Chủ Nhật, 3 tháng 3, 2013

GIÁO HOẢNG ĐÃ RA ĐI, VẤN ĐỀ CÒN Ở LẠI ?

VATICAN POPE ANGELUS
Tiếng Nói Nước Nga
01/3/2013 -Thứ Năm vừa qua, lúc 8h chiều theo giờ Rome, Đức Giáo Hoàng Benedict XVI đã từ nhiệm. Ngày 11 tháng 2, khi Đức Giáo Hoàng tuyên bố ra đi, Tòa Thánh La Mã bối rối và hoang mang. Các chuyên gia thuộc lĩnh vực tôn giáo liên hệ đến một thực tế rằng Giáo hội Catô hiện nay đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nghiêm trọng. Những vấn đề này đã tích lũy trong nhiều thập kỷ và bị Vatican che đậy.

   Dưới triều đại Giáo Hoàng Benedict XVI tình hình không những không được cải thiện mà thậm chí còn trở nên tồi tệ hơn.
Sau triều đại của Đức Hồng Y Joseph Ratzinger đã có những vụ bê bối quốc tế lớn. Một trong số đó là xung đột giữa Vatican và Trung Quốc, mà thực ra đã bắt đầu từ thời các vị giáo hoàng trước. Cho đến nay, trên thực tế ở Trung Quốc có hai giáo hội Công Giáo. Một giáo hội trong số đó ngầm thừa nhận thẩm quyền Đức Giáo Hoàng, còn giáo hội thứ hai chịu kiểm soát của chính quyền Trung Quốc và ủng hộ quyền bổ nhiệm các giám mục ở Trung Quốc mà không có sự tán thành của Rome. Mặc dù có thực tế rằng Giáo Hoàng Benedict XVI đã gần như sẵn sàng thực hiện một số nhượng bộ trong vấn đề này, cuộc xung đột vẫn chưa được giải quyết. Phải nói thêm rằng cho đến nay vấn đề tương tự về sự hiện diện của giáo phận Công giáo Vatican ở Nga và các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ vẫn chưa được giải quyết. Giai đoạn giao lưu tích cực với Công giáo thời Đức Gioan Phaolô II đã được thay thế bằng khoảng thời gian "im lặng" thời Giáo Hoàng Benedict XVI. Còn một sai lầm nghiêm trọng mà vì đó ngày nay Đức Giáo Hoàng bị chỉ trích – đó là tuyên bố bất cẩn năm 2006 về người Hồi giáo và đức tin của họ. Phần nhiều, chính điều này đã xác định tính chất hung hăng của Hồi giáo hiện đại tại Liên minh châu Âu. Nhà thần học Yuri Tabak nhận xét: “Đức Thánh Cha dẫn lời hoàng đế Byzantine Manuel II, trong đó nhà tiên tri Muhammad được mô tả một cách không mấy dễ chịu và bị cáo buộc rằng ông đã mang gươm và máu. Tôi nghĩ rằng không nên nói như vậy, vì tất cả thế giới Hồi giáo đã nổi giận chống lại vì họ rất bất mãn.” Mặc dù Vatican đã chính thức bày tỏ sự hối tiếc vì tuyên bố này, các nhà lãnh đạo Hồi giáo đã không chấp nhận lời xin lỗi. Bổ sung vào danh sách những người bất mãn ngày càng tăng với nền chính sách của Vatican có thêm nhiều người Do Thái giáo. Xung đột của Vatican với Israel trở nên xấu đi trong năm 2009, khi Giáo Hoàng Benedict XVI đã quyết định đưa bốn linh mục từ Vương quốc Anh trước đây bị rút phép thông công trở lại với Giáo Hội. Trong đó có Richard Williams, người phủ nhận sự tồn tại của sự kiện Holocaust. Vụ bê bối trở nên dịu đi trong chuyến thăm của giáo hoàng La Mã đến Đất Thánh và nhân việc Tòa Thánh đình chỉ quá trình phong thánh cho cha Pius XII, người mà theo ý kiến của người Do Thái là có cảm tình với Đức quốc xã. Bê bối gần đây dính líu với tên tuổi vị giáo hoàng vừa thoái vị liên quan đến vụ các linh mục ấu dâm. Mặc dù Tòa Thánh đã nhiều lần lên án hiện tượng này và hứa sẽ đối phó với nó, trên thực tế, Đức Thánh Cha Benedict XVI là người đầu tiên cho thấy ví dụ ngược lại. Ông Yuri Tabak nhắc lại: “Khoảng năm năm trước, Giáo hoàng đã viết bức thư về vị linh mục từ California, người đã bị buộc tội xâm phạm tình dục hai cậu bé. Khi đó, Đức Thánh Cha đã kêu gọi các linh mục quan tâm nâng đỡ vị linh mục này với tấm lòng người cha, làm dấy lên sự phẫn nộ của công chúng.” Cộng với tất cả những điều này là những vấn đề nội bộ bên trong Giáo Hội: một số linh mục đã bắt đầu công khai vận động hành lang cho việc bãi bỏ lệnh cấm họ kết hôn, yêu cầu cho phép phá thai trong một số trường hợp và cho phép người đồng tính làm đám cưới. Khuynh hướng tự do mang lại những thay đổi nhanh chóng trong thế giới Công giáo truyền thống tỏ ra mạnh hơn giáo luật Thánh Kinh. Sự bất mãn với Vatican thể hiện qua các cuộc biểu tình lớn có thể thấy tại các nước châu Âu mà Đức Giáo Hoàng tới thăm. Điều cuối cùng mà người ta mong đợi từ Đức Thánh Cha Benedict XVI trước khi ông từ chức là công bố kết quả điều tra vụ lấy trộm tài liệu mật của Tòa Thánh chuyển cho các nhà báo và vụ rò rỉ thông tin với giới truyền thông về những sai phạm tài chính tại Ngân hàng Vatican. Tuy nhiên, Đức Giáo Hoàng Benedict XVI đã lựa chọn cách về hưu mà không tiết lộ thông tin này, cũng như nhiều vấn đề khác trong Giáo Hội Công Giáo hiện nay, để chuyển công việc đó cho các Giáo hoàng tiếp theo.