Thứ Sáu, 8 tháng 7, 2011

TINTỨC CAONIÊN ĐẶC BIỆT

tintuccaonien.com
Ngày 08 tháng 07 năm 2011
Các nhà khoa học Nga chờ đợi gặp người hành tinh vào năm 2031
Các khoa học gia Nga tiên đoán nhân loại sẽ tiếp xúc với các nển văn minh bên ngoài Trái đất trong vòng hai thập niên tới
Nhà bác học Andrei Finkelstein, giám đốc Viện Thiên văn Ứng dụng thuộc Hàn Lâm Viện Nga nói “ Sự tạo sinh sự sống không thể không có được cũng giống như sự tạo thành các nguyên tử vậy..Sự sống tồn tại trên các hành tinh khác và chúng ta sẽ phát hiện ra nó trong 20 năm tới” Phát biểu tại diễn đàn quốc tế dành cho việc tìm kiếm sự sống bên ngoài trái đất, ông cho biết 10 phẩn trăm các hành tinh xoay quanh mặf trời trong giài ngân hà –mà chúng ta được biết-- tương tự như Trái dất
Viện Finkelstein hiện đang tiến hành một chương trỉnh –đã được trển khai vào những năm 1960 khi mà cuộc chạy đua chinh phục không gian đang ở giai đoạn cao độ-- nhắm mục dích chờ đợi và phóng ra ngoài không gian những tín hiêu radio. Nhà bác học Fimkelstein nói “ Trong suốt thời gian chúng tôi đi tìm các nển văn minh bên ngoái Trái dát, chúng tôi chủ yếu chờ đợi các thông điệp từ không gian gởi tới “
Trong khi đó các nhà khoa học trên khắp thế giới cũng lên tiếng cảnh báo *Trái đất chúng ta phải chuẩn bị cho việc gặp gỡ các người từ hành tinh khác”. Họ để nghị Liên hiệp Quốc nên đứng ra phối hợp các kế hoạch tiếp xúc với các người bên ngoài Trái đất . Theo giáo sư Simon Conway Morris thuộc Đại học Cambridge, thì “bất cứ ai lập kế hoạch tiếp xúc với ngưởi từ hành tinh khác phải chuẩn bị cho những tình huống tệ hại nhất “. Ông nói “ Sự tiến hóa (evolution) trong thế giới bên ngoài trái dất chẳc vể bản chất cũng theo thuyết Darwin, do đó sự sống ở bất cứ đâu trong vũ trụ cũng đểu tượng tự với sự sống trên Trái đất-- đặc biêt là nếu sư sống này đến từ những thể giới giống như Trái đất có những phân tử sinh học tượng tự như chúng ta. Điều náy có nghĩa là các người hành tinh khác có thể giống như chúng ta, với tất c ả các xu hướng vể bạo lực và bóc lột
clip_image002

Russian scientists expect to meet aliens by 20l1- Alissa de Carbonnel-June 28.2011

Yoga cho người bệnh tiểu đường
Lương Y Võ Hà (bài do bạn KimAnh giới thiệu)

Yoga là một khoa học cổ xưa của Ấn Độ có muc đích dẫn dắt con người đi đến sự hoà hợp. Hoà hợp giữa thể xác, cảm xúc và trí tuệ, hoà hợp giữa con người và vũ trụ. Bên cạnh những triết lý sâu xa về vũ trụ và nhân sinh Yoga cũng đã xây dựng nên hàng ngàn tư thế tập luyện thân thể. Ngoài những tác động đến những cơ, khớp và nội tạng, mỗi tư thế còn ảnh hưởng đến những tuyến nội tiết hoặc những luân xa nhất định để giúp người tập điều hoà thân và tâm hoặc để chữa bệnh trong những trường hợp khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu một số tư thế yoga truyền thống có tác dụng tốt đối với bệnh tiểu đường.
Bệnh tiểu đường và lối sống tĩnh tại ít vận động

