Thứ Bảy, 29 tháng 9, 2012

NGƯỜI BẮC VIỆT NAM TRỔNG CẦN SA

Fr: Pho Nguyễn
    Tại sao người Bắc Việt Nam lại trồng cần sa nhiều đến thế? TQ đầu độc dân VN bằng chiến tranh ma túy?
Phóng sự điều tra của phóng viên Canada về hoạt động ma túy quốc tế của người VN-
                                              Michael L. Gray
Vào đầu tháng 3 năm 2007, công an đã tìm thấy ma túy làm từ cần sa (cannabis) mọc ở nhiều khu vườn thuộc tỉnh Hà Tây, gần Hà Nội cannabis 12 Những người buôn bán ma túy đã thuê những người nông dân để trồng cần sa, và công an cho biết rằng nó đã được trồng khá lâu rồi bởi vì những người dân địa phương không hiểu đó là loại cây gì. Người chủ của một vườn nghĩ rằng đây này là một loại cây thuốc (và đúng vậy, nó là một loại thuốc) , và nhìn chung thì những người nông dân đã rất ngạc nhiên khi biết rằng đó chính là một loại dược liệu bị cấm.

cannabis 1
Có một số lượng không nhiều tài liệu về lịch sử việc sử dụng cây cần sa ở miền Bắc Việt Nam. Nó không được hút phổ biến ở đây như bên Lào hoặc một số nước láng giềng khác. Rượu cồn và thuốc phiện (giờ đây là Heroin) là những dược liệu được sử dụng trong truyền thống. Tuy cây cần sa được trồng ở miền Nam trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ, nhưng việc trồng cây này đã sút giảm rõ rệt sau khi GI Mỹ rời đi. Vậy thì tại sao bây giờ nó lại được tái trồng? Người ngoại quốc ở Hà Nội đã kêu khóc trong một thời gian dài do sự thiếu hụt của cần sa tốt ở địa phương, nhưng đây không chỉ là một sự tình cờ may mắn. Trong mười năm qua, những người Việt miền Bấc buôn lậu ma túy đã trở thành những người cung cấp chủ yếu cần sa tinh chế cho thế giới. Sự lớn mạnh đột ngột của các vườn cần sa xung quanh Hà Nội chỉ là một trường hợp như “gà về nhà để ngủ”. Nhưng làm thế nào và tại sao các băng nhóm ở miền Bắc Việt Nam lại có thể biến cần sa thành một nguồn thu lợi của họ?
  Câu chuyện được dẫn dắt đến nước Anh, nơi mà vài năm gần đây cảnh sát đã ập vào bắt giữ một hoạt động trưng cất cây cần sa với số lượng kỷ lục. Ở London, có khoảng 1500 vụ hoạt động trồng cây cần sa được phát giác từ 2005-2007, trong đó 2 năm gần đây nhất là 500 vụ.
Có khoảng 75 phần trăm những người có hoạt động trồng này là người Việt Nam, và hầu hết họ là những người dân mới nhập cư gần đây. Tình huống này đã xấu đến mức giờ đây những cán bộ nhập cảnh đã cùng với cảnh sát hành quân trong các cuộc truy tìm.  cannabis 2
Rất nhiều công nhân chăm sóc cây dược liệu này là trẻ em, đó là những người bị mang đến Anh quốc bởi những băng nhóm buôn thuốc phiện, đặc biệt là để làm việc trong việc trồng cây cần sa. Trẻ em là đối tượng dễ dàng để quản trị và có thể trả công rẻ mạt. Thêm vào đó, chúng không thể bị xét xử với các tội danh hình sự, và sau khi việc trồng cây dược liệu này bị bể vỡ, những đứa trẻ có thể bị nhà nước bỏ quên và lại quay trở lại những ngôi nhà để trồng cây cần sa. Nếu chúng bị ép buộc phải trở về Việt Nam, không gì có thể ngăn cản chúng khỏi bị mang trở lại Anh quốc. (Một quy định trong Luật của Anh đã làm cho cơ quan nhập cảnh không thể đề phòng những đứa trẻ này ở trong đạo luật về trẻ em năm 2004).
   Lợi nhuận là khủng khiếp. Một ngôi nhà trồng cây dược liệu có thể kiếm được 500,000 Đô la Mỹ một năm. Mười năm trước, 11 phần trăm cần sa ở Anh được trồng ở nội địa. Hiện nay số lượng này là 60 phần trăm. Hơn nữa, marijuana có liều lượng cao được goi là skunk, với một lượng thuốc lớn gấp 10 đến 20 lần loại cần sa bình thường. Sự vận hành việc trồng trọt đã sử dụng những công nghệ cao với trị giá lên tới 100,000$ để gia tăng sản lượng và che đậy khỏi sự xoi mói của hàng xóm (mùi hương và độ nóng được tổng hợp bởi sự sản xuất với cường độ cao, và phân bón hóa học thì có thành phần độc tố cao). Lý do trực tiếp cho sự gia tăng là một sự thay đổi về pháp lý năm 2004 với việc giảm cần sa xuống hạng C thay vì hạng B. Điều này có nghĩa rằng họ sẽ không bị buộc tội hình sự nếu như họ chỉ làm với số lượng nhỏ. Họ hiểu rằng đây là một sự phi tội phạm hóa và do đó sản phẩm dược liệu nội địa cất cánh. Tuy nhiên tại sao những băng nhóm Việt Nam lại đứng đằng sau việc trồng cây này? Tại sao không phải là những nhóm tội phạm khác? Để giải nghĩa  vấn đề này, chúng ta cùng tiếp tục đi đến thành phố tươi đẹp Vancouver ở bờ Tây đất nước của tôi, Canada. Vào giữa những năm 1990, người Việt Nam hầu như chiếm lĩnh toàn bộ công nghiệp trồng cần sa ở Vancouver và các vùng lân  cannabis 4   cận ở tỉnh British Columbia. Đây không phải là một chiến công nhỏ, bởi vì sản xuất marijuana quy mô lớn trước đó được cai quản bởi “câu lạc bộ đua xe các Thiên thần địa ngục”(Hell Angels) khét tiếng với việc sử dụng bạo lực để đáp lại đối thủ. Bờ tây của Canada đã là một ổ cung cấp marijuana trong nhiều năm. Từ những năm 1960, những người Mỹ chạy trốn chế độ quân dịch đã đến vùng núi của tỉnh Bristish Columbia và trồng cây cần sa như là một nguồn kế sinh nhai. Người Canada có thái độ thản nhiên với chất kích thích nhẹ, và nhiều người sống ở bờ Tây đã trồng trên phần vườn của họ. Nhưng có những người “thích” trồng để sử dụng hoặc để bán lại cho bạn bè. Nhóm Thiên Thần Địa Ngục bắt đầu sản xuất ở cấp độ lớn và công nghiệp để cung ứng cho thị trường lớn ở Mỹ.   