Thứ Sáu, 11 tháng 2, 2011

VIỆT NAM

1. Tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International) lên tiếng về vụ linh muc Thadeus Nguyễn Văn Lý.
LINH MUC LY
Trong thông cáo ra ngày 09/02, tổ chức Ân xá quốc tế có trụ sở tại London kêu gọi mọi người gửi thư tới lãnh đạo Việt  Nam, cụ thể là Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm và Bộ trưởng Công an Lê Hồng Anh, đồng thời thông báo cho Đức Giám mục Leopoldo Girelli - đại diện không thường trực của Tòa tháng Vatican tại Việt Nam, yêu cầu trả tự do "ngay lập tức và vô điều kiện" cho linh mục Nguyễn Văn Lý.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/02/110210_ai_fatherly.shtml

 2.Các nhà hoạt động nhân quyền người Mỹ gốc Việt đã có thư gửi Ngoại trưởng Hillary Clinton đề nghị đưa VN trở lại danh sách 'đen' về tôn giáo.CSVN sợ các tổ chức tôn giáo có khả năng quy tụ số đông dân chúng

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/02/110210_vietnam_cpc.shtml

cong giao vn
3. Đài Châu Á Tự do (RFA)  gửi thư  Nội bày tỏ quan ngại và kêu gọi trả tự do ngay lập tức cho Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ.
Gia đình ông Vũ vừa công bố bức thư đề ngày 25/01 của bà Libby Liu - Tổng Giám đốc đài phát thanh bằng chín thứ tiếng châu Á, trong đó có tiếng Việt, gửi Tòa án Nhân dân TP Hà Nội.
Trước đó, gia đình ông Cù Huy Hà Vũ đã có yêu cầu RFA cùng với đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) tham gia quá trình tố tụng vì "trong cáo trạng đối với ông Vũ" có lấy việc ông trả lời phỏng vấn hai đài này làm chứng cứ cho việc ông vi phạm luật pháp.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/02/110210_rfa_cuhuyhavu.shtml
4. Nhà báo được « cởi trói » nhưng có những giới hạn. Họ có thể nói lên sự thật, với điều kiện họ chỉ dừng lại ở cấp lãnh đạo địa phương. Đánh động dự luận về những tai tiếng liên quan đến các vị lãnh đạo cao cấp, báo chí Việt Nam sẽ bị kỷ luật.
 http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20110210-bao-chi-va-chinh-quyen-viet-nam

5.Thấp thỏm nỗi lo sập nhà!
Người dân tổ 19, phường Thủy Biều, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế
Quân Đội Nhân Dân - Thứ Năm, 10/02/2011, 21:5 (GMT+7)
QĐND - Tiếng ồn, khói bụi là nỗi khổ mà hàng trăm hộ dân sống xung quanh Nhà máy xi măng Long Thọ và khu vực mỏ đá thuộc tổ 19, phường Thủy Biều, thành phố Huế đang phải chịu đựng. Còn gần đây, nỗi lo nhà sập đang đe dọa tới cuộc sống của người dân nơi đây.

Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết: Nhà máy xi măng Long Thọ từ khi xây dựng đã hoạt động liên tục, tiếng máy ù ù như tiếng tàu hỏa chạy, tiếng ồn phát ra suốt ngày, cộng vào đó là xe tải chở đất đá ra vào tấp nập khiến cho khói, bụi tràn ngập cả khu vực trường đá (thuộc tổ 19).
clip_image001
Chị Hồ Thị Thu Đông đang giới thiệu vết nứt trên tường nhà mình với khách.