Bệnh tiểu đường là một hình thức rối loạn chuyển hoá đường trong cơ thể khiến lượng đường trong máu tăng cao và một phần khác bị đào thải ra ngoài qua nước tiểu. Do đó người bệnh thường ăn nhiều uống nhiều, đi tiểu nhiều và dễ mệt mỏi. Bệnh thuộc phạm vi chứng tiêu khát của y học cổ truyền. Chứng tiêu khát có liên quan đến việc rối loạn khí hoá của nhiều tạng phủ khác nhau nhưng quan trọng và trực tiếp nhất là Tỳ Vị.
Trong những năm gần đây mặc dù kinh tế phát triển, đời sống vật chất phong phú nhưng bệnh tiểu đường loại II ở những người trên 40 tuổi lại có chiều hướng gia tăng. Bên cạnh những yếu tố về môi trường, về thực phẩm công nghiệp thì lối sống tĩnh tại, ít vận động nhưng lại nhiều áp lực tâm lý là nguyên nhân chính đã dẫn đến sự gia tăng nầy.
Qua nghiên cứu những đối tượng nam, các nhà khoa học cho biết nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở những người có tập thể dục đều đặn 5 lần mỗi tuần giảm chỉ còn phân nữa so với với nhóm người chỉ tập một lần mỗi tuần. Rèn luyện thân thể, vận động cơ bắp để giúp khí huyết lưu thông là điều kiện cơ bản để giữ gìn sức khoẻ. Riêng đối với bệnh tiểu đường sự vận động còn có ý nghĩa đặc biệt. Đông y cho rằng “Tỳ chủ hậu thiên" và "Tỳ chủ tứ chi và cơ nhục". Việc chuyển hoá thức ăn và việc vận động cơ bắp có liên quan với nhau và liên quan trực tiếp với việc khí hoá của Tỳ Vị. Phải năng vận động cơ bắp thì khí hoá của Tỳ Vị mới được bảo đảm và việc chuyển hoá thức ăn bao gồm chuyển hoá đường mới được cải thiện. Do đó một khó khăn trong điều trị bệnh tiểu đường là yêu cầu phải tăng cường vận động. Một số người đã khỏi bệnh, đã rời bỏ thuốc cho biết ngoài việc dinh dưỡng hợp lý họ còn phải tuân thủ một chế độ vận động cơ thể hàng giờ hơn mỗi ngày và vẫn luôn phải duy trì chế độ nầy. Tiếc thay điều nầy không phải ai cũng thực hành được. Có thể do quá bận rộn công việc, do tuổi cao sức yếu hoặc do những yếu tố khác của sức khoẻ không cho phép. Trong những trường hợp nầy người bệnh cần có một phương thức tập luyện không tốn nhiều thời gian nhưng chuyên biệt hơn cho bệnh tiểu đường. Một số tư thế Yoga có thể đáp ứng nhu cầu nầy.

Một số tư thế Yoga truyền thống có tác dụng tốt với tiểu đường

Thế đầu tựa gối
clip_image004

Ngồi thẳng lưng. Hai chân duỗi thẳng ra phía trước. Gập đầu gối phải lại và dùng 2 bàn tay kéo bàn chân phải vào sát đáy chậu, đầu gối phải nằm sát mặt sàn. Chân trái vẫn duỗi thẳng, hai cánh tay giơ thẳng lên cao. Thở ra trong khi từ từ gập người lại, cúi xuống, vươn vai và hai tay ra phía trước, hai bàn tay ôm lấy cổ chân hoặc bàn chân. Trong khi giữ yên tư thế nầy một vài giây cố ép người gần xuống đùi trái, đầu tựa lên đầu gối trái, chân trái vẫn thẳng, đùi phải và đầu gối phải vẫn giữ sát mặt sàn. Hít vào trong khi từ từ nhấc đầu và thân lên, duỗi chân phải ra và trở lại tư thế ngồi thẳng lưng, hai chân duỗi thẳng ra phía trước như lúc ban đầu. Hít thở sâu một vài hơi trước khi đổi chân và lập lại động tác.

