Chủ Nhật, 23 tháng 10, 2011

TINTUCCAONIEN.COM

clip_image001 

Ngày 22 tháng 10 năm 2011

1.Bốn điều xẫy ra ngay trước cơn đau tim
Mỗi năm khoảng 785,000 người Mỹ bị lên cơn đau tim lẩn đầu tiên và 470,000 người đã bị lên cơn đau tim một hay nhiều lần nay lại bị lại. Điều đáng sợ là 25 phần trăm TẤT CẢ các cơn đau tim đểu xẩy ra “thầm lặng” không có triệu chứng gì rõ rệt hay hiển nhiên
Ngay cả khi có triệu chứng thì những triệu chứng này cũng quá mơ hồ hay quá nhẹ đền nổi hầu hết bệnh nhân không nhận ra là có liên quan tới tim ( trử phi họ đã được cảnh báo tử trước). Đặc biệt có bốn điều là những dấu hiệu xấu nhất của một cơn đau tim thầm lặng
Bốn điều nảy là trọng tâm trình bày của Bác sĩ Chauncey Crandall trong cuốn video “ Silent Heart Ăttacks: A Special Mewsmax Heart Health Report” . Bác sị Crandall –chuyên gia nổi tiếng về timmạch—cho biết các cơn đau tim thầm lặng không chữa trị được là bởi vì các bệnh nhận không nhận biết các triệu chứng. Chính vì vậy ông đã đưa ra cuốn video này để vạch rõ bốn điều nói trên để mọi người có thể biết đó có thể là nhựng dấu hiệu báo trước một cơn đau tim thầm lặng đề mà tỉm sự chữa trị kịp thời và tránh đươc nhựng tổn thượng vể sức khoẻ
http://w3.newsmax.com/newsletters/crandall/video_ob2.cfm?PROMO_CODE=D183-1
clip_image003


Chữa trị kĩp thời là yếu tố chủ yếu cũa sự sống sót. Thống kê cho thầy có sụ liên hệ rõ rệt giữa sự chậm trễ trong việc chựa tri và sự tật nguyển hay tử vong. --tức là khoảng thởi gian từ lúc có triệu chứng đẩu tiên tới lúc bắt đẩu được chăm sóc.Vì vậy biết được các triệu chứng của cơn đau tin là điểu hết sức quan trọng đặc biệt là đó lại là nhựng dấu hiệu mà phẩn đông chúng ta không nghĩ là có liên quan tới cơn đau tim.—như bốn điều mà bác sĩ Crandall trình bày trong cuốn video.nói trên. Cuốn video này rất bô ích , được nhiểu ngưởi hoan nghêng;chỉ trong vài thánh mà đã có tới trên 5 triệu ngưởi coi.
Qúi vị nên coi cho biết, và nếu muồn có thể đăng ký in thêm nhựng tài liệu tham khảo miễn phí.
· These Four Things Happen Right Before a Heart Attack- Katrina Turner- 23 Sep 2011

