CUÔC ĐỜI MỘT SIÊU ĐIỆP VIÊN BẮC HÀN
Radio Australia 12 April 2013 thêm những hình ảnh lấy từ Yahoo
Trong khi Bán đảo Triều Tiên đang đứng bên bờ vực chiến tranh, một nữ cựu điệp viên hàng đầu của Bắc Hàn đã hé lộ nhiều chi tiết về một cuộc tấn công khủng bố tàn khốc.
Ảnh www.dailymill.co,.uk
Trong một cuộc phỏng vấn kín với chương trình thời sự của Hãng Truyền thông Quốc gia Úc (ABC), Kim Hyun-hee, hiện đang sống ở Nam Hàn, kể về cuộc đời của bà trong ‘vương quốc’ Bắc Hàn và vì sao bà đã phải làm theo yêu cầu của các quan chức tình báo Bắc Hàn: đặt bom trên một chuyến bay chở khách của Nam Hàn. Vụ tấn công năm 1987 đã làm thiệt mạng 115 hành khách đi trên máy bay. Đó chính là lý do Mỹ liệt Bắc Hàn vào danh sách các nước hậu thuẫn khủng bố.
“Từ lúc tôi lên máy bay của Hãng hàng không Korea và đặt bom lên khoang hành lý phía trên tới khi xuống khỏi máy bay, tôi luôn cảm thấy run sợ,” bà Kim Hyun-hee kể lại. Bà Kim hồi tưởng lại những năm tháng trước đó khi bà bị kéo ra khỏi một trường học ở Bắc Hàn để tham gia khóa tập huấn gián điệp. Vào những năm 1970, chế độ độc tài nhanh chóng nhận ra cô thiếu niên Kim bởi trí thông minh, sắc đẹp và khả năng nói tiếng Nhật của cô.
Ảnh : Kim Hyun-hee hồi còn trẻ ở Bắc Hàn (Credit: ABC Licensed Radioaustralia.net.au
“Một hôm, một chiếc xe ô tô đen bịt mui kín xuất hiện ở trường tôi. Họ từ Đảng trung ương và nói với tôi rằng tôi đã được chọn,” bà Kim kể. “Tôi thậm chí không được chào tạm biệt bạn bè. Họ bảo tôi sắp xếp hành lý và có một đêm cuối cùng ở bên gia đình.” Năm 1980, Kim Hyun-hee được gửi tới một trường đào tạo điệp viên cao cấp tại vùng núi hẻo lánh. Cô được đặt tên mới và tham gia lớp huấn luyện võ thuật, sử
dụng vũ khí và học ngôn ngữ chuyên sâu.
Sau gần 8 năm huấn luyện về nghiệp vụ gián điệp máy bay, bà Kim đã sẵn sàng cho sứ mệnh đặc biệt theo kế hoạch của con trai người sáng lập Bắc Hàn và là ‘vị lãnh đạo tương lai kính yêu’ của người dân Bắc Hàn, ông Kim Jong-il. “Ở Bắc Hàn, người dân cần sự chấp thuận của
ông Kim Jong-il trong mọi vấn đề, kể cả những việc nhỏ nhất chứ đừng nói đến một điệp vụ. Ông tự ra lệnh đánh bom chuyến bay của Hãng hàng không Nam Hàn,” bà Kim kể. Mục tiêu cuối cùng trong sứ mệnh của bà Kim là Olympic Seoul năm 1988. Jong-il hi vọng vụ đánh bom chuyến bay 858 của Hãng hàng không Triều Tiên sẽ khiến du khách nước ngoài hoảng sợ không dám tới dự Thế vận hội Seoul.
Để thực hiện sứ mệnh, cô Kim Hyun-hee phải phối hợp với nhân viên mật vụ huyền thoại của Bắc Hàn Kim Seung-il. Họ cùng bay từ Bình Nhưỡng tới Mat-xcơ-va và sau đó tới Budapest, nhận hộ chiếu giả mang quốc tịch Nhật rồi bắt đầu đóng vai cha và con gái đi du lịch Châu Âu. “Tôi và ông Kim Seung-il đã từng làm điệp viên ở Châu Âu. Chúng tôi rất tự tin ở đó và biết rõ hoạt động của các sân bay,” bà Kim cho biết. Sau đó, hai người tới Baghdad để chuẩn bị cho giai đoạn cuối của điệp vụ. Từ Baghdad, họ lên một máy bay của Nam Hàn mang theo một quả bom giấu trong đài bán dẫn xách tay. Kim Hyun-hee đã đặt giờ để bom nổ khoảng 9 giờ sau khi chuyến bay 858 cất cánh trong hành trình tới Seoul. Sau khi đặt bom, hai điệp viên Bắc Hàn rời khỏi máy bay tại điểm dừng ở Abu Dhabi và đi tới Bahrain. Không lâu sau, chuyến bay phát nổ khiến 115 hàng khách thiệt mạng.