Anh Hoàng Trọng Chúc, Bí thư Chi bộ tổ 19 tâm sự: Nhà tôi nằm ngay cạnh con đường xe tải thường hay lui tới, lại nằm kế bên nhà máy nên phải chịu biết bao nhiêu khổ sở...
Đó là những phiền phức từ phía Nhà máy xi măng Long Thọ gây ra cho người dân. Còn về phía mỏ đá thì lại “hành dân” theo kiểu khác. Tiếng nổ mìn lấy đá làm rung chuyển đất đai, nhà cửa cứ diễn ra đều đặn như cơm bữa khiến cho nhiều nhà dân ở đây bị nứt vách và có nguy cơ bị sập. Chị Lê Thị Lý (vợ anh Chúc) vừa dẫn chúng tôi đi xem các vết nứt trên tường nhà mình, vừa giãi bày: Đó các anh xem, tường nhà tôi bị nứt mấy chỗ và ngày càng nứt to hơn. Nếu họ cứ tiếp tục nổ mìn thì nhà tôi và nhiều nhà dân quanh đây có nguy cơ sập mất. 
Anh Chúc tiếp lời vợ: Trước đây, một ngày họ nổ mìn ba lần, chừ có giảm đi, ngày một lần với số lượng lớn. Nhưng như thế chúng tôi đã khổ lắm rồi. Các chú vừa xem nhà tôi bị nứt rồi đó, nhà cửa như thế răng mà chúng tôi sống yên ổn được. Các chú không biết chứ, trước đây họ nổ mìn còn làm văng đá vụn vào nhà dân. Rất nhiều nhà dân quanh khu vực mỏ đá bị thủng mái ngói, mái tôn vì đá bay vào, hồi đó chúng tôi suốt ngày nơm nớp lo sợ lỡ đá bay trúng thì không biết hậu quả sẽ thế nào. Chừ thì hết rồi vì họ chuyển hướng nổ mìn sang phía khác.
Cùng chung cảnh ngộ như gia đình anh Chúc là gia đình chị Hồ Thị Thu Đông (52 tuổi, ngụ tổ 19, phường Thủy Biều). Nhà chị Đông nằm gần mỏ đá hơn nhà anh Chúc nên chịu hậu quả do nổ mìn cũng nặng nề hơn, cụ thể là các vết nứt trên tường nhiều hơn, lớn hơn và nguy cơ nhà sập cũng cao hơn.
Ở cách xa mỏ đá nên không bị nứt tường nhà, nhưng gia đình chị Lê Thị Hồng Vân (30 tuổi, ngụ tổ 19, phường Thủy Biều) lại hứng chịu một nỗi khổ khác. Nhà chị nằm ngay kế bên nhà máy nên tiếng ồn phát ra suốt ngày khiến gia đình chị không có phút giây nào được yên tĩnh. Chị Vân kể: “Tôi lấy chồng về đây đã được hơn 10 năm. Lúc mới về do không thể chịu nổi tiếng ồn nên tôi cứ bỏ về bên ngoại hoài. Lúc đó tôi mất ngủ triền miên, người gầy rộc đi, nhưng ở mãi rồi cũng thành quen, chỉ khổ mấy đứa nhỏ, chúng không học bài được vì ồn quá.
Trao đổi về vấn đề này, ông Mai Duy Hiền (Tổ trưởng tổ 19) cho biết: Tổ 19 có 98 hộ dân, trong đó đa phần chịu ảnh hưởng bởi tiếng ồn và khói bụi của nhà máy, chỉ có một vài hộ ở quá xa nên ít bị ảnh hưởng. Chính quyền đã nhiều lần đề xuất phương án giải quyết lên cấp trên, đồng thời làm việc trực tiếp với nhà máy nhằm giải quyết dứt điểm vấn đề trên. Cho đến nay, những hộ dân quanh đây cũng đã được hỗ trợ, đền bù. Nhà nào bị nứt thì được đền bù xi măng, nhà nào bị thiệt hại hoa màu thì được đền bù tiền tùy theo mức độ thiệt hại của từng hộ. Nhưng đền bù tiền của cũng chỉ là giải pháp tạm thời, nỗi khổ của dân thì vẫn còn đó.
Cuộc sống của hằng trăm hộ dân khu vực gần Nhà máy xi măng Long Thọ và khu vực mỏ đá thuộc tổ 19, phường Thủy Biều, thành phố Huế là có thật. Tính mạng và tài sản của họ đang như “trứng để đầu đẳng”, rất mong rằng chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng sớm có giải pháp khắc phục để người dân nơi đây yên tâm sản xuất và ổn định cuộc sống lâu dài./.
Bài và ảnh:Vũ Cường- Hoàng Thanh