Thứ Sáu, 18 tháng 3, 2011

WWW.TIN TUC CAO NIEN ĐẶC BIÊT

BẢN TIN ĐẶC BIỆT
18 tháng 3 năm 2011


MÂY PHÓNG XẠ: MỐI LO CỦA CẢ THẾ GIỚI 

1-Mây phóng xạ , bóng ma đe dọa toàn cầu
Cả thế giới đang dõi theo từng « hơi thở » của nhà máy điện hạt nhân Fukushima Nhật Bản. Những công nhân quả cảm tại nhà máy này đang ngày đêm liều sinh mạng của mình để ngăn chặn khôngcho tai họa hạt nhân lớn xẩy ra. Tuy nhiên cho đến nay tình hình đã rất khẩn trượng, phóng xạ đã rò rỉ.
http://www.foxnews.com/world/2011/03/18/japan-reaches-race-clock-avert-nuclear-disaster/
Những đám mây phóng xạ , không phân biệt được ranh giới quốc gia, bắt đầu theo chiều gió bay tới đe dọa nhiều nước trên thế giới
http://www.theprovince.com/Cars/Video+Nuclear+fallout+spreads+abroad/4450782/story.html
clip_image002
Một đám khói lớn thoát ra từ Trung tâm hạt nhân Fukushima Daiichi. Ảnh chụp lúc 10 giờ sáng (02h00 GMT), ngày 16/3/ 2011

Những sản phẩm phân rã hạt nhân thoát ra từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima bao gồm khí và bụi. Khí này rất dễ  phát tán. Trong hỗn hợp khí đó người ta thấy có chất phóng xạ i-ốt và nhiều loại khí hiếm khác như kryton hay xénon. Độc hại nhất là chất phóng xạ i-ốt, nó có thể gây bệnh ung thư tuyến giáp. Còn trong bụi thì có chất plutonium, uranium, césium…Thế nhưng thật khó mà xác định chính xác thành phần cấu tạo của hỗn hợp phóng xạ này.

Liên quan đến tình hình tại nhà máy hạt nhân Fukushima, người ta chỉ có thể khẳng định được hiện tượng tăng hàm lượng chất phóng xạ xung quanh nhà máy, chứ chưa thể xác định chính xác những nhân tố phóng xạ hiện diện. Dù vậy, chúng ta vẫn có thể đưa ra giả thuyết dựa trên thành phần nhiên liệu hạt nhân được sử dụng ở nhà máy Fukushima. Một trong những lò phản ứng ở đây sử dụng nhiên liệu hỗn hợp MOX ( một loại hỗn hợp của uranium nghèo và plutonium) và uranium giàu.(enriched uranium)

Theo các nhà khoa học, thành phần cấu tạo của mây phóng xạ phụ thuộc vào việc nhiên liệu hạt nhân (uranium) đã được nạp vào lò lâu hay chưa. Trong lò phản ứng vừa đề cập, những thanh đốt MOX chỉ được nạp vào lò hồi tháng 10 vừa qua. Vì thế, nó còn mới và chứa ít chất phân rã phóng xạ.
Cũng giống những đám mây bình thường, mây phóng xạ bay trong bầu khí quyển. Một khi thoát ra khỏi lò, những chất cấu tạo nên đám mây này sẽ phát tán trong không khí. Vận tốc và hướng bay của mây phóng xạ lệ thuộc vào điều kiện thời tiết và độ cao của nó. Nếu mây phóng xạ ở độ cao 1 000m, nó có thể bay khắp thế giới.
Tưởng nên nhắc lại là mây phóng xạ trong thảm họa hạt nhânChernobyl (Ukraine) đã lan tới Châu Âu chỉ trong vài ngày.Thêm vào đó, nếu phân tử phóng xạ càng nóng, thì nó sẽ bay lên càng cao và càng nhanh. Khi có mưa hay có tuyết rơi, bụi phóng xạ sẽ lẫn vào trong nước để rơi xuống đất và sông biển.
(xem: các tại họa hạt nhân tệ hại nhất.)
Từ tối hôm thứ ba (15/3) tại Fukushima hướng gió thổi về phía Thái Bình Dương với vận tốc từ 20 đến 30km/h. Theo dự báo của đài khí tượng Pháp, hiện tượng này sẽ kéo dài trong những ngày tới. Một nhà khoa học cho rằng, Tokyo cách nhà máy Fukushima đến 250 km, vì thế nếu có mây phóng xạ, thì bầu khí quyển cũng có thời gian phát tán và làm yếu những phân tử phóng xạ trong không khí. Khi đó, dù có chạm đất, thì độ phóng xạ cũng đã giảm đi nhiều.
Còn về mức độ ảnh hưởng của Fukushima đối với thế giới, các chuyên gia đánh giá, hiện tại gió chỉ đạt 30 km/h, vì thế nếu có mây phóng xạ thì cũng phải mất nhiều ngày mới tới bờ bên kia Thái Bình Dương để đi vào lãnh thổ Canada và Hoa Kỳ. Khi việc đó xảy ra thì hệ thống máy dò phóng xạ của hai nước này sẽ lập tức phát hiện.
2- Hoa kỳ theo dõi mây phóng xạ

Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa kỳ (EPA) đã cho đặt thêm nhều máy dò phóng xa tại miển Tây Hoa kỳ và các lãnh thổ Thái Bình Dượng kể từ khi khủng hoảng hạt nhân xẩy ra tại Nhật sau trận động đất và sòng thần làm hư hại hệ thống làm lạnh lò phản ứng tại Fukushima.
Video: Giải thích tại sao lò phản ứng Nhật bị nguy cơ nóng chảy?
Từ trước tới nay công tác dò phòng xạ vẫn được thường xuyên thực hiện tại các vùng trên đây trong khuôn khổ mạng luới RadNet . Mạng lưới này theo dõi mức phóng xạ trong không khí, nước uống, sữa và nước mưa.
Riêng tại Calfornia hiện đang có 12 máy đo mức phóng xạ trong không khi. Cơ quan EPA cũng còn có dự trữ 40 máy dò phóng xa lưu động sẵn sàng di chuyển tới những vùng có nhu cầu khẩn cấp. Được biết Hawai đã có thêm 2 máy dò và Guam cũng 2 máy. Ngoài ra máy dò phóng xạ cũng đang được ráp đặt tại Dutch Harbor, Nome and Juneau.
http://asheham.wordpress.com/2011/03/14/california-dept-of-health-monitoring-radiation-fallout/
Các chuyên viên cho biết dù là mây phóng xạ có bay tới Hoa kỳ thì mức phóng xạ khí quyển tại đây cũng không gây nguy hai gì cho sức khỏe dân chúng vì Fukusima ờ cách Hoa kỳ những 5.000 miles.
3- Bản đồ tiên đoán đường bay của mây phóng xạ

Tổ chức Comprehensive Test Ban Treaty Organization của Liên Hiệp Quốc có thiết lập bản đồ dự đoán hướng bay của mây phóng xạ gây ra bởi các lò phản ứng bị hư hại tại Fukusima. Dự đoán này dựa vào gíó và điểu kiện thời tiết
http://www.nytimes.com/interactive/2011/03/16/science/plume-graphic.html?ref=science
Theo dự đoán mây phóng xạ sẽ bay qua Aleutian Islands vào ngày thứ Năm 17/3 trước khi đụng Nam California vào buổi chiều ngày thứ sáu, rồi sau đó bay về hướng Tây Nam Hoa kỳ bao gồm Nevada, Utah và Arizona
Các chuyên gia nhấn mạnh là bức xạ phóng xa của đám mây sẽ yếu dẩn trong khi vượt qua Thái bình dượng và trong trường hơp tồi tệ nhất cũng chỉ có hậu quả hết sức nhỏ đối với Hoa kỳ dù là mức phóng xạ có thể dò được đi chăng nữa. Đây cũng tượng tư như trong vụ thảm họa hạt nhân Chernobyl ( Ukraine) vào năm 1986 phóng xạ đã lan tràn khắp thế giới và đã tới miển Tây Hoa kỳ trong vòng 10 ngày với một mức phóng xạ dò đo được nhưng hết sức nhỏ.
4- Phải làm gì khi mức phóng xạ trở thành đáng kể

Nếu rủi ro phóng xạ tăng môt cách đáng kể, chính phủ sẽ phân phát thuốc potassium iodide để ngăn ngừa không cho cơ thể chúng ta hấp thu đổng vị phóng xạ iodine-131 , vì đổng vị này khi vào trong cơ thễ sẽ tụ trong tuyến giáp và bức xạ ion hóa nó phóng ra có thể gây ung thư. Bạn có thể uống một viên potassium iodide (130mg) ngay tức thời khi có báo đông mây phóng xạ, rồi cứ mổi 24 tiếng lại uống một viên.
http://www.youtube.com/watch?v=hckVSf2XQew\
Thay vì uống potassium iodide bạn cũng có thể ăn rong biển (seaweed), những thức ăn giầu i-ốt hoặc dùng kem i-ốt bôi khắp ngưởi
Các bụi phóng xạ có thể xâm nhập vào trong cơ thể qua đường hô hấp hay ăn uống. Chuyên gia Peter Weish cho biết theo kinh nghiệm vụ thảm họa hạt nhân Cherbonyl tốt nhất là nên dùng băng keo bít kín các kẽ hở trong phòng, che miệng với khẩu trang hay khăn ướt, tránh tiềp xúc với nước mưa.
Bạn có thể tẩy rửa phóng xạ bám trên người bẳng cách tắm với nước Clorox pha loãng ( 1 cup Clorox cho một bổn nước thật nóng), ngâm mình trong nước càng lâu càng tốt sau đó để nguyên không xối nước rửa. Bạn cũng có thể dùng thuốc tẫy trắng (bleach) để loại những chất làm nhơ ra khỏi các nguổn cung cấp nước. Muối Epsom cũng có thể dùng cho nước tắm nhưng kém hiệu nghiệm. Đất sét Bentonite dùng ngoài da (như túi bùn) hay uống (pha loãng trongnước) có thể tẩy độc cơ thể miễn là đất sét không chứa nhiều aluminum ,lý do là vì đất sét bám dính vào các kim loại nặng.Ban cũng có thể dùng than củi như thantán vụn dùng làm chất lọc nước bổn cá .Bạn còn có thể dùng rong biển (seaweed) hay pha pectin vào nước mà uống.
Dưới đây là hai videos trình bày nguyên tắc cơ bản trong việc chống bụi phóng xạ(fall out)
http://www.youtube.com/watch?v=1lBtjnQfuy4
http://www.youtube.com/watch?v=QG7IqEly1Q4&NR=1