kém, hay sự cô đơn, người già lựa chọn ‘không trở thành gánh nặng’!
suicide-china-web
Ảnh một cụ già ngồi trước ngôi nhà đổ nát ở Trung Quốc (nguồn: internet)
Theo một báo cáo gần đây, người lớn tuổi tự tử đang trở thành một hiện tượng phổ biến ở vùng nông thôn Trung Quốc.

Một công nhân nhập cư đã xin nghỉ việc bảy ngày trong thành phố, sau khi nghe tin người cha già của anh sống ở nông thôn đang ở trong tình trạng nguy kịch. Một vài ngày sau người con trai trở về, sức khỏe của cha anh trở nên ổn định. Người con trai sau đó nói với bố: “Bố sắp qua đời hay chưa? Con chỉ có bảy ngày nghỉ, và bảy ngày đó là tính cả thời gian làm tang lễ cho bố”.
Sau khi nghe những lời lạnh lùng của con trai mình, người cha đã tự tử. Người con trai nhanh chóng kết thúc tang lễ ngay khi hết ngày nghỉ phép và quay trở lại thành phố để làm việc.
Theo tờ Nhật báo Thanh Niên của Trung Quốc, đây chỉ là một trong nhiều trường hợp tự tử của người cao tuổi được thu thập trong dự án nghiên cứu thuộc ngân sách nhà nước: “Nghiên cứu xã hội học về những vụ tự tử ở người cao tuổi sống ở nông thôn”.
Liu Yanwu, nhà nghiên cứu hàng đầu của dự án, giảng viên xã hội học ở Đại học Vũ Hán cho biết: “Tỷ lệ tự tử ở người cao tuổi trong các vùng nông thôn đã tăng rất nhanh kể từ năm 2000… và tình hình hiện tại là cực kỳ nghiêm trọng”.
Bắt đầu từ năm 2008, nghiên cứu được tiến hành trong 6 năm tại hơn 40 ngôi làng nông thôn của 11 tỉnh bao gồm Hồ Bắc, Sơn Đông, Giang Tô, Sơn Tây…Một người 69 tuổi đã tự tử trong phòng khách của nhà ông sau khi đốt tiền giấy để tang cho chính mình.
Trong ngôi làng đầu tiên các nhà nghiên cứu đã đến thăm ở quận Cảnh Sơn, thành phố Kinh Môn, miền trung tỉnh Hồ Bắc, khi được hỏi về việc liệu có những cái chết không tự nhiên của người cao tuổi hay không, một số dân làng nói như sau: “Rất ít người già chết một cách tự nhiên ở chỗ chúng tôi”. Liu Yanwu nói, trong ngôi làng này, “Ít nhất 30% người già chết do tự tử, và điều này chỉ là một ước tính vừa phải”. Chỉ trong hai tuần các nhà nghiên cứu đã chứng kiến 3 người lớn tuổi đã chết vì tự tử trong làng.
Một trường hợp tự tử ở quận Cảnh Sơn, một người đàn ông 69 tuổi đã tự tử trong phòng khách ngôi nhà của mình bằng cách uống thuốc trừ  sâu sau khi đốt tiền giấy để khóc thương cho chính mình. Một người dân làng nói với Liu Yanwu rằng, ông già này đã có mối quan hệ xấu với con trai và con dâu của mình và sợ rằng chúng sẽ không thương tiếc ông khi ông qua đời. Vì vậy, ông đã tự làm việc đó cho mình.
Người cao tuổi tự tử trong làng đã trở thành một điều phổ biến đến nỗi nó không còn gây sốc cho người dân địa phương nữa.
“Chúng tôi coi đây là một cái chết tự nhiên”, một bác sĩ trong làng nói. Các bác sĩ đã nói với Liu Yanwu rằng, nhiều người cao tuổi đã chọn cách tự tử sau khi bị bệnh nặng để không trở thành gánh nặng cho con cái của họ. Thậm chí chính những người lớn tuổi cũng chấp nhận tình cảnh này.