Và trong năm 1990, các băng nhóm Việt Nam bắt đầu chiếm lĩnh thị trường. Nhóm Thiên thần địa ngục có những vườn ươm lớn ở trong các ngôi nhà thô sơ ở vùng nông thôn. Khi một khu bị phát hiện, nhóm đó sẽ bị mất và sẽ rất khó để bắt đầu lại. cannabis 6 Những nhóm người Việt lại chú trọng biến những căn nhà  và nhà nhỏ ở khu vực đô thị thành những nơi trồng trọt. Nếu bị phát  gía , những nơi đó sẽ dễ dàng thiết lập lại ở những nơi khác. Một điều quan trọng là, cảnh sát có một thái độ mềm mỏng đối với tội phạm, ít nhất là lúc bắt đầu, và người nào bị bắt với việc trồng cây cần sa sẽ bị đuổi đi/trục xuất với một mức tiền phạt hoặc là bị tuyên án treo. Một báo cáo của cơ quan chống ma túy của Mỹ năm 2000 cho biết rằng năm 1998, có 2,351 trường hợp trồng bị phát gíac  ở tỉnh bang  Bristish Columbia. Một năm sau, những trường hợp này lên tới 30 phần trăm, tức là 3,279 trường hợp. Năm 1994, khoảng 325 cân marijuana bị tóm được khi đang vận chuyển qua biên giới British Columbia với Hoa Kỳ. Và vào năm 1998 có 2600 cân bị bắt. Marijuana chất lượng cao được chế biến hoàn hảo ở British Columbia, nơi mà các cửa hàng bán hạt giống, thiết bị và sách dạy trồng cây trong nước. Những năm 1990 “BC Bud” là loại cần sa hảo hạng nhất và người Mỹ rất thích loại này. Giá một cân (pound – cân của Anh) trong khoảng từ 1,500$ cho đến 2000$ ở Vancouver, thuốc drug được bán với giá 3000$ một cân ở California và tới 8000$ một cân ở New York (số liệu lấy từ Báo cáo năm 2000 của DEA). Những đánh giá gần đây cho biết rằng giá trị thương mại khoảng 6,5 tỷ  Đô la Mỹ một năm của tỉnh British Columbia, đứng thứ hai sau dầu mỏ và khí ga. Nhưng nếu đặt trong hoàn cảnh như thế này, nó vẫn không trả lời câu hỏi khởi đầu của chúng ta là: Có nhiều nhóm nhập cư ở Vancouver, tại sao các băng nhóm Việt Nam lại thống trị nhanh chóng đến như vậy? Để trả lời cho câu hỏi này, tôi nghĩ là rất cần thiết để xem xét câu chuyện cụ thể của việc di cư. Để cho rõ ràng, những người Canada gốc Việt không liên quan gì đến câu chuyện này. Trong những năm sau 1975, Canada cũng như nhiều quốc gia phương Tây khác tiếp nhận hàng chục nghìn người Việt Nam tị nạn. Những người này đến từ miền Nam, phần lớn đã được đào tạo nghề nghiệp tốt. Họ cư trú ở những trung tâm đô thị lớn ở Montreal, Ottawa và Toronto, và đến những khu vực khác như Edmonton và Vancouver. Nhìn chung, thế hệ những người nhập cư đầu tiên này sinh sống khá tốt ở Canada. Thị trấn của tôi ở Ottawa là một trong số ít các thành phố Bắc Mỹ mà không có cái gọi là “khu vực Trung Quốc”. Chúng tôi lại có khu vực Việt Nam, với đầy đủ một số lượng đa dạng các cửa hàng, doanh nghiệp thương mại (không chỉ là nhà hàng) được sở hữu bởi những người Việt Nam hoặc người Việt – Hoa. Ottawa là trung tâm công nghiệp của Canada, và một vài năm trước danh hiệu công dân Ottawa  đã mang lại một câu chuyện tiêu biểu cho sự xuất chúng của những kỹ sư người Việt Nam – Canada ở trong khu vực kinh tế này. Nói chung, đây là câu chuyện về người Canada gốc Việt ở khắp mọi nơi ở Canada, những người được qua đào tạo theo các nghề nghiệp. Tuy nhiên khi họ đến Vancouver, mọi thứ đã thay đổi đôi chút. Vancouver là một cái đích để những người miền Bắc Việt Nam đã tị nạn ở Hồng Công. Những người tị nạn kinh tế chạy khỏi Việt Nam khoảng giữa những năm 1980. Khởi điểm của họ không phải là những người đã được đào tạo nghề nghiệp tốt, nhìn chung, hầu hết họ đến từ Hải Phòng và một số vùng nghèo lân cận. Tôi được nghe kể rằng vào những năm 1980, Việt Nam ở giai đoạn tuyệt vọng đến nỗi các cán bộ chính phủ phạm các tội phạm xấu xa nhất và đã bị tống lên thuyền để đẩy đến Hồng Công. Trong bất cứ trường hợp nào thì trại tị nạn ở Hồng Công là một nơi khủng khiếp, với những người tị nạn bị bỏ lại hàng năm trời trong tình trạng hoang mang/lơ lửng, dưới sự cai quản của những băng nhóm phát triển tràn lan không bị kiềm chế từ chính quyền bên ngoài. Ngay cả nếu anh không có xu hướng pháp tội, sau khi anh tới đó, không ai có thể trách anh có xu hướng này khi anh rời khỏi trại tị nạn. Những người miền Bắc đến Canada vào những năm cuối 1980 và 1990 thường đến Vancouver hoặc miền Tây Canada (Tôi không chắc là tại sao). Ở đó, họ có lẽ đã gặp những người Việt Nam đến từ miền Nam đã thật sự “hòa hợp” hoặc ít nhất là sống một cách thành đạt như những người ở tầng lớp trung lưu ở Canada. Không có một cơ quan nào chào đón họ. Thiếu hụt về giáo dục và cơ hội, những người nhập cư mới này buộc phải khổ sở làm việc cho các băng nhóm để có những công việc không cần kinh nghiệm. Sự liều lĩnh cũng là phần thưởng cho việc trồng cây cần sa vào năm 1990 ở Vancouver gần như chính là phần thưởng với những rủi ro không đáng kể. Xã hội, bao gồm cả cảnh sát, có một thái độ tương đối rộng rãi đối với những người nhập cư mới (điều này có lẽ là một sự sai lầm về chính trị ở Canada khi bắt đầu tống giam những người nhập cư gần đây). Hơn nữa, xã hội, bao gồm cả cảnh sát, đã có một thái độ mềm mỏng với tội phạm ma túy (có sự phân biệt lớn ở Canada và Anh quốc giữa ma túy “nhẹ” như marijuana và “nặng” như heroin). Khi việc trồng cây thuốc ở đô thị bị phát giác  , kết quả là một số lượng người nhất định chỉ bị phạt chứ không bị tù. Đó là môt sự khác biệt lớn giữa Canada và Hoa Kỳ, và đây là lý do sự canh tác cần sa không phải bắt đầu từ phía nam của biên giới – ít nhất là cho đến gần đây. Như vậy, đối với những thành viên của nhóm đến Vancouver, rất dễ dàng để có thể tuyển mộ những người Việt Nam để vận hành việc trồng cây này. Họ thu nhỏ những lợi nhuận vào các tổ chức tội phạm, bao gồm cả việc buôn lậu. Chỉ trong vài năm, những băng nhóm Việt Nam đã đuổi nhóm Thiên thần địa ngục ra khỏi Vancouver, gây ra cho những sỹ quan cảnh sát gọi họ là “những tội phạm gan lỳ bất thường nhất từ trước đến nay ở Canada”. Sống trong nền kinh tế kế hoạch tập trung những năm 1980 ở Việt Nam – nơi mà tất cả mọi người đều “vi phạm pháp luật” chỉ để tồn tại – và sự di cư cực kỳ khó khăn tới trại tị nạn ở Hồng Công – không ít khủng khiếp hơn một ‘gulag’ Liên Xô – chắc chắn phải ảnh hưởng tới lòng quyết tâm của họ để thành công ở Canada bằng mọi giá. Từ bờ biển phía Tây của Canada, và từ những người trồng cây đến từ miền Bắc Việt Nam và những người Việt gốc Hoa, thương mại đã lan rộng nhiều. Họ đi