Thứ Hai, 4 tháng 7, 2011

BÀN CỜ QUỐC TẾ LUÔN LUÔN BIẾN ĐỘNG

BAN CO QUOC TE





. BAC CUC GIAU CO
1. BẮC CỰC -Bắc Cực được tin là nơi có nhiều rất nhiều trữ lượng dầu khí'. Thủ tướng Putin tuyên bố Nga sẽ "mở rộng sự hiện diện ở Bắc Cực" và "kiên trì, kiên quyết" bảo vệ các lợi ích của mình. Ông cam kết sẽ bảo vệ sinh thái khu vực.Nga dự đinh sẽ thành lập hai lữ đoàn đặc biệt để đóng quân tại Murmansk, Arkhangelsk hoặc một số khu vực khác vùng Bắc Cực.
2.ĐẤT HIẾM-Nhật tìm thấy đất hiếm ở Thái Bình Dương
dat hiem 
Đất hiếm là kim loại quan trọng trong nhiều ngành sản xuất
Tạp chí Nature Geoscience của Anh cho biết  nhờ sử dụng các thiết bị công nghệ cao một nhóm khoa học gia do giáo sư Yasuhito Kato từ đại học Tokyo cầm  mới phát hiện trữ lượng khoáng sản đất hiếm khổng lồ khoảng từ 80 đên 100 tỉ tấn dưới đáy biển Thái Bình Dương.
Các vỉa đất hiếm này nằm trong khu vực lãnh hải quốc tế ở phía đông và tây đảo Hawaii, và phía đông Tahiti ở Polynesia thuộc Pháp.ở độ sâu chừng 3500 đến 6000m bên dưới bề mặt đại dương.
Giáo sư Kato cho biết: “Bùn lắng có độ tập trung đất hiếm rất cao. Quặng tại chỉ một km vuông cũng có khả năng cung cấp tới 1/5 lượng đất hiếm hiện đang được tiêu thụ trên toàn cầu”.Khảo sát địa chất Mỹ trước đây ước tính trữ lượng đất hiếm trên toàn cầu chỉ ở mức 110 triệu tấn, chủ yếu tại khu vực Trung Quốc, Nga và các nước thuộc Liên Xô cũ cùng Mỹ.
Hiện tại, Trung Quốc sản xuất khoảng 97% lượng đất hiếm trên toàn thế giới.Hầu như có độc quyền về sản xuất đất hiếm . Năm ngoái,sau khi có tranh chấp lãnh thổ với Nhât bản ,  Trung Quốc đã hạn chế nguồn cung cấp đất hiếm cho nước này khiến giá đất hiếm xuất khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh, gấp chín lần cùng kỳ năm ngoái và vượt qua $100.000/tấn trong tháng Hai.Trước đó một tấn chỉ có khoảng $14.405, tức trung bình tăng $10.000/tấn mỗi tháng
Giới phân tích nói phát hiện mới này ở Thái Bình Dương có thể thách thức sự thống lĩnh của Trung Quốc .
 http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2011/07/110704_japan_rareearth_pacific.shtml
Lo ngại về môi trườngLòng biển
Triển vọng khai thác mỏ dưới lòng biển sâu để tìm kiếm kim loại quý - và những thiệt hại có thể gây ra cho hệ sinh thái đại dương - hiện đang làm những người hoạt động về môi trường lo ngại.
Hoa Kỳ khai thác trong nước khá nhiều, nhưng tới khi Trung Quốc bắt đầu phát hiện ra đất hiếm ở vùng Nội Mông và khai thác bán ồ ạt với giá rẻ thì Mỹ ngừng khai thác ở trong nước.Lý do là việc khai thác đất hiếm khá độc hại, ảnh hưởng tới môi trường.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/business/2011/01/110104_skorea_rare_earths_vn.shtml
BIỂN ĐÔNG -
Philippines thách thức Trung Quốc bằng kế hoạch cho phép thăm dò dầu khí 
Trong một bản thông cáo công bố hôm nay, 29/06/2011, Bộ Năng lượng Philippines cho biết là sẽ cấp nhiều giấy phép hơn cho các công ty tư nhân để tìm kiếm dầu khí tại vùng Biển Đông. Quyết định nàycó thể được xem là một phản ứng cứng rắn sau một loạt những hành động hù dọa của Bắc Kinh
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20110629-philippines-thach-thuc-trung-quoc-bang-ke-hoach-cho-phep-tham-do-dau-khi-tai-bien-do
Căng thẳng mới giữa Trung Quốc và Nhật Bản trên biển Hoa Đông
Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã chính thức phản đối việc 9 chiếc các tàu đánh cá Nhật xuất hiện xung quanh các đảo đang có tranh chấp chủ quyền giữa hai nước trong khu vực biển Hoa Đông.Ngay sau đó nhửng tàu này đã trở về Okinawa, một hòn đảo nằm ở phía nam Nhật Bản.Ngoại trưởng Nhật Bản Takeaki Matsumoto tới Bắc Kinh để thảo luận về việc cải thiện quan hệ giữa hai nước láng giềng châu Á vốn có nhiều hiềm khích với nhau này.
NHỮNG BẤT ĐỒNG GIỮA VÀ PHÁP
Thông qua kế hoạch bán vũ khí cho Nga, Paris theo đuổi một chính sách ngoại giao xích lại gần hơn với Matxcơva trên mọi phương diện, do e ngại bị Đức qua mặt.
Ngược lại, Nga cũng đang tìm cách dựa vào Pháp để đạt được một số mục tiêu của mình, chẳng hạn như đẩy mạnh dự án Hiệp ước an ninh toàn Châu Âu, do tổng thống Nga Dmitri Medvedev đề xuất, nhằm mục đích làm yếu đi vai trò của Mỹ tại Châu Âu.
Thê nhưng, trong một buổi họp báo của hai bộ trưởng, giới quan sát thấy rõ những bất đồng của Nga và Pháp về khủng hoảng tại Libya và Syria. Nga xem việc Pháp cung cấp vũ khí hạng nhẹ cho phe nổi dậy tại Libya đã làm thay đổi tinh thần Nghị quyết 1973, là tài trợ cho một tổ chức lật đổ chế độ bằng sức mạnh, qua việc hỗ trợ phe này chống lại phe kia trong nội chiến tại Lybia. /,