Thứ Năm, 25 tháng 7, 2013

CHIẾN DỊCH CHỐNG THAM NHŨNG TẠI TRUNG QUỐC

CHUINHKHANG Chu Vĩnh Khang, cựu trùm an ninh. Nhiều quan chức trong bộ máy an ninh gần đây đã bị bí mật bắt giữ, theo các nguồn tin. (Liu Jin / AFP / Getty Images)

Tác giả: Ariel Tian, Epoch Times
   Đại Kỷ Nguyên 07 Tháng 7 2013 - Hàng trăm cán bộ từ các cơ quan Đảng Cộng sản kiểm soát mạnh mẽ gần như tất cả các khía cạnh của an ninh nội địa đã bị bắt giữ một cách bí mật trong quá trình càn quét chống tham nhũng của Tổng Bí thư Tập Cận Bình, New Epoch Weekly đã nhận được thông tin từ một quan chức cao tại Bắc Kinh.

   Mục tiêu cuối cùng của cuộc thanh trừng này là vụ bắt giữ cựu trùm an ninh Chu Vĩnh Khang và phân liệt tổ chức ông đứng đầu.
Theo nguồn tin, một cựu quan chức cấp cao của tổng bộ Chính trị và Luật pháp (PLAC) gần đây gửi một báo cáo cho lảnh đạo đảng Hồ Cẩm Đào và Giang Trạch Dân, thông báo về vụ bắt giữ hàng loạt trong cơ quan PLAC trong ba tháng qua. Bản báo cáo nói rằng 453 quan chức PLAC từ tất cả các cấp đã bị giam giữ để thẩm vấn, trong đó có 392 từ Văn phòng Công an, 19 từ Viện kiểm sát, 27 từ hệ thống tòa án, và 10 từ văn phòng an ninh ngoại công lập. Ngoài ra, báo cáo cho biết 12 quan chức cấp cao đã tự tử.
Nguồn tin gần gũi văn phòng của Hồ Cẩm Đào cho biết báo cáo có mực đích thu hút sự chú ý của Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào với hy vọng rằng họ sẽ bước vào và gửi một cảnh báo cho Tập Cận Bình và Vương Kỳ Sơn, người đứng đầu nỗ lực chống tham nhũng của Tập.
Hồ Cẩm Đào không cho biết lập trường của mình về vấn đề này, người trong cuộc cho biết, nhưng người này mạo hiểm nói rằng ông Hồ Cẩm Đào sẽ không can thiệp vào chính sách của các nhà lãnh đạo mới của Đảng. Phản ứng của Giang Trạch Dân cũng không rõ. Thanh trừng PLAC
Kể từ khi lên lảnh đạo Đảng, Tập Cận Bình đã nhiều lần nói về cải cách và sự cần thiết phải nhổ tận gốc nạn tham nhũng trong Đảng, đăc biệt về sự cần thiết để nhắm bắt cả "con ruồi" lẫn "con hổ". Mặc dù một vài vụ bắt giữ đã được công bố công khai, dường như nó chỉ xảy ra rải rác và không thể thực hiện bất cứ điều gì đáng kể. Tuy nhiên, các vụ bắt giữ bí mật quy mô lớn các quan chức PLAC chỉ rằng Tập đã chọn PLAC làm mục tiêu cụ thể của mình.
Nguồn Bắc Kinh cho biết, nhiều nhà quan sát tin rằng đây là một cuộc thanh trừng PLAC bởi lãnh đạo mới. Nhiều cảnh sát công an và cán bộ không chắc chắn về tinh thần của chiến dịch chống tham nhũng và các vụ bắt giữ đã gây ra một cú sốc lớn trong PLAC và "hệ thống duy trì ổn định", nguồn tin cho biết. Các nhận định của nguồn Bắc Kinh là phù hợp với các bản ghi nhớ gửi cho Hồ Cẩm Đào và Giang Trạch Dân, đã báo cáo rằng các hoạt động của PLAC đang ở trong một trạng thái bán tê liệt, tinh thần thấp, và một tâm trạng bi quan ăn sâu nhiều vào các văn phòng. Nguồn tin Bắc Kinh nói rằng giam giữ và thẩm vấn rất nhiều quan chức tham nhũng của PLAC đặt nền móng cho việc bắt giữ tương