vượt qua Canada, gia tăng những người nhập cư (miền Nam) Việt Nam và châu Á vào công việc kinh doanh, không chỉ là những người trồng, mà còn sử dụng triệt để những đặc vụ và những thứ khác để có thể dễ dàng lấy những văn tự cầm cố tài sản quan trọng ở vùng ngoại ô. Và bởi vì mạng lưới của người tị nạn Việt Nam có tính quốc tế, với các thành viên của cùng gia đình hoặc dòng họ được cung cấp những nơi cư trú bởi các chính phủ khác nhau, vì vậy cũng không bất ngờ rằng việc kinh doanh nhanh chóng trải dài đến các nước khác, chính  yếu là Anh quốc, khi mà những rủi ro/phần thưởng trở nên rất ưu đãi. Một cú chuyển cuối cùng cho câu chuyện này. Điểm đến tại Hoa Kỳ dần mất đi vị trí quan trọng vì luật pháp trở nên nghiêm khắc: bị bắt có nghĩa là bị ngồi tù đến 10 năm. Tuy nhiên, sau vụ khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001, an ninh biên giới đã được thắt chặt và số lượng ma túy bị tịch thu ở biên giới Canada – Hoa Kỳ tăng lên đáng kể. Vì thế, những người buôn lậu đã thiết lập những cửa hàng ở Mỹ, mở những kho cung cấp vườn và tìm kiếm những người hợp tác trong cộng đồng người Việt có thể giúp họ có được sự thế nợ/văn tự thế chấp đối với bất động sản ở khu vực ngoại ô. Thật đáng buồn là bạo lực đã gây rắc rối cho việc kinh doanh ở Vancouver cũng đã dịch chuyển xuống phía nam của đường biên giới. Ở một thời điểm nào đó, có lẽ chỉ vài năm trước, các băng nhóm đã bàn bạc rằng quê hương của họ ở đồng bằng sông Hồng sẽ là một điểm tốt để thiết lập những nơi trồng cây dược liệu này (liệu bạn đã thử chưa?) Điều này chắc chắn khiến cho chính phủ lo lắng, và họ đã bắt đầu có sự chuẩn bị: đầu năm 2007, sứ quán Anh và Canada đã giúp đỡ chính phủViệt Nam thành lập một lực lượng chống rửa tiền đặc biệt để chống lại tiền từ cây cần sa. Đối với người Việt Nam bình thường, băng nhóm kiếm được hàng triệu đô có một sự tác động đáng kể - tiền buôn bán thuốc phiện hồi hương tham gia vào thị trường bất động sản vốn đã nóng hổi. Bất luận thế nào, một khi người bán nóng bị phát hiện bởi những người nông dân ở đấy, nó sẽ lan tràn như ngọn lửa hoang dại. Nếu tương lại marijuana được bán ở thị trường chứng khoán Hà Nội, tôi có thể sẽ đầu tư… Michael L. Gray Trồng cần sa ở Canada Cần sa được trồng trong nhà tại Canada "Trồng cỏ" là một nghề thịnh hành của dân châu Á ở Canada, ám chỉ nghề trồng cần sa. Trên cả xấp báo Việt ngữ, nhan nhản các mẩu quảng cáo "trồng cây nội thất". Và mỗi trang đều in to chữ: "Nhận đổ rác". "Rác là tiếng lóng", "nhận đổ rác" là phi tang hộ những phế phẩm còn lại sau khi bông cần sa đã được thu hoạch. Người VN ở Canada đua nhau trồng cỏ vì thu nhập quá cao: mỗi mét vuông 4 cây, sau 7 tuần mỗi cây bán 1.000 USD. Chỉ trồng mấy chục mét là lãi đậm nên người ta sẵn sàng đầu tư cả trăm nghìn USD bởi chỉ qua một vụ đã huề vốn. Giới trồng cỏ VN ở Canada nay có rất nhiều "đại gia", những người sau một thời xắn tay làm thuê, nay tuổi lớn, giàu lớn nên ngồi thuê lao động. Thế là giới trẻ thất nghiệp, sinh viên trong nước sang có thêm nghề tưới mướn. Biết phạm pháp, hơi độc, nhưng các em không cưỡng nổi bởi lương cao ngất mà việc lại nhàn: mỗi ngày hai lần tưới, cuối vụ hưởng 15.000-30.000 USD tùy diện tích. Nếu bị tóm, chủ nhân đóng phạt. Nhàn vậy nhưng không dễ: chăm chút nhiều, cây quá tốt không trổ bông chủ cũng... phạt! Quảng cáo dịch vụ "cây trồng" trên báo Việt ngữ Canada. Bông cần sa muốn bán phải sấy khô đưa sang Mỹ. Từ đây đẻ thêm nghề lái thuê. Không cần biết trong xe có gì, người được thuê chỉ "vô tư" đi - về trong 8 tiếng là nhận 15.000 USD. Cũng giống như người tưới mướn, người lái thuê nếu bị bắt chủ nhân gánh hết. Dễ ăn thế nên giới trẻ cứ lao vào "dịch cỏ" mà hậu quả là Chính phủ Canada bắt đầu hạn chế cho nhập cảnh thanh niên châu Á, kể cả sinh viên. Theo Thanh Niên, phạm pháp nhan nhản nhưng Nhà nước không dẹp xuể vì luật Tây cấm khám nhà dân thiếu tang chứng. Trước đây, ngờ vực nơi nào cảnh sát lái trực thăng đi "ngửi", nhưng người trồng cỏ rất khôn: mua máy khử mùi! Hiện đại hơn họ còn gắn camera quan sát xung quanh để tùy cơ ứng phó... hoặc bỏ chạy! Do sự lùng sục gắt gao vài năm nay dân trồng cỏ rất cẩn thận: trước khi đưa giống về "căn cứ" họ luôn kiểm tra có bị gắn "chíp" hay không. Cần sa đồng nghĩa ẩm ướt, hơi độc, nên người trồng chỉ thuê nhà chứ không thuê chung cư, bởi cũng một tội nhưng bị bắt ở chung cư sẽ cộng thêm nhiều tội khác: gây hại hàng xóm, gây mục kết cấu... Dù ở đâu, mỗi địa điểm tối đa cũng chỉ kéo dài ba vụ để không bị hàng xóm phát hiện. Cũng do ẩm ướt, sau hai năm trồng cỏ nhà sẽ hỏng, muốn bán phải "tân trang", nên nghề sửa chữa nhà ở đây trở nên đắt giá, đặc biệt các thợ đồng hương. Nói đến hàng xóm, cô em dẫn tôi ra cửa chỉ ngôi nhà cách đó 50m, vừa lúc hai chiếc xe từ đó phóng đi. Đó đội ngũ "đổ rác thuê". Trên lề đường trước sân, thay cho những bọc rác lem nhem quen thuộc là chiếc thùng giấy, bên trong lộ ra dăm quyển tạp chí, niên giám bưu điện cũ. Nghi binh thôi... quan trọng là cái gì phía dưới... cannabis 11 hoacannabis 8 cannabis 5 xay kho Bí mật cũng là cơ hội để gạt nhau. Nghe kể có một bà thuê trồng cỏ, tới vụ, người làm công lẳng lặng bán hết bông. Ức quá, không thưa được, bà mướn "xã hội đen" thanh toán! Chuyện khử nhau như thế ở đây rất thường xảy ra. Chỉ ba tuần ở Canada, trên báo Việt ngữ đã có bốn tin cần sa: nào là Canada đang bàn sắc luật phạt chủ cho thuê nhà trồng cỏ; nào là có đến 12% dân số hút cần sa, trước tình trạng con nghiện mất vệ sinh, thành phố Vancouver yêu cầu y tế Canada phải có trung tâm chích choác và rằng trung bình mỗi tuần cảnh sát Chiliwach xóa hai điểm trồng cỏ nhưng chẳng ăn thua! Chẳng ăn thua bởi đồng tiền lấn lướt cái luật la to - đánh khẽ. "Ở đây, cứ thấy ai giàu có, xe xịn, lui tới