‘Không có đường thoát’
Trở lại Bahrain, bà Kim, lúc đó 25 tuổi, đã cố gắng bỏ trốn trong tuyệt vọng “Chúng tôi không có chỗ nào để chạy trốn. Chúng tôi phải rời khỏi Bahrain nhưng không có chuyến bay tiếp trong hai ngày sau đó. Tôi rất lo lắng và cảm thấy phát điên,” bà Kim nhớ lại. Hai ngày sau, bà Kim và ông Kim Seung-il bị giới chức chặn lại khi phát hiện ra họ đang sử dụng hộ chiếu giả. Khi bị khám xét, cựu điệp viên Kim Seung-il nói với người đồng chí trẻ của mình rằng đã đến lúc cắn ống thuốc độc xy-a-nuya giấu trong thuốc lá. “Ông ấy nói ‘điều đang chờ đợi chúng ta là thẩm vấn và cuối cùng là cái chết. Tôi đã già rồi nhưng cô còn quá trẻ. Tôi rất tiếc.’,” bà Kim kể tiếp. “Tôi biết rằng khi một điệp vụ thất bại, điệp viên phải tự sát. Vì thế tôi cắn ống thuốc độc.
Lúc đó tôi chợt nhớ đến mẹ ở quê nhà và ỉm đi”. Người điệp
viên già chết ngay sau đó nhưng Kim Hyun-hee được cứu sống.
Sau khi phục hồi sức khỏe, bà Kim bị đưa về Nam Hàn để hầu tòa.
Ảnh :Agrysoba.blogspopt.com
Ban đầu, bà Kim từ chối khai với cán bộ thẩm vấn nhưng khi bà được đi qua các đường phố Seoul, bà nhận ra tất cả những lời dối trá bà đã được Bắc Hàn nhồi sọ. “Tôi nhận thấy Seoul thật hiện đại,” bà Kim nói. “Tôi lắng nghe những điệp viên xung quanh mình phát ngôn tự do. Điều đó trái ngược với những gì tôi được nghe ở Bắc Hàn. wikipedia .org “Ở Bắc Hàn, tôi được dạy rằng lãnh tụ Kim Nhật Thành là một vị thánh. Học sinh được dạy dỗ phải kính trọng ông trên cả bố mẹ đẻ,” bà Kim nói. “Từ nhỏ, trẻ con phải học nói ‘cảm ơn ngài lãnh tụ vĩ đại’ cho tất cả mọi thứ. Và nếu ai đó nói sai, thậm chí nếu chỉ là buột miệng, thì cũng sẽ bị bắt giam trong nhà tù chính trị. Bắc Hàn không phải là một đất nước, đó là một nơi để sùng bái lãnh tụ.”
Lúc đó, tôi nhận ra mình đã có một cuộc sống vô tư và đang chờ đợi lĩnh án tử hình.”
Bà Kim bị kết án tử hình nhưng sau đó được tha bổng. Chính phủ Nam Hàn cho rằng bà chỉ là một nạn nhân bị tẩy não của chế độ sùng bái lãnh tụ Bắc Hàn. Hiện giờ bà Kim đang sống ở một địa điểm bí mật tại Nam Hàn, xung quanh luôn có 6 vệ sĩ, bởi chính phủ Nam Hàn lo ngại những kẻ ám sát Bắc Hàn có thể tấn công bất cứ lúc nào. ảnh Konglikly.wp.pl Bà Kim nghĩ ảnh hưởng của chế độ và những gì họ đã buộc bà phải làm sẽ ám ảnh bà suốt cuộc đời. “Tôi hối tiếc những gì đã làm và rất hối hận. “Tôi xứng đáng lĩnh án tử hình cho những gì tôi đã làm nhưng tôi tin rằng cuộc sống của mình đã được giải phóng bởi tôi là nhân chứng duy nhất trong cuộc tấn công khủng bố của Bắc Hàn,” “Là một nhân chứng, tôi phải có nghĩa vụ làm chứng cho sự thật. Tôi cảm thấy không nên giấu giếm sự thật với gia đình của những người đã khuất,” bà Kim nói. “Tôi có trách nhiệm phải kể cho họ chuyện gì đã xảy ra.” ành windomosci.gazeta.pl
Nỗi khiếp sợ của dân chúng Bắc Hàn
Với Kim Hyun-hee, việc thế hệ thứ ba của triều đại họ Kim đang đe dọa thế giới là điều kinh khủng. Bà biết rằng những người khốn khó nhất là hàng triệu người dân bị đày đọa sống, làm việc và chết dưới gót giày của chế độ, trong đó có cả gia đình mà bà đã phải rời xa. “Một lần tôi nghe nói một người li khai đã thấy gia đình tôi ở một trại tập trung cách đây 15 năm. Nhưng đến nay, tôi không biết tin tức gì về họ.” Bà tin rằng lời đe dọa mới đây nhất của Bắc Hàn là một nỗ lực để Kim Jong-un, nhà lãnh đạo chưa được kiểm chứng của nước này, thể hiện là một người cứng rắn trước người dân trong nước. "Kim Jong-un còn quá trẻ và thiếu kinh nghiệm,” bà Kim nhận xét. “Cậu ta đang phải vật lộn để giành quyền kiểm soát hoàn toàn quân đội và để họ trung thành với mình. Đó chính là lý do cậu ta có quá nhiều chuyến thăm tới các căn cứ quân sự nhằm khẳng định sự ủng hộ. ”
Nguồn :
CUÔC ĐỜI MỘT SIÊU ĐIỆP VIÊN BẮC HÀN http://www.radioaustralia.net.au/vietnamese/2013-04-12/cu%E1%BB%99c-%C4%91%E1%BB%9Di-m%E1%BB%99t-si%C3%AAu-%C4%91i%E1%BB%87p-vi%C3%AAn-b%E1%BA%AFc-h%C3%A0n/1115450