Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2011

AN TÁNG QUAN TÀI TRONG ĐỘNG ĐÁ

- 25/08/2011 Cách đưa quan tài người đã khuất vào an táng trong động đá, vách đá thay vì chôn dưới đất được gọi là huyền quan táng, hay nhai động táng. Bạn có thể choáng khi bắt gặp hàng trăm quan tài cổ được động táng như vậy tại Quan Hoá (Thanh Hóa).
nhai dong tang 1 


Hang Ma với vách núi dựng đứng, lởm chởm, nhiều ngóc ngách là nơi thường xảy ra tai nạn vở bè, chết đuối vào mùa lũ.
Cách động táng trên xuất hiện từ thời văn hóa Đông Sơn, dần dần ảnh hưởng tới các tộc người sống tại khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Philippines.
Các tỉnh phía nam sông Dương Tử của Trung Quốc ngày xưa cũng có cách động táng tương tự. Riêng hang Hòm (hay còn gọi Phi Bài theo tiếng dân tộc Thái - tên một động treo trên núi Pha Cáng thuộc địa giới Bản Khằm - xã Hồi Xuân - huyện Quan Hóa - Thanh Hóa) được xem là khu động táng phát hiện sớm nhất và lớn nhất ở Việt Nam.
nhai dong tang 2 
Qua đò ngang trên sông Luồng trước khi lên núi Pha Cáng đến Phi Bà
nhai dong tang 3 
Đường lên động Hang Hòm phải leo qua nhiều vách đá tai mèo dựng đứng.
nhai dong tang 4 
Quan tài hình thuyền nằm ngổn ngang ngay lối ra vào cửa động
Tuy nhiên hiện tại nhiều  câu hỏi được đặt ra: Nếu là động táng thì tại sao hầu hết quan tài lại không có hài cốt, đồ tùy táng? hay người thân từng hốt cốt chuyển sang nơi khác? hoặc đây chỉ là số quan tài để dành hậu sự của những gia tộc khá giả nào đó chẳng hạn?
Tất cả nghi vấn ấy còn trong vòng bí ẩn, chưa thể giải đáp chuẩn xác.
nhai dong tang 5 
Trên giàn giáo hiện vẫn còn xếp đặt một số quan tài minh chứng xác thực, người xưa  xếp đặt quan tài cẩn thận trên giàn gỗ, chứ không chồng chất, ngổn ngang như hiện nay.
nhai dong tang 6 
Trong hang đây đó vẫn còn vài  bộ quan tài hoàn chỉnh giống thân cây tròn trịa
Nằm cách huyện lỵ Quan Hóa 3 km và cách tỉnh lộ 25 phút đi bằng đò ngang trên sông Luồng, địa hình hang Ma là những vách núi dựng đứng, lởm chởm. Trần hang nhô hẳn ra phía sông theo dạng hàm ếch. Do vậy, xưa kia vào mùa lũ, dân từ đầu nguồn chèo chống bè mảng qua đây, thường bị va đập vỡ bè hoặc bỏ mạng dưới sông sâu.
nhai dong tang 7  
Khoang thứ 3, sâu xuống lòng núi khoảng 10 mét là nơi cất giữ hơn 50 quan tài với chất lượng gỗ còn khá tốt
nhai dong tang 8 
Từ hang Hòm nhìn xuống là nơi hợp lưu của sông Luồng, sông Mã giữa núi rừng Pha Cáng và Pha Pó Cúng. Phong cảnh thật hùng vỹ, lãng mạn
Dân gian kể rằng, do người chết đuối quá nhiều nên nỗi ám ảnh về những bóng ma trú ngụ nơi đây đã gây ra những tai họa khủng khiếp như thế. Tên gọi hang Ma cũng từ đó xuất hiện.
Sau này, trong làng có đám phường săn, vì mải mê truy tìm con thú bị thương đã len lỏi ngược lên đỉnh non và hãi hùng khi phát hiện trên vách đá lộ diện hang động treo la liệt toàn là quan tài. Còn giờ đây, dân làng đã quen dần với sự hiện diện của hang Hòm và không hề sợ nữa, bởi bên trong quan tài trống không