casino, về VN nhiều tháng, mua nhà đất.. thì chắc chắn 80% là dân cỏ", một thanh niên VN nói. Bông cần sa Nghe đồn "sáng kiến" trồng cỏ đầu tiên là người Trung Quốc. VN bắt chước theo nhưng hay  hơn. Đó là lý do Toàn, một người VN đã ở Canada lâu năm, cứ lân la kiếm nhà thuê. Toàn có một đặc điểm: luôn chỉ bắt tay người khác bằng tay trái. Chuyện là sáu năm trước, Toàn là công nhân dây chuyền ở Canada. Một lần về nước, "bỗng nhiên" bàn tay phải bị mất đi ba ngón. Mất ngón tay nhưng Toàn lại rất hí hửng: trước khi về nước Toàn đã mua bảo hiểm nên giờ tổng cộng tiền bảo hiểm, tiền tai nạn, tiền lương hưu... mỗi tháng Toàn có 3.000 USD! Thế là Toàn nghỉ làm công nhân dây chuyền, chuyển qua "trồng cỏ", "thành tích" là một lần chuyển bông qua Mỹ bị tóm, bị cấm sang Mỹ ba năm. Bây giờ, Toàn chỉ về VN buôn... hôn thú! Buôn hôn thú là những cuộc hôn nhân "trắng", trong đó chú rể hoặc cô dâu hưởng tiền công khi đối tác được xuất cảnh. Chỉ 5 năm, Toàn đã cưới rồi ly hôn hai đợt, mỗi đợt kiếm 25.000 USD. Toàn rất tự hào về "nghề nghiệp". Cứ giả bộ muốn làm ăn, Toàn sẽ khoe ngay. Toàn chỉ ngại bà thím, động nhắc đến công việc của hắn là lại thở ra: "Khuyên can nhưng nó trơ trơ, nói xiên xéo cũng trơ trơ. Nghĩ buồn cho người Việt...". Thứ ba, 03 Tháng 3 2009 13:11 Kỹ nghệ Cần Sa người Việt xâm lăng Đông Âu Hungary: Pht hiện đường dy trồng cần sa của người Việt Cảnh sát Hungary vừa phát hiện một đường dây trồng cần sa rất chuyên nghiệp ngay tại thủ đô Budapest. Ba nghi can bị bắt giữ được coi là thành viên của nhóm tội phạm người Việt hoạt động tại châu Âu, có trụ sở tại Prague (CH Séc).
Thông cáo báo chí của Sở Cảnh sát Budapest (BRFK) ngày 2/3/2009  cho hay, từ năm 2008, Phòng Chống tội phạm Ma túy trực thuộc BRFK đã nhận được một số thông tin cho thấy một nhóm tội phạm Việt Nam, trước đây chỉ buôn bán bạch phiến (heroin), nay chuyển sang trồng cần sa trong nhà.
Từ những nguồn tin này, cảnh sát đã bắt được nhiều "mẻ" cần sa từ những kẻ tiêu thụ là công dân Việt Nam hoặc có liên quan đến người Việt, nhưng được trồng tại các trang trại Hungary.
Tuy nhiên, chỉ đến trung tuần tháng Hai năm nay, cảnh sát Hung mới phát hiện ra những cơ sở trồng cần sa của người Việt. Ngày 19/2, tại Quận XI (Budapest), một người đàn ông Hungary cho dân Việt thuê một nhà vườn, sau khi vào được ngôi nhà qua ga-ra xe hơi, ông thấy nhà của mình bị biến thành một nơi trồng cần sa.
Ngay lập tức, ông đã báo cảnh sát và các nhân viên tuần tra của cảnh sát Quận XI. Một người đàn ông Việt Nam 25 tuổi đã bị bắt giữ ngay tại hiện trường.
Căn cứ các vật chứng tại ngôi nhà này, cũng như các thông tin thu thập được trước đây, Phòng Chống tội phạm Ma túy của BRFK đã mở một chiến dịch lớn truy tìm các tội phạm, vì cơ sở trồng cần sa được đánh giá là hết sức chuyên nghiệp tại Quận XI cho thấy nhóm tội phạm người Việt còn những nơi hoạt động khác.
Trong vòng 1 tuần, các điều tra viên đã phát giác  được 5 trang trại cần sa tại 5 ngôi nhà vườn tại thủ đô Budapest, ở các Quận XVIII (2 nhà), XXII (2 nhà) và XXI (1 nhà).
Cảnh sát cũng bắt giữ thêm 1 người đàn ông 25 tuổi, bị tình nghi là có tham gia trồng cần sa, và một phụ nữ 33 tuổi, được coi là trưởng nhóm, có nhiệm vụ thuê các nhà vườn, giao dịch với chủ nhà, cũng như thường xuyên tới kiểm tra tại các cơ sở trồng cần sa.
Bên cạnh 5 ngôi nhà được thuê để làm nơi trồng cần sa, các điều tra viên còn truy tìm được  nhiều ngôi nhà đã được nhóm tội phạm kể trên đến xem, nhưng vì lý do nào đó đã không thuê.
Hungary: Pht hiện đường dy trồng cần sa của người Việt _0 Nhà vườn trồng cần sa được trang bị hiện đại và kín. Ảnh: Sở cảnh sát Budapest Tại 6 hiện trường, đã có hơn 5.000 gốc cần sa đang phát triển và hơn 50 kg cần sa đã được thu hoạch và chuẩn bị đem bán. Sự chuyên nghiệp của các trại cần sa, cũng như chất lượng tuyệt vời của chúng khiến các chuyên viên tư pháp về thực vật phải kinh ngạc.
Với việc điều hành liên tục các trang trại, hàng tuần, nhóm tội phạm có thể bán ra được 50 - 75 kg cần sa, thu lời 200-400 ngàn USD, như vậy, trong một thời gian ngắn, các thủ phạm có thể làm giàu ở mức độ nhanh chóng.
Cảnh sát Hungary thu được một lượng lớn những công cụ kỹ thuật hỗ trợ việc trồng cần sa (thiết bị chiếu sáng, thông hơi, giàn tưới, phân bón đặc biệt...) chứa đầy 6 xe tải, trị giá hơn 200 ngàn USD. Các thủ phạm đã dày công và tiêu tốn cho việc ngụy trang khu trồng cần sa, khiến những căn hộ láng giềng không hề biết gì về hoạt động của chúng.
Được biết, những ngôi nhà vườn được thuê để trồng cần sa đều ở các quận ngoài rìa Budapest, diện tích chừng 200-350m2, được cho thuê với giá khá đắt (1.000-1.400 USD/tháng).
Ở nhiều nơi, những kẻ thuê nhà đã trả trước tiền thuê trong nhiều tháng để khỏi "chạm trán" chủ nhà trong khoảng thời gian dài. Sau khi thuê nhà, nhóm tội phạm thay khóa cửa với lý do tàng trữ nhiều kiện quần áo đắt tiền trong nhà - ngoài ra, chúng còn đề nghị mắc điện công nghiệp để may quần áo.
Hệ thống điện trong những ngôi nhà này được mắc bất hợp pháp vào các khu trồng cần sa, theo các chuyên gia, hàng năm có thể gây thiệt hại hàng triệu USD cho Sở Điện. Hóa đơn sưởi hàng tháng của những khu nhà này dao động từ 600 đến 1.200 USD.
Trong thông cáo báo chí, Sở Cảnh sát Budapest đã khuyến cáo tất cả những chủ nhà kiểm tra việc sử dụng căn nhà  cho thuê vì chính họ phải chịu mọi thiệt hại do người thuê gây ra (do tệ câu trộm điện), bởi lẽ họ là người đứng tên ký hợp đồng sử dụng dịch vụ điện lực với hãng.
Ngoài việc tạm giam ba nghi can, Phòng Chống tội phạm Ma túy (Cảnh sát Budapest) vẫn tiếp tục điều tra một cách ráo riết vì cơ quan an ninh cho rằng rất có thể còn nhiều trang trại tương tự ở Hungary.
Nam Long  Nguồn : Sở Cảnh sát Budapest
11 Tháng 2 2009 - Cập nhật 07h23 GMT