Thế căng giãn lưng
clip_image006

Ngồi thẳng lưng. Hai chân duỗi thẳng. Hai bàn chân nằm sát cạnh nhau. Thở ra trong khi từ từ khom người cúi xuống cho tới khi đầu chạm gối. hai đàu gối vẫn thẳng, hai đùi vẫn ép sát xuống sàn, hai cánh tay đưa thẳng ra tối đa và cố chạm vào bàn chân. Có thể dùng 2 bàn tay nắm lấy 2 cổ chân hoặc đan chéo 2 bàn tay ôm lấy 2 bàn chân để dễ gập người lại. Thời gian đầu có thể dùng một chiếc gối tựa trên 2 đùi để khi ép người xuống dễ giữ thẳng được 2 khuỷu chân. Giữ yên tư thế nầy vài giây. Hít vào, nhấc đầu và thân người lên, trở về tư thế ban đầu.
Thế rắn hổ mang

clip_image008


Nằm sấp trên sàn. Hai bàn tay úp xuống ở khoảng 2 vai, các ngón tay hướng lên phía trên. Hít vào, sức nặng tựa lên 2 bàn tay, từ từ nâng đầu và ngực lên, đầu ngữa lên trần nhà, cằm đưa ra phía trước. Trong tư thế nầy phần cơ thể từ rốn tới chân luôn luôn chạm mặt sàn. Khi đã hít vào tối đa cũng là lúc 2 khuỷu tay thẳng lên. Giữ nguyên vị thế nầy vài giây. Thở ra, trong khi từ từ buông lõng 2 cánh tay, buông lõng toàn thân, trở lại vị trí ban đầu.
Thế vặn cột sống

clip_image010


Ngồi trên sàn, hai chân thẳng ra. Gấp chân phải lại, đặt gót chân áp sát mông trái. Gấp chân trái lại, đặt bàn chân trái phía ngoài đầu gối phải. Đầu gối trái sát dưới nách phải. Hít vào trong khi duỗi tay phải ra để nắm được cổ chân trái hoặc các ngón chân trái. Từ từ quay mạnh tay trái về phía sau lưng đồng thời thân mình quay ¼ vòng về bên trái, bàn tay trái tựa xuống sàn. Giữ nguyên vị thế nầy vài giây. Thở ra và từ từ buông lõng toàn thân trở về vị thế ban đầu. Tập lại tư thế nầy lần nữa với tay chân và chiều vặn ngược lại.

Cơ chế tác dụng của các tư thế

Tăng cường lưu thông khí huyết để gia tăng chức năng khí hoá của Tỳ Vị
Những động tác vặn người, cúi gập hoặc kéo giãn của Yoga được thực hành chậm rãi và mềm dẽo không tốn nhiều năng lượng, không tạo áp lực cho tim nhưng lại có thể hoá giải xơ cứng và tăng cường lưu thông khí huyết đến những nơi mà sinh hoạt hằng ngày không đủ tác động tới. Những hơi thở sâu và những động tác kéo giãn quanh bụng có tác dụng xoa bóp và kích thích lưu thông khí huyết đến các tổ chức ở vùng bụng như gan, mật, lá lách, dạ dày, tuỵ tạng. Nằm ngay dưới dạ dày, tuỵ tạng là một tuyến nội tiết có nhiệm vụ xuất tiết chất insulin để điều tiết lượng đường trong máu. Như vậy, thông qua việc tăng cường khí huyết những tư thế trên không những có thể làm gia tăng chức năng khí hoá của tỳ vị mà còn tác động trực tiếp lên tuyến tuỵ để điều tiết việc xuất tiết insulin qua đó điều tiết lượng đường trong máu. Tác động trên những tuyến nội tiết và qua việc xuất tiết nội tiết gây ảnh hưởng đến toàn thân là một trong những nét đặc thù của Yoga.
Tăng cường sinh lực cho việc chuyển hoá cơ bản

