Chủ Nhật, 19 tháng 10, 2014

ĐÀN CỔ CẦM TRUNG HOA

Trời, Đất, Sự Vật, Bản Ngã: Những Âm Điệu Cổ Xưa của Đàn Cổ Cầm
Bởi: Christine Lin, Epoch Times 18 Tháng Mười , 2014

NEW YORK- Đàn Cổ cầm – một trong những nhạc cụ Trung Hoa cổ xưa nhất đã từng bị cấm trong  thời kỳ Cách mạng Văn hóa của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Nhưng ngày nay, nghệ thuật trình diễn nhạc cổ cầm đang hồi sinh. Nhiều trí thức Trung Quốc và các nước khác rất thích tìm hiểu nhạc cụ tao nhã này.

Cổ cầm thuộc họ đàn tam thập lục và được cho là có độ tuổi ngang với nền văn minh 5000 năm ở Trung Hoa. Ban đầu nó chỉ được gọi là qin (cầm), nhưng về sau được thêm vào chữ  “gu”, có nghĩa là “cổ”, tách biệt nó khỏi rất nhiều các loại nhạc cụ có dây của phương Đông và phương Tây thường được gọi là “cầm”. Các ghi chép từ triều đại đầu tiên đã viết lại rằng một á thần đã tạo ra Cổ cầm.

Cổ cầm ban đầu được sử dụng như một phương thức để con người giao tiếp với các vị thần, nhưng sau đó nó đã trở thành một nhạc cụ dành cho các lễ nghi

Bậc thầy cổ cầm Yuan Jungping kể lại: “Ngày xưa có những lúc thời tiết khắc nghiệt, mưa quá nhiều hoặc quá [khô hạn], tiếng đàn cổ cầm cất lên đã khiến thiên nhiên trở nên ôn hoà hơn  –theo một cách nào đó, chúng ta còn đang sống hôm nay nhờ có đàn cầm.”
Ông Yuan cho biết cổ cầm ban đầu được sử dụng như một phương thức để con người giao tiếp với các vị thần, nhưng sau đó đã trở thành một công cụ dành cho các nghi lễ. Ngày nay, đa số con người xem cổ cầm như một nhạc cụ. Ông Yuan tin rằng người ta có thể trấn định, tu dưỡng và đề cao bản thân qua việc tập luyện cổ cầm. Nó có thể dung hòa cả trời, đất, tất cả các sự vật và cả chính bản thân mình.
Ông Yuan hiện là chủ tịch sáng lập của Hiệp hội đàn cầm New York, và hiện đứng đầu Hiệp hội Cổ cầm Trung Hoa cũng như Phòng Hòa nhạc Đàn cầm Đài Bắc ở Đài Loan. Ông học chơi cổ cầm từ những bậc thầy nổi tiếng như Sun Yuqin và Wu Zhaoji, các nhân vật hàng đầu của trường đàn cầm Wu.

Những Buổi Diễn Đi Vào Lòng Người

Vào tối ngày 13 tháng 9, Hiệp hội Đàn cầm New York và những người bạn tập trung tại Tam Bảo, một nơi có không gian tĩnh lặng tại làng Đông, để cùng chia sẻ những giai điệu cổ xưa.
Yuan sống ở Đài Loan và hay viếng thăm Trung Quốc, vì vậy ngày càng hiếm khi thấy ông ở nơi nào khác ngoài hai nơi này. Khi danh tiếng của ông ngày càng lan xa, thì càng có nhiều người mê cổ cầm muốn được tận mắt thấy ông chơi đàn. Hơn nữa, sự có mặt của ông tại Tam Bảo là một dịp hiếm có. Có khoảng 60 người đã tham dự, và nhiều người đã lần đầu tiên được nghe nhạc cổ cầm.
Khi nhìn Yuan chơi, ông búng, gảy, và lướt các đầu ngón tay trên dây tơ, tiếng đàn ngân nga vang lên. Cổ cầm được chơi bằng toàn bộ cả bàn tay, sử dụng hơn 1.000 kỹ thuật ngón tay để tạo ra một loạt các hiệu ứng. Cổ cầm không có phím, do đó người chơi phải thả lỏng bàn tay trái, để điều chỉnh các nốt nhạc trong khi tay phải chơi đàn.
Hiệp hội Đàn cầm New York là của hiếm bởi vì họ chú trọng việc sử dụng dây đàn bằng tơ thay vì bằng kim loại vốn phổ biến sau Cách mạng Văn hóa. Dây tơ lụa sẽ bị lạc điệu trong thời tiết ẩm ướt, dễ bị đứt, đắt tiền, và khó thay thế, nhưng lại vô cùng cần thiết trong việc mang lại sự tinh tế nhẹ nhàng vốn có của nhạc cụ này, cũng như để kết hợp với giọng của ca sỹ.
Nhạc cổ cầm thường đi kèm với thơ. Khi ngâm thơ các nốt nhạc giữ vai trò như dấu chấm câu. Khi hát, âm nhạc như đang dàn trải cảm xúc của người chơi đàn.

