Chủ Nhật, 6 tháng 2, 2011

WWW.TINTUCCAONIEN.COM

BẢN TIN HÀNG TUẦNSố  06/2011      Ngày 05/ 02 / 2011
                    *****
NỘI DUNG 
•    Mừng Xuân TânMão
•    Bộ sưu tập lời chúc trong năm con mèo
•    Chiếc xích-lô chở mùa Xuân
•    Nỗi sợ vẩn vơ
•    Phở nhà giầu tại  Hả nội
•    Những cái nhất của năm 2010
•    Gốc tự do là thủ phạm lão hoá hay là thuốc trường sinh?
•    10 phút kỳ diệu để vui sống
•    Nước tiểu “mỏ” phốt-phát mới
•    Lưu  trữ thông tin trên vi khuẩn
•    Phi cơ xây nhà cao tầng
•    Toà nhà nổi trên nước
•    Gượng lao động: 78 tuổi còn đi lượm rác nuôi chồng con.


clip_image001




                 http://www.tintuccaonien.com/


clip_image002


TINTỨC LƯỢM LẶT
Bộ sưu tập lời chúc trong năm con m èo

(bài do bạn BaTran giới thiệu)
Những lời chúc vui nhộn nhất:

1. Cấp báo! Cấp báo! Cấp báo! Có 4 người đòi tìm cậu cho bằng được, tìm được cậu họ còn nói sẽ không bao giờ bỏ qua cho cậu… 4 người đó tên là Thần Tài, May Mắn, Hạnh Phúc và Sức Khoẻ. Họ nói sẽ không bao giờ bỏ qua cho cậu trong năm mới này.
Còn nữa, bà Phiền Muộn còn dặn tui bảo cậu là, bạn đừng tơ tưởng gì đến bả nữa, bả sẽ không quan tâm đến cậu đâu... Riêng ông Sức Khoẻ còn có thư riêng cho cậu là sức khoẻ cậu phải thiệt là ngon mà đón ổng đó.
Nhớ gửi tin nhắn này cho mọi người mà cậu yêu quý nhé. Nếu nhận lại được 7 tin nhắn thì cậu là người đáng yêu lắm đó!!!
2. Kính chúc mọi người một năm mới tràn đầy niềm vui và hạnh phúc!!! Vui trong sức khoẻ, trẻ trong tâm hồn, khôn trong lý tưởng, trưởng thành trong… tất cả mọi lĩnh vực…
3. Chúc mọi người khoẻ như hổ, sống lâu như rùa, mắt tinh như đại bàng, nhanh nhẹn như thỏ, tinh ranh như cáo, ăn nhiều như … heo, mau ăn chóng nhớn, tiền vô như nước, phúc lộc nhiều như dịch châu chấu tràn về.
4. Mùa Xuân này có nhiều người hỏi thăm và muốn ghé đến nhà bạn. Họ tên là Hạnh phúc, May mắn và Thịnh Vượng. Hãy mở cửa đón chào họ nhé!
5. Sang năm mới chúc mọi người có một bầu trời sức khoẻ, một biển cả tình thương, một đại dương tình cảm, một điệp khúc tình yêu, một người yêu chung thủy, một tình bạn mênh mông, một gia đình thịnh vượng. Chúc các bà, các ông, các cô, các chú, các chị, các anh sang năm mới vạn sự như ý, tỷ sự như mơ, làm việc như thơ, đời vui như nhạc.
6. Chúc 365 ngày hạnh phúc, 52 tuần như ý, 12 tháng an vui, 8.760 giờ thoải mái, 52.600 phút may mắn và 1 năm mới an khang thịnh vượng - phát tài phát lộc.
7. Chúc bạn có 1 bầu trời sức khỏe, 1 biển cả tình thương, 1 đại dương tình bạn, 1 điệp khúc tình yêu, 1 người yêu chung thủy, 1 sự nghiệp sáng ngời, 1 gia đình thịnh vượng.
8. Chúc cả gia đình bạn vạn sự như ý, tỉ sự như mơ, triệu triệu bất ngờ, không chờ cũng đến!

Những lời chúc “thi vị” nhất:

1. Năm hết Tết đến - Chúc ông chúc bà - Chúc cha chúc mẹ - Chúc cô chúc cậu - Chúc chú chúc dì - Chúc anh chúc chị - Chúc luôn các em - Chúc cả các cháu - Dồi dào sức khoẻ - Có nhiều niềm vui - Tiền xu nặng túi - Tiền giấy đầy bao - Đi ăn được khao - Về nhà người rước - Tiền vô như nước - Tình vào đầy tim - Chăn ấm nệm êm - Sung sướng ban đêm - Hạnh phúc ban ngày - Luôn luôn gặp may - Suốt năm con Meo !!!

2-Xuân Tân Mão sắp tới

Chúc năm mới bình an
Chúc tươi trẻ giàu sang
Chúc gia đình hạnh phúc
Chúc cuộc sống sung túc
Muôn ngàn lời chúc phúc
Tốtđẹpmọimọiđiều!!!

3-CUNG kính mời nhau chén rượu nồng

CHÚC mừng năm đến, tiễn năm xong
TÂN niên phúc lộc khơi vừa dạ
XUÂN mới tài danh khởi thỏa long
VẠN chuyện lo toan thay đổi hết
SỰ gì bế tắc thảy hanh thông
NHƯ anh, như chị, bằng bè bạn
Ý nguyện trọn đời đẹp ước mong
CUNGCHÚCTÂNXUÂN.VẠNSỰNHƯÝ!!!


4.Năm mới chúc nhau sức khỏe nhiều
Bạc tiền rủng rỉnh thoải mái tiêu
Gia đình hạnh phúc bè bạn quý
Thanhthảnvuichơimọibuổichiều.
5.Năm mới Tết đến

Rước hên vào nhà
Quà cáp bao la
Mọi nhà no đủ
Vàng bạc đầy hũ
Gia chủ phát tài
Già trẻ gái trai
Sum vầy hạnh phúc
Cầu tài chúc phúc
Lộc đến quanh năm
An khang thịnh vượng.

6Đong cho đầy hạnh phúc

Gói cho trọn lộc tài
Giữ cho mãi an khang
Thắtchochặtphúquý


7.Cung chúc tân niên,
Sức khỏe vô biên
Thành công liên miên,
Hạnh phúc triền miên,
Túi luôn đầy tiền,
Sungsướngnhưtiên.


8Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua

Phúc lộc đưa nhau đến từng nhà
Vài lời cung chúc tân niên mới
Vạnsựankhangvạnsựlành
9Đầu xuân năm mới chúc BÌNH AN,

Chúc luôn TUỔI TRẺ chúc AN KHANG
Chúc sang năm mới nhiều TÀI LỘC
Công thành danh toại chúc VINH QUANG.


10.Mừng năm mới phát tài phát lộc
Tiền vô xồng xộc, tiền ra từ từ
Sức khoẻ có dư, công danh tấn tới
Tình duyên phơi phới, hạnh phúc thăng hoa
Xin chúc mọi nhà một năm ĐẠI THẮNG




Chiếc xích-lô chở Mùa Xuân

Thanh Thương Hoàng
1 Tân ngồi vắt vẻo trên chiếc xích lô ngước nhìn những tảng mây trắng lững lờ trôi trên nền trời xanh thẫm, lòng bâng khuâng nhớ tới những ngày tháng cũ. Lúc ấy vào khoảng mười giờ sáng. Từ khi đạp xe ra khỏi nhà sáng sớm tới giờ anh vẫn chưa kiếm được một “cuốc” nào. Nếu đến trưa vẫn không có khách thì coi như mất toi nửa ngày tiền thuê xe và tất nhiên phải nhịn ăn luôn bữa trưa.
    Chỗ Tân đậu xe góc đường Lê Lợi - Tự Do, anh cho là rất “địa lợi”, vì phía chéo bên kia đường là khách sạn Đại Lục, nơi có nhiều khách ngoại quốc tới ở. Họ thường bao luôn cả xe ngày để đi “tham quan” khắp Saigon Chợ Lớn. Đồng thời nơi này cũng là nơi có nhiều kỷ niệm với Tân - những ngày tháng cũ trước 75 - anh đã gặp “người yêu lý tưởng” của mình và sau đó cưới làm vợ. Cuộc sống lứa đôi tràn ngập hạnh phúc cho tới ngày 30 tháng 4 đen tối sầu thảm.
Tân móc túi lấy gói thuốc rê vấn một điếu. Vừa phập phèo mấy hơi để dĩ vãng tan theo khói thuốc, thì anh nghe tiếng gọi xích lô bên kia đường. Tân vội quay nhìn. Một người đàn bà đưa tay vẫy gọi. Tân vứt vội mẩu thuốc hút dở, rời khỏi nệm xe, nhẩy phóc lên yên xích lô đạp nhanh tới bên kia vệ đường (vì chỗ này thuộc phạm vi “lãnh thổ” của khách sạn nên họ cấm xích lô đậu. Anh em xích lô chỉ có thể “đột kích” đón khách rồi phóng đi ngay).
“Cô muốn đi đâu?” Tân hỏi bằng tiếng Anh giọng rất chuẩn, rất Mỹ làm cô khách ngạc nhiên. Cô đặt mình lên xe thong thả nói:
”Anh muốn chở tôi đi đâu cũng được. Chạy chậm chậm thôi nhé!”
Tân hỏi lại: “Nghĩa là cô muốn mở một cuộc du lịch bỏ túi trong thành phố?”
“Đúng!”
Trước khi cho xe chuyển bánh, Tân nói: “Cô chưa cho biết sẽ trả tôi bao nhiêu tiền. Chúng ta nên sòng phẳng dứt khoát trước khi bắt đầu.
” Cô khách đáp: ”Tôi sẽ trả anh như đã trả cho những người trước anh.”
“Nghĩa là...?”
“Nghĩa là mỗi giờ tôi trả anh hai đô la.”
“Cô trả vậy hơi nhiều đấy!”
Cô khách nhắc lại câu hỏi của tôi khi nãy:
“Nghĩa là...?”
“Tôi tính cô một đô la một giờ thôi.”
Cô khách một lần nữa tỏ ra ngạc nhiên nhưng không nói gì.
Hôm qua cô trả cho anh xích lô đúng như giá anh ta đòi, thế mà khi trả tiền còn nằn nì xin thêm. Còn anh xích lô này thì lại xin bớt. Con người xứ sở này có vẻ phức tạp, khó hiểu thật.
Tân từ từ đạp xe về phía chợ Bến Thành. Tới nơi, anh hỏi khách:
”Cô đã biết chợ Bến Thành này chưa?” Và không chờ khách khách trả lời, anh nói tiếp:
“Đây là ngôi chợ lớn nhất của thành phố Saigon và có một bề dầy lịch sử.”
Cô khách mỉm cười. Từ lúc lên xe tới giờ. Tân mới thấy khách cười:
“Tôi biết. Hôm trước một người bạn Việt-Nam đã dẫn tôi vào trong chợ ăn món bún thịt nướng, lạ miệng và ngon lắm! Nhất là cái món nước “sốt” mặn mặn với ngọt ngọt và hơi cay.
“Cô ăn được cả nước mắm?”
“Cũng hơi... khó chịu một chút lúc đầu.”
Thấy sự trao đổi nói năng có vẻ thân mật cởi mở, Tân hỏi:
“Tôi hơi tò mò, xin lỗi trước. Cô tới Saigon du lịch hay làm việc?”
“Tôi tới Saigon có chút việc riêng, tiện thể làm chuyến du lịch luôn.”
“Cô tới đây lần đầu?”
Khách khẽ gật và đôi mắt xanh biếc của cô chớp chớp. Bây giờ Tân mới có dịp quan sát người đẹp. Cô khoảng dưới ba mươi tuổi, thân hình thon thả dong dỏng cao bó gọn trong chiếc áo pull trắng và chiếc quần gin mầu xanh đậm. Mớ tóc vàng óng ả của cô chẩy dài buông xõa xuống cái lưng ong. Nước da cô trắng hồng mịn màng. Những sợi lông tơ trên hai cánh tay trần tròn lẳn gợi cảm. Tân cũng đã có dịp vuốt ve những cánh tay như thế, nhưng xa xôi lắm rồi. Theo sự nhận xét sơ khởi của Tân thì nhan sắc cô nàng ở mức trung bình nhưng khá quyến rũ ố hình như cô có cái duyên ngầm của các cô gái phương Đông.
“Cô mới từ Mỹ tới?” Tân hỏi.
Khách khẽ gật.
“Tôi đoán cô là người miền Đông nước Mỹ, Nếu không ở Washington DC. thì cũng bang nào vùng đó.”
Lần này cô nàng ngoái hẳn mình về phía sau nhìn Tân:
“Anh căn cứ vào đâu mà đoán tôi là người miền Đông?”
Tân hóm hỉnh cười:
“Giọng nói của cô và nhất là nước da của cô. Chỉ có những người sinh sống ở xứ lạnh mới có nước da trắng hồng như cô.” Tân nói nịnh thêm. “Đúng là nước da lý tưởng các cô gái mơ ước.”
Cô khách càng thêm ngạc nhiên. Một anh đạp xích lô, tức thuộc giới lao động bình dân thất học, mà lại có vẻ hiểu biết những sự việc ngoài tấm mắt của anh ta. Rồi còn biết cả nịnh đầm ố món “võ” của bọn đàn ông có học. Cô cười nhẹ trả lời Tân:
“Anh đoán giỏi đấy! Tôi sinh ra ở thành phố Charlotte bang North Carolina. Lớn lên đi học đi học và sống ở Washington DC.”
Tới chợ Bến Thành cô bảo anh ngừng xe để cô vào chợ mua một món gì đó. Cô hỏi anh có đợi được không. Anh gật đầu. Mươi phút sau cô trở ra trên tay cầm một cái gói bọc giấy nhỏ.
“Bây giờ cô muốn tôi chở cô đi đâu?”
“Tùy anh.” Tân suy nghĩ một chút:
“Cô đã vào Chợ Lớn chưa?”
“Hay đấy! Tôi nghe bạn bè nói Chợ Lớn là thành phố của người Hoa như ở Hồng Kông vậy. Nên đi coi cho biết.”
“Cô đã đến Hồng Kông?”
“Tôi đến đó hồi còn là con nhóc đi với bố mẹ.”
Tân có vẻ ngập ngừng trước khi nói:
“Xin lỗi, cô đã lập gia đình?”
“Phải, tôi đã lập gia đình gần mười năm. Vợ chồng tôi có một con gái.”
Nói xong, cô khẽ thở dài, mặt thoáng buồn, đôi mắt xanh biếc đăm đăm như nhìn vào cõi xa xăm mơ hồ nào đó. Tân thấy vậy không hỏi nữa. Anh lặng lẽ đạp xe trên đường Trần Hưng Đạo rộng dài, dưới trời nắng bắt đầu gay gắt. Những chiếc xe gắn máy của bọn trẻ gầm rú phóng vùn vụt, đôi lúc cô khách sợ hãi kêu lên vì tưởng nó đâm nhào vào mình. Từ đường Đồng Khánh, cô bảo Tân ngừng xe trước một tiệm tạp hóa. Lúc trở ra cô khoe với Tân một vật nhỏ:
”Anh thấy đẹp đấy chứ?” Tân thốt lên:
“Tưởng gì, cái này bên Mỹ đâu thiếu.”
“Phải, bên Mỹ không thiếu, nhưng đây là thứ tôi mua ở Chợ Lớn Việt Nam làm kỷ niệm, đồng thời làm quà tặng con gái tôi.”
Dứt lời cô khách lên xe ngồi, Tân đạp tiếp. Chợt cô quay lại hỏi Tân:
“À, tôi quên hỏi anh. Sao anh biết thứ tôi vừa mua bên Mỹ có nhiều?”
“Vì tôi đã ở bên đó và có mua nước tặng người yêu. Cái cô vừa mua là do người Tàu Chợ Lớn làm nhái theo đồ của Mỹ.”
“Ồ, anh đã ở bên Mỹ?” “Đi du lịch hay du học?”
“Tôi đi học.”
Cô lại thốt lên tiếng kêu ngạc nhiên và nhắc lại:
“Đi học? Thì ra anh sang Mỹ du học!”
“Không phải! Tôi đi lính được tuyển sang Mỹ học lái máy bay. Tôi sang Mỹ với tư cách sinh viên sỹ quan Không Quân!”
Cô khách người Mỹ đi từ ngạc nhiên này tới ngạc nhiên khác. Cô có vẻ thích thú nghe những điều Tân nói. Cái con người lam lũ nghèo khổ đạp xích lô này đã từng là sỹ quan Không Quân và đã sang Mỹ học? Cô nửa tin nửa ngờ, dò đường:
“Anh sống ở Mỹ lâu không? Bang nào nhỉ?”
Tân đưa tay quệt mồ hôi trên trán. Chiếc áo cũ mỏng mầu đen nhiều miếng vá anh mặc ướt đẫm mồ hôi. Tân cảm thấy bắt đầu mệt và khát nước. Chén xôi bắp nhỏ ăn từ sáng sớm, giờ đã tiêu hết. Anh trả lời khách không mấy hào hứng sốt sắng như lúc đầu:
“Tôi học lái máy bay tại Pensacola bang Louisiana vào năm 1967. Thời gian huấn luyện khoảng năm rưỡi. Tới năm 1972 tôi lại có dịp đi tu nghiệp ở Texas hơn tám tháng.”
“Anh còn nhớ tên khóa huấn luyện?”
“Khóa 67A. Khóa này tôi được huấn luyện cùng với bọn Pilot Hải Quân Mỹ.”
Sau khi thảng thốt kêu lên tiếng “ô”, cô ngưng hỏi và im lặng một lúc lâu.
Tân cũng chẳng quan tâm đến sự im lặng của cô khách. Anh đang mải lo đối phó với những xe cộ chạy hỗn độn, vô trật tự trên đường phố. Chỉ cần sơ ý một chút, có thể gây ra tai nạn thương tích cho người ngồi trên xe. Hai bên lề đường Đồng Khánh, người người đi lại tấp nập. Hàng hóa của các tiệm bầy tràn ra cả lề đường. Rồi những gánh hàng quà rong, những xe bán nước ngọt, trái cây, tạo nên một cảnh hoạt náo vui mắt. Cô khách có lẽ vui lây với không khí nhộn nhịp này, nhất là nhìn những người đàn bà Hoa mặc những bộ quần áo mỏng, giản dị. Cô hỏi Tân:
“Họ chắc không phải là người Việt?”
“Vâng, họ là người Hoa. Thành phố này là thành phố của người Hoa dù dưới thời Việt Nam Cộng Hòa hay thời Cộng sản cai trị cũng vẫn thế. Khó mà thay đổi được họ!”
“Không phải riêng nước anh. Ở bên Mỹ cũng vậy. Một thời gian nào đó, người Hoa sẽ cai trị thế giới.”
Ngưng chút cô nói tiếp: “Cả về chính trị và kinh tế. Vì thời đại chúng ta, kinh tế đang chi phối thống lĩnh toàn cầu!” Tân cãi:
“Tôi không đồng ý với cô. Người ta đã dùng kinh tế để làm cái roi cai trị, nhưng theo tôi nhất định Cộng sản sẽ thất bại cả về chính trị lẫn kinh tế.”
“Tôi nghĩ với Cộng sản thì chỉ có thể dùng vũ lực.”
“Dùng vũ lực, Mỹ đã thất bại ở Cuba trước đây. Chỉ có Cộng sản mới triệt được Cộng sản thôi. Sức tác động bên ngoài không đủ mạnh bằng sự tự hủy hoại từ bên trong.”