2. Những thực phẩm tránh dùng cho người bệnh|

clip_image004
Dưới đây là nhựng thực phẩm nên tránh dùng khi mắc một trong nhựng bệnh sau đây
Bệnh tim kỵ thịt lợn kho tàu
Thịt lợn kho tàu có mùi vị thơm ngon và màu sắc bắt mắt , tuy nhiên do chứa nhiều acid béo bão hòa nên sẽ khiến mỡ máu tăng cao, gây ra chứng nghẽn mạch vành làm bệnh tim diễn biến xấu hơn.
Bệnh dạ dày kỵ ăn nhiều
Khi bạn ăn uống quá lượng thực phẩm bình thường hoặc quá no, dạ dày sẽ phải co bóp để nghiền thức ăn nhiều hơn, vì vậy các triệu chứng viêm loét, đau dạ dày dễ tái phát với cấp độ mạnh hơn.
Bệnh tăng nhãn áp kỵ uống nhiều
Người mắc bệnh này không nên dùng một lúc lượng đồ uống quá nhiều, vì đồ uống sẽ gây loãng máu, làm nồng độ osmol/kg nước dung dich (osmolality) huyết tương giảm, áp lực trong mắt tăng khiến nhãn áp cũng tăng lên.
Bệnh viêm mạch hoại tử( vasculitis) kỵ thuốc lá
Khi người mắc bệnh này hút thuốc, tiểu cầu trong máu sẽ tăng lên, đồng thời ức chế quá trình tiêu sợi huyết, khiến huyết dịch rơi vào trạng thái đông kết, làm cho tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.
Bệnh về mật kỵ dầu mỡ
Người mắc bệnh này nếu ăn thức ăn có nhiều chất béo sẽ khiến gánh nặng túi mật tăng lên, dễ gây ra viêm túi mật cấp tính.
Bệnh phong hàn kỵ cua
Người hay bị phong hàn nên tránh ăn cua nhất là cua biển, Cua biển tuy có hàm lượng dinh dưỡng phong phú song lại có tính hàn nên dễ làm tình trạng bệnh năng hơn.
Bệnh phong (gout) kỵ thị nướng,nội tạng động vật
Người mắc bệnh gout nên tránh ăn thịt nướng, nội tạng động vật Nếu ăn quá nhiều các loại thịt có hàm lượng purine cao sẽ khiến bệnh tái phát.
Bệnh nhiệt kỵ quýt
Người hay bị nhiệt cần tránh quýt vì quýt là loại trái cây có nhiệt lượng cao, Nếu ăn quá nhiều trong một lần, trẻ nhỏ hay người lớn đều dễ bị dị ứng, xuất hiện tình trạng khô miệng, khô lưỡi, ho hoặc nổi mề đay,…
Bệnh xuất huyết kỵ cá biển
Những người bị xuất huyết hoặc mắc chứng giảm tiểu cầu, thiếu vitamin K không nên ăn nhiều vì cá biển giàu hàm lượng EPA vỉ chất này gây ức chế tập kết tiểu cầu, làm tình trạng rối loạn chảy máu nghiêm trọng hơn.
Bênh ung thư
Ngưởi bị ung thư nên tránh ăn nhiều chất béo, cay, thực phẩm có tính nhiệt như mỡ động vật, hạt tiêu, hành, tỏi, ớt, quế, rượu, thực phẩm hun khói, thịt dê, tôm, cua, ốc, ếch, vì những thứ này đều khiến tế bào ung thư phát triển.

3.Những loại vũ khí tối tân nhất của thế kỷ 21
 (bài do bạn Qúy Vũ giới thiệu)
 Hiện nay các lực lượng quân sự trên thế giới , nhất là Hoa kỳ, đang nghiên cứu và thử nghiệm hàng loạt các vũ khí tối tân , có nhiều chức năng và tiêu diệt các mục tiêu một cách khủng khiếp và kỳ lạ. Chúng tôi xin giới thiệu dưới đây một số loại vũ khí được các giới quân sự cho là tối tân nhất của thế kỷ 21.

Hệ thống phòng thủ hoả tiễn đạn đạo Aegis:
clip_image002
Sinh ra từ kế hoạch phòng thủ Chiến tranh không gian của cựu Tổng thống Ronald Reagan, hệ thống Aegis - sự kết hợp giữa kỷ nghệ radar với các hoả tiễn được đặt trên tàu - được thiết kế nhằm ngăn chặn và phá hủy các hoả tiễn đạn đạo. Khoảnh khắc quan trọng của hệ thống: bắn hạ một vệ tinh do thám bị hỏng và không còn sử dụng nữa của Mỹ, ở phía trên Trái đất hơn 213km vào tháng 2/2008, nhằm ngăn chặn các nhiên liệu độc hại làm tổn thương người trên mặt đất.
Tàu USS Independence:

clip_image004[4]
Con tàu ba thân đặc biệt này được thiết kế nhằm sử dụng trong vùng nước cạn gần bờ. Thân tàu Independence dựa vào một chiếc xuồng cao tốc đang hoạt động ở Đại Tây Dương. Tàu có khả năng thực hiện hàng loạt nhiệm vụ, từ loại bỏ mìn tới tham chiến trên mặt biển. Nó có thể chở các trực thăng, máy bay không người lái và tới 40 chiếc xe quân sự Humvee.
Máy bay không người lái MQ-1 Predator:

clip_image006[4]
Chiếc máy bay không người lái này đã trở thành một biểu tượng của cuộc chiến chống khủng bố, thực hiện nhiệm vụ bay tấn công những nghi can khủng bố ở Iraq, Afgahnistan và Pakistan. Có thể được điều khiển từ xa ở bất kỳ nơi nào trên thế giới, máy bay yểm trợ này có thể vừa do thám vừa tấn công. Nó cũng có thể bay nhanh tới 217km/giờ và đạt độ cao tới 7,6km.
Máy bay tàng hình X-47A Pegasus UCAV-N:

clip_image008[4]
Nguyên mẫu của dòng X-47 đã cất cánh lần đầu tiên vào năm 2003. Đây là một máy bay tàng hình không người lái được thiết kế nhằm cất cánh và hạ cánh từ trên boong của một hàng không mẫu hạm. Chiếc Pegasus, như trong ảnh, bay cao hơn chiếc Predator và nhanh hơn nhiều - tốc độ gần bằng âm thanh.
Máy bay CV-22 Osprey:
clip_image010[4]
Sau nhiều năm thí nghiệm, chiếc Osprey với khả năng cất cánh và hạ cánh theo chiều thẳng đứng như trực thăng, cũng như lăn bánh trên đường băng như máy bay thông thường, đã được phép phát triển toàn diện vào năm 2005. Với dáng vẻ kỳ dị, máy bay Osprey được thiết kế để hoạt động như một trực thăng với tầm bay xa hơn. Tuy nhiên, nhiều trục trặc rơi chết người cùng giá cao đã làm xấu đi danh tiếng của loại máy bay này
Khinh khí cầu:
clip_image012[4]
Mỹ đã chế tạo các phương tiện quân sự nhẹ hơn không khí từ trước đó, kể cả các khinh khí cầu không linh động (đã bị loại bỏ sau nhiều tai nạn hồi những năm 1930) và các khinh khí cầu nhỏ sử dụng để phát hiện tàu ngầm trong Thế chiến lần thứ hai. Sau hàng thập niên gián đoạn, Lockheed Martin hiện đang phát triển loại khinh khí cầu bay cao mới, như trong ảnh, nhằm mục đích tiếp âm các phương tiện thông tin liên lạc, quan sát thời tiết và tiến hành do thám từ trên dòng chảy khí quyển hẹp.
Laser chiến đấu:
clip_image014[4]
Được thiết kế để gắn trên phi cơ C-130 trang bị súng máy, loại vũ khí này sẽ bắn ra tia laser hồng ngoại có sức thiêu đốt cao, có khả năng làm tan chảy xe tăng. Loại laser này có tầm bắn xa 8km và theo Không quân Mỹ, đã tập kích thành công một mục tiêu trên mặt đất hồi tháng 6 vừa qua.
Bom thông minh (Sensor Fuzed Bomb - CBU-97)
Một quả bom mẹ CBU-97 chứa 40 quả bom con, được thả từ máy bay, bom được các phi công lập trình trước nên khi rơi tới một độ cao nhất định thì 40 quả bom con sẽ được tung ra, các bom con được gắn các sensor hồng ngoại, có chức năng rà nhiệt tự động tìm và tiêu diệt mục tiêu, Một quả bom CBU-97 có thể tiêu diệt được 40 xe tăng. Bom CBU-97 đang được sử dụng trong không quân Mỹ.
clip_image016[4]
Bom thông minh

Bom Thermobaric

Là loại bom có sức công phá mạnh và toả ra nhiệt độ rất cao nhờ vào chất gây cháy, thiêu cháy các mục tiêu. Loại bom này đang được sử dụng trong lực lượng Không quân ném bom Mỹ.
clip_image018[4]
Bom Thermobaric

Bom MOAB (GBU-43/B)
Là loại bom có hoả lực rất mạnh, trọng lượng 9.5 tấn, chứa 8.4 tấn thuốc nổ H-6, có thể san bằng mọi mục tiêu trong bán kính 130 mét. Có biệt hiệu là “Mẹ của các loại bom”, bom được thiết kế để thả từ máy bay hạng nặng C-130. Bom được dẫn hướng bằng hệ thống định vị toàn cầu.GPS. Đang được không quân Mỹ sử dụng.
clip_image020[4]
Bom MOAB

