Thứ Sáu, 10 tháng 10, 2014

TÂM LÝ TRẺ EM

Phản Ứng Của Trẻ Khi Bố Mẹ Xung Đột


New York University 10/10/2014- Khi thường xuyên chứng kiến bố mẹ đánh nhau hay cãi nhau, trẻ nhỏ có thể cảm thấy khó kiểm soát cảm xúc của mình.
Shutterstock)Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng xung đột giữa bố mẹ có thể ảnh hưởng mạnh đến sự điều chỉnh cảm xúc ở trẻ nhỏ,” C.Cybele Raver, giáo sư môn tâm lý ứng dụng tại Đại học New York nói.
“Cãi nhau và đánh nhau là những căng thẳng tâm lý của người lớn xảy ra khi có mâu thuẫn; nghiên cứu này cũng chỉ ra hậu quả của những xung đột đó đối với trẻ trong gia đình.”
Nghiên cứu cho thấy xu hướng mâu thuẫn và bạo lực trong gia đình có thể hình thành sinh lý, nhận thức và phản ứng hành vi của trẻ.
Sự cảnh giác cao độ tăng lên có thể giúp trẻ an toàn trong thời gian ngắn, nhưng có thể là bất lợi cho sự hình thành cảm xúc về lâu dài. Chẳng hạn, những trẻ em mà nghe được hay chứng kiến bố mẹ đánh nhau có thể gặp rắc rồi trong việc điều tiết cảm xúc của chúng trong những trường hợp ít rủi ro như trong lớp học.
Trong khi các nghiên cứu trước đây hướng vào sự liên quan giữa xung đột của bố mẹ tại một thời điểm và sự điều chỉnh của trẻ trong cuộc sống sau này, Raver và các đồng nghiệp của cô thấy được sự cần thiết khám phá xem trẻ bị tác động tiêu cực như thế nào khi bố mẹ có xung đột trong thời gian dài.

Trẻ em và tác động xấu

Nghiên cứu, được đăng trên tạp chí Phát triển và tâm lý, cũng cho rằng sự lộn xộn trong gia đình và nghèo đói kéo dài trong suốt thời thơ ấu có thể ảnh hưởng lớn đến sự hình thành cảm xúc của trẻ nhỏ.
Nhà nghiên cứu Clancy Blair, giáo sư môn tâm lý ứng dụng cho biết: “Chúng tôi cũng quan tâm đến các tác động xấu ở môi trường của trẻ, bao gồm nghèo đói và sự lộn xộn trong gia đình, những thứ có thể ảnh hưởng tới sự điều chỉnh cảm xúc, bởi vì có vài nghiên cứu đã xem xét nhiều yếu tố”.

Các nhà nghiên cứu đo lường ảnh hưởng của các tác động xấu đến trẻ và làm thế nào họ đoán được khả năng nhận biết và điều chỉnh cảm xúc tiêu cực của chúng, như sợ hãi và buồn bã. Các nghiên cứu được thực hiện đối với 1.025 trẻ và gia đình sống ở phía đông Bắc Carolina và trung tâm Pennsylvania, hai khu vực địa lý có tỷ lệ nghèo đói cao.
Các nghiên cứu đánh giá các gia đình qua hàng loạt chuyến viếng thăm từ thời điểm trẻ được hai tháng tuổi đến 58 tháng tuổi. Họ thu thập dữ liệu thông qua bảng câu hỏi dành cho cha mẹ, quản lý các công việc liên quan đến cha mẹ và trẻ, và đo lường mức độ bất ổn gia đình – bao gồm thời gian trẻ di chuyển, thay đổi người trông trẻ, mức độ ồn ào, sự sạch sẽ và số lượng người so với số phòng – so với sự ổn định. Vào khoảng 58 tháng tuổi, các nhà nghiên cứu đánh giá trẻ có khả năng phân biệt cảm xúc chính xác.

