Thứ Sáu, 26 tháng 9, 2014

CẢM XÚC CUẢ CON NGƯỜI

(Wendy, CC BY 2.0)

Bạn biết những gì về cảm xúc của mình?

Steve Ellen, Monash University
Đại Kỷ Nguyên 25 /9/2014 - Một bệnh nhân hét lên: “Tôi không tức giận.” Một người khác khi phát hiện ra sự phản bội của người bạn đời, đã nói: “Tôi không ghen, mà chỉ thất vọng.”

Ít ra là họ đã tin như vậy trong khoảnh khắc tâm trạng còn rối bời. Nhưng liệu điều đó có đúng không?
Tôi rất giỏi trong việc nhận biết tâm trạng của người khác, nhưng lại không nhận ra được cảm xúc của chính mình.
Không phải lúc nào cũng vậy nhưng cũng khá thường xuyên, tôi không nhận ra là mình đang tức giận, buồn bã hay thậm chí là vui sướng cho đến khi sự việc qua đi. Khi về già tôi khá hơn một chút, nhưng đôi khi vẫn sững sờ vì sự vô thức của mình. Vậy mà tôi còn là một bác sỹ tâm lý cơ đấy.
“Tôi không muốn bị lệ thuộc vào cảm xúc của mình. Tôi muốn sử dụng, tận hưởng, và chế ngự chúng.” – Oscar Wilde, Bức chân dung của Dorian Gray.
Bạn có gặp phải những tình huống giống như vậy không? Nhiều người trong số chúng ta cho rằng chúng ta có thể tự nhận ra cảm xúc của mình, nhưng thường thì chúng ta bất lực! Chúng ta không thường xuyên nghĩ về nó, nhưng những người xung quanh ta lại thấy rất rõ – có điều là họ giữ tế nhị, lịch sự và không nói ra để giữ hòa khí. Trong khi đó chúng ta chìm ngập trong sự mù mờ về cảm xúc của chính mình.   
Vì sao lại có chuyện như vậy?
Một phần là vì ngôn ngữ chúng ta sử dụng là không đủ để diễn tả cảm xúc.
Gần đây có người đã yêu cầu tôi mô tả nỗi sợ hãi; tôi đã phải vật lộn với nó và thấy rất khó. Nó khiến tôi nhớ đến việc cố gắng miêu tả bằng lời về cách đi xe đạp – thật là tẻ nhạt. Tuy nhiên nếu bạn quan sát ai đó đang đạp xe thì việc đó hiện ra hết sức rõ ràng.
Cảm giác và cảm xúc cũng tương tự như vậy. Để miêu tả một điều giản dị, ví dụ như hạnh phúc chẳng hạn thì phải cần đến một nhà văn tài giỏi. Nói chung, cảm giác là trải nghiệm chủ quan có ý thức của cảm xúc, và cảm xúc là sự pha trộn của những phản ứng tâm sinh lý và tình cảm của chúng ta đối với nhưng điều chúng ta trải nghiệm.
Các nhà khoa học tranh cãi về số lượng những cảm xúc cơ bản mà mỗi chúng ta đều có. Họ dùng phương thức tương tự như cách mô tả màu sắc (mầu cơ bản và mầu pha). Phần lớn họ cho rằng con người có khoảng từ 6 đến 10 loại cảm xúc căn bản: sung sướng, ngạc nhiên, ghét, buồn, tức giận, sợ hãi. v.v. Sau đó họ cho các cảm xúc còn  lại thuộc  thứ yếu, là sự kết hợp của vài ảm xúc thuộc nhóm cơ bản. Ví dụ như sự khinh thường là do sự kết hợp giữa tức giận và ghê tởm. 
Mất Nhận Cảm (Alexithymia)