Người Việt trồng cần sa lan đến Bắc Âu

Cảnh sát Na Uy vừa bắt 21 người Việt trồng cần sa tại Østlandet, thuộc miền Đông nước này và sẽ trục xuất họ về Việt Nam. Báo Aftenposten tháng 2/2009 nói vì hai nước có hiệp định về dẫn độ, cảnh sát Na Uy tin tưởng rằng chính quyền Việt Nam sẽ giúp họ giải quyết nhanh chóng vụ việc. Cảnh sát trưởng phụ trách đối ngoại của Na Uy, Ingrid Wirum cho báo chí biết rằng 'phái đoàn Việt Nam cung cấp cho họ các giấy tờ cần thiết để trả 21 người về Việt Nam sau khi chịu án'. Đây là lần đầu tiên một số khá đông người Việt bị bắt khi trồng cần sa tại Na Uy. Trước đó, các băng đảng người Việt và gốc Việt đã bị bắt khi trồng cần sa tại Anh, Ba Lan và CH Czech. Đa số người Việt bị bắt trong vụ này đều có giấy tờ giả để tránh việc xác định danh tính. Có vẻ như các vụ truy bắt ở Anh và Đông Âu khiến đường dây trồng cần sa của băng đảng Việt Nam lan mạnh lên các nước Bắc Âu. Theo báo Thụy Điển, tờ Svenska Dagbladet đưa tin hồi tháng 1/2009, chỉ trong năm 2008, cảnh sát nước này phá được 10 'nhà kính trồng cần sa' (cannabis greenhouse). Hai người đàn ông Việt Nam đã bị bắt và kết án tù 6 và 7 năm sau khi cảnh sát thu 80 kg cần sa. Đặc biệt, các nhóm trồng cần sa hoạt động gần như từ Bắc tới Nam Thụy Điển, từ Scane ở phía Bắc, đến Orebro ở miền Trung và Smaland ở phía Nam. Cảnh sát Thụy Điển tin rằng vì các nhà kính trồng cần sa mọc lên nhanh, việc tiêu thụ ma tuý nay có nguồn gốc tại chỗ nhiều hơn là nhập lậu.

Thêm một vụ tai tiếng mang tên Việt Nam ở nước ngoài

Vân Anh, thông tín viên RFA
2009-01-06
Trong ngày cuối cùng của năm cũ, phòng cảnh sát công an thủ đô Warszawa đưa tin vừa bắt giữ 2 công dân Việt Nam trồng cần sa.
plantacja_potral2-250.jpg Ảnh chụp tại hiện trường nơi trồng cần sa của người Việt ở Balan. Ảnh do Ban phát ngôn đồn công an thủ đô Warszawa cung cấp cho RFA Người Việt trồng cần sa
Tin của công an mô tả mô hình bất hợp pháp trồng cây cần sa (mà tên khoa học của loại cây này là Cannabis sativa, tên thông dụng trong giới dùng thuốc phiện là Marihuana) do người Việt chăm sóc khá quy mô.
Khi công an bao vây và đột nhập, hiện trường cho thấy toàn bộ căn nhà biệt lập thuộc quận Praga của thủ đô Warszawa hoàn toàn được trang bị để trồng cần sa. Công an còn đưa ra kết luận hai người Việt Nam là một phụ nữ 48 tuổi có tên Lê L. và một người đàn ông 45 tuổi tên Hoa Q. đã ăn cắp điện để phục vụ việc trồng cần sa dưới mái nóc ngôi nhà.
Ba Lan là nơi có khá đông đảo cộng đồng Việt Nam sinh sống, tập trung tại thủ đô Warszawa. Từ trước tới nay, cộng đồng tại đây hiếm khi gây chú ý dư luận về các hoạt động động chạm tới luật hình sự.

Đây là lần đầu tiên tại Ba Lan, người Việt Nam bị bắt quả tang đang trồng cần-sa.
Bà Anna Kędzierzawska
Lần này, vụ việc trồng cần sa liên quan tới người Việt khiến một số thành viên cộng đồng tỏ quan ngại cho diện mạo của cộng đồng trong mắt người Ba Lan.
Bị bắt quả tang
Trả lời phỏng vấn Đài Á Châu Tự Do, bà Anna Kędzierzawska, phó ủy viên Đồn công an thủ đô Warszawa cho biết thêm một số chi tiết và nhận định xung quanh sự việc này.
plantacja_portal6-250.jpg Người Việt bị bắt giữ vì trồng cần sa trên lãnh thổ Ba Lan. Ảnh do Ban phát ngôn đồn công an thủ đô Warszawa cung cấp cho RFA Vân Anh: Thưa bà Anna Kędzierzawska, Công an thành phố có nhận định đây là hoạt động mang sắc thái mafia Việt Nam, hay có thể sự việc có liên hệ với hoạt động mafia có tổ chức của Ba Lan? Anna Kędzierzawska: Đây là lần đầu tiên tại Ba Lan, người Việt Nam bị bắt quả tang đang trồng cần-sa. Từ trước tới nay chưa hề xảy ra trường hợp bắt giữ người Việt trong tình huống tương tự. Từ trước tới nay, chỉ có công dân Ba Lan bị bắt bởi liên quan tới trồng cần sa.
Vân Anh:”Bắt quả tang” những người này nghĩa là sao thưa bà?
Anna Kędzierzawska: Công an quận Nam Praga được tin trong ngôi nhà có trồng cần sa. Công an quyết định khám sét và kết hợp cùng công an các quận Wołomin và Ząbki tổ chức chiến dịch bao vây khu nhà.
Thông tin về chiến dịch cũng được chuyển tới Phòng công an thành phố. Chiều hôm đó, công an đột nhập vào ngôi nhà. Khi công an vào tới nhà phát hiện ra 400 cây trồng đang sẵn sàng chờ khâu đoạn sản xuất tiếp theo, các chậu trồng cây cần sa được đặt trên tầng mái và cửa sổ tầng mái được che kín bằng chăn.
Trên cây trồng có treo đèn công xuất lớn, các cây cần sa đã cao 35cm-40 cm, giá chợ đen của chúng khoảng 100 ngàn PLN (35 ngàn USD), ngoài ra công an còn thấy thuốc phiện gói trong bao thuốc lá để trong phòng khách, trong nhà tắm thì có chứa các chất hóa học phục vụ việc lọc nước, các công cụ tưới cây, tất cả các phòng đều có chứa dụng cụ lọc tưới nước, đèn chiếu, lò sưởi, thước đo độ ẩm và nhiệt độ, có cả phân bón cho cây trồng. Toàn bộ cơ sở sản xuất này hoạt động rất nhịp nhàng, cũng bởi tội phạm có ăn cắp điện.
plantacja_portal7-250.jpg Người Việt bị bắt giữ vì trồng cần sa trên lãnh thổ Ba Lan. Ảnh do Ban phát ngôn đồn công an thủ đô Warszawa cung cấp cho RFA Khi kiểm tra ngôi nhà, công an đã bắt giữ một người đàn ông và một phụ nữ là công dân Việt Nam, chủ nhân ngôi nhà là người đàn ông 51 tuổi cũng bị giữ nhưng người này được thả sau khi hoàn tất các thủ tục kiểm tra. Còn hai công dân Việt Nam thì bị cáo buộc trồng cần sa và hiện bị vận dụng 3 tháng tạm giam.
Tiếp tục điều tra
Vân Anh: Những người Việt Nam bị bắt giữ có cơ sở pháp lý cư trú như thế nào, họ có quyền cư trú hợp pháp tại Ba Lan hay không? Có thể họ là những người có cuộc sống vật chất khá giả? Công an biết gì về những người này thưa bà?
Anna Kędzierzawska: Chúng tôi được biết người phụ nữ 48 tuổi và người đàn ông 45 tuổi đã sống tại Ba Lan một thời gian, thế nhưng địa chỉ cư trú của họ ở Tiệp. Tất nhiên hiện nay công an đang điều tra thật kỹ những người này trước kia làm gì. Có nhiều khả năng những người này, ngoài việc làm phạm pháp kia còn có thời gian từng buôn bán hàng vải gần Sân vận động 10 năm.

