Thứ Sáu, 14 tháng 2, 2014

CHUYỆN THẬT Ở VIỆT NAM !

Fr: Viet Do* Thieu Vu”*Twe ety Nguyen 

1) Chuyện thật ở thủ đô Hà Nội

Cao Thị Uyên

Tôi đi Hà Nội một tháng, gặp một số chuyện “độc” chỉ có ở thủ đô, mang về làm quà kể cho bạn nghe. Kể từng chuyện nhé.

Niềm tin & quốc tịch
Chồng chị là đảng viên. Chị cũng đảng viên, cả hai đều là đảng viên thứ gộc. Họ làm ăn rất tài và phất rất nhanh. Hết mua bán đất đến mua bán nhà, rồi mua bán chung cư, rồi đến chơi chứng khoán. Đầu tư quả nào trúng ngay quả đó.


Một hôm, chị nói với tôi rằng, “Chị vừa mua thêm căn hộ ở Singapore, em ạ.” Tôi rất ngạc nhiên khi nghe chị nói như thế. Trước đây, tôi có nghe kể rằng chị đã mua một ngôi nhà ở Australia và một ngôi nhà nữa ở Mỹ, bang Cali hẳn hoi. Nghĩa là cho con đi du học ở xứ nào thì chị mua nhà cho chúng ở xứ đó. Trước để khỏi phải tốn tiền thuê nhà, khi học xong thì cũng vừa trả xong tiền nợ, và giá trị căn nhà cũng tăng đủ để sinh lời Tuy vậy, tôi hỏi thêm cho rõ, “Nhưng chị đã có nhà ở Úc và ở Mỹ rồi thì mua thêm ở Sing làm gì?”

Chị bình thản chia sẻ thật với tôi, “Chị đầu tư mà em. Vả lại vốn vay tại Singapore cực rẻ. Chị sẽ chuyển toàn bộ tài sản ra nước ngoài luôn. Cái quy chế có chừng nửa triệu đô thì được nhập tịch ở Canada rất thoáng, nhà chị đang lo. Như thế sẽ an toàn hơn. Ở mình, giờ nhìn đâu cũng thấy bóng dáng thần chết. Từ thực phẩm cho đến xe cộ, sơ sảy chút là không toàn mạng. Thậm chí, tháng nào bọn chị cũng bay qua Singapore mua thực phẩm rồi đem về Hà Nội sử dụng dần dần. Mấy cái siêu thị ở đây cũng không thể tin được. Làm sao mà biết chắc rằng chúng không bán hàng đểu cho mình. Ăn bậy vào nếu không ngộ độc thì cũng ung thư.”

Chị lại khuyên, “Mấy đứa nhỏ ở nhà ráng lo cho chúng đi du học hết đi. Ngày xưa thì hết tị nạn chính trị đến tị nạn kinh tế, còn bây giờ thì phải kể thêm tị nạn giáo dục nữa. Mà thật ra thì thời buổi này, ở cái đất nước này, mọi chuyện đều phải tính hết, không thể ù lì chờ nước tới chân mới nhảy. Em cố gắng mà chạy cho được thêm cái quốc tịch. Dù sao có hai cái quốc tịch vẫn hơn. Lỡ có chuyện gì… thì… bay hơn tiếng đã đến Singapore.”

Trời ơi, cỡ làng nhàng dân ngu khu đen như tôi thì làm sao mà… chạy thêm cái quốc tịch? Quốc tịch chứ có phải là mớ rau ế mua ở chợ chiều đâu mà dễ chạy vậy ta? Làm sao mà sống tiếp đây? Chẳng lẽ, cái xứ này đến hồi vận mạt rồi sao?


Tôi tình thật hỏi tiếp luôn, “Vậy anh chị nghĩ sao về cái vụ đảng viên của mình chứ? Đảng viên mà còn tính như thế thì dân đen như em phải làm sao? Niềm tin đặt vào chỗ nào đây?” Chị đáp, “Chị có còn sinh hoạt đảng gì nữa đâu, có cái thẻ thì giữ cho có để khỏi bị chúng hà hiếp. Ngó tới thêm nhục! Còn ông ấy thì phải giữ vì còn phải làm việc trong bộ. Rồi cũng tới lúc phải vất thôi. Chị còn nghe thằng bé nhà chị ở Mỹ nó nói là, ở nước ngoài các chính phủ họ căng với đảng viên lắm.

Thậm chí khi thi quốc tịch ở Mỹ nó còn hỏi người ta khai ra có phải là đảng viên Phát-xít và Cộng sản hay không, nếu có là phăng-teo luôn.”