Có một thuật ngữ để nói đến việc không có khả năng mô tả cảm xúc – mất nhận cảm. Nó là một từ Hy Lạp thường được dịch là “không có lời nào để diễn đạt cảm xúc.” Điều này không có nghĩa là bạn vô cảm. Đơn giản chỉ là bạn không thể nhận ra và diễn tả nó bằng lời. Trên phương diện nào đó, tất cả chúng ta đều bị mất nhận cảm, nhưng một số người trong chúng ta thì ở mức độ cao hơn những người khác. Mất nhận cảm không phải là một chứng bệnh, nó thường được coi là một đặc điểm tính cách cá nhân – khả năng bạn có thể nhận ra và mô tả cảm xúc của mình. Những người mất nhận cảm thường không nhận ra nó.
Một số vấn đề về thần kinh và tâm lý cũng có biểu hiện mất nhận cảm ở mức độ nào đó – tự kỷ là một ví dụ cụ thể, và còn những ví dụ khác. Một số người đã thay thế thuật ngữ này bằng các khái niệm hiện đại tương ứng như tâm lý tỉnh táo hay trí thông mình của cảm xúc.
Nếu bạn bắt đầu để ý đến sự mất nhận cảm bạn có thể thấy nó ở khắp nơi. Những người buồn bã trông bối rối mất mát và thẫn thờ. Những người sợ hãi không thể chỉ ra được nguồn gốc của sự bất an của họ. So với những người có cảm xúc tốt, điều này thật nhảm nhí; họ không hiểu được tại sao có những người trong chúng ta lại không biết chúng ta đang cảm thấy như thế nào.
Tại sao phải bận tâm tìm hiểu?
Có lý do gì khiến chúng ta buộc phải có khả năng diễn tả cảm xúc bằng lời không? Cảm xúc vẫn phát huy vai trò của nó dù bạn có thể mô tả được nó hay không. Sự sợ hãi khiến bạn sẵn sàng hành động (phản ứng chống lại hoặc bỏ chạy), hạnh phúc khiến bạn cảm thấy thoải mái – bất kể là bạn có nhận ra nó hay không? Tác dụng duy nhất của việc có đủ ngôn từ là nó giúp bạn thể hiện cảm giác của mình với người khác và giúp bạn dừng lại và ghi chép lại nội tâm của mình.
Câu hỏi hóc búa hơn là tại sao chúng ta có cảm xúc. Nếu bạn là người tin vào đấng tối cao, bạn có thể nghĩ là họ đã tạo ra cảm xúc và khiến cuộc sống của chúng ta thêm màu sắc và ý nghĩa.
Nếu bạn là một nhà khoa học tin vào thuyết tiến hóa (điều này có thể thông cảm được) bạn sẽ nói đó là lợi thế phục vụ cho sinh tồn. Cảm xúc giúp chúng ta tồn tại. Chúng là phản ứng của chúng ta đối với môi trường, và chúng giúp chúng ta sẵn sàng cho một số hành động cụ thể.
Tình yêu rõ ràng là cần thiết khiến mọi người lôi cuốn nhau. Nó dẫn đến quan hệ  duy trì giống nòi, sinh con đẻ cái. Tức giận bùng lên khi chúng ta không thích điều gì đó, và thôi thúc chúng ta thay đổi xử sự của những người khác – để tạo ra một môi trường mà chúng ta cảm thấy thoải mái và an toàn.
Sự buồn bã thì khó chịu hơn – nó khiến chúng ta nhìn lại chính mình và cố gắng cải thiện nó, nó thay đổi thế giới quan của chúng ta, và có thể khuyến khích người khác giúp đỡ chúng ta. Nhưng nó cũng có thể vượt ra khỏi tầm kiểm soát và tạo ra một số nguy hại. Sợ hãi và lo lắng thì cũng tương tự như vậy. Chúng giúp ta đạt kết quả tốt hơn trong nhiều hoạt động từ thi cử cho đến thể thao. Nhưng nếu quá nhiều thì kết quả sẽ không còn tốt.  