Bạn nghĩ gì về vụ này? Hãy gửi đến Ban Việt Ngữ ý kiến của Bạn: email: vietweb@rfa.org hoặc tham gia thảo luận tại Trang blog Ban Việt ngữ RFA www.rfavietnam.com
Vân Anh: Hàng cấm là cây cần sa được phân phối tới những nhóm nào thưa bà? Người mua là người Việt Nam, các mối tiêu thụ – dealer có phải người Việt Nam không và có thể nói về mafia Việt Nam chưa?
Anna Kędzierzawska: Lúc này công an đang trong quá trình rà sát kiểm tra xem người mua hàng là ai, hoạt động này bắt đầu từ bao giờ tại địa điểm công an tiến hành bắt giữ.
-----------------------
Trên đây là thông tin và cuộc nói chuyện của chúng tôi với công an Ba Lan sau vụ việc 2 người Việt Nam bị bắt giữ vì trồng cần sa.
(Vân Anh, thông tín viên RFA tại Ba Lan)
Người Việt tại Toronto không đồng tình với cách điều tra của cảnh sát


Người Việt tại Toronto không đồng tình với cách điều tra mang tính chất kỳ thị của cảnh sát
Cộng đồng người Việt tại thành phố Toronto của Canada đã hoan nghênh kết luận của Tối cao Pháp viện nước này, theo đó cảnh sát đã sử dụng cách điều tra mang tính phân biệt chủng tộc để lần ra nhóm trồng cần sa do một nhóm người gốc Việt đứng đầu.
Bà Kim Trịnh là điều hợp viên Hội người Việt tại Toronto cho biết đã có lúc cả cộng đồng bị soi mói khi có những gì liên quan đến các vụ trồng cần sa bất hợp pháp.
Lời phát biểu được đưa ra sau khi thẩm phán Emile Kruzick phán quyết tội danh đối với ông Nguyễn Trọng Văn, một người đàn ông bị bắt hôm 26 tháng 2 năm 2003, sau khi cảnh sát phát hiện 396 cây cần sa tại nhà của ông ta ở khu vực Orangeville. Tuy nhiên vị thẩm phán cho rằng biện pháp mà cảnh sát sử dụng để tìm ra nghi phạm là vi phạm quyền an ninh và an toàn của cá nhân.
Trong vụ này, các viên chức an ninh đã lục hồ sơ đất đai trong khu vực để tìm ra những người gốc Việt, vì cho rằng một số người gốc Việt từng bị kết tội trồng cần sa tại Canada. Thẩm phán Kruzick kết luận rằng nhà của ông Văn đã bị đưa vào danh sách điều tra bởi định kiến rằng một số cơ sở trồng cần sa từng do người Đông Nam Á điều hành, nên bất kỳ ai mua một căn nhà mới mà lại là người Việt thì chắc hẳn bị cho là có ý định trồng cần sa. Bà Kim Trịnh cho rằng kết luận kể trên là hồi chuông cảnh tỉnh cho cảnh sát là những người nhắm vào một cộng đồng thiểu số nào đó vì định kiến. Bà này nói rằng nhiều người thuộc các cộng đồng thiểu số khác ở Canada cũng dính đến các hoạt động bất hợp pháp tương tự, nhưng khi cộng đồng Việt có liên quan thì tin đó bị thổi ầm lên.
Hiện có khoảng 50,000 người gốc Việt tại ngoại ô Toronto và 67,000 người ở o­ntario. Hầu hết những người này làm việc chăm chỉ trong tất cả các ngành nghề. Những người hiểu chuyện cho biết những người trồng cần sa đa số là những người đến Canada bằng visa du lịch từ miền bắc Việt Nam, họ ở lại đây và trồng cần sa một vài năm rồi sau đó về lại nước mang theo một số tiền khổng lồ, nếu có bị bắt giữ thì cũng chỉ bị giam vài tháng rồi sau đó trục xuất về Việt Nam mà thôi.
Theo SBTN/Calinews. Viet-europe.de
Australia, Singapore bất hòa về án tử hình . Nguyễn Tường Vn. Nguyễn Tường Vân.
  Mặc dù ngày thi hành án tử hình cho Nguyễn Tường Vân, công dân Australia gốc Việt phạm tội buôn bán ma túy ở Singapore, đã ấn định vào thứ sáu tới, chính phủ Australia vẫn có những nỗ lực cuối cùng để cứu nhân vật này khỏi giá treo cổ. Nguyễn Tường Vân, 25 tuổi, bị bắt tại sân bay Changi ở Singapore hồi tháng 12/2002, khi đang mang 396 g heroin trên người và trong ba lô. Mức án tử hình ở Singapore áp dụng với những ai mang hơn 15 g chất bột trắng này. Khi đó, anh ta khai đang tìm cảnh chuyển ma túy từ Campuchia về Australia để trả nợ giúp người anh sinh đôi. Vụ việc đã gây nên những phản ứng dữ dội ở xứ sở chuột túi, nước vốn không có án tử hình. Chính phủ Canberra cũng như các luật sư, nghiệp đoàn và các hội nhà thờ đã nhiều lần xin khoan hồng cho Nguyễn Tường Vân, nhưng Singapore không thay đổi quyết định. Australia cho rằng nhân vật này không đáng phải lên giá treo cổ, vì anh ta không có tiền án. Hơn nữa, Nguyễn Tường Vân có thể giúp các nhà điều tra tìm hiểu về các đường dây buôn lậu ma túy, nếu được sống. Tuy nhiên, trong bức thư gửi người đồng nhiệm Australia, Chủ tịch Quốc hội Singapore Abudllah Tarmugi tuyên bố nước này không thể thỏa hiệp: “Chúng tôi có nghĩa vụ phải bảo vệ sinh mạng của những người bị thứ ma túy mà Nguyễn mang theo hủy hoại. Anh ta biết việc mình đang làm và hậu quả của nó”. Thủ tướng Australia John Howard cho đến nay đã 5 lần đích thân đề nghị giới lãnh đạo Singapore xem xét trường hợp của Nguyễn Tường Vân, nhưng đều không thành. Tại cuộc gặp những người đứng đầu các chính phủ thuộc khối Thịnh vượng Chung ở Malta hồi cuối tuần trước, ông cảnh báo Singapore nên chuẩn bị cho “nỗi oán giận dài lâu” ở Australia nếu việc xử tử vẫn diễn ra. Tuy nhiên, ông bác bỏ những lời kêu gọi tẩy chay các công ty Singapore, cũng như khả năng trừng phạt về quân sự và thương mại đối với với một trong những đồng minh châu Á thân cận nhất của nước mình. Cho đến tối qua, Tổng chưởng lý Australia Philip Ruddock còn hỏi ý kiến gấp quan chức phụ trách cố vấn pháp luật David Bennett về khả năng khiếu nại xin giảm án cho Nguyễn Tường Vân. Thậm chí người ta còn đưa ra khả năng đưa Singapore ra Tòa án Quốc tế vì Công lý hay sắp xếp một sự trao đổi tù nhân. Nhưng các chuyên gia pháp lý cho rằng các phương án này đều khó có khả năng thành công. Singapore lại không phải là thành viên các hiệp ước quốc tế về nhân quyền. Nỗi đau của người mẹ Người anh em sinh đi v mẹ của Nguyễn Tường Vn đi cng một nhn vin Đại sứ qun Australia sau khi rời nh t Changi hm qua. Người anh sinh đôi và mẹ của Nguyễn Tường Vân đi cùng một nhân viên Đại sứ quán Australia sau khi rời nhà tù Changi hôm qua. Ở Singapore, gia đình và bạn bè của Tường Vân đã được gặp anh ta trong 3 giờ đồng hồ hôm qua. Người mẹ, bà Nguyễn Kim, đi không vững khi rời nhà tù Changi. Người anh sinh đôi của Vân là Khoa vẫn khá bình tĩnh. Hôm qua, Nguyễn Tường Vân từ chối cơ hội mà Singapore dành cho các tử tù là mặc bộ quần áo đẹp nhất để chụp ảnh. Gia đình đã chuẩn bị cho khả năng xấu nhất và sửa soạn để chuyển thi hài của Nguyễn Tường Vân đưa trở về Melbourne mai táng tuần tới, trong trường hợp anh ta không thoát khỏi giá treo cổ. Luật của Singapore không cho phép tử tù được tiếp xúc trực tiếp với thân nhân trước khi chết. Người mẹ đã xin chính phủ Singapore nới lỏng quy định này, để bà có thể ôm con lần cuối. Ngoại trưởng Australia Alexander Downer cho biết sẽ đề nghị chính phủ Singapore chấp nhận điều này. Singapore bác bỏ thông tin người đúng ra sẽ thi hành án treo cổ đối với Nguyễn Tường Vân – Darshan Singh - đã bị sa thải vì phát biểu với báo chí. Nước này cho hay Singh vẫn tiếp tục được làm việc. Tuy nhiên, họ không tiết lộ ai sẽ phụ trách việc thi hành án sáng thứ sáu tới. M.C. (theo The Australian, ABC News, BBC )
!
Khi quan CS vào cuộc kinh doanh cần saTrồng cần sa, "nghề mới" tại Hà Nội? ng Bi Văn Chiến bn vườn ươm cần sa. Ảnh: NLĐ. Ông Bùi Văn Chiến bên vườn ươm cần sa. Ảnh: NLĐ. Năm 2001, ông Bùi Văn Chiến được kỹ sư Lê Quang Vinh và cán bộ tên Nhị liên hệ trồng cây lanh. Vị cán bộ này nói viện của ông ta đang thực hiện dự án trồng cây lanh lấy sợi làm vải, bà con đồng ý chuyển đổi cây trồng thì viện trả công gấp 2-3 lần trồng lúa, hoa màu.
Khi trao đổi với báo giới vào sáng 17-4, Chủ tịch UBND xã Đông Xuân Bùi Hữu Điền rên rỉ: “Do thiếu hiểu biết, nghe ông Vinh tư vấn, thấy hiệu quả, lãnh đạo xã cũng trồng”. Phó Chủ tịch UBND xã Nguyễn Xuân Hòa cũng trồng 200 m2. Ngay cả chủ tịch UBND xã lúc bấy giờ là ông Đinh Công Sứng cũng hào hứng đi tiên phong. Mỗi hộ trồng từ 100 m2 - 400 m2 “cây lanh”.
“Giờ mới thấy họ tinh vi! Họ không cho trồng nhiều, mỗi hộ tối đa 400 m2. Cây cao 20 - 30 cm là ông Vinh lại đến cắt bớt đi. Bà con thắc mắc thì ông ta giải thích, cây đực không hiệu quả” - ông Bùi Hữu Điền nhớ lại. Ông cho biết, khi thu hoạch, ông Vinh đưa cho các hộ túi ni lông để đựng hạt. Nhiều người nghi ngờ, tại sao trồng lanh lấy sợi mà lại chỉ lấy hạt? Ông Vinh giải thích đây là trồng thí điểm, lấy hạt để nhân giống” - ông Điền kể. Còn ông Bùi Văn Chiến thì vò đầu bứt tai: “Thảo nào ông Vinh không cho các hộ trồng sát nhau, cách 5 - 6 nhà mới trồng một khoảnh”.
Điều tra theo số điện thoại cố định của ông Vinh mà người dân cho, trên thực tế thì không thấy có Viện cây trồng nào cả. Đến Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm - Viện KHNN VN, bảo vệ nói ở đây không có ông Vinh nào hết, chỉ có một ông tên Nhị nhưng đang nghỉ phép. Qua tìm hiểu được biết: năm 2002, ông Nhị có một dự án hợp tác với phía Hà Lan triển khai đề tài thu thập nguồn gien lấy sợi từ cây lanh mèo.
Chiều 18-4, PGS-TS Nguyễn Trí Hoàn (Viện KHNN VN) xác nhận, sau khi nhận được những thông tin về đường dây trồng cần sa lớn, viện đã ra quyết định dừng đề tài “Nghiên cứu khai thác và sử dụng nguồn gien cây lấy sợi (cây lanh mèo)” triển khai trồng thử nghiệm ở Đông Xuân, Tiến Xuân (Hòa Bình) từ ngày 6-4. Đề tài này do PGS Hồ Hữu Nhị làm chủ nhiệm, đã được lãnh đạo Viện KHNN VN phê duyệt với tổng kinh phí 172 triệu đồng.


