Thứ Tư, 20 tháng 2, 2013

Pakistan giúp Trung Quốc và Iran hiệp lực đối phó Hoa Kỳ

Hôm 18/2 nhà chức trách Pakistan đã ký Пакистан порт гвадар Пакистан гвадарkết với Công ty cảng Trung Quốc Chinese Overseas Port Holdings thỏa thuận hợp thức chuyển giao quyền kiểm soát hoạt động cảng Gwadar, ở phía nam Pakistan . 
Một ngày trước đó, nước Cộng hòa Hồi giáo Iran công bố xây dựng căn cứ hải quân tại cảng Pasabandar, trên bờ Vịnh Oman, chỉ cách cảng Gwadar có 30 cây số.

Nhửng  lợi ích địa chính trị cho Bắc Kinh và Tehran vốn là các đối tác chiến lược  dể xây dựng một kịch bản chung Gwadar - Pasabandar nhằm đạt sự hiệp lực chính trị và kinh tế.
Căn cứ ở Pasabandare sẽ mở rộng cho Tehran sự hiện diện quân sự trong vùng dể kiểm soát biển, và  khi cần có thể ngăn chặn hành lang năng lượng. Mgoài ra với khoảng cách chỉ có 30 cây số giữa Pasabandar và Gwadar, Iran và Trung Quốc sẽ dễ dàng “tiền trao cháo múc” về nhiên liệu dầu.
Cảng Gwadar tọa lạc ở vị trí "cổ họng" chiến lược của Vịnh Ba Tư. Từ đây chỉ 400 km là đến eo biển Hormuz, hành lang vận tải dầu và khí hóa lỏng của Trung Đông cho Trung Quốc, - chuyên gia Boris Volkhonsky thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược Nga nhận xét:
“Đối với Trung Quốc, cảng Gwarda không chỉ quan trọng về lợi nhuận, giảm chi phí vận tải nhiên liệu từ châu Phi và Trung Đông.Nó còn y nghĩa  địa chính trị cho Trung Quốc dối dầu với Hoa Kỳ dang chuyển dịch trọng tâm chiến lược của mình sang Châu Á-Thái Bình Dương cách đây gần một năm. Mỹ bắt đầu tích cực hiện diện quân sự ở các nước mà Trung Quốc không có mối quan hệ thật sự tin cậy. Trong đó có Philippines và đặc biệt quan trọng là Singapore, quốc gia đứng ở mũi đất phía nam bán đảo Malay, cổ họng của dường biển  vận tải 80% nhiên liệu hydrocarbon vào Trung Quốc mà HKỳ có thể dóng lại khi có đụng độ quân sự .
Đó là nguyên nhân bắt buộc Trung Quốc thiết lập những tuyến đường vận tải thay thế. Chiến lược của Trung Quốc được đề cập đến có tên Chuỗi ngọc trai, bao gồm mạng lưới các cơ sở chiến lược cảng, căn cứ và trạm quan sát ở Sri Lanka, Bangladesh và Myanmar. Trong khuôn khổ Chuỗi ngọc trai, quyền kiểm soát cảng Gwadar đối với Trung Quốc trở thành bước ngoặt về đảm bảo ưu thế địa chính trị ở khu vực.
Còn Pakistan thì qua việc giao quyền kiểm soát cảng Gwadar cho Trung Quốc, nưóc này đã tạo cơ hội cho Iran và TQ lập thế ỷ dốc ( lưng ta lưng) đối đầu với Hoa Kỳ trong khu vực./.
Theo nguồn tin : 
http://vietnamese.ruvr.ru/2013_02_19/105328571/