Những động tác kéo giãn cột sống theo các hướng khác nhau quanh thắt lưng có tác dụng giải toả những ứ trệ chung quanh những đốt sống thắt lưng và hoạt hoá luân xa 3. Luân xa 3 nằm dưới đốt sống thắt lưng thứ hai. Luân xa 3 là trung tâm năng lượng cung cấp sinh lực cho các chức năng sinh dục, tiêu hoá và bài tiết. Trong số 7 luân xa chính của cơ thể luân xa 3 chủ về sức khoẻ vật chất và cũng là luân xa có quan hệ trực tiếp đến việc chuyển hoá chất đường.
Điều hoà cảm xúc và giải toả căng thẳng tâm lý
Ngoài việc thúc đẩy lưu thông khí huyết, kích thích và làm tươi trẻ hệ thần kinh dọc theo tuỷ sống những động tác căng giãn tối đa còn có tác dụng giãn cơ nhất là các cơ trơn tạo nên thành của các cơ quan nội tạng. Do tương tác thần kinh & cơ bắp việc thư giãn nầy sẽ tác động trở lại làm điều hoà thần kinh giao cảm. Việc điều hoà hệ thống thần kinh ngoài việc điều hoà cảm xúc, giải toả những căng thẳng tâm lý còn có tác dụng điều hoà nội tiết, nội tạng và tăng cường khả năng miển nhiểm của cơ thể.
Lưu ý
Nên tập Yoga trong lúc bụng trống để không ảnh hưởng đến việc tiêu hoá và dễ thực hành các động tác cúi, ngữa.
Mỗi ngày có thể tập 1 hoặc 2 lần. Mỗi tư thế có thể tập một hoặc nhiều lần trong mỗi buổi tập. Giữa mỗi tư thế nên thở sâu một vài hơi, kế tiếp thở đều hoà trước khi tập đến tư thế khác. Điều quan trọng của hơi thở sâu không phải là cố hít vào nhiều hơi mà là thở ra chậm, từ từ và cố ép sát bụng dưới khi thở ra.
Thực hành các động tác phải chậm và từ từ để tránh bị sai khớp, trặt gân hoặc những tổn thương khác. Độ "căng giãn" hoặc "ép sát" sẽ được phát triển dần qua thời gian. Không nên quá cố gắng trong những lần đâu.
Những động tác kéo căng và những hơi thở sâu có khả năng kích hoạt một số luân xa của cơ thể. Do đó liền sau mỗi buổi tập nên thực hành thư giãn từ10 đến 15 phút để phát huy việc thu nhận và phân phối năng lượng thông qua các luân xa cho việc chữa bệnh và tăng cường sức khoẻ. Nằm xuống thoải mái trên sàn nhà hoặc trên ván qua một lớp chăn mỏng. Hai tay để dọc 2 bên thân. Hít thở đều hoà. Thì thở ra chậm và dài hơn thì thở vào. Tập trung tư tưởng quan sát hơi thở vào và ra. Trong thì thở ra có thể nhẩm trong tâm ý nghỉ "buông lõng toàn thân".
Những phụ nữ có thai không nên tập các tư thế trong bài.
Những động tác Yoga không có giá trị thay thế các loại thuốc đang sử dụng. Việc gia giảm liều lượng thuốc tuỳ theo diễn tiến của bệnh phải tuân theo sự chỉ dẫn của Bác sĩ điều trị./.