Theo ông Hoàn, dự án được phê duyệt chỉ triển khai ở 2 xã Đông Xuân, Tiến Xuân song ông cũng biết PGS Nhị đã triển khai ngoài phạm vi dự án, ở cả xã Thạch Hòa (Thạch Thất, Hà Tây).
Trước đó, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm bàng hoàng khi cơ quan công an đến khám xét phòng làm việc của PGS Hồ Hữu Nhị. Công an tìm thấy 158 mẫu cần sa trong phòng và hàng tạ hạt ở nhà riêng ông này. Theo PGS-TS Nguyễn Trí Hoàn kể, sau khi công an đến làm việc, cả viện mới nháo nhác tìm hiểu về cây cần sa. Hóa ra cần sa và lanh mèo cùng họ nhưng khác loài.

(Theo NLĐPhát hiện một vụ trồng cần sa tại Hà Nội TT (HÀ NỘI) - Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an Hà Nội và Công an quận Hoàng Mai vừa phát hiện một vụ trồng cây cần sa ngay giữa lòng Hà Nội. Thông tin ban đầu cho biết ngày 2-7, qua kiểm tra, rà soát địa bàn phường Định Công, lực lượng công an đã phát hiện trong khuôn viên nghĩa trang khu hạ, phường Định Công, quận Hoàng Mai có khoảng 25m2 đất nghi được sử dụng để trồng cây cần sa. Cơ quan công an đã làm rõ hai người liên quan đến việc trồng cây cần sa là Nguyễn Mạnh Hùng (sinh 1964, trú tại tổ 23, phường Định Công) là tổ trưởng quản lý nghĩa trang và một người dân tộc là Hờ A Lầu (sinh 1962, trú tại xã Chiền Chăn, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) cùng làm tại nghĩa trang. Được biết, Lầu đã mang hạt giống từ Sơn La về sau đó cùng Hùng gieo trồng. Tang vật thu giữ gồm 120kg cây cần sa tươi, một túi hạt giống và một cuộn vỏ cần sa sấy khô tại nơi ở của Hờ A Lầu. Vụ trồng cần sa sát nách Hà Nội là một dự án hợp tác quốc tế? Cập nhật: 3:18 PM, 18/05/2007 Công an tiêu hủy cây cần sa tại Đan Phượng - Hà Tây. Ảnh: NLĐ. Bộ NN-PTNT vừa hoàn tất kiểm tra việc trồng cần sa sát nách Hà Nội, theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ. Trước đó, đã có nhiều thông tin phản ánh về những cánh đồng cần sa ở Hà Tây và Hòa Bình, nông dân khai nhận là trồng thuê cho một dự án của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp VN.  cannabis 4 Đoàn kiểm tra của Bộ NN-PTNT thừa nhận, cây lanh mèo (một loại cần sa) thuộc danh mục cấm. Việc trồng cây này không báo cáo Bộ Công an là vi phạm quy định của Luật Phòng chống ma túy Xuất khẩu trót lọt 53 kg hạt giống cần sa
Theo báo cáo của đoàn kiểm tra, chưa phát hiện căn cứ nào cho thấy việc thuê dân trồng cây lanh mèo (một loại cần sa) để bán. Mặc dù PGS-TS Hồ Hữu Nhị (Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp VN) tổ chức thực hiện trồng lanh công nghiệp với mục đích nghiên cứu khoa học, nhưng trong quá trình thực hiện dự án hợp tác, ông đã có không ít sai phạm.
Từ tháng 1- 2006 đến tháng 3-2007, ông Nhị đã 13 lần gửi mẫu hạt giống lanh công nghiệp (cần sa) với số lượng 53,52 kg bằng đường hàng không sang Hà Lan và Canada theo yêu cầu của phía đối tác, trong đó chỉ có một lần xin phép cơ quan chức năng. Việc ông Nhị tiếp nhận 20 giống lanh của nước ngoài đưa vào gieo trồng ở VN không qua kiểm dịch thực vật cũng chưa đúng quy định.
Đoàn kiểm tra không làm rõ việc xuất khẩu hơn 53 kg hạt giống cần sa thuộc trách nhiệm của cơ quan nào. Ngoài ra, Công an Hà Tây còn thu được tại
nhà kỹ sư Lê Quang Vinh (nhân viên hợp đồng của ông Nhị) 90 kg hạt giống khác.
  cannabis 10 sed  Đoàn kiểm tra thừa nhận đã buông lỏng quản lý dự án hợp tác quốc tế nghiên cứu và khai thác sử dụng nguồn tài nguyên cây lấy sợi ở VN (cây lanh mèo) giữa Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp VN với Công ty Hortarfharm B.V- Hà Lan.
Trùng hợp ngẫu nhiên?
PGS-TS Hồ Hữu Nhị đã thuê 143 hộ dân trồng cây lanh công nghiệp (22 dòng giống) từ năm 2001 đến 2006 với diện tích khoảng 42.000 m2 ở 3 tỉnh Hòa Bình, Hà Tây và Hưng Yên. Điều trùng hợp, đây đều gần các địa điểm mà công an đã triệt phá diện tích cần sa lớn chuyên cung cấp cho thị trường ngầm Hà Nội.

