Thứ Sáu, 7 tháng 12, 2012

HỐ SÂU GIỮA HAI THẾ HỆ VIÊT NAM

Tiếng khóc trẻ con và tranh cãi của người lớn hai the he ‘Kpop Festival 2012 – Concert in Việt Nam’ được tổ chức tại Việt Nam gần đây đã có khoảng gần 20 nghệ sĩ Hàn Quốc sang biểu diễn và giao lưu cùng người hâm mộ. Sự kiện sẽ chẳng có gì nếu như không có sự việc ba bạn trẻ Việt Nam ôm nhau khóc nức nở tại sân bay khi được nhìn thấy thần tượng bằng xương bằng thịt. Ngộ nghĩnh ở chỗ ba bạn trẻ này lại là con trai, nếu là con gái thì cũng không có gì ồn ào đến thế. Hình ảnh này đã tạo ra nhiều luồng dư luận khác nhau.   Trong đó, nổi bật nhất là nhà thơ Đỗ Trung Quân đã có một bài thơ với tựa đề: “Hãy tiết kiệm thứ còn lại duy nhất”, một bài thơ khá dài, trong đó có một số câu đáng chú ý: Nói thật
Bọn tôi đàn ông cũng có khi rơi nước mắt
Khi nhìn xác đồng bào, ôm trong tay đồng đội.
Sắt đá vẫn nghẹn ngào.
Nhưng các em ạ
Chúng tôi không bao giờ rơi lệ
Những chuyện tào lao
Chúng tôi không mất thì giờ nửa đêm run rẩy, gào thét trước cổng sân bay để đón đứa lạ hươu lạ hoắc đến bố mẹ ở nhà cũng chả biết đi đâu
Bài thơ được post trên Facebook của nhà thơ Đỗ Trung Quân ngay lập tức nhận được sự đón nhận của hàng ngàn bạn đọc với hơn hai ngàn lượt chia sẻ. Đa số đồng tình với quan điểm của nhà thơ. Tuy nhiên, ngay sau đó lại có tiếp hai bài thơ khác được sáng tác nhằm phản bác quan điểm của nhà thơ Đỗ Trung Quân. Trong đó một bài của Nguyễn Thúy Ly, hiện đang là du học sinh ngành tâm lý học tại Mỹ. Bài thơ khá dài phản biện nội dung bài thơ của nhà thơ Đỗ Trung Quân, trong đó có một số đoạn đáng chú ý:   Sao chú không hỏi thế hệ nào đã nuôi dạy bọn trẻ con như thế Những bài học về tình người ở đâu trong trường học Khi thầy cô giáo nghèo vật chất đói tâm hồn? Chú Quân này, tôi bảo, đổ lỗi cho trẻ con thì dễ thôi Vì chú chẳng đứng trong gót giày của chúng tôi, Trong mắt bọn trẻ con, thế giới còn cái gì mà mừng vui khám phá? Sự kiện càng nóng hổi hơn khi xuất hiện tiếp một bài thơ của một bạn tự nhận là fan của KPop viết một bài thơ với tựa đề: “Thư của fan KPop gửi nhà thơ Đỗ Trung Quân”, có đoạn: Đừng lấy chiến tranh để đo lòng nước mắt
Khi tôi cũng từng khóc vì một kiếp lầm than, nhưng cũng từng rơi vì các sao Hàn...
Đã là yêu thương, có gì là ko thể?
Nước mắt ngày càng quý
Chỉ là vì con người sống giả với nhau
Chẳng có nghĩa khi vui, ko ai khóc lấy 1 lần, nước mắt chưa rơi đã sống đời giả dối?
Chẳng ai nói chúng tôi sẽ ko khóc vì đất nước
Ko rưng rưng cho nỗi nhục bị cưỡi cổ đè đầu
Làm nô lệ!
…. Ngay lập tức bài thơ đã nhận được sự đồng cảm và chia sẻ của rất đông các bạn trẻ hoặc những người có tư tưởng cởi mở. Mượn cá chém thớt Nhà thơ Đỗ Trung Quân phê phán ba bạn trai ôm nhau khóc khi được nhìn thấy thần tượng, so sánh họ với thế hệ từng sống trong chiến tranh và từng đổ nước mắt và máu vì tổ quốc và dân tộc. Để phản ứng, hai bài thơ của hai bạn trẻ lại có ý trách móc những người thuộc thế hệ trước: cho rằng họ cũng chẳng ra gì để mà lên mặt dạy đời, và nhận xét rằng xã hội bây giờ đầy rẫy những bất công và thời thế bây giờ khác xưa nhiều rồi. Qua sự kiện này mới thấy những bức bối xã hội hiện nay ngày một nhiều, và người ta chỉ có chờ những sự kiện khác thường để có dịp cho tuôn xả những ức chế trong lòng. Như tục ngữ Việt Nam có câu “Mượn cá chém thớt”. Đây phải chẳng chỉ là va chạm của những tư tưởng và góc nhìn khác nhau của những người không cùng thế hệ.  
Trich nguồn tin :
http://www.radioaustralia.net.au/vietnamese/2012-12-07/v%C4%83n-h%C3%B3a-h%C3%A0n-qu%E1%BB%91c-v%C3%A0-h%E1%BB%91-s%C3%A2u-gi%E1%BB%AFa-hai-th%E1%BA%BF-h%E1%BB%87-vi%E1%BB%87t-nam/1057588