Thứ Bảy, 24 tháng 9, 2011

TIN TUC CAONIEN.COM

clip_image001

Ngày 24 tháng 09 năm 2011


1. Sự gia tăng nhiệt độ đại dương với sức khỏe con người
Trước Hội nghị về Khí hậu và Môi trưng Biển do CLAMER tổ chức vào ngày15 tháng chín tại Brussels ( Bỉ) các nhà khoa hoc đã đưa ra cảnh báo là các đại dượng trên trái đất có thể là nguồn gây những bệnh nghiêm trọng và do đó có thể dẫn đến cả tỉ đồng euros (dollaris ) chi phí về chăm sóc sức khỏe. 
Dự án CLAMER ( Climate Change Impacts on the Marine Environment) thực hiện với sự hợp t ác của 17 Viện Hải học Châu Âu đã đưa ra một bản báo cáo dày 200 trang trình bày kết quả của sự tổng hợp những phát hiện của hơn 100 công trình nghiên cứu đã được Liên Hiệp Châu Âu tài trợ từ năm 1998 .
Theo báo cáo này sự gia tăng nhiệt độ của nước biển đang giúp cho sự nảy nở của một loại vi khuẩn gram-negative dạng que cong (Vibro) có thể tạo nguy cơ nhiễm độc thực phẫm (food poisoning), viêm dạ dày- ruột trẩm trọng (serious gastroenteritis), nhiễm khuẩn huyết (septicemia)và dịch tả (cholera)
clip_image003 Vibrio cholerae
Báo cáo cho biết “ Cả triệu euros sẽ phải chi ra để điểu trị những bệnh gây ra do sự tiêu thụ các hải sản nhiễm khuẩn, sự xâm nhập các tác nhân gây bệnh vào trong cơ thể qua nước, và với một mức độ ít hơn sự phơi nhiễm trước các bệnh do sự tiếp xúc trực tiêp với biễn vì nghể nghiệp hoặc để tiêu khiển” “ Các điều kiện khí hậu ngày mổi đóng một vai trò quan trong hơn trong sự lây truyển các bệnh này”
Báo cáo cũng còn miêu tả một loạt những tác dụng khác cũa sự ấm dẩn của đại dượng -- đã được ghi nhận hoặc dự đoán trước—bao gốm băng đá tan chảy, mực nước biển dâng cao, bờ biển bị sói mòn, bão ngày càng mạnh càng nhiều, cùng với những thay đổi vể thành phẩn hóa học của chính nước biển như sự acid hoá (acidification) và khử oxi ( deoxygenation).
Nhà khoa học Katja Philippart ---thuộc Viện Royal Netherlands Institute of Sea Research, phối hợp viên dự án CLAMER --- cho biết “Điểu gây ấn tượng cho tôi là đã có cả một khối to lớn những bằng chứng cho thấy những điều xẩy ra. Quả thật quá nhiều điểu đã và đang xẩy ra, và chúng ta hiện đang “đứng” giữa những sự cố này”
Không phải chỉ có mức trải rộng (range) của các thay đổi gây lo ngai cho các nhà khảo cứu,mà cả tốc độ của những thay đổi này. Ông Carlo Heip, giám đốc Viện Nghiên cứu Khí hậu và Sinh thái học Hà lan nói “Điểu làm tôi ngạc nhiên nhất là mọi sư thay đổi trên đai dượng xẫy ra quá nhanh hơn là chúng ta dự đoán” (*)
Ông Heip cho biết chỉ trong vòng có vài thập niên mà quẩn thể cá ỡ vùng Biển Bắc (North Sea) đã thay đổi đáng kể , với các loài cá lớn dời vể Bắc cực và các loài cá nhỏ hơn chuyển tới thay thế
Ông còn cho biết sự tâp trung loại vi khuẩn Vibrio được quan sát thấy từ những năm1960 ”Khi mà nhiệt độ Biển Bắc (North Sea) bằt đầu tăng vào cuối nhửng năm 80 thì loại vi khuẩn Vibrio đã bắt đầu tăng. Một trong những loại Vibrios này thuộc loại gây dich tả”:
Ông Heip cũng cho biết tại vùng Baltic vào năm 2008 đã có nhiểu người mẳc bệnh viêm dạ dày -ruột hơn. Nhưng ông thừa nhân đây chĩ là câu chuyện ngoài lề và chừng mực nguy hiểm không được rõ