Mắt điện tử cho người khiếm thị

clip_image012vhttp://www.youtube.com/watch?v=ZyVjK7sktvw
Võng mạc nhân tạo có thể cung cấp ánh sáng—phát hiện ánh sáng dùm cho những người bị mù do các bệnh thoái hóa mắt như bệnh thoái hóa điểm vàng (macular degenerescence) và bệnh viêm võng mạc sắc tố (retinitis pifgmentosa-RP).
Mắt của mười phần trăm những người người trên 50 người đều bị thoái hoá điểm vàng ở những mức độ khác nhau. Viêm võng mạc sắc tố (RP) lả một bệnh di truyền , ảnh hưỡng tới khoảng 1.5 triệu người trên toàn cầu.
Cả hai căn bệnh trên đều làm tổn thương các tế bào tiếp nhận ánh sáng (photoreceptors) nẳm phiá sau võng mạc. Nhờ các tế bào này ánh sáng được chuyển tới não dưới dạng những xung thẩn kinh (nerve impulses) để rồi được diễn dịch ra thành hình ảnh. Hệ thống võng mạc nhân tạo Argus II (Argus II Retinal Prosthesis System) nhắm mục đích thay thể các tế bào tiếp nhận ánh sáng bị tổn thượng này .
clip_image013
Hệ thống Argus II do công ty SecondSight sáng chế gồm 5 bộ phận chính sau đây:
· một máy ảnh (digital camera) gắn vào cặp kiếng râm ..Máy này ghi nhận các hình ảnh theo thời gian thực (real time) rồi chuyển tới máy phân giải video (video processor)
· Máy phân giải video thu gọn trong một đơn vị nhỏ. Máy này xử lý các hỉnh ành và chuyển các dữ liệu ra thành những xung điện rồi chuyển tới mộr máy phát sóng radio (radio transmitter) gắn trên cặp kiếng
· Máy phát sóng radio vô tuyến (wireless radio transmitter) truyền các xung điện tới một máy tiếp nhận (receiver) cấy phía trên tai hay sau mắt
· Máy tiếp nhận chuyển các xung tới bô phận cấy vào võng mạc (retinal implant) qua một đường dây mảnh như sợi tóc
· Bộ phận cấy vào võng mạc có một dãy 80 điện cực (electrodes) gắn trên môt phiến mỏng (chip) hình vuộng 1mm X1mm
Hệ thống võng mạc nhân tạo Argus II giúp người mù có lại khả năng nhìn do căn bệnh viêm võng mạc sằc tố (RP) mà trước đây y học bó tay. Bệnh nhân mắc RP bị mù do các tế bào thụ nhận ánh sáng chết dần, các tế bào hình nón cảm nhận màu sắc bị thoái hóa nên mất khả năng truyền tải hình ảnh lên não.
Ba mươi trường hợp thử nghiệm đều thành công và như thế đã chứng minh là việc cấy ghép thiết bị điện tử là bước tiến lớn trong điều trị nhãn khoa giúp phục hồi thị lực. Với “mắt nhân tạo”này, ngưởi mù có thể cảm nhận ánh sáng, nhận thấy chuyển động và mầu sắc, phân biệt được hình dạng các vật thể, và đọc được cà những chữ khổ lớn trên màn ảnh máy điện toán.
Châu Âu v à Anh quốc đã chính thức phê chuẩn kỹ thuật võng mạc nhân tạo để khôi phục khả năng nhìn cho những bệnh nhân mù do di truyền RP. Tuy nhiên,phí tổn cấy ghép mắt nhân tạo còn rất lớn: nếu không có bảo hiểm y tế bệnh nhân phải tốn 50.000 bảng Anh để phẫu thuật và thêm 10.000 bảng để được huấn luyện sử dụng.