Cả buổi trưa hôm đó, cô khách người Mỹ và anh xích lô đạp mải mê tranh luận về nhiều vấn đề thời sự, chính trị, học thuyết, triết lý, chiến tranh, hòa bình, cộng sản, tư bản... quên cả đường phố chật chội xe cộ chen lấn bừa bãi. Năm đó là năm 1985, thành phố Saigon còn nhiều xe đạp, xe gắn máy, ít xe hơi. Riêng anh đạp xích lô quên cả mệt và đói. Anh đang hào hứng. Đã lâu lắm anh không hề dám nói năng thảo luận với bất cứ ai những vấn đề húy kỵ trên. Nói với cô khác lạ này không sợ báo cáo, không sợ xuyên tạc, chụp mũ. Tân yên tâm tự nhủ mình như vậy nên anh “phát ngôn mạnh bạo xả ga”.
Gần xế chiều, Tân đạp xích lô chở cô khách Mỹ về khách sạn Đại Lục. Bước xuống khỏi xe khách mới hỏi:
“Nãy giờ tôi cứ thắc mắc mãi. Anh là sỹ quan Không Quân từng sang Mỹ học lái máy bay, sao lại... lại đi đạp xích lô?”
Tân phì cười trước câu hỏi này. Đúng là một người Mỹ ngây ngô, chẳng biết gì về làn sóng đỏ đang tràn ngập tràn phá hủy hoại khốc liệt cả miền Nam. Anh trả lời:
“Vì tôi bị Cộng sản bắt đi tù.”
“À, ra thế!” “Anh bị tù có lâu không?”
“Gần mười năm.”
“Trời! Anh được tha lâu chưa?”
“Mới sáu tháng.”
“Ô là! Ở tù Cộng sản chắc là khổ lắm?”
“Tất nhiên. Chúng tôi đã trải qua những năm tháng sống thời Trung Cổ.”
“Tại sao các anh không vùng lên phản kháng, chống đối? Dân tộc anh là một dân tộc có cả một lịch sử oai hùng về ý chí quật cường, về truyền thống tranh đấu...”
Tân cười nửa miệng:
“Đồng thời dân tộc tôi cũng có truyền thống nhẫn nhục chịu đựng gian khổ.”
Cô khách người Mỹ mở bóp lấy hai tờ giấy năm đô la đưa cho Tân và hẹn sáng mai tới đón cô đi chơi tiếp. Tân cầm hai tờ giấy bạc ngần ngừ. Anh định đưa trả lại một tờ thì cô khách Mỹ đã bước vào trong khách sạn.

Sáng hôm sau đúng chín giờ, Tân đạp xe tới góc đường Lê Lợi - Tự Do đã nhìn thấy cô khách đứng chờ. Cô giơ tay vẫy chào anh rồi bước lại ngồi lên xe.
“Hôm nay cô muốn đi đâu?”
“Đi đâu cũng được. Tôi muốn có nhiều thì giờ để trò chuyện với anh.”
“Hôm qua cô trả tôi nhiều tiền quá. Công của tôi chỉ đáng nửa số tiền ấy thôi! Thế là hậu hĩnh lắm rồi. Hôm nay tôi sẽ đạp để trừ vào số tiền cô trả dư hôm qua.”

Cô khách Mỹ chỉ cười và chớp chớp đôi mắt xanh biếc không có ý kiến gì, nhưng trong đầu cô nẩy một câu hỏi: sao lại có anh chàng gàn dở thế nhỉ? Đã nghèo khổ mà lại còn chê tiền?
Còn Tân bây giờ mới nhìn thấy đôi mắt xanh mầu ngọc bích và trong sáng như mắt mèo đẹp tuyệt vời của cô. Trong đôi mắt ấy anh đọc thấy nhiều thứ lắm: hiền hòa, dịu dàng, nhân bản và cả nỗi đau tiềm tàng ẩn sâu. Đúng, đôi mắt là linh hồn của con người. Các cụ mình xưa nhận xét thật tài tình tinh vi. Xe chạy ra bờ sông Saigon trước khách sạn Majectic.

Cô khách ngỏ ý muốn ngồi chơi nơi vườn hoa. Tân nói đùa:
“Tuy ngồi chơi, tôi vẫn tính tiền cô theo giờ đạp xe đấy!”
“Tốt thôi, không có gì đáng phải bàn cãi!”
Để an toàn, khỏi lo lắng, Tân đặt chiếc xích lô ngay cạnh chỗ ghế ngồi và khóa bánh xe lại bằng dây xích. Anh nói với cô khách Mỹ:
“Cho chắc ăn!”
Cô khách cười: “Xe để sát bên cạnh anh, còn kẻ nào dám cả gan lấy cắp!”
“Bần cùng sinh đạo tặc cô ạ! Dân Việt Nam chúng tôi có câu thành ngữ này. Mà bây giờ thì cả nước đều “bần cùng” nên bất cứ việc gì cũng có thể “sinh đạo tặc”. Họ không ăn cắp nữa mà là ăn cướp. Đã tới mức ăn cướp thì họ đâu còn sợ cái gì. Lão Lê-Nin nói đúng đấy, nếu mất, họ chỉ mất cái cùm thôi!”

Cả hai cùng cất tiếng cười vui vẻ. Bờ sông Saigon lúc nào cũng tụ tập đông người. Thấy khách ngoại quốc, bọn trẻ nhỏ chuyên bán những đồ lặt vặt rẻ tiền cho du khách, xúm lại vây quanh hai người mời mọc, gạ gẫm, nài nỉ. Chúng nói những câu tiếng Mỹ bồi ngây ngô ngộ nghĩnh. Rồi đám bán hàng rong xúm xít như ruồi bu. Tân khó chịu lắm, luôn tay xua đuổi thì bị mắng trả tục tĩu. Còn cô khách Mỹ cứ cười cười lấy làm vui thích hoạt cảnh này. Cô mua một gói đậu phụng rang cho mình, một gói cho Tân và mỗi người một chai côca -cola. Lâu lắm Tân mới uống lại thứ nước ngọt của “đế quốc Mỹ” này. Sao mà ngon ngọt đến thế. Mười mấy năm trời khi ở trong tù và cả lúc về ngoài đời anh chưa một lần được uống lại. Tiền ăn còn lo chưa nổi lấy đâu tiền uống côca -cola. Khi bóc gói đậu phụng, anh thất vọng. Nó đã bị hư từ lâu, nhưng người ta vẫn đem bán. Cô khách nói:
“Nếu ở bên Mỹ, nhà sản xuất bị kiện sặc gạch đấy!”
Vứt hai gói đậu phụng hư xuống sông xong, hai người ngồi nhìn trời đất. Một lúc lâu cô khách chợt hỏi:
“Trong khi ở Mỹ, anh có quen thân người bạn Mỹ nào không?”
“Có chứ! Bạn cùng khóa thì nhiều lắm, nhưng thân thiết thì chỉ một hai người.”
“Anh còn nhớ tên?”
“Nhớ chứ. Một anh tên là Tom Hamilton Một anh tên là Edward Carter. Không biết anh chàng này có họ hàng gì với lão Tổng Thống Jimmy Carter không!”
Cô khách Mỹ nói nhanh: “Edward Carter! Anh có nhớ sai tên không? Anh ta người ra sao?”
Tân vỗ vỗ trán như gọi những hình bóng cũ trở về:
“Anh ta cao lớn hơn tôi một chút và cũng tuổi tôi, năm nay được ba mươi sáu tuổi. Anh em cùng khóa thường nói đùa nếu cái mũi tôi cao một chút, dài hơn một chút, và nước da trắng thì đúng là anh em sinh đôi với Edward Carter.
” Cô khách Mỹ chăm chăm nhìn thẳng vào mặt Tân như quan sát, như dò xét. Rồi cô không giấu được một cái thở dài. Tân ngạc nhiên hỏi:
“Sao, nếu tôi đoán không lầm thì có thể cô quen biết hoặc có họ hàng với anh chàng Edward Carter này.
” Cô khách không trả lời. Cô lơ đãng nhìn sang phía bên kia bờ sông. Miệng cô lầm bầm mấy tiếng gì đó, Tân nghe không rõ. Tân móc túi lấy gói thuốc rê vấn hút.
“Anh hút thuốc gì mà có mùi khét thế?” Cô khách Mỹ hỏi.
“Đây là thuốc rê. Thứ thuốc rẻ tiền nhất của người Việt Nam. Lúc ở trong tù, đối với chúng tôi thuốc này là loại quý đấy cô ạ! Chúng tôi còn hút cả lá chuối khô và rễ cây nữa kìa!”
“Khổ cực vậy, thiếu thốn vậy mà các anh chịu đựng được để còn giữ được mạng sống trở về đời, tài thật!”
“Không ai, kể cả chúng tôi cũng không tin là mình sống nổi. Nhưng như vừa nói với cô đấy. Dân tộc tôi có sức chịu đựng gian khổ, bền bỉ dẻo dai. Hơn trăm năm nay chưa lúc nào dân tộc sống trong thanh bình yên ổn, trong no ấm sung sướng. Chiến tranh cứ tiếp diễn liên miên, hết ngoại xâm lại tới nội chiến, rồi cả nước chịu ảnh tù đầy đói rách nhục nhã. Nếu như người Mỹ của cô thì ít ra cũng chết nửa nước.”
“Sao anh không lái máy bay chạy ra ngoại quốc như một số người đã làm?”
“Tôi còn cha mẹ già. Cha mẹ tôi nhất định không chịu rời bỏ quê hương. Biết rằng ở lại sẽ phải chịu cảnh tù đầy và có thể bị giết chết nữa, nhưng tôi không thể bỏ mặc cha mẹ. Hơn nữa tôi còn con nhỏ mới sinh.”
“Bây giờ chắc con anh đã khá lớn. Thế còn vợ anh? Chị ấy vẫn một lòng đợi anh về? Tôi đọc sách báo thấy họ hết lời ca ngợi người đàn bà Á-Đông lúc nào cũng giữ trọn vẹn tình nghĩa vợ chồng. Dù chồng chết, còn trẻ vẫn ở vậy thờ chồng nuôi con.
” Tân lắc đầu thở dài, vứt mẩu thuốc xuống đất: “Tôi không có cái diễm phúc ấy. Sau khi tôi bị tù, vợ tôi để lại con cho cha mẹ tôi nuôi, đi lấy chồng khác.”
“Ồ, tôi xin lỗi. Tôi không có ý khơi lại sự đau buồn của anh. Nhưng tôi hơi tò mò, thế anh có oán hận người vợ không?”
“Cô ấy còn trẻ nên phải lấy chồng khác, đó là sự thường, có gì mà oán hận. Chỉ có điều hơi buồn là cô ấy lấy kẻ thù của chúng tôi.
” Đôi mắt xanh biếc của cô khách Mỹ chớp chớp. Cô có vẻ xúc động về chuyện riêng tư của Tân.
“Còn cha mẹ anh?”
Tới lượt Tân thở dài nuốt nước bọt như cố nén nỗi đau buồn xuống đáy lòng:
“Cha mẹ tôi đều mất khi tôi còn ở trong tù!”
Cô khách Mỹ kêu lên: “Thế còn đứa nhỏ?”
“May mắn cho nó được ông bà ngoại thương xót đem về nuôi, mặc dù ông bà cũng rất nghèo khổ. Ít ra thì cũng còn có những đốm lửa trong đêm tối phải không? “.
Và lần này chính Tân ngạc nhiên trố mắt nhìn cô khách Mỹ. Cô lấy khăn giấy chậm nước mắt. Cô khóc. Rồi cô đưa đôi mắt xanh biếc đẫm nước mắt nhìn Tân nói:
“Tôi tên Jacqueline Hunter. Còn anh?”
“Tôi là Tân, Đỗ Tân, cựu đại úy phi công Việt Nam Cộng Hòa. Rất hân hạnh được quen biết cô.”
Sau một lúc suy nghĩ đắn đo, Jacqueline nói:
“Anh có thể cho tôi địa chỉ để khi về Mỹ may ra tìm được mấy người bạn cũ của anh. Biết đâu họ chẳng hết lòng lo giúp đỡ can thiệp cho anh.”
“Cám ơn Jacqueline. Tôi ở số nhà.... Hẻm... Đường.... Thành phố Saigon.”