lai các "nhân vật chủ chốt”. Vụ lớn nhất trong đó là cựu Tổng Giám đốc PLAC Chu Vĩnh Khang. Nguồn tin nói với New Epoch Weekly rằng chiến dịch chống tham nhũng của Tập nhằm mục đích phá hủy cơ quan PLAC. Tổ chức Đảng này có một ngân sách hàng năm gần 700 tỷ nhân dân tệ (tương đương 112 tỷ 240 triệu USD), vượt quá ngân sách quân sự của Trung Quốc. Nó điều khiển Cảnh sát, cảnh sát vũ trang, Viện Kiểm sát, tòa án, nhà tù, trại lao động, mặt trận thống nhất, và các phòng ban khác. Cơ quan PLAC đã trở nên vô cùng mạnh mẽ đủ để có thể thách thức các nhà lãnh đạo hàng đầu của Đảng. Chu nghỉ hưu trong dịp Đại hội Đảng lần thứ 18 trong tháng 11, từ Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị, và rời khỏi chức vụ lảnh đạo PLAC mà ông đã điều hành từ năm 2007. Chu đã mâu thuẫn với Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo trước đây và là một cố vấn cho Bạc Hy Lai, thành viên Bộ Chính trị bị lật đổ, hiện đang chờ xét xử. The Epoch Times đã báo cáo rằng Chu đã chải chuốt cho Bạc thay thế ông trong Ủy ban Thường vụ. Ngoài ra, Chu và Bạc đã lên kế hoạch một cuộc đảo chính, có ý định loại bỏ ông Tập Cận Bình khi ông lên nắm quyền. Tuần trước, luật sư nhân quyền Bắc Kinh Pu Zhiqiang công khai tố cáo Chu Vĩnh Khang trên tài khoản Weibo của ông, gọi Chu là "thuốc độc" của xã hội và là một "kẻ phản bội của người dân", người "đã mang lại thảm họa to lớn cho đất nước." Pu nói với Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) rằng cách tiếp cận của Chu để "duy trì ổn định" là nguyên nhân chính gây ra bất ổn cho xã hội của Trung Quốc. "Không có một cuộc xung đột xã hội nào ở Trung Quốc đã thực sự được giải quyết", trong đó bao gồm sự cố như 04 tháng 6 thảm sát Thiên An Môn, đàn áp Pháp Luân Công, cưỡng bức phá dở nhà cửa, và hủy hoại môi trường, Pu nói. Nhà bình luận thời sự đương đại Jin Zhentao nói với The Epoch Times qua một báo cáo trước đó rằng sự kiện Pu đã không nhanh chóng bị trả đũa bằng bạo lực cho thấy rằng Chu Vĩnh Khang không được sự ủng hộ của nhà lãnh đạo mới Tập Cận Bình. Chu sẽ có khả năng "là kẻ tiếp theo bị săn lùng," sau khi Bạc Hy Lai được đưa ra xét xử, Jin cho biết. Nguồn Bắc Kinh nói với báo Đại Kỷ Nguyên New Epoch Weekly rằng PLAC là một trở ngại đối với việc cai trị của Tập. Loại bỏ trở ngại đó không phải là dễ dàng. Đằng sau các quan chức chính của PLAC là những người tại địa phương có quan hệ tài chính với bộ máy an ninh và một số Bộ Phủ, cũng như một số những người quyền lực nhất trong Đảng, nguồn Bắc Kinh cho biết. Hàng trăm vụ bắt giữ gần đây và những cuộc thẩm vấn tiếp theo có thể được hiểu là cung cấp cho Tập thông tin ông cần để biện minh cho việc hạ gục con hổ lớn của Đảng. Tác gỉa: Ariel Tian, Epoch Times | February 17, 2013 Chú thích: Dịch từ: http://www.theepochtimes.com/n3/4762-anti-corruption-sweep-targets-hundreds-of-domestic-security-officials-in-china-source/ -PLAC=Political and Legal Affairs Committee