Thứ Tư, 22 tháng 2, 2012

AI TRUNG THỰC NÓI LÊN Ý DÂN

QUỐC HỘI ? BÁO CHÍ ?
Fr:Hoang vo Duong
1) QUỔC HỘI NGẬM MIỆNG
  Đã có blogger ví nhiểu vị đại biểu Quốc Hội CSVN với những “bê bi xít tơ " lười biếng,vô trách nhiệm hoặc già nua lẩm cẩm…
Funny picture babysitting 1 
“ Ồ chẳng có gì nặng nhọc cả . Chỉ có trông em thôi mà…”
Funny picture babysitting 2
“ Đừng có no . Mọi việc đều O.K :gà thì đang quay trong nò, còn bê-bi thì tôi đang cho ló ăn .”


2. BÁO CHÍ DƯỜNG NHƯ TRÊN ĐÀ ĐƯỢC TỰ DO THI HÀNH NGHIỆP VỤ
Về bài viết về thư kiến nghị của một số đảng viên lão thành  cáo buộc “Bí thư Hải Phòng thông tin trái kết luận của Thủ tướng về việc cưỡng chế thu hồi đất tại huyện Tiên Lãng" các báo VietNam.Net , Giáo duc Viet nam đã đăng lại từ trang danviet.vn, nhưng sau đó khi độc giả bấm vào thì bài báo đã bị bóc xuống rồi.
Tuy nhiên bài này vẫn đọc được bình thường ở tại trang gốc Dân Việt  và cũng đang được lưu giữ ở các trang mạng báo chí nhà nước như Tiền Phong và Người Lao Động. Đặc biệt Người Lao Động còn đăng bài phỏng vấn cựu Chủ tịch nước Lê Đức Anh về lá thư của các đảng viên. Ông Lê Đức Anh nói: "Ba vị lão thành cách mạnh của CLB Bạch Đằng đã có kiến nghị gửi đích danh các vị lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước thì cần phải có trả lời."
Ông Nguyễn Thế Kỷ, Phó ban Tuyên giáo trung ương, khẳng định "không có chủ trương [kiểm duyệt báo chí]".
Ông nói mình không rõ về các bài báo bị cho là đã 'biến mất', nhưng nhấn mạnh cơ quan ông - tham mưu cho Bộ Chính trị về báo chí - không hạn chế đưa tin về vụ Tiên Lãng."Báo chí vẫn thông tin như bấy lâu nay, không có vấn đề gì," ông nói
Trong khi đó, một quan chức cấp cao từ Bộ Thông tin - Truyền thông cho hay "đã đọc các bài về Thành ủy Hải Phòng" hôm qua, và nói "không có ai chỉ đạo gỡ xuống".
Nói chuyện với BBC với điều kiện giấu tên, người này nói: "Nếu họ đăng đúng thì tốt thôi. Còn nếu đăng sai, các tổng biên tập tự chịu trách nhiệm."
Khi được hỏi liệu một vị Bí thư Thành ủy có thể yêu cầu báo gỡ bài, vị quan chức của Bộ bác bỏ.
"Nếu đưa tin sai, họ có thể nói anh phải xem lại. Chứ chẳng có ông lãnh đạo nào có quyền yêu cầu tờ báo gỡ bài."
Quanh vụ Tiên Lãng, vai trò của truyền thông tiếng Việt trong ngoài nước, chính thống và 'lề trái', đã được nổi bật .
David Brown, một nhà ngoại giao Mỹ đã nghỉ hưu, nhận xét "Trong vụ Tiên Lãng gần đây, các nhà lãnh đạo lại một lần nữa phải dựa vào các nhà báo để tìm ra sự thật và những phản ảnh từ dư luận."
"Có lẽ mạnh mẽ hơn bao giờ hết, ngành báo chí Việt Nam đang nói lên sự thật của họ đến chính phủ," ông này nhận xét.

Theo BBC
 “Không kiểm duyệt tin về Tiên Lãng” http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/02/120221_tienlang_media.shtml