..
Đoàn kiểm tra đề nghị kiểm điểm tập thể và cá nhân có khuyết điểm liên quan đến việc thực hiện dự án hợp tác quốc tế với Công ty Hortarfharm B.V, báo cáo Bộ trưởng Bộ NN-PTNT trước ngày 30.6.
Dù giải trình của ông Hồ Hữu Nhị rằng trồng thử nghiệm để chọn giống lanh có hàm lượng THC (chất gây nghiện) dưới 3% (mức quốc tế cho phép sản xuất), nhưng ông lại bảo: “Không biết đây là cây cần sa mà Chính phủ cấm trồng và sử dụng, nếu biết thì sẽ không làm dự án nữa”. Đoàn kiểm tra thừa nhận, cây lanh mèo thuộc danh mục cấm. Việc trồng cây lanh mèo không báo cáo Bộ Công an là vi phạm quy định của Luật Phòng chống ma túy.
Việc thuê nông dân trồng cần sa theo dự án diễn ra suốt 3 năm, từ 2001 -2004, song Bộ NN-PTNT và cơ quan quản lý chuyên ngành không hề hay biết. Mãi đến năm 2005, viện chủ quản mới biết và phê duyệt dự án hợp tác này. Sau đó, Bộ NN-PTNT cũng đồng ý cấp cho dự án 13.000 USD. Theo giải trình của ông Hồ Hữu Nhị, từ năm 2001 đến 2004, do trồng có tính chất thăm dò nên ông không báo cáo viện và bộ. Việc ông hợp tác với đối tác Hà Lan không thông qua viện và đối tác chuyển thẳng tiền vào tài khoản của cá nhân ông Nhị. Khi hạt giống được đưa xuống người dân thì các giống cây nhập khẩu này không có lý lịch kèm theo và không qua kiểm dịch thực vật.
Qua kiểm tra việc sử dụng kinh phí dự án từ năm 2001 đến 2006, đoàn kiểm tra đã phát hiện, ông Nhị đã chuyển toàn bộ kinh phí dự án hợp tác với Hortarfharm B.V vào tài khoản cá nhân của mình mở tại Ngân hàng Ngoại thương VN, tổng cộng 198.319 USD.
Bí mật TQ dùng chiến tranh ma túy đầu độc nhân dân VN: Ma túy từ Trung Cộng vào Việt Nam dồn dập, 50% dân nghiện Saigon dính HIV
Mar 10, 2009 Hãng thông tấn nhà nước Cộng sản Việt Nam thú nhận tình hình ma túy vào Việt Nam vẫn tăng trong năm 2008, so với năm 2007, và các băng đảng ma túy đã táo bạo tới



mức gửi cả ma tuý qua đường chuyển phát nhanh. Điều này đã đưa đến tình trạng là đến 50% số dân chích ma túy đã bị lây nhiễm HIV, và tính chung toàn quốc thì tỉ lệ này là 1/5.
Theo bản Báo cáo của cơ quan thường trực phòng chống ma túy Bộ Công an Cộng sản Việt Nam cho hay, hoạt động của bọn tội phạm buôn bán, vận chuyển ma túy từ nước ngoài vào tập trung ở 4 tuyến biên giới Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc miền Trung và Tây Nam. Các vụ buôn lậu ma túy từ nước ngoài tăng cao liên quan đến cả Bắc Âu, Châu Phi, Tây Nam Á và Nam Mỹ, mà Hà Nội cho biết phức tạp nhất là từ hướng biên giới Tây Bắc. Như thế hiện tượng đáng ngại cho an ninh Việt Nam là đại đa số ma túy nhập vào Việt Nam là qua đường Trung Cộng, đưa tới câu hỏi của nhiều người rằng có phải Bắc Kinh

cannabis 7cố ý gây nghiện cho giới thanh niên Việt Nam hay không.
Thông báo cho biết lợi dụng thủ tục thuận lợi trong xuất nhập cảnh và qua lại giữa 2 bên biên giới, bọn tội phạm ma túy đã hình thành nhiều đường dây mua bán, vận chuyển ma túy vào Việt Nam, đáng chú ý là việc gửi cocain qua đường bưu điện chuyển phát nhanh từ nước ngoài. Hà Nội cho biết năm 2008 đã bắt hơn 13,300 vụ với gần 21,000 đối tượng phạm tội. So với năm 2007 bị bắt nhiều hơn tới gần 3300 vụ và gần 6100 đối tượng. Việc bắt giữ còn thu về hơn 156 ký heroin, gần 19 ký thuốc phiện, gần 28 ký và hơn 44,000 viên ma túy tổng hợp. Tòa án nhân dân các cấp của Cộng sản Việt Nam đã xét xử hơn 10,000 vụ với hơn 13,000 bị cáo.
TQ đã từng là nạn nhân chiến tranh ma tuý cùa Tây phương thế kỷ trước nên họ có nhiều kinh nghiệm để đầu độc nhân dân VN hiện nay nhằm khống trị và đồng hóa.

Tội phạm trồng cần sa tăng mạnh tại Anh

Những năm gần đây, nạn trồng cần sa lan khắp các vùng nước Anh. Các vụ triệt phá tăng vọt trong năm 2008 và thời gian đầu năm 2009.

Cảnh sát nói 90% số cần sa tiêu thụ tại Anh được cung ứng từ nguồn sản xuất tại chỗ.
Giới chức nhận định hầu hết các hoạt động trồng cần sa là do các băng đảng có tổ chức, xuất xứ từ vùng Đông Nam Á cầm đầu.

cannabis 3Nhiều vụ được cho là có sự tham dự của người Việt nhập cư lậu hoặc người gốc Việt.
Cần sa được xếp vào nhóm ma tuý nguy hiểm, nhóm A.
Giới chức tại Anh đang họp bàn, tìm cách triệt phá mạnh tay hơn đối với loại tội phạm này.