Mối Quan Hệ Sư Đồ

Nhằm tôn vinh chuyến thăm của Yuan, đương kim chủ tịch của Hiệp hội Đàn cầm New York là Stephen Dydo đã trình diễn bản “Ức cố nhân.”
Dydo bước đầu làm quen với cổ cầm khi học đại học. Ông đã có cơ hội hiếm hoi được theo học hai vị giáo sư chơi được cổ cầm – một người viết nhạc kịch cho cổ cầm và người kia chuyển thể các cầm khúc cho các nhạc cụ hiện đại.
Ông cho biết: “Tôi bị đàn cổ cầm thu hút và cố học hỏi cách đọc bản hợp âm. Nhưng khi đó không có ai ở New York chơi cổ cầm cả. Tôi biết điều này bởi vì tôi đã kiểm chứng với tất cả mọi người.”
Khoảng 20 năm trước, Dydo kết giao với một số nhạc sĩ Trung Quốc, một trong số đó đã giới thiệu Dydo với Yuan.
Dydo vô cùng khao khát để có thể nắm bắt được nghệ thuật cổ cầm và không bỏ qua cơ hội. Ông đã ba lần đến thỉnh cầu xin làm đệ tử của Yuan, hai lần đầu Yuan từ chối. Lần thứ ba, Yuan đồng ý.
Dydo nói: “Thầy Yuan muốn chắc chắn rằng tôi có trái tim và tâm hồn phù hợp với cổ cầm. Đó là một nhạc cụ mang nhiều ý nghĩa sâu sắc. Người chơi phải sẵn sàng tiếp thu những phương thức cổ xưa về suy tư cũng như cách chơi. Thêm vào đó, thầy chỉ dạy cho ai đó thân thiết, nghĩa là thầy muốn biết rằng thầy có thể gắn bó với người học trò đó.”
Cuối cùng, Yuan đưa cho Dydo học bản: “Bình sa lạc nhạn”, một bản rất khó.
Dydo kể: “Tôi hỏi thầy Yuan tại sao thầy lại muốn bắt đầu bằng bài ấy. Ông bảo với tôi rằng nếu tôi có thể học được nó thì chúng tôi tiếp tục. Và nếu tôi không thể học được thì chúng tôi không cần lãng phí thêm thời gian nữa làm gì.”
Dydo cho biết thầy Yuan dạy “nhạn” theo cách “phong cách Á Đông cổ xưa”. “Người thầy gảy một nốt, học trò gảy một nốt. Thầy dạo một đoản khúc, học trò cố gắng phỏng theo đoản khúc ấy. Cứ như thế cho đến khi người học trò có được cảm giác đúng.” Cuối cùng họ luân phiên chơi từng phân đoạn và cuối cùng tạo thành cả một bản nhạc.
Yuan hiện không dạy theo cách tốn thời gian này nữa. Ngày nay, đàn cầm thường được giảng dạy thông qua bản tổng phổ nhạc (bản nhạc có nốt) và qua đĩa CD.
Dydo chia sẻ: “Tôi có thể nói với bạn là tôi chưa từng học một bản nhạc nào như đã kể. Nó thực sự rất đặc biệt”.
Một đoạn video của Yuan Jungping đang chơi đàn.
Watch this video on YouTube.
                     *****
Bản gốc tiếng Anh trên Epoch Times

