Thứ Tư, 1 tháng 10, 2014

BIẾN CỐ HỒNG KÔNG: TRUYỀN THÔNG TRUNG QUOC- THAI ĐO CUẢ CẢNH SÁT HỒNG KÔNG

1. Truyền Thông Trung Quốc Bóp Méo Tình Hình ở Hồng Kông (video)

Đài truyền hình Dragon TV thuộc quyền kiểm soát của ĐCSTQ hoàn toàn bưng bít những vụ biểu tình leo thang của hàng vạn người ở Hồng Kông.

Hong Kong

Thay vào đó đài đã dựng tin hơn 80 tổ chức phi chính phủ đang chào mừng 65 năm ĐCSTQ cầm quyền hôm 28.9 và ủng hộ cho quyết định của chính quyền Trung Quốc về vận mệnh của Hồng Kông.

http://vietdaikynguyen.com/v3/13786-truyen-thong-trung-quoc-bop-meo-tinh-hinh-o-hong-kong-video/
2. Cảnh Sát Hồng Kông Nói Lời Xin Lỗi

Vào ngày 29/9, ngay trước trụ sở chính quyền Hồng Kông, một cảnh tượng đáng chú ý đã diễn ra. Một người biểu tình trẻ tuổi đứng gần một cảnh sát chống bạo động đã bị tấn công, rõ ràng đó là cuộc tấn công vô cớ. Anh đã bị xịt hơi cay vào mặt và mắt, rồi anh hét lên rằng: “Chúng tôi không có một tấc sắt trong tay, làm sao các anh có thể tấn công chúng tôi như vậy?”
Với mũ bảo hiểm và mặt nạ, người ta không thể thấy thái độ biểu hiện của viên cảnh sát. Nhưng dường như anh ta cũng động lòng và nói “Tôi biết, tôi biết chứ”. Anh ta ra hiệu cho người biểu tình, rồi quay mặt lại và lấy ra chai nước của mình ra, và bắt đầu giúp anh rửa đôi mắt cay.
Chỉ vài ngày trước, cảnh sát Hồng Kông được điều động để ra tay quyết liệt đối với đoàn sinh viên biểu tình như: bắn và ném các hộp hơi cay, hay thậm chí phun vào họ lượng lớn ớt cay. Nhưng giờ đây những viên cảnh sát đã bước ra để bày tỏ sự thất vọng và hối tiếc.
Arnold Vĩ, một nhân viên thuộc lực lượng cảnh sát phụ trợ Hồng Kông đã tâm sự trên Facebook vào tối ngày 28/9 rằng: “Đã có lúc, tôi cảm thấy mình là người đàn ông may mắn nhất thế giới, bởi tôi có thể thực hiện được cả hai giấc mơ thời thơ ấu của mình một lúc”, anh nói tiếp, “Trước đây, tôi đã vô cùng tự hào khi tự mình đưa những tên tội phạm ra công lý”.
“Nhưng tôi vừa gọi điện cho cấp trên của mình đêm nay để xin nghỉ việc. Tôi không muốn trở thành công cụ chính trị của một người nào đó”, anh Vĩ viết chia sẻ trên Facebook, và sau đó tâm sự này đã được lan truyền rộng rãi trong những người dùng Internet tại Hồng Kông.
Những cảnh sát tình nguyện hoặc dự bị đều được huy động hỗ trợ khi có thảm họa tự nhiên hoặc trường hợp dân sự khẩn cấp, và trợ giúp lực lượng cảnh sát chính quy quản lý đám đông – theo thông tin chính thức trên website của lực lượng cảnh sát Hồng Kông. Không rõ liệu bản thân anh Arnold Vĩ có được yêu cầu thực hiện những nhiệm vụ này hay không.
Anh Vĩ nói thêm: “Những người dân Hồng Kông, xin hãy tin vào chính mình. Cái giá có thể rất cao, nhưng đây là Hồng Kông—[đất nước chúng ta] sẽ thành công”.
Vào ngày 29/9, một ngày sau chiến dịch đầu tiên sử dụng hơi cay trấn áp người biểu tình trên quy mô lớn, Đại Kỷ Nguyên (The Epoch Times) đã nhận được thư từ một sĩ quan cảnh sát, anh ấy vô cùng ân hận và muốn gửi lời xin lỗi đến những người đồng bào Hồng Kông bởi bản thân anh là một thành viên trong lực lượng đàn áp cuộc biểu tình hòa bình.
Toàn bộ lá thư viết:
“Tôi muốn nói với mọi người ở Hồng Kông, đặc biệt là những người đã tham gia vào cuộc biểu tình Trung ương ngày hôm qua: Tôi vô cùng xin lỗi! Tôi không có đủ cam đảm để bước ra trước công chúng và tự mình nói lời xin lỗi này, bởi tôi rất sợ. Khoảnh khắc đầu tiên nhìn thấy khói bay ra từ bình hơi cay, tôi đã hối hận sâu sắc. Tôi sợ rằng những gì tôi viết ra sẽ bị ai đó phát hiện, và tôi sợ rằng tôi có thể mất việc. Tôi đã nghĩ về điều này từ rất lâu, và tôi không thể thanh thản.
“Tôi đã nghĩ từ lâu rằng những người biểu tình là những kẻ làm loạn — họ chỉ đơn thuần cố chứng tỏ bản thân. Trong quá khứ, tôi ghét những người như vậy. Tất cả đồng nghiệp [của tôi] đều e ngại phải đối mặt với người biểu tình bởi sĩ quan cảnh sát có rất nhiều nguyên tắc phải tuân thủ khi tiếp xúc với họ. Và hôm nay, khi phát hiện rằng lực lượng cảnh sát sẽ có thể được huy động nhiều hơn, chúng tôi đã rất vui sướng.