Ngoài ra theo ông Philippard chính bản thân một số những tác dụng trên cũng góp phần vào hiện tượng hâm nóng toàn cầu (global warming) Sự gia t ăng tính acid của nước đại dương có nghĩa là các rong tảo sẽ bớt khả năng hấp thu carbon dioxide, Như vậy khí quyển sẽ có nhiễu khí carbon doxide hơn làm cho trái đất nóng thêm
--------------
( *) Trong 25 năm qua, nhiệt độ n ước biển đã tăng khi mà băng đá Bắc cực tan chảy. Sự dâng cao mức nước biển kèm theo mức độ gió gia tăng đã góp phẩn vào việc sói mòn 15 phẩn trăm bờ biển Châu Âu
Sư hâm nóng địa cầu đã tăng nhanh trong 25 năm qua, nhanh hơn khoảng 10 lẩn so với suất gia tăng trung bình trong thế kỷ 20
Từ năm 1986 đền năm 2006, nhiệt độ mặt biễn tại vùng biển Châu Âu cao hơn gấp ba tới 5 lẩn nhiệt độ trung bình toàn cầu
Theo ước tính thì vào cuối thể kỷ 21, nhiệt độ biển Baltic có thể tăng khoảng 2 tới 4 độ C, biển North Sea khoảng 1.7 độ và vịnh Bay of Biscay khoảng 1.5 tới 5 độ C
Sự tan chảy các mảng băng và sông băng làm cho c ác ước ính thêm khó khăn. Theo dự tính hiện nay thì vào năm 2100 mức nước biễn Châu Âu có thể tăng lên 60cm và tới 1.9 m tại một vài vùng bở biển Anh
2.Tại sao ăn trái cây cả vỏ tốt hơn
Theo các chuyên gia, việc sử dụng trái cây thay cho món tráng miệng giúp mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Các loại trái cây là nguồn chống oxi-hóa tuyệt vời, cũng như phong phú các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể, có tác dụng phòng chống bệnh tật. Các loại trái cây thuộc họ quýt là một trong những nguồn vitamin C tốt nhất, giúp cơ thể tổng hợp collagen và tăng cường sức khỏe của hệ miễn dịch. Không ít người thường gọt bỏ vỏ trái cây trước khi ăn, đó có phải là một ý tưởng tốt không ?
Bạn nên biết rằng, việc gọt bỏ vỏ trái cây trước khi ăn có thể làm giảm đi một số ích lợi đối với sức khỏe, vì vỏ trái cây thường là nguồn dồi dào chất xơ mà hầu hết mọi người đều rất cần.
Hơn thế, vỏ của một vài loại trái cây rất giàu hóa chất thực vật (phytochemical) đặc biệt là chất triterpenoid có tác dụng ngăn cản quá trình phát triển của các tế bào ung thư. Trên thực tế, hầu hết các lợi ích chống ung thư của táo đều được tìm thấy ở phần vỏ ngoài hơn là phần cơm táo. Vỏ cam củng có chứa một loại hóa chất tự nhiên gọi là d-limonene, được tin rằng có khả năng phòng chống hiệu quả các loại ung thư..
Vì vậy cách tốt nhất để nhận được toàn bộ các lợi ích về sức khỏe của trái cây chúng ta nên chọn mua các loại trái cây hữu cơ (*) và ăn cả vỏ, để nhận được toàn bộ chất xơ cùng với hóa chất thực vật chứa trong đó.
(*) loại trái cây có được từ việc chăm sóc bằng các loại phân hữu cơ, không dùng phân vô cơ hoặc phun hóa chất và các loại thuốc bảo vệ thực vật khác
Nếu không thích hoặc không thể ăn trái cây cả vỏ,bạn cũng nên biết công dung trị bệnh của vỏ một số trái cây để sử dụng khi cần
Vỏ táo
clip_image005
Vỏ táo chứa nhiều chất xơ, tốt cho hệ tiêu hóa. Ngoài ra, hơn một nửa lượng vitamin C nằm ở phần sát vỏ. Các nguyên cứu cho thấy, vỏ táo có tác dụng chống oxy hóa còn mạnh hơn cả thịt táo, thậm chí còn mạnh hơn những loại rau quả khác.