Sky, Earth, Matter, Self: The Ancient Sounds of Guqin

NEW YORK—Guqin, one of the oldest musical instruments of China, was banned during the Cultural Revolution by the Chinese Communist Party. But today, musicianship in guqin is experiencing a revival. Many literati, Chinese and otherwise, have picked up an interest in learning how to play the elegant instrument.
The guqin belongs to the zither family and is said to be as old as Chinese civilization itself—5,000 years. Originally it was just called the qin, but later people added “gu,” meaning “ancient,” differentiating it from the many other stringed instruments of the East and West that could be called “qin.”
Records from the first dynasty note that a demi-god created the guqin.
Article Quote: Sky, Earth, Matter, Self: The Ancient Sounds of Guqin
“It was a time when there was too much rain or too much [drought],” said guqin master Yuan Jungping. “When it was played, it created harmony in nature—in a way, we are alive today because of the qin.”
Yuan said guqin was first used as a method for man to communicate with the deities, but later it became an instrument for ritual. Today, it is considered mainly as a musical instrument. Yuan believes that one can be calm, cultivate, and elevate oneself by practicing the quqin. It can harmonize the sky, earth, all matter, and oneself.
Yuan is the founding president of New York Qin Society, and currently head of the Chinese Guqin Association and Taipei Qin Hall in Taipei, Taiwan. He learned to play guqin from famous masters such as Sun Yuqin and Wu Zhaoji, the leading figure of the Wu school of qin.

Haunting Performances

On the evening of Sept. 13, the New York Qin Society and friends gathered at the Three Jewels, a meditative space in the East Village, to share in ancient melodies.
Yuan has been staying in Taiwan and visits China, so it’s increasingly rare to see him outside those two regions. As his fame grew, more guqin lovers wished to see him perform. His appearance at Three Jewels was a rare chance. About 60 people attended, and many were hearing guqin music for the first time.
Watching Yuan play, he flicks, plucks, and slides his fingertips over the silk strings, producing a scrubbing sound. The guqin is played with the whole hand, employing over 1,000 finger techniques to produce a variety of effects. The guqin has no frets, so the player must keep his left hand fluid, to adjust the notes as the right hand plays.
The New York Qin Society is rare in its emphasis on using only silk strings instead of the metallic ones typical after the Cultural Revolution. Silk strings go out of tune in humid weather, are prone to breakage, expensive, and hard to get, but are necessary to bring out the quiet subtleties inherent in the instrument, and to pair properly with the human voice.
Ancient qin scores often accompany poetry. When the poem is spoken, the notes of the instrument act like punctuation. When it is sung, the music becomes an extension of the player’s emotion.

Master-Disciple Bonds

In honor of Yuan’s visit, the current president of New York Qin Society, Stephen Dydo, performed “Remembering an Old Friend.”
Dydo was introduced to guqin in college. He had the unlikely opportunity to study with two professors who played guqin—one wrote opera for the instrument, and the other transcribed qin pieces for modern instruments.
“I was so taken by it and learned how to read the tabulature,” he said. “But there was nobody in New York who played. I knew, because I checked with everybody.”
About 20 years ago, Dydo became friends with some Chinese musicians, one of whom introduced Dydo to Yuan.
Dydo was so desperate to take up guqin, he jumped on the opportunity. He visited Yuan three times with his request to become a student. Yuan demurred twice. The third time, he agreed.
“He wanted to make sure I had the right heart and spirit to do it,” Dydo said. “It’s a very meditative instrument. You have to be willing to explore very ancient modes of thinking and playing. Plus, if you’re going to teach someone at that intimate a level, you want to know you get along.”
Finally, Yuan gave Dydo a piece to learn: “Cranes Landing on a Sandbank,” an exceptionally difficult piece.
“I asked him why he started with that one,” Dydo said. “He told me, if I could do it, then we’d continue. And if I couldn’t, we wouldn’t need to waste any more time.”
Yuan taught “Cranes” the “the old Asian way,” Dydo said. “The teacher plays a note, the student plays a note. The teacher plays a phrase; the student tries to copy the phrase. They keep going until the student gets the right feeling.” Eventually they work their way up to a section, and finally a piece.
Yuan doesn’t teach in that time-consuming way anymore. Today, qin is typically taught through written scores and CDs.
“I’ll tell you, I’ve never learned any piece the way I learned that piece. It is really special,” Dydo said.


Daniel Doan &Paula Le

A video of Yuan Jungping playing.
The New York Qin Society’s website is NewYorkQin.org.
Additional reporting by Henry Chan and Samira Bouaou