Họ còn ngồi nói chuyện với nhau rất lâu. Jacqueline có ý mời Tân đi dùng bữa trưa, nhưng anh từ chối, mặc dù bụng đang đói. Xuống xe cô móc bóp rút ra tờ giấy một trăm đô đưa Tân, nói:
“Anh cầm lấy để chi dùng. Rất tiếc tôi không thể giúp anh hơn.
” Tân từ chối ngay: “Cám ơn Jacqueline. Tôi cũng rất tiếc không thể nhận số tiền này. Tôi không muốn nhận một sự thương hại, hay một sự bố thí.”
”Không, đây là một tấm lòng. Anh hãy nhận lấy ở đây một tấm lòng.” Dứt lời Jacqueline nhét tờ giấy bạc một trăm đô vào tay Tân và bước nhanh vào trong khách sạn. Trước khi khuất hẳn, cô quay lại nói với Tân:
“Tạm biệt Tân, người bạn mời quý mến của tôi.”
Tân nhìn tờ giấy bạc một trăm đô nằm trong tay sững sờ. Một số tiền quá lớn và quá bất ngờ đối với anh. Chừng như định thần lại được, Tân phóng mình bước nhanh như chạy vào khách sạn, miệng gọi lớn: “Jacqueline! Jacqueline! Tôi không thể! Tôi không nhận số tiền này. Tôi xin trả lại cô!”
Nhưng Jacqueline đã mất hút. Anh bảo vệ khách sạn thấy gã xích lô chạy xồng xộc vào trong khách sạn miệng la lối ầm ĩ liền chặn Tân lại, nói lớn, giọng hách dịch:
Anh kia! Ra khỏi đây lập tức!”
Tân giơ tờ giấy một trăm đô nói:
“Tôi đưa tiền trả cô khách Mỹ!”
“Cái gì?ạ Cô ta đánh rơi tiền à?”
“Không, cô ấy trả tiền cuốc xe cho tôi một trăm đô, trong khi giá chỉ có năm đô.”
Anh bảo vệ ngẩn người ra nói:
“Lạ nhỉ? Đi cuốc xe có năm đô mà trả một trăm đô? Có khi là đô giả đấy! Đưa đây tôi coi nào!”
Nhưng Tân không đưa làm anh bảo vệ khách sạn nổi giận:
“Thôi, cút cha anh đi. Một trăm đô mà chê à? Anh đạp xe cả năm liệu có kiếm được nổi số tiền này không? Gặp con mụ Mỹ điên khùng vớ món bở thì hãy chuồn mau đi, không nó đổi ý ra đòi lại, thì chỉ có nước ăn cám, anh bạn ạ!”
Tân cầm tờ giấy bạc một trăm đô chậm rãi bước ra khỏi khách sạn. Một trăm đô, đúng là số tiền không nhỏ, nhưng công sức của anh bỏ ra đâu có xứng đáng để nhận sồ tiền này. Thôi sáng mai tới trả cô ta vậy. Cả đêm đó Tân không ngủ được. Anh cứ trằn trọc “đánh vật” mãi với tờ giấy bạc một trăm đô. Tại sao lại có thể như thế nhỉ? Đi cuốc xe áng giá năm đô, cô ta trả một trăm đô. Chẳng lẽ là bạc giả như anh chàng bảo vệ khách sạn nói? Không! Nhất định không phải rồi! Cần gì cô ta phải làm cái việc lươn lẹo dối trá, Vậy tại sao cô ta trả cho mình cả một trăm đô? Thương hại? Bố thí? Một tấm lòng? Dù có là gì đi chăng nữa thì sáng mai cũng vẫn phải trả lại tiền cho cô ấy.
Tân thở dài. Tắt đèn. Bật đèn. Vuốt ve ngắm nghía tờ giấy bạc một trăm đô. Tờ giấy mầu xanh lá cây như sáng rực trong đêm. Một trăm đô đâu có nhỏ. Có khác gì tiền từ trên trời rơi xuống. Nhưng nhất định ngày mai phải trả lại cô ta, cô Jacqueline quý hóa: Tôi rất trân trọng tấm lòng của cô nhưng tôi không thể nhận số tiền này. Chúng ta chỉ mới có hai ngày quen biết, đâu đã có ân tình nghĩa trọng gì. Cám ơn lòng tốt của cô. Cám ơn người đàn bà ở phương trời xa đến. Nghĩ tới những người cùng chung nòi giống sống quanh tôi, cô làm tôi thấy đau đớn tủi nhục.
Hôm sau mới tám giờ sáng, Tân đã đạp xe tới chỗ cũ để đợi Jacqueline, mặc cho một người khách Tây phương đang vẫy tay gọi xe bên kia đường. Anh sốt ruột chờ, đốt hết điếu thuốc này đến điếu thuốc khác, thỉnh thoảng thọc tay vào túi quần để yên trí tờ giấy bạc một trăm đô vẫn còn nằm trong đó. Chín giờ đã tới. Rồi chín giờ mười phút. Chín giờ mười lăm phút. Không thấy bóng dáng Jacqueline đâu cả. Chín giờ hai mươi phút. Tân thấy anh bảo vệ khách sạn hôm qua bước lại phía anh. Chẳng lẽ tên này gặp mình kiếm cớ gây sự để đoạt tờ giấy một trăm đô? Tiền bạc làm con người mờ mắt dễ trở thành bất lương. Anh bảo vệ khách sạn tới bên Tân dừng lại và hỏi vẫn giọng hách dịch:
“Có phải anh là người hôm qua chở cô khách Mỹ?”
Tân gật. Anh ta đưa Tân một mảnh giấy:
”Này cầm lấy! Thư của cô ta đấy!” Dứt lời anh ta bước về khách sạn.
Thư là một mảnh giấy nhỏ có in tiêu đề khách sạn. Jacqueline viết bằng tiếng Anh:
“Tân mến! Hôm nay tôi có việc bất thần phải đáp máy bay đi Hà Nội. Chúc vui khỏe. Hẹn gặp lại.”
Cô ký tên một chữ tắt “J”.

2- Những ngày và cả những tháng sau đó Tân vẫn thường đậu xe góc đường Lê Lợi - Tự Do có ý chờ người đẹp Mỹ Quốc bất thần xuất hiện. Anh biết vô vọng nhưng vẫn cứ mong, cứ đợi. Rồi Tân tự an ủi đó là một giấc mơ, một giấc mơ đẹp có thật và sẽ không bao giờ hiện ra lần nữa. Anh chợt nhớ hai câu thơ của nhà văn Duyên Anh mà anh được nghe trong trại tù: “Đời rất hiếm hoi lần Bụt hiện. Cho nên đoạn kết thảm vô cùng.” Đời mình chưa đến đoạn kết, nhưng đến nước này thì đúng là “thảm vô cùng” rồi, còn chờ còn mong gì nữa “lần Bụt hiện”. Rồi anh lại lẩn thẩn nghĩ tới bốn chữ “Hồn Bướm Mơ Tiên” - tên một cuốn truyện của nhà văn Khái Hưng. Hồn Bướm, Đỗ Tân đang mơ tới nàng tiên Jacqueline Hunter. Tiên đã về vùng đất Thiên đường của Hạ giới, còn bướm thì vẫn mơ màng nơi chốn địa ngục trần gian.
Buổi tối, lúc ấy gần mười hai giờ đêm Tân mới về tới nhà. Hôm nay xui xẻo chỉ chạy được ba “cuốc” xe ngắn, vừa đủ tiền chi cho hai bữa ăn. Tới trước cửa nhà Tân thấy chị chủ nhà đứng ngay trước cửa có vẻ đợi anh. Tân hơi chột dạ. Hôm nay là ngày mùng năm đầu tháng nhưng anh vẫn chưa có tiền trả tiền thuê buồng. Bà ta đợi mình về để đòi đây. Số tiền Jacqueline cho anh đã tiêu hết, “tiền vào nhà khó như gió vào nhà trống”. Tân định cất tiếng xin khất ít ngày thì chị chủ nhà đã tươi cười đưa anh một tờ giấy, nói:
“Chú Tân có tin vui nè!” Tân cười nhạt:
“Tin vui? Tôi làm gì có tin vui. Giỡn làm chi chị Tư?” Chị cho tôi nợ tiền thuê buồng mấy ngày nữa nghe!” Chị chủ nhà vẫn cười cười nói:
“Tôi nói thiệt mà! Giấy gọi chú lên Tân Sơn Nhứt lãnh quà từ Mỹ gửi.”
Tân sửng sốt: “Quà ở Mỹ gửi? Lạ nhỉ?” Từ ngày ra tù về Tân chưa hề nhận được một lá thư nào từ ngoại quốc gửi về, nói chi đến việc nhận quà! Anh có nghe tin cánh Không Quân bên Mỹ tổ chức quyên góp tiền bạc cứu trợ, nhưng chưa tới tay anh. Có lẽ vì anh chưa liên lạc được với họ. Tân khấp khởi mừng thầm yên trí đây là quà của “các bạn ta” gửi. Anh cầm tờ giấy báo tin vui bước vào nhà đến bên ngọn đèn điện vàng vọt yếu ớt. Chị chủ nhà bước theo sau luôn miệng hỏi:
“Sao? Quà của ai gửi vậy?”
Bỗng Tân đưa tay trái đặt lên ngực. Tim anh đập nhanh, dồn dập. Anh coi lại tờ giấy báo tin lần nữa Thật bất ngờ ngoài cả sức tưởng tượng của Tân. Người gửi quà là Jacqueline. Số quà nặng tới hai mươi ký. Ngày hôm sau Tân phải chạy vạy mới mượn được đủ tiền dự phỏng để đóng thuế. Tất nhiên trong số tiền này có cả tiền của chị chủ nhà. Chị cứ luôn miệng lẩm bẩm:
“Trời đâu có phụ kẻ hiền lành.”

3 Washington DC. ngày... tháng... năm....
Tân thân mến,
Khi nhận được thư này tôi hy vọng Tân đã nhận được gói quà tôi gửi. Chắc Tân ngạc nhiên lắm? Những quần áo, vật dụng, radio, cassette không phải của mình tôi đâu mà còn là của một số bạn bè phi công cùng khóa với Tân gửi đấy! Khi ở Hà Nội về nước, tôi liền liên lạc ngay với Trung Tâm Huấn Luyện Fort Worth ở Dallas nên có được một số địa chỉ các bạn đồng khóa với Tân. Biết tin anh họ mừng lắm. Sau khi nghe tôi kể hiện cảnh của anh, họ buồn rầu khổ sở và tức tốc hè nhau góp gửi cho anh một số tiền cũng như vật dụng quần áo. Về tiền được hơn một ngàn đô. Tôi đang tìm cách gửi sao cho sớm đến tay anh mà không bị mất. Tôi mong anh sẽ hài lòng về số quà tặng “đó là những tấm lòng của bạn bè” chứ không phải “sự thương hại hay bố thí” như một lần anh đã hiểu lầm. Sở dĩ chúng tôi gửi tiền và mua những món đồ cho anh là do một người bạn Việt Nam chỉ dẫn. Anh ta bảo những thứ này ở Việt Nam đang bán được giá cao.


Bây giờ tôi xin nói một chút về tôi chắc anh sẵn lòng nghe? Tôi đến Việt Nam không phải để du lịch. Tôi đến Việt Nam với mục đích duy nhất tìm kiếm tung tích chồng tôi. Chồng tôi chính là Đại Úy Phi Công Edward Carter thuộc Lực Lượng Hải Quân Hoa Kỳ, người học cùng khóa và là bạn thân của anh.”
Coi tới đây Tân ngừng lại. Bất ngờ quá! Anh cố hình dung lại người bạn phi công cùng khóa Edward Carter. Sau khi mãn khóa về nước, Tân có thư từ qua lại với anh ta, nhưng chỉ được hai năm sau đó mất liên lạc. Anh nhớ mang máng là Edward Carter được thuyên chuyển tới Đệ Thất Hạm Đội ở Thái Bình Dương. Lúc học ở Mỹ, Tân và Edward Carter có nhiều kỷ niệm, nhất là những buổi cuối tuần được nghỉ đi kiếm bồ bịch, mải vui quá ngày phép, hai người bị kỷ luật. Tân thở dài. Mới đó đã mười mấy năm trôi qua. Tân coi tiếp thư:
“Trong một phi vụ oanh tạc vùng Thanh Hóa, máy bay của chồng tôi bị bắn hạ. Anh được báo cáo mất tích.” Tân lại ngưng coi và đặt lá thư xuống cái bàn gỗ nhỏ cũ kỹ đặt nơi đầu giường. Anh chống tay lên cằm, suy nghĩ trong xúc động. Edward bị bắt sống hay bị chết? Nếu bị bắt sống thì nhất định Jacqueline đã biết tin, vì tất cả tù binh Mỹ đều bị nhốt trong “khách sạn Hilton ” ở Hà Nội. Tân cầm thư coi tiếp:
“Tôi không tin thông báo của chính phủ. Bản danh sách quân nhân Mỹ mất tích còn quá dài. Tôi phải tự đi tìm chồng tôi vì tôi tin chồng tôi chưa chết. Chúng tôi mới lập gia đình có một đứa con gái. Khi chồng tôi mất tích nó được hai tuổi.
Tôi đến Việt Nam lần vừa rồi là lần thứ hai. Lần trước tôi đến Hà Nội và đi nhiều nơi, kể cả Thanh Hóa. Mất hơn một tháng chẳng kiếm được tin tức gì. Một người bạn viết thư cho tôi biết ở Saigon có một “tuy-ô” cung cấp người Mỹ mất tích rất đáng tin cậy. Thế là chẳng cần đắn đo suy nghĩ, tôi vội vã book vé bay sang Việt Nam liền. Tôi đã bị lừa nhưng được gặp anh. Đúng như người bạn Mỹ của anh nhận xét. Nếu cái mũi cao thêm một chút, dài thêm một chút, và nước da trắng thì anh đúng là bản sao của chồng tôi. Sao lại có thể có hai người giống nhau như thế và sao lại có sự tình cờ gặp gỡ giữa tôi và anh như thế nhỉ? Hôm đầu tiên ngồi trên chiếc xích lô của anh, tôi ngoái lại nhìn anh, không khỏi giật mình sửng sốt. Suýt chút nữa thì tôi kêu tên chồng. Anh có biết không, trong lúc liên lạc với Trung Tâm Huấn Luyện Fort Worth tôi mới biết thêm anh là người đạt số điểm cao nhất ở khóa đó. Ông chỉ huy trưởng Trung Tâm Huấn Luyện già đã về hưu vẫn còn nhớ tới anh và không ngớt lời ca ngợi anh một thanh niên thông minh giầu nghị lực, một phi công đầy triển vọng tài ba. Nói để anh mừng nhé. Các bạn người Mỹ của anh đang vận động với chính phủ can thiệp cho anh sang Mỹ định cư đấy. Công việc này tất nhiên rất khó khăn và nhiều trở ngại, nhưng ai có quyền cấm người ta hy vọng nhỉ, có phải thế không? Từ nay tôi sẽ liên lạc thường xuyên với anh qua thư từ. Anh cần những gì có thể cho tôi biết để tôi và các bạn anh cố gắng giúp. Dưới đây là một số địa chỉ các bạn cùng khóa với anh. Anh nhớ viết thư cho họ nhé. Có mấy người mang cấp bậc Đại Tá rồi đấy. Họ sẽ có thư cho anh, nếu không có gì trở ngại về phía anh.
Chúc anh vui khỏe.
J.