Vỏ táo có tác dụng làm se da. Lấy 30 gr vỏ táo tươi sắc nước hoặc dùng để pha trà, có thể trị axit dạ dày quá nhiều, nhiều đờm. Hơn nữa vỏ táo còn giúp giảm béo và trị được chứng mồ hôi dầu
Vỏ chuối
clip_image007
Trong vỏ chuối có chứa các thành phần hoạt chất để ức chế nấm và vi khuẩn . Vỏ chuối có thể điều trị nhiễm nấm do ngứa da. Ngoài ra còn có tác dụng thông mạch , nhuận tràng. Vỏ chuối giã nát cho thêm nước gừng vào có thể chống viêm giảm đau, dùng vỏ chuối xoa lên chân tay có thể phòng bệnh nứt nẻ da mùa lạnh.
Vỏ lê
clip_image009
Vỏ lê có tính hàn vị chua, có tác dụng mát tim phổi, trừ hoả tiêu đờm. Dùng 30gr vỏ lê sắc nước uống có tác dụng tĩnh tâm nhuận phổi, chữa ho có đờm. Vỏ lê nghiền nát có thể điều trị vết loét sưng và vết thương bên ngoài da. Vỏ lê tươi sắc nước uống nhiều lần có thể thanh độc tiêu viêm
Vỏ nho
clip_image011
Vỏ nho có chứa nhiều chất resveratrol hơn thịt nho hay hạt nho, gi úp giảm lipid, phòng tránh bệnh xơ cứng động mạch, tăng sức đề kháng. Vỏ nho tím còn có chứa chất giúp giảm huyết áp. Vỏ nho cũng có chứa lượng chất xơ phong phú và sắt. Hiện tại, đã có người sử dụng vỏ nho để chế biến loại thực phẩm có tác dụng trị các chứng bệnh như cholesterol quá cao hay bệnh tiểu đường.
Vỏ bưởi
clip_image013
Có thể lưu thông khí huyết, tiêu đờm, hết ho, hen suyễn, giúp tiêu hoá, hơi thở ổn định
Phần vỏ trắng ở bên trong (cùi bưởi) có thể chữa khỏi một số bệnh thường gặp như thông lợi, trừ đờm, hòa huyết, giảm đau, trị tràng phong, đau ruột...
Còn phần vỏ xanh bên ngoài lại chứa nhiều tinh dầu nên có tác dụng cao trong việc làm đẹp tóc chắc khỏe và mượt mà
Vỏ cam quýt
clip_image015Vỏ cam, quýt chứa nhiều vitamin C, carotene, protein. Vỏ quýt có chứa Glycoside có thể mở rộng động mạch vành, tăng lưu lượng mạch máu vành
Ăn cháo vỏ cam, quýt vừa thơm miệng lại có tác dụng tiêu đờm, trị chứng chướng bụng, khó tiêu. Uống trà vỏ cam, quýt giúp ăn ngon miệng, thông khí, nâng cao tinh thần. Uống rượu ngâm với vỏ cam, quýt có tác dụng tiêu đờm, thanh lọc phổi..
Ngoài ra, nếu trước khi lên giường khoảng 1 tiếng mà các ấy đun vỏ cam quýt làm nước tắm rồi ngâm mình khoảng 10 phút thì ngay lập tức cảm giác thoải mái sẽ trở lại với teens ngay thôi!
Sao vỏ quýt cho khô, sau đó nghiền thành bột nhỏ, cho thêm chút dầu thực vật rồi trộn đều. Dùng hỗn hợp ấy bôi lên vùng da bị nứt nẻ. Dầu quýt cùng dầu thực vật có tác dụng bôi trơn vùng da khô nẻ, rạn nứt, đồng thời cung cấp độ ẩm nuôi dưỡng da trong thời gian dài.