Patrick Chovanec: “Không hẳn là những ngày tốt đẹp nhất cho lực lượng cảnh sát ở Hồng Kông” (Twitter)
“Khi tôi nhìn thấy phản ứng của những người biểu tình bị xịt hơi cay, tôi đã sững sờ. Tôi đang làm gì đây? Một vài thanh niên trẻ, cả nam lẫn nữ, lúc trước còn đang ngồi đó thật tĩnh lặng, vậy mà bây giờ họ đều đang chịu đau đớn khủng khiếp. Nước mắt bắt đầu chảy dài trên mặt tôi. [Tôi] không nghĩ rằng mọi người trong chúng tôi đều là những kẻ giết người hàng loạt—ít nhất tôi đã không được chuẩn bị tinh thần cho những điều như vậy. Nhưng tôi không thể để những cảnh sát khác nhìn thấy nước mắt của mình — Tôi chỉ cố giả vờ như mọi thứ vẫn ổn và tiếp tục giải tán mọi người.
“Những người dân Hồng Kông, tôi thành thật xin lỗi tất cả các bạn. Xin hãy tha thứ cho một kẻ hèn nhát như tôi”
Lá thư được ký tên “một sĩ quan cảnh sát Hồng Kông (không phải một nhân viên an ninh công cộng)”.
Một số người biểu tình đã đón nhận thiện chí này. Trong đó có Agnes Trần và Yanice Hoàng, hai người biểu tình trẻ tuổi, đã tạo một trang Facebook nhằm kêu gọi người dân Hồng Kông hãy “làm bạn” với những cảnh sát mà họ biết. Nhưng họ cũng cảnh báo cảnh sát rằng “một xung đột bất ngờ có thể là cái kết cho những tình bạn đẹp”.
Bên ngoài trụ sở cảnh sát, đám đông biểu tình đã thay đổi khẩu hiệu trên bức tường, từ “tham gia lực lượng cảnh sát” thành “rời khỏi lực lượng cảnh sát”.

Vương Tùng Liên: Dòng chữ bên ngoài trụ sở cảnh sát Hồng Kông: ‘rời khỏi lực lượng cảnh sát’. (Twitter)

http://vietdaikynguyen.com/v3/13716-canh-sat-hong-kong-noi-loi-xin-loi/