Thứ Bảy, 8 tháng 12, 2012

ĐƯỜNG BIÊN GIỚI NỔI TIẾNG HOÀ LAN- BỈ

Fr: Thuy Huong
   Vô vàn những cảnh ngộ nghĩnh
  Giữa hai biên giới là một quán cafe xinh xắn, chứ không hề có hàng rào dây kẽm gai hay vũ khí bảo vệ. clip_image001 Nhìn vào bức ảnh bên, chắc hẳn bạn cảm thấy hình như đã trông thầy ở đâu đó. Đây chính là hình ảnh được chia sẻ rất nhiều trên mạng xã hội Facebook: Đường biên giới giữa hai nước oHà Lan (NL - Netherlands) và Bỉ (B - Belgium). Trái với hình ảnh đường biên giới có hàng rào kẽm gai hay quân đội nghiêm trang canh gác 2 bên, đường biên giới "thân thương" trên được coi là biểu tượng cho sự hòa bình của hai quốc gia ở châu Âu - Bỉ và Hoà Lan.
Vậy đường biên giới này có nguồn gốc như thế nào và câu chuyện xung quanh nó ra sao? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua các ảnh dưới đây. clip_image002 Baarle-Nassau (Hoà Lan) và Baarle-Hertog (Bỉ) là 2 thành phố tự trị “cưa đôi” thị trấn Baarle nằm ở phần biên giới giữa Hoà Lan và Bỉ. Baarle-Nassau nằm ở phía Nam Hoà Lan, phía Bắc của tỉnh Brabant, còn vùng Baarle-Hertog lại nằm ở tỉnh Antwerp của Bỉ. clip_image003 Hai thành phố này có chung đường biên giới, cũng là đường biên giới quốc tế phân chia hai nước này. Nhưng một điều thú vị là nó không hề chạy thẳng hay thậm chí cong, đường biên giới này đứt quãng và lộn xộn tạo nên một tình cảnh khá kỳ lạ cho người dân nơi đây. clip_image004 Bản đồ khu vực và phần lãnh thổ - màu vàng thuộc Bỉ - màu trắng thuộc Hoà Lan (nguồn: Google Map). Khu vực này nằm trong lãnh thổ của Hoà Lan, song lại có 24 khoảng lãnh thổ thuộc Bỉ, bao gồm “khu đất chính” (Zondereigen), 20 khu đất nhỏ khác trong khu vực này và 3 khu đất dọc theo biên giới Hoà Lan - Bỉ. Thú vị hơn, trong khu đất của Bỉ lại có đến 7 khu đất thuộc Hoà Lan. clip_image005 Đường biên giới được xác định bằng những dấu thập trắng vẽ trên nền gạch lát đường chạy zíc-zắc khắp thành phố. clip_image006 Thay vì một đường biên giới chạy thẳng, hệ thống biên giới của vùng này "không quan tâm" dù nó có đi xuyên qua một căn nhà, một khu vườn hay đường phố nào. clip_image007 Nó phức tạp đến nỗi có thể chạy thẳng vào cổng của một khu nhà, chạy xuyên qua một cửa hàng hay chạy ra từ phía sau của một siêu thị. clip_image008 Có rất nhiều ngôi nhà bị cắt ngang, "chia đôi" bởi đường biên giới, vì vậy theo quy ước, quốc tịch của người dân sống trong ngôi nhà này sẽ được quyết định theo hướng của cửa chính. clip_image009 Nếu đường biên giới chạy thẳng qua cửa chính, hai phần được chia tách sẽ nằm ở 2 tiểu bang riêng biệt và được chỉ rõ bằng 2 số nhà khác nhau. clip_image010 Tuy rắc rối nhưng thành phố này lại thu hút rất đông khách du lịch. Đến đây, bạn có thể trải nghiệm việc mua sắm bằng 2 chế độ thuế trên một con đường duy nhất. clip_image011 Có một khoảng thời gian theo luật pháp Hoà Lan, nhà hàng phải đóng cửa sớm hơn một chút. Chính vì vậy, tại các nhà hàng “nửa Bỉ nửa Hoà Lan”, các khách hàng đơn giản chỉ cần thay đổi chỗ ngồi, chuyển sang bàn khác thuộc phía Bỉ là có thể tiếp tục thưởng thức bữa ăn. Nhưng sau đó với sự ra đời của Liên minh châu Âu (EU), những khác biệt đó đã dần biến mất. clip_image012 Vấn đề địa lý kỳ lạ của Baarle-Hertog (Bỉ) và Baarle-Nassau (Hoà Lan) là kết quả của những giao dịch đất đai, thỏa thuận và trao đổi giữa Chúa tể vùng Breda và Công tước vùng Brabant từ thời Trung cổ - thế kỷ XII. clip_image013
Sau khi vấn đề chia rẽ giữa Hoà Lan và Bỉ cuối cùng cũng được giải quyết vào năm 1839, nhu cầu về việc xác định biên giới nổi lên. Do những rắc rối trong vấn đề này đã phải cần đến 3 ủy ban về đường biên giới giải quyết để đi đến thống nhất. /.