Chủ Nhật, 3 tháng 2, 2013

XÃ HỘI THAY DỖI

1. Hai cụ ông Trung Quốc làm đám cưới

(VNExpress) Chuyện tình của một thầy giáo về hưu và một người đưa nước gây tranh cãi gay gắt ở Trung Quốc vừa kết thúc có hậu khi hai người quyết định làm đám cưới hôm qua.


Hai cụ ông ở Bắc Kinh được biết đến với tên Đại Bảo và Tiểu Bảo chiều qua tổ chức đám cưới tại huyện Bình Cốc, Bắc Kinh, trước sự chứng kiến của bạn bè. Hai người cũng "giao bôi tửu" như các cặp cô dâu chú rể dị tính khác. Một người là nhà giáo về hưu, còn một người là người đưa nước, quen và yêu nhau ở Bắc Kinh. Họ tuyên bố về đám cưới trên mạng xã hội Weibo cách đây không lâu, làm dấy lên làn sóng tranh cãi gay gắt trên mạng. Hai ông nhận tiền mừng từ bạn bè. Xung quanh tường được trang trí bằng ảnh cưới của hai ông cùng những chữ song hỷ. 'Rất t người ủng hộ chng ti, ngoại trừ một vi những người bạn gi'. ng cũng cho biết kể cả con của ng cũng khng cn ni chuyện với bố sau khi ng cng khai giới tnh. "Rất ít người ủng hộ chúng tôi, ngoại trừ một vài người bạn già", một ông nói và cho biết để ở cùng nhau thật không dễ dàng. Kể cả các con ông cũng không nói chuyện với cha sau khi ông công khai giới tính. Hai ông công khai giới tính trên mạng sau khi được truyền cảm hứng từ chiến dịch vận động quyền của người đồng tính có tên "Tình yêu Lớn" (Big Love) do hai nghệ sĩ Hong Kong phát động.Trọng Giáp (Ảnh: Sina   2. 'Gái ế' đi thuê người yêu

GAI E 

 Hôn nhân tại Trung Quốc trong những thập kỷ gần đây "thực sự giống như một phi vụ giao dịch trong kinh doanh", và giải pháp cho thuê bạn trai được chấp nhận nếu như nó "khiến các bậc phụ huynh cảm thấy hạnh phúc hơn".
Tết đến là dịp để các công ty cho thuê người yêu hoạt động mạnh mẽ. Ảnh: ChinaDaily













Với thanh niên Trung Quốc, tết âm lịch, vừa "là dịp khiến họ mong ngóng về nhà vừa lo sợ sẽ phải đối mặt với gánh nặng độc thân, và dịch vụ của tôi sẽ giúp giải quyết việc đó", Meng Guangyong, 29 tuổi, nói. Hiện tại, Meng, quê ở Quý Châu, đang kinh doanh dịch vụ cho thuê bạn trai ở Bắc Kinh, thông qua các website mua sắm trực tuyến.Theo Meng, dịch vụ mới nổi này đang dần trở thành cứu cánh cho các thanh niên độc thân Trung Quốc, những người cần một nửa tương xứng để giới thiệu với cha mẹ trong dịp tết cổ truyền sắp tới. Hình thức kinh doanh này phản ánh một áp lực đang đè nặng lên vai người trẻ Trung Quốc, đặc biệt là phụ trước, trước sự kỳ vọng của cha mẹ về một gia đình yên ấm.Chỉ với vài cú click chuột, khách hàng có thể tìm được hơn 300 kết quả về dịch vụ cho thuê người yêu trước tết trên trang web mua sắm trực tuyến Taobao.com."Bạn không còn trẻ và đang phải đối mặt với áp lực cưới xin từ gia đình?", một dòng quảng cáo viết. "Bạn cần một chàng trai để đối mặt với cha mẹ?""Cha mẹ đã làm mọi thứ để nuôi dưỡng bạn. Đưa một chàng trai về nhà chính là cách tốt nhất để trả ơn họ", một đoạn quảng cáo khác hứa hẹn. Meng cho rằng, chính tốc độ đô thị hóa chóng mặt đã khiến ngày càng nhiều thanh niên quyết định chuyển tới thành phố, lao vào cuộc sống bận rộn và làm việc hàng giờ liền, thay vì sống ổn định tại quê nhà và sớm dựng vợ gả chồng."Không có người yêu để ra mắt với bố mẹ đồng nghĩa với việc họ sẽ bị rầy la, mắng mỏ hoặc thậm chí bị ép tham gia những cuộc hẹn bí mật", anh nói. "Mọi việc có thể tồi tệ đến mức mặc dù tất cả đều muốn được hưởng thụ một cái tết vui vẻ, nhưng cuối cùng lại chẳng ai trong gia đình được thoải mái."Tuy nhiên, với những người trẻ như Meng, qua mặt các phụ huynh trong dịp tết là phần đơn giản nhất, nếu so với những khó khăn trong việc tìm một nửa thực sự.Sự bùng nổ kinh tế trong vài thập kỷ gần đây đã dẫn tới sự gia tăng kỳ vọng về vật chất, đặc biệt là trong hôn nhân, theo Hu Xingdou, một nhà kinh tế học, đồng thời là chuyên gia bình luận xã hội tại Viện Kỹ thuật Bắc Kinh.Nam giới hiện tại được định giá bởi khối tài sản mà họ sở hữu, chưa kể tới điều kiện cần là một chiếc xe hơi và một công việc tốt.Trong khi đó, sức hấp dẫn của phụ nữ bị sụt giảm đáng kể khi họ bước qua tuổi 27, cái mốc mà xã hội Trung Quốc bắt đầu gọi họ là shengnu, hay "gái ế". Các bậc phụ huynh vẫn luôn muốn con cái họ sẽ yên bề gia thất khi còn trẻ, Hu nói, nên việc kết hôn muộn của những cô gái giống như một nỗi xấu hổ với gia đình."Không giống ở phương Tây, nơi mỗi cá nhân đều rất độc lập, và chuyện yêu đương của họ không có chỗ cho sự can thiệp của cha mẹ", anh nói, "người Trung Quốc luôn quan tâm tới gia đình, và các bậc phụ huynh muốn được thấy con cái họ sớm ổn định."Cũng theo Hu, hôn nhân tại Trung Quốc trong những thập kỷ gần đây "thực sự giống như một phi vụ giao dịch trong kinh doanh", và giải pháp cho thuê bạn trai có thể được chấp nhận nếu như nó "khiến các bậc phụ huynh cảm thấy hạnh phúc hơn".Các cô gái có thể làm rất nhiều việc cùng với người bạn trai "giả mạo". Nếu chỉ muốn nói chuyện, họ sẽ mất 30 tệ (tương đương 5 USD) một giờ. Gói cả ngày có giá 1.000 tệ. Đặc biệt, dịch vụ gặp gỡ phụ huynh được cung cấp miễn phí. Nắm tay, ôm hôn cũng là những lựa chọn được nhắc tới, có giá từ 10, 20 tới 500 tệ cho mỗi mức độ thân mật.Meng cho biết các khách hàng của anh yêu cầu "một nửa" tương xứng với số tiền mà họ phải bỏ ra. Một cô gái đề nghị người yêu hờ của mình phải cao ráo, đẹp trai và quyến rũ, đủ để người cũ của cô cảm thấy ghen tỵ trong chuyến hồi hương sắp tới.Một khi họ đã ký vào thỏa thuận, Meng thường khuyến khích các cặp đôi gặp gỡ và cố gắng phát triển mối quan hệ.Với những chàng trai tham gia vào dịch vụ này, họ không chỉ giúp các bậc phụ huynh cảm thấy ấm lòng trong dịp tết âm lịch sắp tới mà còn có thể mang tới niềm vui cho những cô gái độc thân, nhất là khi lễ tình nhân chỉ cách đó vài này."Chọn một chàng trai để làm người yêu hờ không chỉ giúp bạn hết cô đơn mà còn khiến bạn có một lễ tình nhân vui vẻ", Meng nói.
     Quỳnh Hoa  (Theo AFP)

