Chủ Nhật, 17 tháng 3, 2013

“GIÁO HỘI NGHÈO” VÀ “ VÌ NGƯỜI NGHÈO”

Đức Gio hong Phanxic đến cho tn hữu tại Vatican, Chủ nhật ngy 17 thng 3. Hình VOA
1.Tiếp xúc đầu tiên với báo chí
Hôm thứ Bảy ngày 16/3 trong cuộc gặp mặt báo chí quốc tế lần đầu tiên . tân Giáo hoàng Francis nói Ngài muốn một ‘Giáo hội nghèo’ và ‘vì người nghèo’ ‘ Chúa Giê-su mới là trung tâm của Giáo hội.chứ không phải giáo hoàng .Bản chất của Giáo hội là ‘tâm linh’ chứ ‘không phải chính trị’.
Chúa soi đường’ Ông nói chính Chúa Trời đã khiến cho cựu Giáo hoàng Benedict XVI thoái vị và soi đường cho các hồng y lựa chọn ông làm giáo hoàng. Ông đã  lấy tông hiệu là Francis không phài là theo tên của Thánh Francis Xavier, một nhà truyền giáo ở châu Á cũng  thuộc dòng Tên vào thế kỷ 16 mả theo tên của Thánh Francis của vùng Assisi, nước Ý,sống vào thế kỷ thứ 12 và 13 . Sở dĩ như vậy là vì khi có kết quả Ngài được chọn làm giáo hoàng,một vị hồng y người Brazil đã ôm chầm lấy Ngài chúc mừng và thì thầm vào tai Ngài ‘đừng quên người nghèo’ khiến Ngài  đã nghĩ ngay đến Thánh Francis nói trên tượng trưng cho nghèo khó và hòa bìnhvà cũng là người sáng lập ra dòng tu Francis có sứ mạng chăm lo cho người nghèo. Các tín đồ Công giáo tin rằng Thánh Francis còn yêu thương các loài động vật như ‘huynh đệ’.  Ngài còn được tin là đã giảng đạo cho chim chóc.    Giáo hoàng Francis còn cho biết Thánh Francis ‘yêu mến và chăm sóc’ những công trình của Tạo hóa và lưu ý rằng hiện nay nhân loại ‘có quan hệ không tốt với tự nhiên’. Ông kêu gọi các nhà báo hãy hiểu Giáo hội với cả ‘các đức tính và tội lỗi’ và hãy cùng với Giáo hội tập trung vào ‘Chân, Thiện, Mỹ’. Phóng viên BBC ở Vatican David Willey nhận xét phong cách của vị tân giáo hoàng rất khác với vị tiền nhiệm là Benedict XVI.Ngài dùng những từ ngữ đơn giản, dễ hiểu để nói về những giá trị đạo đức. Ngài cũng có khiếu khôi hài. http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2013/03/130317_francis_media_audience.shtml

2. Giáo Hoàng chuyện trò thân mật, giáo dân thích thú

Ngày Chủ nhật đầu tiên sau khi lên ngôi được 4 hôm, Đức Giáo hoàng Phanxicô đã chào đón khoảng 150.000 người đứng chật quảng trường Thánh Phêrô bằng bài nói chuyện thân mật .
Ngài nói bằng tiếng Ý  dùng những từ ngữ đơn giản, dễ hiểu . Ngài bắt đầu bằng "buon giorno,"(chào một ngày vui vẻ)và chấm dứt bằng  "buon pranzo,"(chúc mọi người có bữa ăn trưa ngon miệng.)
Cách nói chuyện tự phát và pha chút khôi hài nhẹ nhàng của Đức Giáo hoàng đã khiến mọi người trong quảng trường thích thú.

Trước khi xuất hiện vào trưa Chủ nhật đầu tiên, Đức Giáo hoàng đến giáo xứ Thánh Anna, một giáo xứ nhỏ ở Vatican để giảng đạo trước mấy trăm giáo dân ở đây, đa số là công nhân.
Sau thánh lễ, Ngài bắt tay với giáo dân và ôm hôn các em bé.
Khi có hai tu sĩ được giới thiệu với Ngài, hai người này định quỳ gối thì Ngài đã nhanh tay đỡ họ đứng yên.

Tòa thánh Vatican cũng đã thông báo rằng Giáo hoàng Francis sẽ đến vấn an Giáo hoàng danh dự Benedict XVI trong tuần tới.
Đức Giáo hoàng cũng đăng tin tweet đầu tiên trên tài khoản @Pontifex do người tiền nhiệm để lại. Trong tweet này Ngài viết “Các bạn thân mến, tôi cảm tạ các bạn từ đáy lòng và tôi xin các bạn tiếp tục cầu nguyện cho tôi. Giáo hoàng Phanxicô.”
http://www.voatiengviet.com/content/duc-giao-hoang-phanxico-doc-bai-kinh-trua-dau-tien-truoc-cong-chung/1623118.html

3. Đức Thánh Cha Francis trở thành linh mục vì mối tình không được đền đáp

Đức Giáo hoàng Rome Francis thuở xưa đã chọn con đường phụng vụ Nhà thờ là bởi từng có mối tình không được đền đáp.
Lúc 12-13 tuổi, chàng thiếu niên Argentina Jorge Mario Bergoglio đem lòng yêu cô gái tên là Amalia. "Nếu tôi không cưới được em, tôi sẽ đi tu”, - Jorge thề như vậy khi trao cho nàng bức họa vẽ ngôi nhà nhỏ màu trắng với mái đỏ rực. "Đây là ngôi nhà mà tôi sẽ mua khi cưới em", - đó là lời ghi chú dưới bức vẽ.












Thế nhưng đôi bạn trẻ đã chia lìa, - báo Italy Corriere della Sera viết. Theo lời kể của chính Amalia, lời tỏ tình kia khiến cha mẹ cô rất không thích. Và bậc phụ huynh này đã làm đủ cách để Jorge và Amalia phải chia tay, - "Interfax" thuật lại.
"Tôi cũng không trả lời bức thư của anh ấy. Lúc ấy tôi chỉ muốn anh ra khỏi cuộc đời tôi. Sau này tôi đề nghị Jorge đừng tìm gặp tôi nữa kẻo mà có chuyện với cha tôi. Kể từ đó tôi không nhìn thấy Jorge. Còn bức họa thì bị mẹ tôi xé tan thành từng mảnh”, - bà Amalia hồi tưởng lại.
  Khi ấy, không một ai có thể tưởng tượng rằng tờ giấy với bức vẽ bị xé rồi sẽ đóng vai trò đặc biệt như thế nào trong lịch sử Giáo hội Công giáo
http://vietnamese.ruvr.ru/2013_03_15/108002681/