Ít ngày sau, đúng như thư Jacqueline viết, có một người lạ đem đến cho Tân hơn một ngàn đô. Tân cầm số tiền trong tay mà vẫn ngỡ như mình nằm chiêm bao. Anh không nén được xúc động, tay cầm cây bút run run khi viết mấy chữ biên nhận tiền. Rồi anh thấy đôi mắt mình cay cay... Anh đã không cầm được nước mắt. Đêm đó Tâm nằm mơ thấy mình chở Jacqueline trên xe xích lô. Tới một quãng vắng vẻ Jacqueline bảo anh ngừng xe lại rồi nàng rời khỏi xe, bất thần ôm chầm lấy anh hôn thắm thiết. Khi Tân giật mình thức giấc anh cảm thấy như mùi nước hoa, mùi da thịt của nàng còn phảng phất đâu đây.
4 Tân đi tù khoảng hơn năm thì vợ anh đi lấy chồng khác, một cán bộ ngoài Bắc vào. Chính chị đã dẫn người này lên tận trại tù ép buộc Tân ký giấy ly dị với hứa hẹn sẽ can thiệp cho anh về sớm. Tân chẳng tin vào cái sự hứa hẹn này nhưng với một người vợ sớm thay lòng đổi dạ như vậy, anh không còn gì để lưu luyến cầm giữ. Anh chỉ lo ngại cho đứa con nhỏ mới ba tuổi. Nhưng anh yên tâm phần nào khi biết con mình được ông bà ngoại đem về nhà nuôi. Khi Tân từ trại tù vùng cao nguyên trở về Saigon, anh tới ngay nhà ông bà già vợ. Con gái anh đã hơn mười tuổi, gầy và hơi xanh. Nó ôm chầm lấy bố khóc như mưa. Tân định ở nhờ ông bà già vợ ít ngày nhưng căn phòng quá nhỏ hẹp mà lại chứa những năm người: ông bà già vợ, vợ chồng người em vợ và con gái Tân nên không còn chỗ cho anh. Sau bữa cơm đạm bạc chỉ có rau muống muối mè (để đãi mừng chàng rể ở tù về), Tân phải kiếm cớ đi chỗ khác ngủ, mặc dù ông bà già vợ cố giữ lại “ăn hết nhiều chứ ở hết bao nhiêu”. Đêm đó, đêm đầu tiên được sống tự do ngoài đời, Tân đã phải nằm ngủ trong mái hiên của một ngôi chùa nhỏ ở ngoại ô và phải chen chúc với đám ăn mày, xì ke ma túy. Sáng dậy gói quần áo nhỏ Tân mang từ trại tù về cũng bị “chôm” mất. Tân đi kiếm nhà một người bạn tù về trước anh và được người này giới thiệu việc làm: rửa chén đĩa một tiệm phở. Làm được mấy ngày chưa kịp lãnh lương tuần Tân bị thôi việc. Anh đã làm sứt mẻ và vỡ quá nhiều chén đĩa trong khi rửa.
     Mãi Tân mới kiếm được một việc tương đối “độc lập tự do” và hợp với “khả năng” của đa số tù cải tạo về: đạp xích lô. Tuy “lao động” vất vả cực nhọc lại không ”vinh quang” chút nào Tân cũng kiếm được đủ ngày hai bữa ăn và thuê một cái buồng nhỏ trong xóm nhà lá để đêm về có chỗ ngủ. Hôm nào chạy được khá tiền một chút, anh mời cả gia đình bố mẹ vợ và cô con gái đi làm một chầu phở bình dân. Cuộc sống khó khăn chật vật nhưng Tân vẫn lấy làm hài lòng vì dù sao vẫn còn hơn gấp trăm lần trong trại tù cải tạo, có làm không có ăn. Tân cho rằng khi con người đã trải qua cuộc sống trong tù cải tạo của cộng sản rồi thì tất cả mọi sự trên cõi đời này đều... nhẹ như lông hồng!
Có được số tiền “ngoại viện” Tân đem một nửa “phân phối” cho bố mẹ vợ, bạn bè và cả chị chủ nhà. Riêng cô con gái Tân dẫn đi may một lúc mấy bộ quần áo và mua cho chiếc xe đạp để đi học. Tân viết thư gửi Jacqueline bầy tỏ lòng biết ơn. Với các bạn bè người Mỹ cũng vậy. Và cứ thế mỗi tháng Tân nhận được một lá thư của Jaqueline cùng một số tiền hoặc hàng hóa, có lần có cả đồ hộp thức ăn, sữa. Tạm thời qua cơn bĩ cực nhưng Tân vẫn không chịu rời chiếc xích lô. Hàng ngày anh vẫn đạp xe ra phố, không phải để chở khách như trước mà là phương tiện để anh đi đó đây thăm bạn bè ăn nhậu. Thỉnh thoảng anh đạp xe tới góc phố Lê Lợi - Tự Do tưởng nhớ tới Jacqueline và những ngày đầu gặp gỡ. Đôi mắt xanh biếc và mái tóc vàng óng ả chẩy dài xuống lưng của Jacqueline hình như lúc nào cũng hiển hiện trước mắt Tân. Có lý nào cô nàng yêu mình? Tân băn khoăn, thắc mắc, khắc khoải mãi với câu hỏi này. Và đôi lúc anh thấy nhoi nhói nơi tim khi nghĩ rằng chẳng qua cô nàng thương hại mình thôi. Trong những lá thư gửi Jacqueline, Tân đã bóng gió viết về tình cảm của mình đối với nàng, nhưng có lẽ nàng không hiểu sự tế nhị này của người Á Đông. Trong thư hồi âm, Jacqueline vẫn viết nhiều về những ngày ở Việt Nam và hỏi Tân về lịch sử, phong tục, tập quán, phong cảnh và những món ăn của người Việt. Rồi cô hỏi Tân thích nhất món ăn gì của Mỹ và nếu được sang Mỹ định cư thích sống ở đâu. Mỗi lần nhận được thư Jacqueline là buổi tối hôm đó Tân nằm mơ thấy mình sống trên đất Mỹ. Lúc thì lái máy bay, có lúc thì đi hộp đêm với bạn bè người Mỹ nhẩy đầm nhậu nhẹt say khướt. Nhưng nhiều nhất vẫn vẫn là mơ thấy sóng đôi với Jacqueline, hết đi ngắm tuyết ở vùng đồi trắng xóa miền Đông, tới shopping ở các chợ miền Nam Cali nắng ấm. Khi thức giấc Tân thấy tiếc và muốn giấc mơ cứ thế kéo dài mãi.
Buổi sáng hôm đó Tân sửa soạn đạp xích lô đi “tiếu ngạo giang hồ” có một anh công an tìm gặp. Anh ta trố mắt ngạc nhiên khi thấy người mình đi tìm gặp lại là một anh đạp xích lô. Anh ta hỏi đi hỏi lại mãi có đúng tên là Đỗ Tân không rồi mới cho biết lý do. Có ông dân biểu Mỹ muốn gặp. Tân choáng người. Một dân biểu Mỹ muốn gặp anh? Rồi trực giác bén nhậy của Tân cho biết đây là một tin lành. Tân đạp xích lô theo anh công an đến khách sạn Đại Lục nơi trước đây Jacqueline ở. Mọi người làm trong khách sạn đều nhìn Tân với cặp mắt nghi ngờ và kiêng nể. Thì ra ông dân biểu Mỹ là cựu phi công học cùng khóa với Tân. Máy bay của ông bị bắn trong một phi vụ oanh tạc miền Bắc và bị nhốt “khách sạn Hilton ” hơn năm năm thì được thả. Về Mỹ ông ứng cử và đắc cử dân biểu. Jacqueline đã gặp ông trình bầy hoàn cảnh Tân và nhờ ông can thiệp với chính phủ cộng sản Việt Nam. Ông sang đây với một phái đoàn bàn thảo chương trình viện trợ nhân đạo cho Việt Nam, trong đó có “chút việc riêng tư” là can thiệp cho Tân sang Mỹ định cư. Trước khi gặp nhà chức trách, ông muốn gặp Tân để “nhận diện” người bạn đồng khóa năm xưa.
5 Anh Hoàng thân quý,

Sau khi chia tay anh ở phi trường Tân Sơn Nhất. thấm thoát thế mà đã hơn ba tháng trôi qua. Sở dĩ hôm nay mới viết thư cho anh vì khi đặt chân tới đất Mỹ, khỏi kể nhiều anh cũng thừa biết là tôi bận lắm. Sau khi nghỉ ngơi cho tỉnh người, đồng thời cũng là để gột sạch “bụi bậm xã hội chủ nghĩa” (còn bám chút đỉnh nơi thân thể), tôi và Jacqueline lo tổ chức lễ cưới. Rồi chúng tôi đi Washington DC tới bức tường đá đen ghi tên các chiến sĩ Hoa Kỳ hy sinh trong cuộc chiến Việt Nam.Chúng tôi dành ít phút cúi đầu tưởng niệm dưới hàng chữ ghi tên Carter.Sau đó chúng tôi đi hưởng tuần trăng mật ở Honolulu. Tiếp theo chúng tôi đi thăm chỗ tôi học lái máy bay năm xưa ở hai bang Lousiana, Texas và các bạn phi công cùng khóa. Ông bạn cựu phi công đương kim dân biểu đã giới thiệu cho tôi một job hợp với khả năng: lái máy bay cho một đồn điền. Còn Jacqueline vẫn tiếp tục nghề cũ y tá bệnh viện. Con gái tôi được Jacqueline và con gái cô quý mến lắm. Hai đứa ngoài giờ học cứ quấn quýt bên nhau như hai chị em ruột. Như anh biết đấy, khi ra đi tôi đã mang theo chiếc xích lô mà tôi phải mua lại với một giá mắc người chủ mới chịu bán. Cứ chủ nhật hoặc những ngày nghỉ lễ, tôi đạp xích lô chở Jacqueline và hai đứa nhỏ chạy lòng vòng trên các đường nhỏ trong thành phố. Đây là một chiếc xe độc đáo duy nhất có ở thành phố này, nên đạp tới đâu cũng được người Mỹ vui vẻ ngắm nghía và trầm trồ giơ tay chào. Có nhiều người bắt tôi xuống xe để cho họ đạp thử và suýt nữa thì làm lật cả xe. Lâu dần người Mỹ quen mắt với chiếc xe xích lô của tôi. Chúng tôi đặt chiếc xích lô ngay trong phòng khách. Nhờ nó, tôi và Jacqueline thành duyên chồng vợ nên chúng tôi vô cùng quý và trân trọng giữ gìn nó.
Hiện tại chúng tôi đang sống tràn trề hạnh phúc. Mùa xuân của cuộc đời tuy đến muộn nhưng chúng tôi bằng lòng lắm với những gì mình đang có, đang sống. Thiên đường có thật anh Hoàng ạ! Và chúng tôi đang tắm trong suối nguồn tươi mát của Thiên Đường.
Xin chúc anh và gia đình mọi điều tốt đẹp. Thỉnh thoảng rảnh rỗi anh nhớ viết thư cho tôi nhé.
Quý mến,
Đỗ Tân.


Nỗi sợ vẩn vơ

"Chết" là nỗi sợ thật sự,không phải "vẩn vơ".
Khi bệnh họan,thể xác yếu kéo tinh thần suy xụp theo,ắt khiến con người sợ chết.
Đã qua bao lần thân thích,bạn bè "ra đi một lần là vĩnh biệt nghìn thu" do những chứng bệnh nan y (terminal illness).
Phần đông ai cũng sợ chết,cùng còn nhiều luyến tiếc với đời,Tham Sân Si vẫn níu kéo.
Bài viết "Nỗi sợ vẩn vơ" này chỉ là phiếm luận cho vui..Tuy nhiên cũng có nhiều ý nghĩ hay & thực tế,
"Sống" vẫn luôn là 1 giá trị vô giá. Dầu sao,"cuối 1 con đường",lần lượt ai cũng phải tới.
Mong dòng nước trôi sao luôn cho êm ả,để con thuyền cặp tới "bến cuối" cho được nhẹ nhàng...thảnh thơi.                                 
Ðời này ai dại, ai khôn?
Sống mặc áo rách, chết chôn áo lành.
Ðược tin ông bạn già bất thình lình “ra đi”, tôi vội mang vòng hoa đến chào từ biệt. Ông bạn tôi mặc bộ đồ rất đẹp, bình thản nằm đó. Tôi mừng thầm cho ông bạn đã “ra đi” một cách nhẹ nhàng trong lúc đang ngủ ngon lành. Sau đó, trên đường lái xe về nhà, tôi suy tư về khoảng thời gian còn lại trong đời tôi. Dù sao năm nay tôi đã trên bẩy chục tuổi đầu rồi. Theo thống kê ở Canada, người đàn ông trung bình có thể sống tới năm 76 tuổi mới được phép “ngao du vùng tiên cảnh”. Có nghĩa là tôi còn có thể sống được chừng 5 năm nữa. Vì thế, tôi nghĩ rằng đã đến lúc tôi phải phác họa ngay một “chương trình ngũ niên” cho tôi, kẻo lúc “ra đi” lại tiếc rẻ khôn nguôi.
Cũng may hiện nay tôi vẫn còn khỏe mạnh, tiền hưu trí cũng đủ để “phè phỡn với đời”. Vấn đề quan trọng bây giờ là phải “phè phỡn” làm sao cho “phải đạo”? Chuyện “ong bướm” ư? Mục này tôi không còn khả năng để “đụng” tới. Những người đến tuổi sắp “ra đi” như tôi không nên quá tham lam. Chúng ta hãy để đám con cháu có dịp “thi thố tài năng”, không nên tranh dành với thế hệ trẻ. Biết nhường nhịn như vậy mới được người đời kính nể.
Ðối với tôi, ăn uống cũng không còn là một mục khoái lạc đáng để ý tới. Có mấy cái răng hàm thì rụng gần hết, huyết quản thì bị mỡ bám đầy, máu thì ngọt như mật ong. Theo tôi nghĩ, ông Trời cho mỗi người một số lượng đồ ăn nhất định để sinh sống trong suốt cả cuộc đời của mình. Người nào dùng hết “khẩu phần” của mình là phải “ra đi”. Ông Trời đâu có cho phép chúng ta kéo dài cuộc sống để “ăn ké” vào khẩu phần của người khác. Nói tóm lại, “ăn nhiều, ăn nhanh, ăn mạnh, vét cho sạch nồi cơm”, không phải là bí quyết trường sinh. Các bác sĩ ở các nước Âu Mỹ cũng đã nhận ra điều này, nên đã luôn luôn khuyên già trẻ cũng như nhớn bé phải ăn uống chừng mực. Hơn nữa, chúng ta cũng đã từng được nghe các cụ nhắc nhủ nhiều lần: “Ăn để mà sống chứ không phải sống để mà ăn”, hoặc “tham thì cực thân, Phật đã bảo thầm thì chớ có tham [ăn]”.
Thế là tôi đã mất hai trong bốn mục khoái lạc mà người đời gọi là “tứ khoái”. Sau cùng, tôi chỉ còn thấy có hai thú vui hợp với túi tiền và sức lực của tôi: đó là đọc sách, và đi du lịch. Tôi thấy, đi ngao du những nơi danh lam thắng cảnh là thuận tiện nhất: ban ngày thì đi tham quan đó đây, tối về khách sạn ngồi đọc sách. Ðối với người có tuổi như tôi, thời giờ rất là cấp bách, làm “công đôi ba việc” như vậy mới “tranh thủ được thời gian”. Thế là hai vợ chồng tôi bàn nhau đi ngao du vùng nắng ấm để trốn mùa lạnh ở Canada. Ôi, mùa đông ở xứ “tình nồng” này, sao mà lạnh thế! Càng về già, tôi càng cảm thấy lạnh, lạnh từ ngoài vào tới tận đáy lòng con người.
Tối hôm đó, tôi chui vào mền nằm nghĩ đến ngày mai tới Miami sưởi nắng... Ðang say sưa mơ màng thì vợ tôi đánh thức:

– Dậy đi anh. Ðến giờ ra phi trường rồi, máy bay không đợi anh đâu. Em đã chọn cho anh một bộ quần áo rất đẹp để mặc đi đường.
Bỗng nhiên tôi nhớ đến ông bạn già của tôi đã được Nhà Ðòn mặc cho một bộ quần áo rất đẹp trước khi lên xe “ra đi”. Tôi nhìn vợ tôi xếp quần áo của tôi vào va-li, tôi vội hỏi:
– Ủa, em không đi cùng với anh hay sao?