Sự lây truyền cảm xúc
Cảm xúc cũng có thể lây truyền – nếu bạn ở cạnh người vui vẻ bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn, và thấy tức giận khi ở cạnh nguời tức giận, v.v. Theo cách nào đó, cảm xúc giúp chúng ta hòa đồng. Chúng khiến cho mỗi cá nhân chúng ta xử sự một cách hài hòa.
Theo tôi, nếu chúng ta không có tình cảm, có lẽ con người sẽ không sống trong một cộng đồng được. Không cảm xúc, xử sự của chúng ta sẽ rất ích kỷ. Chỉ trí thông minh thôi sẽ không khiến chúng ta hành động để có thêm lợi ích – chúng ta cần có cảm xúc. Khi ta thấy có lỗi, đó là vì chúng ta đã làm điều không có lợi cho những người xung quanh.
Theo cách này thì cảm xúc là một hình thức giao tiếp – một hình thức vượt trội những cách giao tiếp khác – cảm xúc có sức mạnh hơn lời nói, hơn cả ngôn ngữ cơ thể (cử chỉ hay những thứ tương tự), và hành động. Hành động thì mạnh hơn lời nói, điều đó đúng. Nhưng cảm xúc thì áp đảo tất cả.
Bạn chỉ có thể kiểm soát phần nào cảm xúc của mình; bạn có thể học cách tự cân bằng cảm xúc, nhưng nó đòi hỏi nỗ lực vô cùng to lớn. Lời dạy của người xưa rằng: “Khi giận dữ, hãy đếm đến mười trước khi nói” đòi hỏi cố gắng và khổ luyện rất lớn.
Nhận ra khi chúng ta buồn bực, phân tích lý do tại sao và hành động để thay đổi đôi khi không thể nào thực hiện được.  
Chúng ta có nên tiếp tục khám phá cảm xúc của mình?
Nếu cảm xúc là trung tâm của mọi việc chúng ta làm- tại sao chúng ta không tiếp tục khám phá để hiểu cảm giác của mình?
Trong những góc tối của một số nền văn hóa, như quan niệm cho rằng nam giới thì phải cứng cỏi mạnh bạo, người ta cố tình lờ đi hoặc hạ thấp cảm xúc của mình. Thừa nhận hoặc xử sự thuận theo cảm xúc được coi là một dấu hiệu của sự yếu đuối.
Trong vài tình huống cụ thể tôi có thể thấy được lợi ích của việc này. Ví dụ như khi chúng ta không muốn mọi người phản ứng hay cư xử theo ý muốn riêng của họ – như trong chiến tranh nơi mà mỗi người lính hành động như một công cụ của người chỉ huy. Nhưng những trường hợp này là rất hiếm.
Dù ít hay nhiều, khát vọng nâng cao hiểu biết về cảm xúc của chúng ta khiến sự tồn tại của chúng ta thêm màu sắc và ý nghĩa. Thực ra tôi nghĩ trí tuệ là sự kết hợp giữa tri thức tích lũy qua thời gian cộng với thông minh cộng với nhận thức về cảm xúc. Và cuối cùng chẳng phải chúng ta đều có mục đích trở nên thông thái hơn hay sao?
Steve Ellen không làm việc cho, tư vấn ý kiến ​​với, được hưởng lợi hoặc nhận được tài trợ chính  từ bất kỳ công ty hoặc tổ chức nào từ bài viết này, và không có có liên quan đảng phái nào . Bài viết này ban đầu được công bố trên The Conversatio
Nguồn
http://vietdaikynguyen.com/v3/13488-ban-biet-nhung-gi-ve-cam-xuc-cua-minh/