Bom xung điện từ (EMP = Electromagnetic bomb)
Là loại bom có khả năng tạo ra các xung điện từ và bức xạ sóng ngắn công suất lớn để vô hiệu hoá hệ thống chỉ huy, thông tin liên lạc, radar hệ thống điện tử của tất cả các loại vũ khí, kỹ thuật quân sự của đối phương. Nguyên lý hoạt động của loại bom này được dựa trên việc tạo ra trường điện từ trong phạm vi vài trăm mét tính từ vị trí bom nổ để tạo sức ép đột biến trong thời gian ngắn với xung điện cao hàng nghìn vôn vào các đường truyền dẫn, làm cho các trang thiết bị kỹ thuật của đối phương bị tê liệt hoàn toàn. Hiện nay, bom EMP được xem là bom nguyên tử thế hệ mới vì sức công phá của nó, mà lại không để lại phóng xạ. Loại bom này đang được sử dụng trong Không quân Mỹ.
clip_image022[4]
Bom xung điện từ
Hệ thống ngăn chặn tích cực (ADS):
clip_image024[4]
Còn được biết đến như tia gây đau đớn, ADS được sử dụng để thay thế khí hơi cay và các phương tiện kiểm soát đám đông khác. Được đặt trên một chiếc Humvee, hệ thống hướng bức xạ cao tần vào các mục tiêu, tạo ra cảm giác bị thiêu đốt khiến nạn nhân phải tránh xa nhanh chóng. Nó có thể xuyên qua quần áo và các rào chắn mỏng nhưng không thể xuyên qua tường. Loại vũ khí này đã gây ra tranh cãi về việc liệu chúng có thực sự an toàn hay mang tính nhân văn
Xe quân sự hạng nhẹ liên hợp (JLTV):

clip_image026[4]
Lục quân, Hải quân và Bộ chỉ huy các chiến dịch đặc biệt Mỹ đang cùng hợp tác phát triển một mẫu xe quân sự nhẹ hơn và điều khiển dễ dàng hơn xe Humvee. Xe JLTV sẽ có thể chở trọng tải lớn hơn. Hãng Lockheed Martin đã sản xuất 4 mẫu xe JLTV cho tới thời điểm này.
Xe Bò mộng:
clip_image028[4]
Mặc dù được đặt tên là Bò mộng nhưng chiếc xe tải 6 bánh này, vốn được sử dụng để gỡ bỏ các thiết bị gây nổ, trông giống một con côn trùng máy khổng lồ hơn là một động vật có vú. Đặc điểm nổi bật của phương tiện này là một cánh tay dài hơn 9m có gắn một móng vuốt và một camera, giúp nó có thể nhặt và di dời các quả bom gài bên đường. Ngoài việc được bọc sắt dày, xe Bò mộng còn có thân hình chữ V để giảm thiểu sự công phá của chất nổ. Phương tiện này đã được triển khai ở Afghanistan và Iraq kể từ năm 2003.
Robot hỗ trợ tải thương trên chiến trường (BEAR):

clip_image030[4]
Là một trong những loại robot đang được phát triển nhằm giảm thiểu tối đa thương vong của con người, BEAR được thiết kế nhằm đưa các binh sĩ bị thương ra khỏi chiến trường. Loại robot này sẽ được đưa vào sử dụng trong vài năm tới. Robot được cân bằng bằng các con quay hồi chuyển và có khả năng leo lên các bậc thang. Các cánh tay của robot có thể nâng được trọng tải tới 227kg. Nhà sản xuất Vecna Robotics hy vọng loại robot này không chỉ được sử dụng trên các chiến trường mà còn trong những tình huống nguy hiểm, từ rò rỉ chất thải độc hại tới các tòa nhà bị động đất làm hư hại, không còn chắc chắn. Đặc điểm đáng yêu nhất nhằm trấn của robot: Mặc dù có hình dáng gần giống con người nhưng nó vẫn thực sự là một robot có khuôn mặt giống gấu bông,an các các nạn nhân bị thương.
Robot TALON:

clip_image032[4]
Với thiết kế đi trên dây xích và gắn nhiều súng máy, robot TALON đa dụng cùng những robot anh em khác trông giống như các bản sao thu nhỏ của xe tăng. Tuy nhiên, đây không phải là một đồ chơi điều khiển từ xa. TALON nặng khoảng 56kg, đặc điểm giúp loại robot này có thể được di chuyển tương đối dễ dàng. Theo nhà sản xuất, loại robot này có thể bắt kịp một binh sĩ đang chạy. Các robot được triển khai lần đầu tiên ở Bosnia vào năm 2000 nhằm dò tìm vật liệu quân sự chưa phát nổ. Kể từ đó, người ta thấy chúng được sử dụng ở khu vực Ground Zero sau thảm họa khủng bố 11/9 và làm nhiệm vụ vô hiệu hóa các thiết bị gây nổ ở Iraq. Giá của loại robot này chỉ vào khoảng vài chục ngàn USD - một cái giá tương đối rẻ trong lĩnh vực quốc phòng.
Robot nhảy rào Precision Urban Hopper:
clip_image034[4]
So với loại TALON, thoáng nhìn loại robot này trông có vẻ vô hại, thậm chí khôi hài. Tuy nhiên, quân đội Mỹ hy vọng nó có thể giảm thiểu được thương vong khi được triển khai trên chiến trường vào năm tới. Được DARPA tài trợ, loại robot này có hệ thống định vị toàn cầu GPS dẫn đường và có kích cỡ của một hộp giày. Trong chiến trận, robot Hopper sẽ lăn khắp các chiến trường để tiến hành do thám, bảo vệ các binh sĩ trước những nhiệm vụ trinh sát nguy hiểm. Dẫu vậy, đặc điểm nổi bật nhất của loại robot này và cũng là đặc điểm khiến nó đặc biệt với các cuộc chiến tại đô thị là khả năng nhảy cao (hơn 7,6m).
Vũ khí tấn công vác trên vai-NE (SMAW-NE):

clip_image036[4]
Biến thể này dựa trên các vũ khí vác trên vai (SMAW) hiện có của Thuỷ Quân Lục Chiến Mỹ. Nó sử dụng một đầu đạn nhiệt áp bốc cháy trong không khí - do đó gọi là "NE" (chất nổ lạ thường). Các vũ khí nhiệt áp có sức công phá lớn hơn những vũ khí thông thường, và khi các lính Mỹ sử dụng SMAW-NE tại Fallujah năm 2004, nó đã có thể san phẳng một tòa nhà chỉ bằng một phát bắn đơn lẻ.
Pháo tự hành Panzer Hotwizer 2000
Là loại pháo 155 mm, được đặt trên xe tăng, tầm bắn 29 km có thể bắn tới 50 km khi có thiết bị gia tốc. Xe tăng được thiết kế riêng cho loại pháo này, tốc độ di chuyển có thể đạt tới 50 km/h trên đường quốc lộ. Loại pháo này đang được sử dụng trong lực lượng bộ binh của Đức.
clip_image038[4]
Pháo tự hành Panzer Hotwizer 2000
Súng MetalStorm
Là loại súng nạp đạn tự động, có thể bắn ra một loạt 2900 viên trong 01 giây, có thiết bị chống kẹt đạn. Súng này có tên gọi là “mưa kim loại”, hiện đang được sử dụng trong bộ binh Mỹ, giới quân sự coi đây là loại súng mạnh nhất thế giới hiện nay.
clip_image040
Súng MetalStorm

Súng bắn góc Cornershot
Là loại súng được gắn thiết bị Camera giúp các tay súng quan sát đối phương mà không cần đứng trực diện, nòng súng có thể xoay 63 độ với góc vuông 90 độ, súng được gắn thiết bị hồng ngoại để ngắm các mục tiêu trong bóng tối, súng có thể bắn đạn của M-16 và đạn 9 mm. Các tay súng đứng ở các góc
tường, vị trí lồi lõm ở các hẻm đá nhưng vẫn có thể bắn các mục tiêu nhờ vào thiết bị Camera và nòng xoay góc.
clip_image042[4]
Súng bắn góc Cornershot

Súng M107
Là loại súng hạng nặng, có tầm bắn 1500 mét, được trang bị ống nhòm Tele-10x, thiết bị bắn bán tự động loạt 10 viên, thiết bị chống giật. Súng có thể tiêu diệt các mục tiêu máy bay. Đang sử dụng trong bộ binh Mỹ.
clip_image044[4]
Súng M-1
Súng trường XM-25:
clip_image050
Loại súng trường này, hiện dự trù sẽ được sử dụng vào năm 2012, cho phép các xạ thủ bắn trúng mục tiêu trong các hầm hào hoặc bên trong các tòa nhà. Đây được coi là loại vũ khí hoàn hảo cho chiến sự xảy ra ở đô thị. Ví dụ như, một xạ thủ bắn tỉa có thể nã đạn vào bên trong một cửa sổ và đặt một trong những "viên đạn thông minh" do sóng vô tuyến điều khiển của khẩu súng phát nổ bên trong tòa nhà - một công cụ phân tách tuyt vời hơn nhiều pháo kích hạng nặng hoặc không kích./.



.