– Em còn bận công việc nên đành phải ở lại. Anh đã đến tuổi có quyền được đi ngao du, nay đây mai đó. Anh cứ đi chơi thanh thản là em mừng rồi.
Cuối cùng tôi đành phải lên xe taxi ra phi trường một mình. Tôi quay đầu nhìn lại mái nhà thân yêu của tôi cho đến khi nó mờ dần sau màn tuyết trắng, mầu trắng tang tóc làm tôi khẽ rùng mình. Phải chăng kẻ “ra đi” thường nghĩ tới kẻ “ở lại”?
Quả thiệt máy bay không đợi tôi. Tôi vừa ngồi xuống ghế thì máy bay bắt đầu cất cánh. Lòng tôi buồn rời rợi vì tôi đang bay về vùng nắng ấm trong khi họ hàng thân yêu tôi còn phải ở lại vật lột với băng tuyết từ Bắc Cực ù ù thổi về. Khi máy bay hạ cách xuống phi trường Miami, xe của hãng du lịch đã chờ sẵn để đưa tôi về khách sạn R.I.P (“Resort of International Peace”, mà tôi tạm dịch là “Lưu Xá Hòa Bình Thế Giới”). Mới nhìn thoáng qua tôi đã nhận thấy phong cảnh thành phố này quả có đẹp, đúng như những bích trương quảng cáo du lịch đã trình bày. Hai bên đường là những cây cao vời vợi, cành lá um tùm. Xung quanh khách sạn của tôi là những biệt thự xinh xắn nằm sau những hàng rào hoa đủ mầu đủ loại.
Ngồi uống trà trong vườn của khách sạn, tôi thoải mái nghe chim hót líu lô và nhìn mấy con bướm bay tung tăng trong nắm ấm. Một lát sau, người hướng dẫn du lịch mời tôi lên xe đi xem phong cảnh thành phố. Ðó là một chiếc xe buýt chở chừng 50 du khách đủ loại người. Ða số là người có tuổi như tôi, nhưng cũng có vài người rất trẻ. Ngoài một số người Mỹ ra, tôi còn nhận thấy vài người ngoại quốc mặc quần áo cổ truyền của nước họ. Ông tài xế cho biết là xe sẽ dừng nhiều nơi nổi tiếng trong thành phố, du khách có thể xuống bất cứ chỗ nào để tham quan, một giờ sau đó xe sẽ trở lại đón để đưa đi thăm viếng nơi khác, hoặc chở về khách sạn R.I.P.
Xe đi vòng vòng trong thành phố và vùng ngoại. Xe ngừng nhiều nơi nổi tiếng của vùng này: có những khu biệt thự sang trọng lộng lẫy, có những bãi cát vàng óng ả chạy dài xuống biển xanh mầu ngọc thạch, có những trung tâm thương mại xầm uất, v.v... Mỗi khi xe ngừng lại, thì có vài du khách tíu tít xuống xe. Khi xe tới Tropical Garden (Vườn Bách Thảo Nhiệt Ðới), tôi bèn xuống xe vì muốn sống lại trong khung cảnh xanh tươi của đất nước tôi khi xưa. Tôi sung sướng khi thấy lại những cây đa cổ thụ cao ngất từng mây, những cành hoa phượng vĩ rực rỡ dưới nắng chan hòa, những con chuồn chuồn vui đùa giữa những cụm bông sen trên mặt hồ phẳng lặng..

Tôi đang thẩn thơ hưởng khung cảnh tĩnh mịch gần như thoát tục, thì bỗng nhiên nghe có tiếng người gọi tên tôi. Quay lại thì thấy anh Tùng, người bạn chí thân của tôi từ ngày học đệ thất. Ðã hơn bốn chục năm rồi bây giờ mới lại gặp nhau. Chúng tôi bắt tay nhau thiệt lâu, mừng mừng tủi tủi. Chúng tôi dạo chơi dưới bóng mấy cây liễu già bên hồ, kể lại cho nhau nghe những kỷ niệm vui buồn khi xưa. Sau khi học hết bậc trung học, anh Tùng đi động viên, nay đây mai đó, theo tiếng súng của thời cuộc ở nơi tiền tuyến. Còn tôi được may mắn được đi ngoại quốc du học. Tuy vậy, chúng tôi vẫn liên lạc mật thiết với nhau bằng thư từ. Lá thư cuối cùng của anh tôi nhận được hồi cuối năm 1967. Trong thư anh cho tôi biết là anh đang hành quân ở Quảng Trị, và trong vài tuần nữa anh được nghỉ phép để về Cần Thơ ăn tết và nhân tiện cưới vợ luôn một thể. Thế rồi trận Mậu Thân bất thình lình xẩy ra. Từ đó tôi không nhận được tin tức gì về anh. Tôi cho rằng anh đã bị tử trận. Bây giờ lại gặp được anh, tôi mừng muốn khóc. Trong khi đi bách bộ trong vườn, chúng tôi nói chuyện huyên thuyên, không để ý đến thời gian. Ðến lúc xe buýt tới, chúng tôi đành phải chia tay nhau. Tôi lên xe ra đi. Anh ở lại vì anh muốn tiếp tục cuộc du ngoạn trong vườn mà anh ví “như vườn Tao Ðàn ngày xửa ngày xưa, nơi mà chúng mình thường tới chơi trong những giờ trốn học”. Bắt tay anh, tôi hẹn với anh ngày tái ngộ. Anh cười vui vẻ, rồi thốt ra một câu triết lý bâng quơ:
– Vũ trụ này thực ra bé nhỏ lắm, chúng mình đi loanh quanh, luẩn quẩn, mãi rồi sẽ có ngày cũng lại gặp nhau.
Ðến lúc lên xe chạy ra ngoài phố, tôi mới sực nhớ là đã quên hỏi địa chỉ của anh. Tuổi già lẩm cẩm, hay quên. Thiệt là vô tích sự!
Xe chạy vào khu ăn chơi buôn bán nổi tiếng trong vùng. Tôi tò mò xuống xe đi xem cảnh “ngựa xe như nước, áo quần như nêm.” Ðường phố đông nghịt những người. Họ đi ngắm nhau, hoặc ngắm những hàng hóa đắt tiền bầy trong tủ kính. Tôi mỉm cười nhìn một bà Mỹ to béo đang chăm chú nhìn một bộ áo dạ hội mỏng dính với bảng giá “Special Sale: 299.95 dollars.” Tôi cảm thấy tội nghiệp cho cái “cái cối xay” đang bị thôi miên bởi cái áo “hớ hênh,” vừa hở lưng đằng sau, vừa hở rún đằng trước. Ðã thích ăn cho mập xù, lại còn thích mặc quần áo khiêu gợi! Ðang ngẫm nghĩ về cái ham muốn quá đáng của con người, thì tôi đã bước tới trước cửa một tiệm kim hoàn. Tôi đứng ngắm những vòng ngọc đủ mầu, những dây chuyền vàng chạm chổ tinh vi, những chuỗi hạt trai sáng rực dưới ánh đèn trong tủ kính. Bỗng nhiên có tiếng ồn ào trong tiệm, rồi có bóng một thanh niên chạy vọt ra ngoài, đằng sau là những tiếng hô hoán ầm ĩ. Hai tiếng súng nổ liên tiếp làm tôi giật mình quay lại. Tôi thấy một cô cảnh sát cầm súng thản nhiên đứng nhìn người thanh niên đang nằm quằn quại trên vũng máu, tay còn nắm chiếc đồng hồ vàng nạm kim cương. Khách bộ hành tò mò nhìn cảnh chết chóc như đang xem chương trình Miami Vice trên ti-vi. May sao vừa lúc đó thì xe buýt của hotel tới, tôi vội chạy lên xe, để trốn cảnh si mê và tàn bạo.
Xe ngừng bánh nhiều nơi cho du khách xuống du ngoạn. Nhưng tôi vẫn ngồi yên trên xe vì tôi thấy mất hết cảm hứng đi ngắm cảnh phồn hoa giả tạo. Cuối cùng xe cũng về tới khách sạn R.I.P khi thành phố bắt đầu lên đèn. Tôi mệt mỏi xuống xe và rất ngạc nhiên khi thấy bố mẹ tôi mừng rỡ chạy ra đón tôi, và ôm tôi vào trong lòng. Mẹ tôi vỗ về tôi, rồi nhẹ nhàng trách tôi:
– Con mải đi chơi ở đâu mà mãi bây giờ mới về, làm bố mẹ mong chờ

Tôi cảm thấy hối hận vô cùng, tôi gục đầu vào vai mẹ tôi khóc nức nở như ngày tôi còn bé...
Bỗng nhiên tôi nghe văng vẳng có tiếng gọi tôi:

– Dậy đi anh. Anh nằm mơ cái gì mà khóc lóc thảm thê vậy?
Tôi chợt bừng tỉnh, nước mắt hãy còn rỏ xuống gối. Sau đó, tôi nghĩ nhiều lắm. Tôi nghĩ đến ông bạn già của tôi mặc bộ quần áo rất đẹp đang nằm trong nhà quàn. Tôi nghĩ đến chuyến du ngoạn mà tôi đã thực hiện được trong giấc mơ. Tôi nghĩ đến giờ phút kỳ lạ cho phép tôi gặp lại những thân nhân của tôi đã bỏ tôi “ra đi” lâu lắm rồi. Tôi nghĩ đến cái sống và cái chết. Sau khi tôi “ra đi,” tôi sẽ đi về đâu? Là “người trần mắt thịt,” làm sao tôi biết được. Chỉ những “chuyên gia” nghiên cứu về linh hồn hay duyên kiếp mới “biết rõ ràng” những chuyện gì “chắc chắn” sẽ xẩy ra khi chúng ta sang “bên kia thế giới.” Những vị này thường cho chúng ta biết rằng: sau khi chết đi, con người sẽ khốn khổ lắm nếu không biết thành kính thờ phụng Chúa hoặc ra chùa tụng kinh giải oan. Có người lại nghĩ rằng sau khi chết đi, con người sẽ trở thành cát bụi, chứ không đi đâu hết. Trái lại, giấc mơ kỳ lạ mà tôi đã trình bày ở trên làm cho tôi nghĩ rằng cuộc sống cũng như sự chết không khác gì một cuộc ngao du. Linh hồn chúng ta có thể là một hành khách trên một chuyến xe buýt du ngoạn. Xe buýt tới thì ta phải lên xe “ra đi.” Làm sao mà biết được xe sẽ ngừng ở nơi nào. Khi xe tới trạm, ta phải xuống. Trạm xe bus có thể là một khu “Vườn Nhiệt Ðới,” có thể là một trung tâm thương mại phồn thịnh giả tạo đầy si mê và tội lỗi, có thể là một khu tối tăm, nghèo nàn, có thể là một ổ trộm cướp đầy sì ke, ma túy...
Nếu cho sự chết là một du ngoạn, tại sao chúng ta không sửa soạn cuộc “ra đi” của chúng ta cho chu đáo. Khi chúng ta vượt biên, chúng ta sửa soạn rất kỹ càng. Nhưng khi chúng ta đến tuổi phải “ra đi,” chúng ta lại không tính toán như người vượt biên, dù rằng chúng ta vẫn còn đủ tỉnh táo để sửa soạn cuộc “ngao du” của chúng ta. Chúng ta không chịu sửa soạn trước khi “ra đi” vì chúng ta sợ chết, nên chúng ta không dám nghĩ đến cái chết cho đến khi chúng ta thở hơi cuối cùng. Thế là chúng ta “thẩy” trách nhiệm đó cho những người thân thiết có nhiệm vụ cáng đáng thân xác của chúng ta. Trong lúc “tang gia bối rối,” người nào càng thân thiết với chúng ta bao nhiêu, thì lại càng bối rối bấy nhiêu. Khi bối rối như vậy, làm sao họ có thể tính toán một cách hợp lý được. Kết quả là người thương yêu của chúng ta sẽ bị các Nhà Ðòn lợi dụng triệt để. Chuyện này rất dễ hiểu: vì thương tiếc “người ra đi,” nên những người thân thích tưởng rằng càng tiêu nhiều tiền cho chuyện ma chay bao nhiêu, thì “người ra đi” càng sung sướng bấy nhiêu. Thiệt là nhầm to. Những bài kinh giải thoát, những sớ cầu siêu không hóa giải được những tội lỗi của con người. Một cuộc mai táng huy hoàng không làm cho “người ra đi” được “mát mặt” thêm một chút nào. Tuy vậy, những người thân thích luôn luôn muốn có một đám tang thiệt là linh đình và tốn kém để tỏ lòng thương tiếc của mình đối với “người ra đi.” Trong trường hợp này, “người ra đi” chỉ còn biết thở dài (sau khi thở hắt ra). Rồi người đến viếng cũng muốn mua một vòng hoa thiệt to, thiệt đắt tiền để tỏ tình bạn hữu với “người ra đi” và nhất là để chứng minh cho bà con lối xóm biết rằng mình là “người đàng hoàng, có thủy, có chung.” Thấy cảnh này, “người ra đi” cũng lại thở dài, chỉ muốn thốt ra câu từ biệt: “Này bạn ơi, đã quá trễ rồi. Sẽ có ngày tái ngộ,” và “tức cảnh” làm bài thơ như sau:

Khi một thằng nằm xuốngại có thằng luống cuống đứng lên
Vái lạy thằng nằm xuống vọng khi mình nằm xuống
Lại có thằng khác luống cuống đứng lên

Ðiều mà chúng ta biết chắc là đa số những người sắp “ra đi” đều lo lắng thiết tha cho “người ở lại,” và nghĩ rằng mình còn có thì giờ thu xếp mọi việc trước khi “ra đi.” Tiếc thay, khi xe buýt bất thình lình tới đón đi “ngao du,” chúng ta vội vàng lên xe nên không giúp gì cho những “người ở lại.” Trong khi đó, “người ở lại” đau đớn muôn phần. Khi bố mẹ tôi lần lượt qua đời, một mình tôi “ở lại,” tôi lịm người đi vì thương tiếc. Rồi khi tôi loáng thoáng được tin anh bạn chí thân của tôi bị tử thương, tôi buồn ngẩn ngơ, tội nghiệp cho số phận long đong của người trai thời loạn. Tôi bối rối vì tôi cảm thấy hối hận vì tôi cho rằng mình đã cư xử không đầy đủ tình nghĩa đối với “người ra đi,” không có dịp tổ chức một đám táng trọng thể đưa người quá cố sang “Bên Kia Thế Giới.” Ngoài ra, trong thâm tâm, tôi cảm thấy lo sợ vì không biết những thân nhân của tôi sẽ đi về đâu: có được “về với Chúa không”? có thoát khỏi “vòng nghiệp chướng” hay không? Ðó là những phản ứng tự nhiên của những “người ở lại.” Vì thế, chúng ta thường thấy những vụ ma chay linh đình để “người ở lại” có dịp “trả nghĩa” đối với “người ra đi” (thà “trả nghĩa” trễ hạn, còn hơn là bị mang tiếng “bạc tình, bạc nghĩa”). Chúng ta lại còn thấy trong những cuộc cúng lễ nguy nga, mọi người thiết tha cầu xin Trời hay Phật giúp “người ra đi” được lên Thiên Ðàng hay vào Cõi Niết Bàn. Mọi tín đồ đều “biết chắc chắn” rằng một linh hồn đầy tội lỗi khó có thể siêu thoát được nếu thân nhân không thành khẩn cầu xin Ðấng Tối Cao nhủ lòng khoan hồng đại lượng với “người ra đi”! Phải chăng vì chúng ta nghĩ rằng cái quá khứ của “người ra đi” thiếu đạo đức, nên chúng ta mới phải làm lễ cầu siêu cho “người ra đi” như vậy? Thiệt là tội nghiệp cho người “ra đi”: Ðã “nằm xuống” rồi mà còn bị người đời gán cho cái tội “thiếu đạo đức.”
Nói cho cùng, “người ở lại” đáng thương hơn “người ra đi.” Trong khi “người ra đi” thản nhiên nằm đó, thì “người ở lại” không những bị xúc động tinh thần mà còn phải xả thân cáng đáng công việc tiễn đưa “người ra đi.” Vì thế, tôi không thắc mắc về việc tôi sẽ “ra đi,” nhưng tôi nghĩ rất nhiều, và lo lắng rất nhiều cho “người ở lại.” Tôi muốn “người ở lại” khỏi phải quàng lên vai một gánh quá nặng nề về tinh thần cũng như vật chất khi tôi “nằm xuống.” Có lẽ ít người nghĩ như tôi và làm như tôi, vì đến lúc gần ngày tận số, mỗi người nghĩ một kiểu, và người nào cũng cố gắng làm những việc mà mình cho rằng thỏa đáng nhất. Do đó, tôi không dám khuyên ai. Những điều tôi trình bày sau đây chỉ là một thí dụ không điển hình, một lối nhìn đời “không giống ai.”