How Well do You Know Your Own Feelings? 

A patient screamed, “I’m not angry.” Another on finding out about their partners infidelity claimed “I’m not jealous, just disappointed.”

And they believed it, at least in the heat of the moment. But were they right?
I’m pretty good at recognising the emotional states of others, but pretty poor when it comes to myself. 
Not always, but fairly often, I won’t realise I’m angry, sad or even happy until after the event.


-I’ve gotten better as I’ve grown older, but my lack of awareness at times still amazes me. And I’m a shrink! 
“I don’t want to be at the mercy of my emotions. I want to use them, to enjoy them, and to dominate them.” ― Oscar Wilde, The Picture of Dorian Gray
Does the same go for you? Many of us think we are good at emotional self-awareness, but often we’re hopeless! We don’t tend to think about it, but often those around us know it only too well – but they politely and with good intentions keep it to themselves to keep the peace. Meanwhile we wallow in our emotional ignorance.
Why is it so?
Part of the problem is the language we use – it’s fairly inadequate for describing feelings. Someone recently asked me to describe fear; I struggled. It reminds me of trying to describe in words how to ride a bike – it’s tedious, but if you watch someone riding it’s obvious.
Feelings and emotions suffer the same fate. It takes a talented writer to describe something as simple as happiness.
In a nutshell, feelings are our conscious subjective experience of emotion, and emotions are the complex mix of physiological, psychological and mental reactions we have to events.
Scientists argue (don’t they always?) about the number of basicemotions we experience – they use the analogy of colours (primary and secondary). Mostly they argue for about 6 to 10 primary emotions – happy, surprised, disgusted, sad, angry, scared etc – and then describe the rest as secondary, meaning a mix of some of the primary feelings. So contempt is a mixture of anger and disgust. 
Alexithymia
There is a term for being unable to describe emotions – alexithymia – it’s a Greek word usually translated as “no words for feelings.” It doesn’t mean you don’t feel the emotion, it just means you can’t recognise it and put it into words. We’re all alexithymic to a degree, but some of us more so than others. Alexithymia isn’t a diagnosis, it’s more thought of as a personality trait – the degree to which you can recognise and describe your feelings.
People who are alexithymic usually don’t realise it.
Some psychological and neurological problems have a degree of alexithymia as a feature – autism is the obvious example, but there are others. Some people have dropped the term and use more modern equivalents like psychological mindedness or emotional intelligence.
When you start looking for alexithymia you see it everywhere. Sad people looking perplexed and lost and unaware. Scared people not being able to articulate the source of their discomfort. To people who are good with emotions it seems ridiculous; they just can’t understand how some of us could not know what we are feeling.          
Why Bother Knowing?
 Is there any point in being able to describe emotions in words? The emotion still does the job whether you can describe it or not. Fear makes you ready for action (the fight-flight response), being happy makes you feel good – both whether you know it intellectually or not. The only real benefit of having the words is to help you communicate your feelings to others and help you stop and take note of your own internal state.
The even trickier question is why we have emotions in the first place.
If you’re a believer in a higher power, you might think they were created to add colour and meaning to our existence.
If you’re an evolutionary scientist (my sympathies lie here) you’ll talk about the survival advantage. Emotions help us survive, they are our reaction to our environment, and they prepare us for some sort of action.
Love is obviously necessary to attract individuals to each other, which leads to sex, children and passing on our genes. Anger erupts when we don’t like something, and spurs us to change the behaviours of others – to create an environment where we feel more comfortable and safe.
Sadness is challenging – it makes us review our own situation and try to improve it, it changes our perspective of the world around us, and it probably encourages others to help us. But it can also spiral out of control, and cause harm.
Fear and anxiety are similar in this way – a little and we perform better at most tasks from exams to sports, but too much and our performance drops away.
Contagious Emotions
Emotions are also contagious – if you are around happy people you’ll feel happier, angry people and you’ll feel angrier, etc. In some ways emotions keep us all in sync – they organise individuals to act in unison.
I doubt we’d have a community at all if it weren’t for emotions. Without emotions we’d all act selfishly. Our intelligence alone wouldn’t keep us acting in the interests of the greater good – we need emotions. When we feel guilt it’s usually because we’ve acted in some way that isn’t of benefit to the people around us.
In this way emotions are a form of communication – a form that supercedes other forms of communication – emotions are more powerful than words, than body language (gestures and the like), and actions. Actions speak louder than words, it’s true, but emotions trump everything.
You only have limited control over your emotions; you can train yourself to moderate emotions, but the effort is huge.
The old “count to ten before you speak when you’re angry” strategy takes enormous effort and practice. Recognising when you are sad, analysing why and acting to change is sometimes unattainable.  
Should We do More to Explore Our Emotions?
Given emotions are so central to everything we do – why don’t we do more to understand our feelings?
In some dark corners of culture, like the macho male world, we purposefully downplay or try to ignore our emotions – acting on or acknowledging feelings is considered a sign of weakness.
I can see the benefit of this in certain situations – situations where we don’t want people to act or behave according to their own will – like in war where each soldier is acting as an instrument of their commander.
But these situations are limited.
More or less, the quest to improve our understanding of our emotional state adds colour and meaning to our existence. In fact I think wisdom is the combination of knowledge gained over time plus intelligence plus emotional awareness. And don’t we all aim to become wise – eventually?
Steve Ellen does not work for, consult to, own shares in or receive funding from any company or organisation that would benefit from this article, and has no relevant affiliations. This article was originally published on The Conversation. Read the original article.
Epochtimes.com/n3/956326-how-well-do-you-know-your-own-feelings/