Thứ Năm, 12 tháng 4, 2012

Ý NGHIÃ CỦA LIÊN MINH QUÂN SỰ MỸ-SINGAPORE

1. Mỹ sẽ cho tàu chiến hiện đại trú đóng tại Singapore

Singapore chuẩn bị đón soái hạm USS Blue Ridge của Hạm đội 7, Ảnh ngày 11/03/ 2011)
Singapore chuẩn bị đón soái hạm USS Blue Ridge của Hạm đội 7, Ảnh ngày 11/03/ 2011) Ảnh U.S. Navy


Đúng một ngày sau khi cho lực lượng tiền trạm của thủy quân lục chiến đổ bộ xuống Darwin, ngày 5/04/2012, bộ Quốc phòng Mỹ đã loan báo đề nghị đưa bốn tàu chiến đến Singapore.
Việc đồn trú thủy quân lục chiến tại miền Bắc nước Úc, việc đưa chiến hạm đến Singapore đều là những động thái Hoa Kỳ củng cố thêm hệ thống bố phòng mới để khi cần thiết HK có thể tung nhanh lực lượng quanh vùng Biển Đông được cho là dễ bị dậy sóng do các hành động càng lúc càng quyết đoán của Bắc Kinh nhằm áp đặt chủ quyền rộng khắp của họ. 
Dù không can dự vào các tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc với Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan, nhưng Mỹ rất lo ngại trước các đe dọa tiềm tàng đối với quyền tự do hàng hải trong vùng.
Nguồn RFI
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20120406-sau-khi-trien-khai-thuy-quan-luc-chien-tai-uc-my-se-cho-bon-tau-chien-hien-dai-tru-d
Mysingapore_thumb1 
2.Mỹ lôi kéo Singapore vào liên minh quân sự chống Trung Quốc
Bình luận về việc Mỹ triển khai bốn tàu chiến ở Singapore,Giám đốc Học viện các vấn đề địa chính trị Leonid Ivashov coi đây là một bước tiến mới theo hướng tăng cường hiện diện quân sự của Mỹ ở châu Á để đối trọng với ảnh hưởng quân sự-chính trị ngày càng tăng của Trung Quốc:
“Tăng cường hiện diện tại Singapore là một trong những yếu tố của cuộc đối đầu quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc. Người Mỹ hiện nay đang cho lực lượng quân sự của mình tiến gần lãnh thổ Trung Quốc, bố trí căn cứ tại Singapore, trước đó là tại Úc, tăng cường sự hiện diện trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương về toàn diện. Trung Quốc đang đẩy mạnh khả năng quân sự của mình, đặc biệt là các thành phần có thể hoạt động trong khu vực đại dương. Trên nguyên tắc, cuộc chiến tranh địa chính trị giữa hai trung tâm quyền lực có thể dẫn đến một cuộc chiến tranh thế giới thứ ba. Không nhất thiết phải là chiến tranh giữa Mỹ và Trung Quốc. Nhưng hôm nay họ đang chiến đấu với nhau trên lãnh thổ nước ngoài.

Điều này được chứng minh bởi các sự kiện ở Libya. Việc lật đổ chế độ Gaddafi trước hết đã làm giảm đi nghiêm trọng sự hiện diện kinh tế của Trung Quốc ở châu Phi.”
Vào cuối tháng Giêng, Mỹ đã đã thỏa thuậnvới Australia rằng trong 6 năm quân số Mỹ ở Australia sẽ tăng gần 13 lần, lên đến 2500 người. Thuỷ quân lục chiến Hoa Kỳ sẽ được cấp căn cứ không quân "Tindal" ở Darwin, bắc Australia, là nơi Mỹ sẽ triển khai máy bay ném bom chiến lược, máy bay chiến đấu và máy bay chở dầu.
Mỹ đang tạo ra một trong những đầu cầu khu vực để cân bằng ảnh hưởng của Trung Quốc. Bởi vì tên lửa đạn đạo mới của Trung Quốc sẽ không với tới căn cứ quân sự Mỹ này. Đồng thời, từ căn cứ này còn có thể kiểm soát sự lưu thông của tàu thuyền trong vùng biển Nam Trung Hoa. Tại khu vực đó, cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và các nước láng giềng - Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei về quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa ngày càng trở nên trầm trọng thêm. Hoa Kỳ coi đây là khu vực có tầm quan trọng chiến lược với chính họ, vì tàu buôn, bao gồm cả tàu chở dầu của Mỹ đi lại trong vùng biển này.
Về phía mình, các nước nhỏ cố gắng nhằm cân bằng các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông. Để làm điều này, họ đã sẵn sàng để đưa quân đội Mỹ vào lãnh thổ. Nước đầu tiên muốn làm việc đó là Philippines. 20 năm trước, họ thẳng thừng yêu cầu Lầu Năm Góc rút quân khỏi căn cứ quân sự lớn nhất Subic Bay ở Thái Bình Dương. Hiện giờ đang xém xét phương án bố trí các tàu Hải quân Hoa Kỳ và triển khai quân đội Mỹ ở Philippines trên cơ sở lâu dài. Tờ "Washington Post" đã công nhận rằng đây là một trong những bước "chiến lược" kiềm chế Trung Quốc. Đồng thời, tờ báo lưu ý về sự tăng cường liên hệ quân sự của Mỹ với Việt Nam. Tuy nhiên, Lầu Năm Góc và Quốc hội chưa xem xét khả năng có thể lập căn cứ Hoa Kỳ tại Việt Nam.”
Trong khi đó, Mỹ khéo léo sử dụng những mối quan ngại của Ấn Độ về sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc và cố gắng lôi kéo nước này vào liên minh chống Trung Quốc. Một bằng chứng của điều này là tuần tập trận chung "Malabar 2012". Tàu chiến của hai nước diễn tập chống quân đội đối phương và các mục tiêu hải quân trên bờ biển, tiến hành trinh sát hàng hải, các tàu chống tàu ngầm và nhóm tàu sân bay. Sự ám chỉ hướng vào Trung Quốc với tư cách là kẻ thù tiềm năng lộ ra rõ ràng không cần dấu giếm. 


Nguồn :Tiếng Nói Nước Nga
http://vietnamese.ruvr.ru/2012_04_10/71246966/