Trước hết, tôi không muốn những bạn bè thân thuộc tôi quá u sầu về chuyến “ngao du” của tôi. Do đó, tôi đã trình bày cho mọi người biết rằng khi “chuyến xe buýt” tới, tôi sẽ thản nhiên “ra đi” như tất cả mọi người khác đã từng “ra đi.” Tôi sẽ “đi” về đâu? Có lẽ tôi sẽ về với bố mẹ tôi. Có lẽ tôi sẽ ngao du vùng tiên cảnh cùng với bạn bè tôi. Dù sao đi chăng nữa, tôi không cần biết tôi sẽ “đi” đâu, vì có biết hay không biết thì tôi và những người thân thuộc của tôi cũng chẳng làm được gì cả.
Sau đó, việc tôi phải làm trước khi “ra đi” là sửa sang lặt vặt trong nhà, vì vợ tôi không phải là một người khéo tay biết sửa chữa nhà cửa. Ngoài ra, những gì của tôi mà tôi thấy không cần dùng cho bản thân tôi hoặc cho “người ở lại,” tôi mang đi cho người khác, hoặc đổ vào thùng rác. Khi tôi quẳng đi gần hai ngàn quyển sách của tôi, tôi cảm thấy nhẹ nhõm trong người. Trái lại, vợ tôi rất xúc động, và hỏi tôi:
-Những cuốn sách này là kỷ niệm gần 40 năm dạy học, tại sao anh vất đi?
– Anh không cần nữa.
– Thì cứ để đấy, đôi khi anh muốn đọc lại thì sao?
– Ðọc đi, đọc lại làm gì? Người ta lại tưởng rằng anh dốt, học mãi mà chưa thuộc bài.
Sau khi dọn dẹp nhà cửa, tôi bắt đầu nghĩ đến phí tổn chôn cất. Tôi thấy ở Ottawa mấy gia đình mà tôi quen biết đã chi phí trên 15 ngàn dollars cho mỗi vụ ma chay. Tôi tính nhẩm trong đầu thì thấy rằng chỉ trong vài chục năm nữa, cộng đồng người Việt ở Ottawa (hơn bốn ngàn nhân mạng) sẽ phải chi cho Nhà Ðòn và nghĩa địa một tổng số vào khoảng 60 triệu dollars (không kể tiền chi cho các vị tu sĩ cúng lễ, cùng tiền bạn bè bỏ ra mua hoa phúng viếng). Như vậy, phí tổn ma chay cho nửa triệu người Việt đang sinh sống ở Bắc Mỹ sẽ lên tới gần 8 tỷ dollars – bằng tiền viện trợ mà những nước tư bản kiêm tài phiệt đã cấp cho “Ðảng ta” trong một khoảng thời gian kéo dài hơn bốn năm trời. Thiệt là oai hùng! Thiệt là vĩ đại!
Ðể biết rõ chi tiết của vấn đề, tôi bèn mời một đại diện Nhà Ðòn quen biết ở Ottawa tới bàn chuyện ma chay cho tôi. Ông “tiếp thị” (salesman), quần áo chỉnh tề, mặt trang nghiêm và đầy kính cẩn, ăn nói nhẹ nhàng và từ tốn trong khi trình bày giá cả cho tôi nghe. Tập tài liệu về giá biểu in rất đẹp như tờ thực đơn của một tiệm ăn sang trọng ở Paris (năm sao). Ðiều quan trọng mà mọi người nên biết là “người mua” không được kỳ kèo về giá cả, vì Nhà Ðòn làm ăn đàng hoàng “trước sau như một,” không khác gì “Bác và Ðảng” đã đối xử với dân ta hơn nửa thế kỷ nay.
Tôi đọc kỹ tờ giá biểu, rồi tham khảo với các bạn bè, tôi thấy rõ phí tổn nặng nề mà “người ở lại” phải chi cho Nhà Ðòn ở Canada (có lẽ cũng tương tự như ở bên Mỹ). Ðể có một thí dụ cụ thể, tôi xin liệt kê sau đây các “món hàng” căn bản mà Nhà đòn Tubman đã trìnhchotôi:


(1) Dịch Vụ Chuyên Môn (Professional Services)


– 900$ – dịch vụ do các chuyên viên Nhà Ðòn cung cấp (professional and support staff services);
250$ – giấy tờ lên quan đến vấn đề khai tử (documentation);
125$ – dịch vụ ở nghĩa địa hoặc công việc trao lọ đựng tro cho thân nhân (gravesides service or delivery of urn as arranged).


(2) Dịch Vụ Chăm Lo “Người Ra đi” (Prrofessional Care of Deceased)
200$ – tắm rửa và làm vệ sinh cho “người ra đi” (sanitary care of deceased);
570$ – ướp xác và trang điểm “người ra đi” (embalming and cosmetology of deceased).
(3) Phòng Ốc Và Dụng Cụ

– 400$ – xử dụng Nhà Ðòn (basic use of funeral home);
990$ – xử dụng phòng thăm viếng, phòng làm lễ và những dụng cụ (visitation room, chepel, and/or service equipment);

225$ – xử dụng phòng sửa soạn và gìn giữ xác “người ra đi” (use of facilities forpreparation of deceased and/or shelter of remains).
(4) Xe Cộ Và Vận Chuyển (Automotiles and Transportation)
295$ – chuyển xác về Nhà Ðòn (transfer from place of death ố radius 40 km);
200$ – xe cộ cần dùng cho các nhân viên Nhà Ðòn (vehicles required for administrative tasks, clergy, funeral director);

270$ – xe chở quan tài ra nghĩa địa (funeral coach);
25$ – xe limousine chở thân nhân.\
Chi phí căn bản cho Nhà Ðòn là $5,604.03 (gồm cả thuế)
(5) Chi Phí Cho Thành Phố
75$ – khám nghiệm tử thi.
52$ – thuế vệ sinh cho thành phố.
(6) Phí Tổn Mai Táng
3,700$ (trung bình) – Tiền mua quan tài tùy theo loại sang hay hèn, đúng theo giai cấp: từ thứ rẻ nhất là vải quấn xác (890$) cho tới quan tài rẻ tiền bằng gỗ ván ép (1,695$), tới loại quan tài vừa đẹp vừa bền dành cho các nhà giầu thích sài sang (11,000$);
5,500$ – Tiền mua chỗ “An Nghỉ Ngàn Thu” (R.I.P - Rest In Peace ) tại nghĩa địa: miếng đất to hơn cái giường đáng giá khoảng chừng 5,500$;
1,000$ – Tiền dựng mộ bia tùy theo túi tiền của mỗi người (từ 1,000$ cho tới 5,000$, hoặc nhiều hơn nữa).

Chi phí mai táng trung bình khoảng chừng $13,000
Tôi đọc tờ giá biểu thấy nhân dân ta bị Nhà Ðòn và Nhà Nước làm tiền một cách rất là quy củ. Không những thế, ông “tiếp thị” lại còn khuyến khích tôi “mua” nhiều món “hàng” khác vừa đắt tiền, vừa... vô dụng. Tôi bèn chặn lại với một câu hỏi rất ư là “rẻ tiền”:
– Mai táng kiểu nào rẻ tiền nhất?
Hắn ngỡ ngang vì đang “rao hàng” thì bị cụt hứng. Nhưng ngay sau đó, hắn mỉm cười, rồi nhìn tôi một cách rất ư là đại lượng:
--Ông thích chơi trò rẻ tiền thì ông nên chọn con đường hỏa táng, vì ông sẽ không mất tiền chi phí chôn cất và mua đất ở nghĩa địa.
– Ngoài tiền hỏa táng ra, còn có mục chi phí nào khác nữa không.
– Có chứ. Thân xác của ông sẽ được tắm rửa, thoa son đánh phấn, và được đặt trong một cỗ quan tài thiệt đẹp. Chúng tôi sẻ tổ chức linh đình cho ông. Ai trông thấy nằm đó cũng phải thèm cái địa vị của ông.
– Nếu tôi thích đi con đường hỏa táng, thì tôi đâu có cần mua quan tài làm gì cho tốn tiền?
Lần này hắn nhìn tôi một cách khinh thường ra mặt, và nói với một giọng mỉa mai:
– Ông cũng cần phải được trang điểm và nằm trong một cỗ quan tài đàng hoàng khi bạn bè thân thuộc đến thăm viếng ông lần cuối cùng. Trưng bày thân xác ra như vậy mới là người đàng hoàng chứ! Tuy nhiên, nếu ông thích bủn xỉn, thì cũng không sao. Chúng tôi cũng có thể chiều ông được. Ðáng lẽ ông mua một cỗ quan tài rẻ tiền, ông có thể thuê một cỗ quan tài sang nhất hạng. Cỗ này đáng giá 11,000$. Những người giầu sang mua loại này, rồi mang đi chôn hay đốt cùng với cái xác của họ. Nhưng nếu ông mướn cỗ quan tài này, để nằm vài ba bữa, lấy le với bà con lối xóm, thì ông chỉ phải trả tiền thuê là 2,850$. Thiệt là rẻ mạt! Làm sao mà người đời biết được rằng ông là người hà tiện, đến lúc “nằm xuống” mà còn không dám bỏ tiền ra mua một cỗ quan tài để nằm cho thoải mái.
– Nhưng tôi không muốn “trình làng nước” cái thân thể xám ngắt của tôi cho mọi người chiêm ngưỡng thì sao?


– Hắn thở dài đến sượt một cái như một thầy giáo làng nhìn thằng học trò bướng bỉnh lại còn có tật cù nhầy:
– – Làm như vậy cũng bớt được vài ngàn: tiền son phấn, tiền thuê quan tài, tiền thuê Nhà Ðòn v.v.. Mà ông cũng không cần phải chi cho các vị tu sĩ đến tụng kinh gõ mõ tùm lum trong Nhà Ðòn của chúng tôi làm gì. Thế là ông đỡ thêm được vài ba trăm nữa. Ðối với hạng người “rẻ tiền” như ông, đỡ được trăm nào hay trăm đó, có phải không?
Thằng cha “tiếp thị” cho tôi là người bủn xỉn nên có vẻ bực mình lắm. Hắn chỉ muốn thu được nhiều tiền cho chủ Nhà Ðòn để được ăn nhiều tiền hoa hồng do gia đình “người ra đi” cung phụng. Vì thế, mỗi lần tôi bớt được món chi phí nào là hắn có vẻ đau đớn như đang bị bà nha sĩ nhổ một cái răng hàm bự trong mồm. Cuối cùng, tôi chọn một chương trình hỏa táng hợp với ý tôi. Tổng số tiền tôi phải chi ra là 2,709.24$ cho những mục như sau:
•tiền giấy tờ (khám nghiệm xác chết, giấy khai tử, v.v.);
•tiền xe đưa xác tôi từ nhà xác đến Nhà Ðòn;
•tiền hòm bằng giấy cứng (50$) đựng xác chết để mang đi hỏa táng;
• tiền đưa hòm xác tới lò đốt (không có vụ bầy biện thân xác ra cho mọi người “dòm ngó”);
•tiền đốt xác;

– • tiền hộp đựng tro để trao cho vợ tôi mang đi thả xuống biển (tôi mua loại rẻ tiền nhất nên chỉ tốn có 20$; còn loại sang và đẹp thì lên tới 500$)
– • tiền thuế trả cho thành phố, tiểu bang, và liên bang.

Người “tiếp thị” đại diện Nhà Ðòn Tubman và tôi cùng ký vào tờ khế ước (bốn bản). Sau đó, tôi hân hoan trao cho hắn tấm ngân phiếu 2,709.24$. Tôi phải trả tiền trước. Ðối với tôi, điều này rất thuận tiện, vì sau này giá cả có gia tăng thì Nhà Ðòn ráng mà chịu, chứ những “người ở lại” không còn phải lo lắng điều gì cho “người ra đi.”
Khi vợ tôi đi làm về, tôi hý hửng đưa cho cô nàng xem tờ khế ước. Thế là cô nàng khóc bù lu bù loa, rồi hỏi tôi một câu mà tôi cho là lãng nhách:

– Trong cả cuộc đời của anh, anh chỉ thích chơi sang. Tại sao đến cuối cuộc đời, anh lại định chết một cách rẻ tiền như vậy?
– Em hỏi một câu thiệt là lãng nhách! Thế nào là chết rẻ tiền? Chết sang thì đi đến đâu? Mang tiền ra cúng Nhà Ðòn và Nhà Nước làm gì? Chúng nó làm gì có quyền cấp visa cho anh vào Thiền Ðàng, hay vào Vùng Cực Lạc. Việc gì mình phải “đút lót” chúng nó? Dù sao anh cũng save” hơn 12,000$, chứ đâu có phải là ít.
– Em không cần món tiền đó đâu!
– Nếu em không cần số tiền đó, thì em mang nó đi giúp người nghèo, có sao đâu? Ða số dân ta hiện đang sống trong cảnh nghèo túng. Em có biết rằng nếu em mang 12,000$ về Việt Nam, em có thể nuôi hơn 60 em mồ côi trong một năm. Như vậy, anh là người “chết sang” hay là người “chết rẻ tiền”?
Thấy tôi lý luận như vậy, cô nàng vừa lau nước mắt vừa cười đùa:
– Thôi, anh muốn chết kiểu nào cũng được. Cái đó tùy anh. Nếu anh “ra đi” trước em, em sẽ chúc anh theo kiểu Tàu: “Thượng Lộ Bình An,” và xin anh “Bảo Trọng.”

– Vậy, trước khi “ra đi,” anh sẽ chào em theo kiểu Mỹ: “Hẹn Ngày Tái Ngộ” – “See You Later.”