3.Bố đảm việc nhà, con gái dễ thành đạt  Khả năng thành đạt trong tương lai của các bé gái sẽ tăng nếu người bố chia sẻ việc nhà với người mẹ và không có tư tưởng trọng nam khinh nữ. BO LAM VIEC NHA Toni Schmader, một nhà tâm lý của Đại học British Columbia tại Canada, cùng các đồng nghiệp phỏng vấn một nhóm học sinh tiểu học - bao gồm 196 em nam và 167 em nữ. Các câu hỏi liên quan tới cách cư xử của người bố đối với con trai và con gái, mức độ tham gia vào việc nhà của người bố. Sau đó nhóm nghiên cứu cũng phỏng vấn bố hoặc mẹ của các em với những câu hỏi tương tự, Livescience đưa tin. Kết quả cho thấy phần lớn người mẹ làm việc nhà nhiều hơn bố và quan điểm của người mẹ với giới tính tác động sâu sắc tới những đứa con. Ví dụ, nếu người mẹ nghĩ rằng con gái không nên học quá cao và chỉ nên quan tâm tới gia đình, những đứa con sẽ có tư tưởng giống hệt như thế. Nhưng nếu xét về khía cạnh hành động, người bố lại đóng vai trò quan trọng. Trong những gia đình mà người bố đối xử với con gái ngang bằng như con trai và làm việc nhà một cách tích cực, tham vọng lớn về sự nghiệp dễ nảy sinh trong tâm trí của con gái. Suy nghĩ của các cô gái trong những gia đình ấy cũng không bị giới hạn trong những khuôn mẫu mà dư luận áp đặt - chẳng hạn như con gái chỉ nên chơi búp bê và không nên quan tâm tới ô tô hay robot. Nhiều nghiên cứu trước đây chứng minh rằng, tham vọng và tư tưởng của những đứa trẻ càng lớn, khả năng thành đạt trong tương lai của chúng càng cao.Nhóm nghiên cứu thừa nhận rằng phát hiện của họ không chứng minh rằng quan điểm về giới tính của bố sẽ tác động tới tham vọng, quan điểm của những cô con gái. Họ cũng chưa thể giải thích tại sao quan điểm về giới tính của bố không tác động tới tư tưởng và hành động của con trai. Theo lập luận của Schmader, nếu người bố có tư tưởng trọng nam khinh nữ và đẩy mọi việc nhà cho vợ, những cô con gái sẽ nghĩ rằng bổn phận của nữ giới là quán xuyến gia đình. Ngược lại, nếu người bố thường xuyên làm việc nhà và đối xử với con gái như con trai, con gái sẽ nghĩ rằng phụ nữ và đàn ông có vai trò ngang nhau. Vì thế các cô sẽ có tư tưởng và tham vọng giống con trai. Schmader khẳng định nhóm của bà sẽ tiếp tục nghiên cứu để làm sáng tỏ những vấn đề này..