Bionic eye called Argus II receives EU approval for patient implant- 5/30/2011

Formaldehyde: chất gây ung thư

Chính phủ Hoa kỳ vừa mới thêm ,vào danh sách các chất gây ung thư, hoá chất formaldehyde , một chất dùng trong chất dẻo (plastic) và có mặt trong những sản phẩm thông dụng khác. Trong một báo cáo, các chuyên gia thuộc Bộ Y tế Hoa kỳ cho biết là những người phơi nhiễm nhiểu với formaldehyde có rủi ro cao bị bệnh ung thư mũi-họng, bệnh bạch cầu tủy bào (myeloid leukemia) và những loại ung thư khác. Các chuyên gia viết “ Hiện đã có đủ bẳng cớ từ nghiên cứu trên con người chứng tỏ là những ai phơi nhiễm nhiều với formaldehyde có rủi ro cao mắc phải một số loại ung thư ít thấy có”
Formaldehyde là một hóa chất không mầu, dể cháy, mùi hắc , được sử dụng rộng rãi trong việc chế tao các chất nhựa (resins) dùng cho các đồ gia dụng như các sản phẩm gỗ đa hợp (composite wood), các lớp phủ sản phẩm bằng giấy, các chất dẻo (plastic), các chất sợi nhân tạo (synthetic fibers.) Formaldefude còn thường được dùng như là chất bảo quản trong phòng thí nghiệm, trong nhà xác, và trong một số sản phẩm tiêu dùng như thuốc làm thẳng tóc.
Ngoài ra hoá chất styrene cũng được báo cáo xếp vào danh sách những chất có thể gây ung thư cho con người . Styrene lả một hoá chất tổng hợp dùng trong việc sản xuất những sản phẩm như cao su (rubber), chất dẻo (plastic), chất cách ly (insulation), chất sợi thủy tinh (fiberglass), ống dẫn (tubes), phụ tùng xe hơi, hộp đựng thực phẩm và lớp dưới của thảm (carpet backing). Đối với đại chúng, hút thuốc lá dẫn đến sự phơi nhiễm styrene lớn nhất
Tổ chức American Chemistry Council (ACC) của giới công nghiệp lên tiếng chỉ trích báo cáo trên và cho rẳng chính trị đã lấn áp tiến trình khoa học. . Ông Cal Dooley, chủ tịch và CEO của ACC nói: “ Bộ Y tế đã có một quyết dịnh thiếu cơ sở trong việc phân loại formaldehyde và styrene và sẽ gây hoang mang cho giới tiêu thụ một cách không cẩn thiết”
Trong khi đó bà Jennifer Sass thuộc Tổ chức National Resource Defense Coincil lại ca ngợi chính phủ vì đã công bố báo cáo trên đây, mặc dầu có “ áp lực” ngăn chặn việc phổ biến tài liệu này tử phía các công ty hóa học . Bà nói “ Công nghiệp hoá học chống lại sự thật, chống lại khoa học và chống lại quẩn chúng—nhưng cuối cùng các chuyên gia trong chính phủ đã vượt qua tất cả vì chúng ta và đã đem lại cho chúng ta những thông tin chính xác về rủi ro sức khỏe của các hoá chất thường thấy trong mỗi gia đỉnh chúng ta, tại các trường học và các nơi làm viêc”
Báo cáo nói trên cũng còn liệt kê aristolochic acid ( có trong một số thảo mộc và dùng trong y học thảo dược để trị bệnh viêm khớp và bệnh gút) vào loại chất gây ung thư và thêm vào danh sách các chất có thễ gây ung thư những chất sau đây : captafol ( thuốc diệt nấm), thủy tinh sợi ( dùng để làm chất cách ly), cobalt- tungsten carbide (dùng trong công nghiệp sản xuất), riddelliine ( cây nhỏ cho gia súc, ngựa và cừu ăn) và o-nitrotoluene (dùng làm thuốc nhuộm)
Tuy nhiên báo cáo nhấn mạnh là liệt kê một chất vào danh sách các chất gây ung thư khôngcó nghĩa là chính bản thân chất ấy gây ra ung thư. Sự phát triển bệnh ung thư tùy thuộc vào mhiểu yếu tố như số lượng hoá chất phơi nhiễm, thời gian phơi nhiễm và sự nhảy cảm của mỗi cá nhân đối với hoá chất.

U.S. adds formaldehyde to list of carcinogens-Reuters–Jun 11, 2011

Ghi chú Khi mua các sản phẩm làm bẵng ván ép (pressed-wood products) nên chọn nhựng loại ván có nhãn U.L.E.F. (ultra-low-emitting formaldehyde), N.A.F. (no added formaldehyde) or C.A.R.B. (California Air Resources Board) Phase 1 or Phase 2 compliant.
                                 
                                              *****