Phở nhà giàu tại Hà-nội

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/av/2011/01/110124_pho_tonlam.shtml

Một tiệm phở chỉ dành cho giới nhà giàu mới xuất hiện ở Hà Nội mà giá của một tô phở là 37.5 Mỹ kim, đắt gấp 5 lần giá của một tô phở ở California.
clip_image002[6]
Tô phở của một tiệm phở ở Hà Nội. Gần đây xuất hiện các tiệm phở chỉ dành cho giới giàu có giá tiền tính bằng đô la Mỹ. (Hình: HoangDinhNam/AFP/Getty Images)

Theo báo Tin Nhanh, tiệm phở này nằm ở đường Láng Hạ, thủ đô Hà Nội với món phở được gọi là “chất lượng cao.” Một tô phở ở đây có giá như sau: Phở bò Kobe Nhật Bản là 750 ngàn đồng, tương đương 37.5 Mỹ kim; bò Úc 220 ngàn đồng, tương đương 11 Mỹ kim; bò Mỹ giá “bình dân” 125 ngàn đồng, tương đương 6.25 Mỹ kim. Rẻ nhất là tô phở bò Mỹ nhỏ: 70 ngàn đồng, tương đương 3.5 Mỹ kim.
Vẫn theo báo này thì quán có 150 chỗ ngồi lúc nào cũng kín và đa số là khách là người Việt Nam.
Ông chủ quán cho ký giả báo mạng Tin Nhanh biết, thực khách Hà Nội chọn món phở giá 37.5 Mỹ kim một tô ngày càng đông và hai loại phở rẻ tiền nhất vẫn là “món chiêu bài” giúp quán ông mỗi lúc một phát đạt.
Theo ông, bí quyết thu hút khách của quán phở không chỉ dựa vào sự quảng bá thịt bò nhập cảng từ Úc, Mỹ, Nhật mà còn là cách chuẩn bị món ăn.
Chủ tiệm còn cho rằng giới tư bản đỏ ở Hà Nội ngày càng chú ý đến vệ sinh thực phẩm và sẵn sàng chi tiền để được dùng món ăn chế biến từ thực phẩm “sạch.”
Báo Tin Nhanh cho biết thêm, một trong những thực khách thường xuyên đến quán phở “hạng sang” ở đường Láng Hạ là một ông giám đốc công ty địa ốc tên Th. Nói rằng: “Chúng tôi không bao giờ đến những quán cóc lề đường, cả những tiệm ăn nhỏ. Tôi đến quán phở này không phải để được tiếng chơi sang, mà vì phở ngon và không pha trộn các loại phụ gia độc hại.”
Mỗi tuần khoảng 2 lần, cả gia đình 8 người đến quán phở, chi phí bữa ăn sáng lên đến 300 Mỹ kim, ông Th. vẫn cho “khoản chi đó là vừa phải và xứng đáng để đổi lấy sự an toàn cho sức khỏe của con người.”
Cũng tại quán này, ông Th. “thưởng thức” một ly cà phê không dưới 10 Mỹ kim, và ông chấp nhận vì tin rằng ly cà phê không chứa hóa chất.
Trong khi đó tại Sài Gòn vài năm trở lại đây xuất hiện ngày càng nhiều quán ăn sang trọng không kém quán phở ở Láng Hạ.
Một đại gia cho báo Người Việt biết, một số nhà hàng lẩu nấm kiểu Nhật tại trung tâm Sài Gòn hiện nay là nơi lui tới “thời thượng” của giới tư bản đỏ trong nước. Tại một nhà hàng ở đường Tú Xương, quận 3, một lẩu nấm giản dị dành cho 2 người ăn có giá không dưới 100 Mỹ kim.
Và cuối cùng, nhiều người nghèo ở Việt Nam khi đọc được tin này sẽ bàng hoàng hay không thể tin vào tai mình khi một tháng lương của họ chỉ mua được 2 tô phở ở Láng Hạ, Hà Nội mà thôi.

Những cái nhất của năm 2010

Hàng năm có đến hàng trăm hoặc thậm chí hàng ngàn kỷ lục thế giới bị phá vỡ. Tạp chí Discovery vừa tổng kết lại một số kỷ lục mới trong lĩnh vực công nghệ của năm 2010 vừa qua.
Tàu khách lớn nhất

clip_image004
Vào ngày 13/11/2010, chiếc tàu du lịch Allure of the Seas của hãng Royal Carbbean International đã hoàn thành chuyến đi từ Phần Lan về cập tại bến nhà ở cảng Everglades (Fort Lauderdal, Florida). Đây là chiếc tàu “chị em” với chiếc Oasis of the Seas được đưa vào khai thác năm 2009.
http://www.youtube.com/watch?v=dfIm9QiVj2g&feature=related
Về nhiều mặt, 2 chiếc Allure và Oasis có rất nhiều điểm giống nhau. Cả 2 đều cao hơn 64 m trên mặt nước, có 16 tầng, có sức chứa đến 5.400 hành khách và 2.000 thủy đoàn cùng nhân viên phục vụ. Trên thiết kế, cả 2 chiếc tàu này đều có chiều dài 360m, tuy nhiên, trên thực tế, chiếc Allure dài hơn chiếc Oasis khoảng 5cm. Chính sự chênh lệch nhỏ này đã đưa tên tuổi Allure lên thành chiếc tàu khách lớn nhất thế giới.
Tòa nhà cao nhất
clip_image006

http://www.youtube.com/watch?v=5LjTWSKbfiU
http://www.youtube.com/watch?v=BH19J8ZF4Bk&feature=related
Vào ngày 4/1/2010, tòa nhà Buri Khalifa (tên trước đây là Buri Dubai) bắt đầu ra mắt công chúng và đi vào sử dụng. Tòa nhà cao khoảng 828m, và có hơn 160 tầng – nhiều tầng hơn bất kỳ tòa nhà nào trên thế giới. Sự xuất hiện của “gã khổng lồ” này khiến cho các tòa nhà cao tầng xung quanh trông nhỏ bé hẳn đi; hơn nữa, nó còn vượt mặt đối thủ từng là tòa nhà cao nhất thế giới – tòa nhà Taipei101 ở Đài Loan – đến hơn 320m.
Tàu lửa nhanh nhất
clip_image008

http://www.youtube.com/watch?v=yG_NrF5j_oY&feature=related
Chiếc tàu CRH-380A của Trung Quốc đạt vận tốc đến hơn 483km/giờ trong một đợt thử nghiệm hồi đầu tháng 12/2010. Trung Quốc hiện là nước có hệ thống đường ray xe lửa cao tốc lớn nhất trên thế giới, với tổng chiều dài hệ thống lên đến 7.504km. Nước này đang hướng đến mục tiêu 15.905km vào năm 2020. Theo một bài báo đăng trên tờ Economic Times, Trung Quốc hiện đang có kế hoạch cho ra đời một chiếc tàu lửa có thể đạt vận tốc gần 600km/giờ.
Máy bay nhanh nhất

clip_image010

http://www.youtube.com/watch?v=VZUwKX3_uE4
Vào đợt thử nghiệm ngày 26/502010, chiếc máy bay không người lái X-51A Waverider của không quân Mỹ đã đạt vận tốc nhanh hơn gấp 6 lần vận tốc âm thanh – nghĩa là đến 6.400km/giờ.
Sở dĩ nó đạt được vận tốc đáng kinh ngạc này là nhờ vào một động cơ phản lực tĩnh siêu âm. Khác với động cơ phản lực thông thường có một máy nén quay để nén không khí vào trong động cơ để đốt cháy, loại động cơ đặc biệt này không có các bộ phận chuyển động. Chính tốc độ siêu thanh của nó cùng với nguyên tắc khí động học làm nhiệm vụ nén khí vào động cơ. Nói cách khác, nó có thể sử dụng khí oxy trong khí quyển cho quá trình đốt cháy, thay vì phải mang theo như một loại nhiên liệu.

Siêu máy tính nhanh nhất
clip_image012

http://www.youtube.com/watch?v=EQ9qsjGFVe0

Hội thảo Siêu máy tính Quốc tế diễn ra vào ngày 2/11/2010 đã xướng tên siêu máy tính Tianhe-1 của Trung Quốc là siêu máy tính nhanh nhất thế giới. Cỗ máy này có tốc độ xử lý ổn định ở mức 2.507 trillion (1 trillion = 1,000,000,000,000) phép tính/giây
Phim hoạt hình stop motion nhỏ nhất
clip_image014

Phim làm theo kiểu stop motion thường sử dụng mô hình đất sét. Trong cách làm phim này, người ta sẽ dùng đất sét để tạo hình nhân vật rồi sắp xếp vào khung cảnh. Sau đó nhà làm phim sẽ chụp hình cảnh này lại rồi tiếp tục sắp đặt hoặc chỉnh sửa cho nhân vật ở tư thế khác và cảnh khác, rồi lại chụp hình lại; cứ tỉ mỉ dựng và chụp từng hình như vậy rồi cho các hình chụp này chuyển động liên tục thì sẽ cho ra chuyển động của nhân vật. Một số phim dựng theo kiểu này là Shaun the Sheep hoặc Wallace and Gromit .
“Dot” là tên bộ phim được thực hiện cũng bằng cách làm trên, do hãng Aardmand Animation sản xuất, được thực hiện với chiếc smart phone Nokia N8 gắn với một kính hiển vi CellScope.
http://www.youtube.com/watch?v=CD7eagLl5c4
Để làm bộ phim này, họ đã dùng một máy in 3D để tạo ra khoảng 50 phiên bản của Dot – nhân vật chính trong phim - ở nhiều tư thế khác nhau, với kích thước chỉ khoảng 9mm.
Mỗi ngày, ekip làm được 4 giây phim, và khi bộ phim ra mắt vào tháng 9/2010, nó đã được sách Guinness Thế giới công nhận là bộ phim hoạt hình stop motion nhỏ nhất thế giới.

Gốc tự do" thủ phạm lão hóa hay thuốc trường sinh?
Đầu tháng 12 vừa qua, nhóm các nhà sinh học thuộc Đại học McGill Montreal, do giáo sư Siegfried Hekimi đứng đầu cùng cộng sự là Wen Yang, đã công bố một kết quả nghiên cứu, lật lại hoàn toàn một lý thuyết về bản chất của quá trình lão hóa, vốn được cộng đồng khoa học chấp nhận một cách rộng rãi từ lâu nay. Nghiên cứu này được công bố trên tạp chí PLOS Biology có thể truy cập miễn phí trên mạng.
Lý thuyết về quá trình lão hóa được nhiều nhà khoa học chấp nhận từ trước đến nay cho rằng nguyên nhân của quá trình lão hóa nằm trong các hoạt động không được kiểm soát của các gốc tự do (free radical/ radical libre).
Gốc tự là một thuật ngữ khoa học dùng để chỉ các phân tử hóa học có thừa điện tử. Mỗi nguyên tử có một nhân với một số chẵn điện tử xoay chung quanh, giống như các hành tinh quay chung quanh mặt trời. Phân tử gồm một số nguyên tử (atom) dính với nhau do tác dụng của các cặp đôi điện tử.
clip_image016

Trong quá trình chuyển biến hóa học, có những trường hợp, một điện tử (electron)bị tách rời khỏi nhóm và phân tử đó trở thành một gốc tự do. Các phân tử có một điện tử đơn độc như vậy không cân bằng, đầy đủ nên rất bất ổn, dễ tạo ra phản ứng. Lý thuyết về tác hại của các gốc tự do đối với quá trình lão hóa khẳng định các gốc tự do này « luôn luôn tìm cách chiếm đoạt điện tử mà chúng thiếu từ các phân tử khác, và lần lượt tạo ra một chuỗi những gốc tự do mới, gây rối loạn cho sinh hoạt bình thường của tế bào ».
clip_image018
Các nguyên nhân tạo ra những gốc tự do

Quá trình phá hủy tế bào của các phân tử chứa điện tử đơn độc chính là nguyên nhân chủ yếu của lão hóa hay nhiều bệnh tật nguy hiểm, như : ung thư, tiểu đường, suy giảm hệ miễn dịch, v.v.
http://www.youtube.com/watch?v=fTBz9ipkWhE
Lý thuyết ,coi các phân tử chứa điện tử đơn độc hay các gốc tự do là thủ phạm của lão hóa và nhiều bệnh tật, là nền tảng của các phương pháp trị liệu sử dụng các chất chống oxi- hóa (anti-oxidant ) có trong các thực phẩm tự nhiên hoặc trong các « thực phẩm chức năng », để chống lại quá trình được coi là nguy hiểm này.
Giáo sư Siegfried Hekimi và các cộng sự đã trắc nghiệm lý thuyết kể trên bằng cách làm đột biến gien của một số cá thể giun caenorhabditis elegans, gọi tắt là C. Elegans(*), để tạo ra các con giun mới, mà cơ thể của những con này có thể sinh ra nhiều gốc tự do hơn bình thường.
Kết quả của các thực nghiệm của nhóm nghiên cứu thuộc Đại học McGill Montreal cho thấy các con giun C. elegans đột biến có tuổi thọ cao hơn rất nhiều so với các con bình thường. Hơn nữa, các chất chống oxi- hóa lại khiến cho tuổi thọ của chúng giảm đi, thay vì tăng lên, như ta vẫn nghĩ.
Tiếp tục thực nghiệm này, các nhà nghiên cứu Montreal đã đưa vào cơ thể của các con giun C. elegans bình thường, nghĩa là các con giun không được chuyển gien, một chất diệt cỏ rất độc, có khả năng làm tăng số lượng gốc tự do. Kết quả thật bất ngờ, các mẫu giun được xử lý bằng thuốc diệt cỏ lại sống lâu hơn 60% so với bình thường.
Theo giáo sư Hekimi, các phát hiện này lật ngược lại những hiểu biết cho đến nay của khoa học về quá trình lão hóa. Thực nghiệm trên các con giun được chuyển đổi gien cho thấy việc tạo ra các gốc tự do có thể thúc đẩy cơ chế bảo vệ và sửa chữa các tế bào. Ở một số giai đoạn trong quá trình sinh trưởng của loài giun này, các gốc tự do thậm chí có thể đóng góp vào sức khỏe của cơ thể, bất chấp tính độc hại của chúng, như thí nghiệm thứ hai cho thấy.
Như vậy, theo giáo sư Hekimi, các quan sát làm nền tảng cho lý thuyết về mối liên quan giữa các phân tử chứa điện tử đơn độc và quá trình lão hóa là rất chính xác, nhưng bản thân lý thuyết này là « sai ». Có nghĩa là quá trình lão hóa gắn liền với sự xuất hiện ồ ạt của các gốc tự do đúng như những người ủng hộ thuyết tác hại của gốc tự do đã quan sát thấy. Thế nhưng bản chất của quá trình lão hóa có thể ngược lại, tức là sự lão hóa khiến cơ thể buộc phải tăng cường sản sinh ra các gốc tự do để chống lại các tác động của chính quá trình lão hóa.
Giáo sư Hekimi khẳng định : rõ ràng các gốc tự do có tham gia vào quá trình lão hóa, nhưng không phải theo cách mà chúng ta vẫn thường nghĩ từ trước đến nay.
----------------------------------------------------------------
(*) C. elegans là một loài giun lưỡng tính, tí hon dài khoảng 1mm, trong suốt, có tuổi thọ khoảng 3 tuần lễ, có khả năng tái sinh sản 3 ngày/1 lứa, đặc biệt trong nhiệt độ 20°C, được các nhà sinh học chuyên dùng để tiến hành các thực nghiệm nhằm tìm hiểu về quá trình sinh thành của bào thai và quá trình lão hóa.
clip_image019clip_image020clip_image021clip_image023

(theo Trọng Thành )