Một bà cụ tên Chai nói với Liu Yanwu: “Người già ở nơi này đều có 3 cách chết: thuốc trừ sâu, dây thừng và nước. Chúng là “những đứa con trai đáng tin cậy nhất”. Ba đứa con trai này là ba phương pháp chính để tự tử. Uống thuốc trừ sâu, treo cổ và chết đuối”.
“Người dân càng bình thản trước sự việc này thì điều đó càng đáng sợ hơn nữa”- Liu Yanwu đã nói với tờ nhật báo.
Liu Yanwu gọi hiện tượng này là một “xu hướng bệnh tự tử”. Ba nguyên nhân chính gây ra các trường hợp tự tử của người già ở nông thôn: tài chính, sức khỏe xấu và cô đơn. Dựa trên dữ liệu thu thập của Liu Yanwu, 60% các trường hợp có liên quan đến hai lý do đầu tiên. Với những người lớn tuổi họ không muốn là gánh nặng cho con cái của họ.
Một số người trẻ không muốn chịu trách nhiệm chăm sóc cha mẹ già của mình. “Gánh nặng của riêng tôi đã là quá đủ. Làm thế nào tôi có thể chăm sóc cả những người già cả?”! Một số nông dân trung niên đã nói với Liu Yanwu.
Liu Yanwu nói: “Hiện tượng phổ biến ở Cảnh Sơn hiện nay sẽ có nguy cơ tiếp diễn ở những nơi khác vào ngày mai”. Liu Yanwu chỉ ra rằng để cho tình hình thay đổi, người già không nên ở trong tình cảnh bị tuyệt vọng vì thiếu hỗ trợ tài chính, chăm sóc y tế, hoặc cô đơn.
Trong năm 2013, Trung Quốc đã có hơn 200 triệu người trên 60 tuổi, chiếm 14,9% dân số, Bộ Nội vụ Trung Quốc tại một cuộc họp báo vào tháng 2 năm nay, theo truyền thông nhà nước, người cao niên trên 65 tuổi chiếm 7,6% dân số.
Tốc độ tăng trưởng dân số người cao tuổi đã tăng lên đáng kể do tỷ lệ tử vong thấp hơn và chính sách một con.
“Mọi người đều già đi”- Liu Yanwu nói. “Người cao tuổi nên sống một cuộc sống tốt hơn, và qua đời một cách đàng hoàng thay vì sử dụng phương cách bất thường như vậy. Điều này quả thực đáng buồn”!
                          *****
Nguyên bản tiếng Anh

Elderly Suicide Rapidly Increasing in China’s Countryside

Faced with poverty, bad health, or loneliness, old people choose 'not to be a burden'

Suicide by the elderly is becoming a common phenomenon in rural China, according to a recent report.
A migrant worker took a seven-day leave from his job in the city after hearing that his old father living in the countryside was in critical condition. A few days after the son returned, his fathers’ health became stable. The son then said to his father, “Are you going to die or not? I only have seven days off, and that includes the time for your funeral.”
After hearing his son’s cold words, the father committed suicide. The son quickly finished the funeral just before his leave ended and returned to the city for work right away.
This is just one of many cases of elderly suicide collected in the state-funded research project “Sociological Study Of Rural Elderly Suicide,” according to the state-run China Youth Daily.
“The elderly suicide rate in rural areas has been increasing very fast since 2000… and the situation now is extremely severe,” said Liu Yanwu, the lead researcher of the project and an instructor in sociology in Wuhan University.
Beginning in 2008 the research was conducted for six years in over 40 countryside villages in 11 provinces including Hubei, Shandong, Jiangsu, Shanxi, and so on.
n the first village the researchers visited, in Jingshan County of Jingmen City in central Hubei Province, a number of villagers said the same thing when being asked about whether there were unnatural deaths of elderly people. “Few of the elderly die naturally in our place,” was the response, Liu said.
In this village, “At least 30 percent of the elderly die from suicide, and this is just a conservative estimate.” Liu said. Just during the two weeks the researchers spent in the village, three older people died from suicide.
In one of the suicide cases in Jingshan County, a 69 year-old man committed suicide in the living room of his house by drinking pesticide while burning paper money to mourn himself.
A villager told Liu that the old man had a bad relationship with his son and daughter in-law and was afraid that they wouldn’t mourn him when he died. So, he did it for himself.
Senior people committing suicide in the village have become such a common thing that it is no longer shocking to local residents.
“We see this as a natural death,” a doctor in the village said. The doctor told Liu that many senior people chose to commit suicide after suffering severe illness in order not to be a burden to their children.
Even older people themselves have accepted the situation.
An old lady surnamed Chai said to Liu, “Old people in this place all have three sons—pesticide son, rope son, and water son. They are the most reliable sons.” The “three sons” are three major ways of committing suicide: drinking pesticide, hanging, and drowning.
“The more calm those people are about this phenomenon, the more frightening it is,” Liu told the daily paper.
Liu called the phenomenon a “sick suicide trend.” Three major reasons have caused the suicide cases of old people in the countryside—finances, bad health, and loneliness. Based on Liu’s data collection, 60 percent of the cases were related to the first two reasons, with many older people not wanting to burden their children.
Some of the children do not want the responsibility of caring for their elderly parents.
“My own burdens are heavy enough. How am I able to take care of the old ones?” a number of middle aged farmers told Liu.
“The way things are in Jingshan today is likely to be the situation in many other places tomorrow,” Liu said. Liu indicated that in order for the situation to change, the elderly should not be in situations where they are desperate from lack of financial or medical support, or from loneliness.
In 2013 China had over 200 million people over 60 years-old, which is 14.9 percent of the total population, according to China’s Ministry of Civil Affairs on a press conference in February this year. Seniors over 65 year-old make up 7.6 percent of the population, according to state news media.
The growth rate of the elderly population has dramatically increased due to lower mortality and the one-child policy.
“Everyone gets old,” Liu said. “Elderly people should live better lives, and pass away with dignity instead of using such abnormal methods. It’s too sad.”