Vỏ chanh
clip_image017Giã nhuyễn vỏ chanh và các loại rau thơm, đắp lên mặt khoảng 1/2 giờ. Cách này trị da nhờn rất hữu hiệu
Đặc biệt, nếu bạn nào bị gàu và rụng tóc tấn công thì có thể đun sôi vỏ chanh đã được nghiền nát rồi thoa đều dung dịch này lên tóc trước khi gội. Chỉ cần các ấy cố gắng thực hiện đều đặn là sẽ thấy hiệu quả
Vỏ dưa hấu
clip_image019Vỏ dưa hấu chứa nhiều chất xơ, đường, khoáng chất, vitamin có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, hạ huyết áp, giảm nóng trong người. Ngoài ra vỏ dưa còn có tác dụng rất tốt đối với các bệnh thiếu máu, họng khô, viêm bàng quang, sơ gan cổ trướng, viêm thận
Có thể ăn sống, xào vỏ dưa hấu với thịt hoặc nấu canh thịt.
Cho khoảng 100g đậu xanh vào 1.500ml nước, đun sôi trong khoảng mười phút. Sau đó, cho khoảng 500g vỏ dưa hấu đã bỏ lớp vỏ cứng ngoài cùng tiếp tục đun sôi rồi để nguội. Uống nước đó vài lần trong một ngày có tác dụng giải nhiệt, ngừa mụn trứng cá.
Vỏ ổi
clip_image021
Hàm lượng vitamin C có trong vỏ ổi còn nhiều hơn trong cả một quả cam nữa cơ. Ngoài ra, vỏ ổi cũng cung cấp một hàm lượng chất xơ dồi dào cho cơ thể. Đặc biệt nó còn có chứa chất lycopene chống ôxy hóa giúp ngăn ngừa các bệnh về tuyến tiền liệt rất hiệu quả
Vỏ bí đao
clip_image023Chứa nhiều vitamin và khoáng chất, vỏ bí đao có lượng nước phong phú, có tác dụng tiêu sưng, viêm, rất tốt cho những người mắc bệnh tiểu đường. Do đó, khi nấu canh bí đao, nên nấu cả vỏ bí, tuy lớp vỏ bí đao cứng nhưng nấu canh, vitamin và khoáng chất sẽ được tán đều vào nước dùng, rất tốt cho cơ thể.
Có công dụng thanh nhiệt và có thể điều trị bệnh thận, bệnh phổi, bệnh tim gây ra bởi phù, đầy bụng, khó tiểu,… Dùng vỏ bí đao sắc với nước rửa chân để trị chân có mùi hôi.
Vỏ dưa chuột
clip_image025
Vỏ dưa chuột chứa khá nhiều chất có vị đắng, vốn là chất dinh dưỡng vốn có của dưa chuột được tích lũy lại. Ăn sống cả vỏ dưa chuột không những hấp thụ được lượng vitamin C phong phú, mà còn hỗ trợ quá trình giải độc của cơ thể..
Vỏ màu xanh của dưa chuột có chứa axit chlorogenic và acid caffeic, có thể kháng khuẩn, chống viêm và kích thích vai trò của bạch cầu. Những người họng thường xuyên bị đau có thể dùng vỏ dưa chuột làm thuốc rất tốt.
Vỏ cà chua
clip_image027
Cho đến ngày nay lycopene vẫn được coi là dưỡng chất thiên nhiên giúp chống oxy hóa hiệu quả, có thể phòng ngừa các chứng bệnh về tim mạch, ung thư. Mà dưỡng chất này có hàm lượng rất lớn trong vỏ cà chua. Do đó, khi ăn sống hoặc nấu cà chua, không nên bỏ vỏ.
Vỏ cà tím
clip_image029
Cà tím là một trong những “bạn đồng hành” của những người mắc các chứng bệnh về tim mạch, hàm lượng lớn chất dinh dưỡng được tích lại dưới lớp vỏ cà.
Kh ông n ên gọt bỏ vỏ cà trước khi nấu ăn, v ì kh ông không những giảm thấp giá trị bảo vệ sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ sắt của cơ thể.
3. Tia laser có thể sử dụng để tạo mưa

Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Geneva (Thụy sĩ) cho biết các chùm tia laser bắn vào không khí ẩm đề tạo những giọt nuớc có thể làm mưa rơi bất cứ nơi nào và vào bất cứ lúc nào. Kỹ thuật ngưng tụ nước bằng tia laser này đã được sử dụng trong bầu không khí rất ẩm ướt phía trên sông Rhone tại Thụy sĩ.Như vậy trong tương lai tia laser có thể trở thành công cụ tạo mưa hiệu quả hơn mọi kỹ thuật tạo mưa đang được áp dụng hiện nay.