10 phút kỳ diệu để vui sống
Có những ngày bạn mệt mỏi đến mức đau nhức toàn thân. Nhưng bạn vẫn có thể làm cho não tỉnh táo, đây là 8 bí quyết:
1. Khi mắt thấy các màu “nóng” như đỏ hoặc cam, tuyến nhờn thúc đẩy sản sinh năng lượng. Y học gọi là liệu pháp màu (color therapy). Để giữ được năng lượng, hãy giữ các màu “mạnh” ở trong tầm nhìn của bạn bằng cách dùng các vật dụng có màu đỏ, cam và hồng.
2. Cười làm tăng chất endorphin trong cơ thể, làm não bơm thêm lượng serotonin “ngoại hạng”, chất chống trầm cảm tự nhiên, giúp bạn tỉnh táo hơn. Nên nói chuyện vui hoặc kể chuyện tiếu lâm để có cơ hội cười.
3. Tận hưởng thiên nhiên và hít thở không khí trong lành để “nạp” năng lượng. Các phân tử ion âm này có ở gần núi, thác nước và bãi biển. Chúng làm tăng lượng ôxy vào não và tăng mức serotonin, giúp bạn “kết nối” tốt hơn. Tắm 10 phút vào buổi sáng cũng khả dĩ làm nâng mức ion cho cơ thể.
4. Thay đổi đường đi, để tạo lạ mắt, cũng có thể làm bạn hưng phấn. Khi làm một điều gì đó mới, não phản ứng với sự kích thích bằng cách phóng thích adrenaline - hóa chất cấp cao làm bạn tỉnh táo. Các thay đổi nhỏ nhưng hiệu quả cao, lợi ích cho cơ thể.
5. Năng lượng cũng tăng thêm nhờ “thanh lọc” các việc đơn giản như sắp xếp bàn làm việc, xóa các e-mail hoặc tin nhắn, hoặc loại bỏ các vật dụng cũ (quần áo, sách báo,...) để làm “thoáng” nhà cửa.
6. Nghe nhạc với các tiết tấu nhanh chậm khác nhau, đừng nghe một loại tiết tấu (hoàn toàn chậm hoặc nhanh), tốt nhất là nghe tiết tấu chậm rồi nhanh dần. Âm nhạc rất kỳ diệu!
7. Ăn sáng và ăn trưa đầy đủ để có đủ năng lượng cho cơ thể, nhưng ăn tối ít. Ăn sáng giúp chuyển hóa năng lượng tốt, khiến bạn tỉnh táo hơn và làm việc hiệu quả hơn.
8. Tập trung vào những gì lạc quan, nhờ vậy mà bạn có thêm năng lượng, tất nhiên sẽ yêu đời hơn. Càng chú ý vào những phiền toái càng làm bạn mệt mỏi. Hãy suy nghĩ tích cực, loại bỏ các điều nuối tiếc và thất vọng. Nếu tập trung vào những gì mà bạn thấy là may mắn cho mình thì bạn sẽ mau chóng lạc quan để khả dĩ vui sống.
Nước tiểu : « Mỏ » phốt phát mới
clip_image025
Ngày 13 tháng 10 2010 tại thành phố Zutphen, công ty GMB (Hòa lan) đả khánh thành nhà máy xử lý nước tiểu có qui mô lớn đầu tiên ở Châu Âu. Nhà máy SaNiPhos này sẽ trích chất phosphate và nitrogen từ nước tiểu trong dòng nước thải. Nước tiểu chĩ chiếm 1 phần trăm cùa tỗng số lượng nước thải, nhưng lai chứa 85 phần trăm nitrogen và 45 phẩn trăm phosphate cũa dòng nước thải.
clip_image027
Mỗi năm sẽ có 5 triệu lít nước tiểu được xử lý tại nhà máy SaniPhos, để trích ra chất phốt phát sử dụng trong nông nghiệp, sân cỏ thể thao, công nghiệp dược phẩm…Việc tái chế như thế rất được khuyến khích nhằm mục đích phát triển bền vững.
Quá trình xử lý các chất thải từ nhà vệ sinh trước khi đi vào hệ thống cống rãnh tiêu tốn rất nhiều năng lượng, trong khi nguồn phốt phát ngoài thiên nhiên có thể sẽ bị cạn kiệt trong vòng năm mươi hay một trăm năm tới. Cái mới trong dự án của GMB là tiến trình xử lý và làm bốc hơi, giúp thu hồi được 8g phốt phát trong mỗi lít nước tiểu.
Quy trình xử lý tương đối phức tạp. Nước tiểu được trộn lẫn với các vi khuẩn sản sinh ra ammoniac và khí carbonic, sau đó khí này sẽ bị loại ra. Hỗn hợp trên đây được trộn với chất ma-nhê trong một máy ly tâm, sẽ cho ra các hạt struvite kết tinh – một khoáng chất giàu phốt phát. Ở giai đoạn này, nước tiểu vẫn còn là nước tiểu. Người ta cho thêm vào các hạt kết tinh này chất acid sulfuric, thế là có được một loại phân bón dành cho nông nghiệp nữa, đó là chất sulfat ammoniac.
Để trích xuất được những chất trên đây, cần phải có lượng nước tiểu rất lớn. Trước mắt, hàng năm công ty GMB có thể xử lý một triệu rưỡi lít nước tiểu do một công ty dược phẩm thu gom được từ các phụ nữ mang thai để trích xuất hooc-môn, cần thiết cho việc bào chế một số loại thuốc. Thời gian sau đó công ty GMB dự tính sẽ triển khai sử dụng nguồn nước tiểu được lấy từ các nhà vệ sinh công cộng mang tính cơ động, được dựng lên để phục vụ các buổi trình diễn ca nhạc lớn, hoặc các lễ hội quần chúng. Công ty này hy vọng ký được hợp đồng với các nhà tổ chức ca nhạc và lễ hội, để thu thập thêm được mỗi năm ba triệu rưỡi lít nước tiểu nữa.

Bên cạnh đó, cũng có những công ty đưa ra các kiểu dáng bồn cầu tách biệt được nước tiểu để đưa đi tái chế, vừa tiết kiệm nước lại vừa xử lý về mặt sinh học, góp phần bảo vệ môi trường.

Việc thu hồi chất phốt phát trong nước thải, bên cạnh việc giúp tăng nguồn phốt phát dùng làm phân bón cho trái cây, rau quả, lại còn hạn chế được tình trạng nước các sông hồ bị ô nhiễm, do sự thâm nhập một lượng lớn nitrat và phốt pho từ nước thải sinh hoạt của các khu dân cư,

( theo Thụy My )

Lưu trữ thông tin trên vi khuẩn

Rất có thể trong tương lai ổ cứng máy tính và ổ USB (Universal Serial Bus)sẽ chứa vi khuẩn để thực hiện chức năng lưu trữ dữ liệu.

http://www.youtube.com/watch?v=e3ReE4dXRBs

clip_image029
Vi khuẩn E.coli bacterium. Ảnh: meningitis101.com.
Vào năm 2007, một nhóm nghiên cứu của Đại học Keio tại Nhật Bản tuyên bố họ đã mã hóa thành công một công thức vật lý vào DNA của một vi khuẩn phổ biến trong đất. Họ cho biết là do vi khuẩn sinh sản liên tục nên dữ liệu sẽ được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nhờ đó một nhóm vi khuẩn đơn bào có thể lưu trữ dữ liệu trong vài nghìn năm.
Nhưng nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Hong Kong Chinese University còn đạt được bước tiến xa hơn so với nhóm chuyên gia của Đại học Keio, Theo AFP nhóm nghiên cứu TQ đã tìm ra một số biện pháp để lưu trữ những dạng dữ liệu phức tạp hơn trong cơ thể E.coli bacterium – loại vi khuẩn ký sinh trong đường ruột của động vật máu nóng, bao gồm cả con người.
Họ nén dữ liệu rồi cắt thành nhiều phần. Họ tách DNA ra khỏi vi khuẩn, mã hóa dữ liệu vào DNA rồi đặt nó vào một vi khuẩn khác. Quy trình này tương tự như biện pháp biến đổi gene ở thực vật.
Số lượng vi khuẩn là vô tận nên không có bất kỳ giới hạn nào đối với lượng dữ liệu mà nhóm nghiên cứu có thể lưu trữ. Họ cũng có thể “lập bản đồ” DNA của vi khuẩn nên việc xác định vị trí lưu giữ thông tin trở nên dễ dàng.
Kết quả nghiên cứu này mở ra khả năng lưu trữ văn bản, hình ảnh, âm nhạc và thậm chí video trong các tế bào. Các nhà nghiên cứu khẳng định mỗi gram vi khuẩn có thể chứa được lượng thông tin tương đương 450 ổ cứng dung lượng 2.000 GB.
Nhóm nghiên c ứu TQ cũng phát triển biện pháp bảo mật ba lớp trong quá trình mã hóa dữ liệu. Đây có thể là tin vui đối với các nhà ngoại giao Mỹ, những người từng điêu đứng vì vụ rò rỉ thông tin trên trang WikiLeaks. Allen Yu, một thành viên trong nhóm nghiên cứu, phát biểu “Chẳng ai có thể trộm dữ liệu từ vi khuẩn. Mọi loại máy tính đều có thể rơi vào tình trạng mất điện hoặc mất cắp dữ liệu, song vi khuẩn chống được mọi hình thức tấn công trong thế giới ảo”,.
Giáo sư Chan Ting Fung, trưởng nhóm nghiên cứu, nói với AFP rằng nghiên cứu của họ sẽ dẫn tới sự ra đời của nhiều ứng dụng thực tế. Thông tin được lưu giữ trong vi khuẩn chẳng những tồn tại hàng nghìn năm, mà còn không bị mất sau các thảm họa mang tính hủy diệt. Ông nói :”Vi khuẩn xuất hiện khắp mọi nơi. Chúng có thể sống sót sau những thảm họa khủng khiếp nhất đối với con người. Một loại vi khuẩn có tên Deinococcus radiodurans có thể sống sót ngay cả sau các vụ nổ hạt nhân”.

Scientists Discover How To Store Data In Bacteria-The Huffington Post-01/26/2011

Phi cơ xây nhà cao tầng

Một phi đội trực thăng xây tòa nhà cao tầng có thể trở thành hiện thực trong tương lai, giảm thiểu nguy cơ tai nạn lao động.

clip_image031
Trực thăng mini xây nhà trong phòng thí nghiệm.
http://vnexpress.net/GL/Khoa-hoc/2011/01/3BA25C8D/Page_2.asp
Các nhà nghiên cứu của Đại học Pennsylvania tại Mỹ thiết kế những chiếc trực thăng siêu nhỏ có khả năng nhấc mọi vật thể rồi dời tới bất cứ nơi nào. Những trực thăng này có khả năng phối hợp với nhau nhờ một thuật toán.
Mỗi khi xây nhà, người sử dụng chỉ cần chọn một kiểu dáng và thuật toán tương ứng với kiểu dáng ấy. Mệnh lệnh xây nhà được gửi tới phi đội trực thăng dưới dạng tín hiệu. Thuật toán quy định trình tự của các đồ vật mà một chiếc trực thăng sẽ nhấc lên. Chiếc kẹp trên mỗi trực thăng cho phép chúng nhấc đồ vật theo cả chiều ngang lẫn chiều dọc. Trong mô hình thử nghiệm, các thành phần của tòa nhà gắn kết với nhau bằng nam châm.
Daniel Mellinger, người viết các thuật toán dành cho trực thăng, khẳng định rằng với những thuật toán của anh, phi đội trực thăng có thể xây mọi kiểu tòa nhà. Ngoài ra chúng còn thực hiện được nhiều động tác khó như nhào lộn, bay qua cửa sổ theo các góc khác nhau. Điểm yếu duy nhất của phi đội trực thăng là chúng chỉ hoạt động khi điện còn trong pin.
Kết quả nghiên cứu của Đại học Pennsylvania có thể là bước khởi đầu cho sự ra đời của những robot bay có khả năng xây nhà hoàn toàn tự động trong tương lai. Sự hiện diện của chúng sẽ trở nên hữu ích khi người ta xây nhà chọc trời, lắp ráp giàn khoan dầu ngoài biển hay xây dựng trong vùng chiến sự.
Minh Long

Tòa nhà nổi trên nước

Một kiến trúc sư Nga thiết kế tòa nhà có khả năng nổi trên nước và chống chịu mọi thảm họa mang tính hủy diệt của môi trường.

clip_image032
Alexander Remizov, một kiến trúc sư người Nga, vừa công bố bản thiết kế ngôi nhà có khả năng bảo vệ con người trước mọi loại thảm họa môi trường.
clip_image033
Kiểu nhà này được gọi là Ark. Người ta có thể xây dựng nó rất nhanh bằng cách dựng sẵn khung được làm từ gỗ, thép. Mái và tường được làm bằng nhựa chất lượng cao, chứ không phải kính.
clip_image034
Công trình có thể chứa được 10 nghìn người và cho phép cây cối mọc bên trong. Người ta có thể dựng nó ở mọi địa hình, thậm chí trên bãi cát.
clip_image035
Ark được thiết kế để có thể nối trên mặt nước và chịu được những trận lụt lớn tương đương với thảm họa đại hồng thủy trong Kinh thánh. Ngoài ra nó còn chịu được nhiều thảm họa mang tính hủy diệt khác.
clip_image036
Khi trôi nổi trên nước, một nửa tòa nhà sẽ chìm xuống dưới.
clip_image037
Tòa nhà có khả năng từ sản xuất điện từ nhiệt của nước, gió, ánh sáng mặt trời.
(theo Caoniênbách hạc)



Gương lao động: 78 tuổi vẫn cònđi lượm rác nuôi chồng con
Nguyển văn Thông
Cụ bà Nguyễn Thị Mối 78 tuổi, hiện sống tại tổ 12, phường Phú Thịnh, thị xã Bình Long (Bình Phước) hằng ngày phải đi lượm rác bán ve chai để nuôi chồng con.
clip_image039
Đi dạy về khoảng 12g trưa trời nắng gắt, thấy một bà cụ tay ôm đống giấy bìa cactông, tay kia vác bao chất đầy vỏ chai, bao nilông với bộ dạng ốm yếu và mệt mỏi đang loay hoay bới đống rác để cố tìm mấy cái bao nilông, mấy vỏ lon bia và bất kỳ thứ gì có thể bán được.
Nhìn khuôn mặt đầy nếp nhăn và thân hình gầy gò khiến tôi động lòng liên tưởng đến bà nội tôi ở quê. Năm nay bà đã 80 tuổi và tết này đám con cháu chúng tôi về để mừng thọ bà, không biết con cháu của bà cụ kia ở đâu mà không nuôi bà để bà phải đi bới rác lượm từng bao nilông bán lấy tiền.
Chỉ còn vài ngày nữa là tết rồi, không biết bà đã chuẩn bị gì cho tết chưa? Hay tết đến bà lại vui trong lòng vì có nhiều thứ vỏ hộp bỏ ra, bà sẽ lượm được nhiều hơn như lon bia, vỏ đựng bánh trái và cả vỏ những chai rượu ngoại đắt tiền nữa.
Như phát hiện ánh mắt dòm ngó của tôi, cụ bà lẳng lặng bỏ đi trong khi đống rác đang bới dở.
Vì là giáo viên nên tôi rất dễ đồng cảm với hoàn cảnh éo le của bà lão, tôi lân la lại gần hỏi chuyện thì biết bà tên là Nguyễn Thị Mối, năm nay 78 tuổi, hiện đang phải nuôi con trai năm nay 43 tuổi bị bệnh ho ra máu và cụ ông mù cả hai mắt, còn đứa con gái bị chồng bỏ, “bây giờ hắn phải lo cho con hắn hơi đâu mà lo cho mình”.
Cụ Mối cho biết mỗi ngày chỉ bán ve chai được 20.000 đồng nhưng đó là đồng tiền do chính sức lao động của cụ làm ra, tôi học được ở cụ sự cần cù và chịu khó.