Thứ Sáu, 18 tháng 1, 2013

NGA-TRUNG QUỐC TRANH GIÀNH

THỊ TRƯỜNG VŨ KHÍ BANGLASESH
map of Bangladesh
Tiếng Nói Nuớc Nga- Sau cuộc hội đàm với Thủ tướng Bangladesh Sheikh Hasina, Tổng thống Vladimir Putin đã công bố việc cấp gói tín dụng trị giá 1 tỷ USD cho Bangladesh để mua vũ khí. Ở đây có thể nói về việc cung cấp cho Bangladesh các loại máy bay trực thăng Nga, trang thiết bị cho hệ thống phòng không và các lực lượng lục quân. Gần như chắc chắn là loại máy bay trực thăng Bangladesh có ý định mua sẽ liên quan đến một trong những phiên bản của Mi-17, loại phổ biến nhất trong thị trường xuất khẩu máy bay trực thăng Nga.

  TRUC THANG NGA Các quốc gia nghèo như Bangladesh khó có đủ khả năng để mua những loại máy bay trực thăng tấn công mới như Mi-35, Mi-28 và Ka-52, chuyên gia Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ Vasily Kashin nhận định. Cũng hoàn toàn có khả năng là Bangladesh sẽ nhận được một lô hàng không lớn lắm các hệ thống tên lửa chống máy bay tầm gần hoặc tầm trung, chẳng hạn như "Buk" hoặc "Pechora-2", hoặc MANPADS.
 Về thiết bị cho các lực lượng trên bộ, việc cung cấp xe tăng không có nhiều khả năng- Bangladesh gần đây đã ký hợp đồng mua tăng MBT-2000 của Trung Quốc. Ngoài ra, theo ông Vasily Kashin, Bangladesh cũng có thể trở thành khách hàng mua các loại xe bọc thép hạng nhẹ của Nga, chẳng hạn như BTR-80/82 hoặc BMP-3. Tại thời điểm hiện nay, thị trường Bangladesh đang bị Trung Quốc chi phối do vài năm qua đã có một số hợp đồng lớn được ký kết. Giống như Nga, Trung Quốc cũng tính đến nguồn lực tài chính hạn chế của Bangladesh và nỗ lực tìm cách cung cấp kỹ thuật đến nước này với những điều kiện ưu đãi tối đa. Trong năm 2011, quân đội Bangladesh đã công bố việc mua 44 xe tăng MBT-2000 của Trung Quốc và 3 xe bọc thép phục hồi với giá 160 triệu USD. Hợp đồng mua 16 máy bay chiến đấu J-7BGI cũng đã được ký kết, thêm vào đó, người Trung Quốc còn đề nghị một khoản khuyến mãi khổng lồ đến gần 50%. Kết quả là giá của mỗi chiếc máy bay chỉ vào khoảng 5,85 triệu đôla. Trung Quốc còn cung cấp tàu tuần tra cho lực lượng hải quân Bangladesh, cũng như các loại vũ khí hải quân mới, bao gồm cả tên lửa chống hạm. Trong lịch sử, Trung Quốc là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất của Bangladesh và có thể tận hưởng những lợi thế từ việc này. Trong đó có cả việc Bangladesh đang sở hữu một số lượng lớn các xe tăng "Type 59" do Trung Quốc sản xuất và đang có kế hoạch nâng cấp. Công việc này dĩ nhiên sẽ do các công ty Trung Quốc đảm trách. Những máy bay chiến đấu J-7BGI được mua sẽ tiếp tục được triển khai ở căn cứ mà trước đó đã đặt những phiên bản máy bay J-7 đời trước của Trung Quốc.
Đồng thời, lẽ tự nhiên là Bangladesh cũng muốn đa dạng hóa nguồn nhập khẩu hàng quân sự và dân sự công nghệ cao. Ngoài khoản tín dụng để mua vũ khí, Nga và Bangladesh đã ký thỏa thuận Nga cho vay 500 triệu USD để xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên trong nước này.
Mặc dù, ở cái nhìn đầu tiên, những tham vọng kỹ thuật- quân sự của Bangladesh có thể gây ngạc nhiên, đó là cuộc chạy đua vũ trang châu Á đã không bỏ qua đất nước này, - chuyên gia tại Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ Vasily Kashin nhấn mạnh. Tất nhiên Bangladesh không thể và cũng không muốn cạnh tranh trong lĩnh vực quân sự với Ấn Độ, quốc gia bao quanh nước này ở tất cả mọi hướng. Nhưng mối quan hệ với người láng giềng khác là Myanmar thì bớt hoàn hảo hơn. Trong một thời gian dài, giữa các bên đã xảy ra những cuộc tranh chấp biên giới dẫn đến căng thẳng leo thang thường xuyên ở khu vực dọc vùng biên giới. Mặc dù Tòa án Công lý quốc tế đã ra quyết định về vấn đề biên giới trên biển giữa Myanmar và Bangladesh, việc phục hồi hoàn toàn tin tưởng lẫn nhau giữa 2 nước vẫn còn là chuyện xa vời. Sự bất ổn định tại Myanmar từng thời kỳ cũng đe dọa làn sóng người tị nạn Hồi giáo, nạn nhân của bạo lực sắc tộc và tôn giáo, tràn vào Bangladesh. Trong năm 2012, Bangladesh đã tăng cường bảo vệ an ninh biên giới nhằm ngăn chặn sự xâm nhập vào lãnh thổ của mình một số lượng lớn người tị nạn. Cũng cần lưu ý rằng Nga và Trung Quốc là những đối tác lớn trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quân sự cho cả Myanmar lẫn Bangladesh. Tăng trưởng kinh tế của cả hai nước trong tương lai sẽ biến chúng thành những thị trường ngày một hấp dẫn hơn cho các nhà cung cấp vũ khí Nga và Trung Quốc. Và có thể trở thành sàn đấu cho cuộc đọ sức giữa 2 nước Nga-Trung - chuyên gia Nga Vasily Kashin giả định.   http://vietnamese.ruvr.ru/2013_01_18/101469315/