Mây hình thành khi hơi nước bốc lên, gặp môi trường lạnh và ngưng tụ thành giọt nước xung quanh những hạt siêu nhỏ trong không khí . Người ta gọi những hạt siêu nhỏ là “hạt nhân mây”. Khi số lượng các hạt nhân mây tăng lên, nhiều giọt nước liên kết với nhau để tạo thành giọt nước lớn hơn. Khi khối lượng đủ lớn các giọt nước này rơi xuống và tạo thành mưa.
Hàng loạt kỹ thuật tạo mưa đã ra đời trong cuộc chiến chống hạn của loài người. Nguyên lý cơ bản là phóng những hạt siêu nhỏ - như tuyết cacbon dioxit (dry ice) hay bạc iot (silver iodide)– vào không khí để tạo mây và mưa. Theo nhà vật lý Jérôme Kasparian thuộc Đại học Geneva (Thụy Sĩ) các kỹ thuật này đang là đề tài tranh cãi bởi nhiều người nghi ngờ tính hiệu quả của chúng. Chẳng hạn, máy bay thường rải các hạt hóa chất trong một phạm vi rộng, trong khi các đặc tính không khí thay đổi theo vùng và thời gian, do đó việc đánh giá tác động của các hóa chất đối với khí quyển rất khó.
clip_image031
Tạp chí Livescience cho biết, nhà vật lý Kasparian cùng các đồng nghiệp đã nghiên cứu kỹ thuật tạo mưa bằng tia laser. Trong các thử nghiệm với tia laser hồng ngoại trên sông Rhone ở Thụy Sĩ, nhóm chuyên gia phát hiện ra rằng các tia laser có thể tạo ra những giọt nước có đường kính vài micron (một micron bằng phần triệu mét) ngay cả khi độ ẩm không khí tương đối thấp (dưới 70%), mà theo nhà vật lý Kasparian “Ở độ ẩm đó, sự ngưng tụ không thể xảy ra trong các điều kiện tự nhiên”. Tuy nhiên, những giọt nước này còn không đủ lớn để tạo mưa.
Các chùm laser có thể khiến nhiều loại hóa chất --như axit nitric--có khả năng trở thành những “hạt nhân mây trong không khí. Những hạt đó có xu hướng liên kết với phân tử nước. Chúng đóng vai trò như chất keo, nghĩa là “dính” những giọt nước lại với nhau trong điều kiện tương đối khô. Nếu chúng không tồn tại, tình trạng khô của không khí sẽ khiến chúng bốc hơi.
Nhà vật lý Kasparian cho biết. “Chúng tôi vẫn chưa thể tạo ra cơn mưa nào bằng tia laser. Chùm tia laser có thể tạo nên những hạt nước nhỏ xíu và giúp kích thước của chúng tăng lên, song kích thước của chúng vẫn chỉ giới hạn ở mức vài phần triệu mét. Kích thước của chúng phải lớn hơn gấp từ 10 tới 100 lần thì mới đủ lớn để tạo mưa”. Theo ông nếu khắc phục được trở ngại nói trên thì chúng ta sẽ không cần sử dụng máy bay để bắn tia laser vì “Những loại tia laser mà chúng tôi đang sử dụng có thể vươn tới độ cao vài km, vì thế chúng tôi chỉ cần những thiết bị phóng laser từ mặt đất”.
Ông Kasparian cón nói kỹ thuật tạo m ạy b ẳng tia liaser kh ông c ẩn kết hợp với c ác kỹ thuật tạo mây khác, bởi sự kết hợp n ày sẽ tạo ra quá nhiều “hạt nhân mây”. m à theo ông “Tạo ra quá nhiều hạt siêu nhỏ có thể gây nên tác dụng ngược, do các hạt siêu nhỏ sẽ tranh giành hơi nước trong khí quyển mà vì sự cạnh tranh giữa quá nhiều c ác hạt n ày các giọt nước sẽ nhỏ đến nỗi chúng không thể rơi xuống để tạo mưa “

Study: Lasers might be used to create rain- UPI.com - 09/02/2011