Hỗ trợ bố mẹ

Cãi nhau và đánh nhau giữa bố mẹ từ khi trẻ còn bé cho đến những năm đầu thời thơ ấu có thể dự đoán được đáng kể khả năng nhận biết cảm xúc của trẻ lúc 58 tháng tuổi.
Bố mẹ có xu hướng đánh nhau nhiều hơn khiến trẻ chậm chạp hơn trong một số loại cảm xúc. Thật ngạc nhiên, bố mẹ có xu hướng cãi nhau nhiều hơn lại khiến trẻ có nhận thức về cảm xúc nhiều hơn.
Xu hướng căng thẳng kéo dài giữa bố mẹ cũng liên quan đến khả năng của trẻ trong việc điều tiết cảm xúc buồn, thu mình, và sợ hãi, khiến chúng dễ bị lo lắng và suy xụp về sau.
Các tác động tiêu cực khác cũng góp phần vào sự điều chỉnh cảm xúc của trẻ. Càng sống lâu trong nghèo đói, khả năng nhận ra các cảm xúc khác nhau của trẻ càng thấp. Sự lộn xộn trong gia đình tăng lên, đặc biệt là sự kém tổ chức, cũng làm giảm khả năng nhận biết cảm xúc ở trẻ.
“Nghiên cứu này mở ra tầm quan trọng của việc hỗ trợ cha mẹ điều chỉnh những thăng trầm trong hôn nhân” Raver nói. “Bố mẹ cần được trợ giúp điều chỉnh cảm xúc giận dữ, thất vọng, và lo lắng của chính mình trong việc cân bằng giữa gia đình, công việc và mối quan hệ tình cảm, đặc biệt là khi tài chính eo hẹp.”
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Bắc Carolina tại Chapel Hill và các nhà điều tra chính của dự án Cuộc sống gia đình (Family Life Project Key Investigators ) đã đóng góp cho nghiên cứu này. Viện Chăm sóc sức khỏe trẻ em và Phát triển con người Quốc gia (National Institute of Child Health and Human Development) và viện các vấn đề về lạm dụng thuốc Quốc gia (National Institute on Drug Abuse) tài trợ
 

When Parents Argue, Kids Fight to Stay in Control

When children repeatedly see their parents be verbally or physically aggressive with each other, they may find it a struggle to stay in control of their emotions.
“Our study points to ways in which aggression between parents may powerfully shape children’s emotional adjustment,” says C. Cybele Raver, professor of applied psychology at New York University.
“Arguing and fighting is psychologically stressful for the adults caught in conflict; this study demonstrates the costs of that conflict for children in the household as well.”
Research has demonstrated that exposure to conflict and violence in the home can shape children’s neurobiological, cognitive, and behavioral responses.
Increased hypervigilance may support children’s safety in the short term, but can be detrimental for their long-term emotional adjustment. For instance, children who hear or witness their parents fighting may have trouble regulating their emotions in less risky situations, such as a classroom.
While earlier research established a link between parental conflict at a single point in time and children’s adjustment later in life, Raver and her colleagues saw a need to explore how children may be adversely affected by prolonged exposure to this aggression.

Kids and Adversity

The findings, which appear in the journal Development and Psychopathology, also suggest that household chaos and prolonged periods of poverty during early childhood may take a substantial toll on the emotional adjustment of young children.
“We also were interested in other forms of adversity in the children’s environment, including poverty and household chaos, that could affect their emotional adjustment, since few studies have considered multiple factors,” says study author Clancy Blair, professor of applied psychology.
Researchers measured children’s exposure to several forms of adversity, and how they predicted their ability to recognize and regulate negative emotions, such as fear and sadness. The researchers followed 1,025 children and their families living in eastern North Carolina and central Pennsylvania, two geographical areas with high poverty rates.
The researchers evaluated the families in a series of home visits from the time a child was two months old through 58 months of age. They gathered data through parent questionnaires, administering tasks to the parents and children, and measuring the level of household chaos—including the number of times children moved, changes in caregiver, noise levels, cleanliness, and the number of people compared to the number of rooms—versus stability. At approximately 58 months of age, the researchers assessed the children’s ability to correctly recognize and identify emotions.

Support for Parents

Verbal and physical aggression between parents from infancy through early childhood significantly predicted children’s ability to accurately identify emotions at 58 months of age.
Higher exposure to physical aggression between parents was associated with children’s lower performance on a simple emotions labeling task. Surprisingly, higher exposure to verbal aggression was associated with greater emotion knowledge among the children.
Prolonged exposure to aggression between parents was also linked to children’s ability to regulate their own feelings of sadness, withdrawal, and fear, placing them at greater risk for symptoms of anxiety and depression later.
Other forms of adversity also contributed to children’s emotional adjustment. The higher the number of years spent in poverty, the lower a child’s ability to accurately identify different emotions. Increased household chaos, especially disorganization, also lowered a child’s ability to recognize emotions.
“This study shines a bright light on the importance of supporting parents as they navigate the ups and downs of partnership or marriage,” says Raver. “Parents need help regulating their own feelings of anger, frustration, and worry when balancing the demands of work, family, and romantic partnership, especially when money is tight.”
Researchers at the University of North Carolina at Chapel Hill and the Family Life Project Key Investigators contributed to the study. The National Institute of Child Health and Human Development and the National Institute on Drug Abuse provided funding.
Source: New York University . Republished from Futurity.org under Creative Commons License 3.0.