Tôi thầm nghĩ, trời ơi, làm sao mà sống tiếp đây? Các đại gia, các nhà tư sản đỏ mới có điều kiện để trở thành người tiêu dùng thông thái, nhà đầu tư thông minh như thế. Ai ai cũng thủ thế và chuẩn bị bài chuồn để bảo toàn mạng sống và của cải. Thường thường bậc trung như mình, nghĩ thì cũng nghĩ tới đấy nhưng chẳng thể làm được. Thôi thì có chết thì chết chung với nhau, chết chùm cả nước, chứ có riêng gì mình. Lỡ có chuyện gì thì làm ơn… lỡ sớm sớm giùm một chút.

Cái gì cũng “đéo”
Ngày nay hầu như ở Hà Nội người ta không còn, hay rất hiếm, nói từ “không”, mà thay bằng từ “đéo”. Ra phố thì cái gì cũng “đéo”. Từ già cho tới trẻ, nam hay nữ gì cũng vậy, cũng nói “đéo” thay cho “không”. Thậm chí, có khi bạn còn nghe “đéo” trong các môi trường lẽ ra rất lành mạnh như nhà trường. Cái gì cũng “đéo”. Nghĩa là, “đéo có cái gì mà không đéo”. Giả dụ, ở sạp báo, bạn hỏi, “Ông ơi, có báo Nhân Dân không?” / “Đéo có Nhân Dân, chỉ có Hà Lội Mới thôi!”. Kinh!

Thịt heo tự nuôi, cho nó lành!
Xem ti-vi, thấy một chị tre trẻ ở Hà Nội đặt họ hàng ở quê nuôi heo để ăn dần cho nó an toàn, bảo đảm là heo nuôi với nguồn thực phẩm tự nhiên, không có chất “tạo nạc”. Ai muốn ăn thịt heo thì phải ghi tên trước 8 tháng. Nhà đài VTV tường thuật như thể chị chàng kia thông minh lắm, như muốn khuyến khích mọi người theo cái gương đấy. Mình nghĩ, không chừng chắc rồi cũng tới cái lúc dân ta quay lại như thời bao cấp, cái thời nhà nhà nuôi heo, tự cung tự cấp, ủn ỉn ụt ịt trong mọi nhà, trên mọi hành lang chung cư, cho nó lành.

“Sĩ”
Ra đây một thời gian ngắn tôi nhận ra được cái tính “sĩ” của dân thủ đô. Tôi gặp một số người cho rằng mình là người Hà Nội chính gốc, có tổ tiên hằng bao nhiêu đời làm quan của triều nhà Hồ, nhà Lê. Những người này có niềm kiêu hãnh về dòng dõi của mình, và họ khinh đám dân nhập cư từ Nghệ An, Thanh Hóa, hay các xứ khác đến sống ở Hà Nội ra mặt. Nếu không khinh ra mặt được thì họ cũng ngấm ngầm tự hào về cái khả năng không nói ngọng nghịu, lẫn lộn hai âm “nờ” và “lờ”, và tự hào về cái giọng thanh tao(nhưng tôi nghe thì có khi chua lét) của họ, chứ không nặng chình chịch và quê mùa của người nhập cư. Họ cho rằng như thế mình mới là “sĩ”, là “kẻ sĩ”; nghĩa là, có thể nghèo, nhưng vẫn sang trọng, một cách nào đó, trong nhân cách thừa kế được từ dòng dõi nhiều đời trước
HÀ LỘI NGÀY NAY
Đám đảng viên không tin đảng nữa
Đảng tầm phào, tròng tréo, gian ngoan
Nói này, làm khác, hai đàng
Biết là sai đấy, phải đành vâng nghe!
Không vâng nghe thì không có gạo
Vợ con đang thiếu thốn, lao đao
Công lao, sự nghiệp đổ nhào
Nếu mà liều mạng phạm vào đảng quy!
Cả nước bẩn, một mình trong sạch?
Hãy coi trên sao họ sang giầu
Xe con, chứng khoán, nhà lầu
Rõ là danh giá một mầu tham ô!
Gửi con học khắp nơi thế giới
Nhưng Hoa Kỳ, Anh, Pháp… là hơn
Dù chúng chỉ học lơn tơn
Trường tư đâu thiếu, lờn quờn cũng xong!
Có sẵn tiền nên mua nhà đất
Singapore, New York, Cali…
Dăm năm tiền lãi cũng chì
Lỡ khi có biến ta thì dông ngay!
Lúc đó đ. sợ thằng nào cả
Vào quốc tịch vì vốn kinh doanh
Tôi đây đ. phải lưu manh
Vì thời vì thế phải đành thế thôi!
Vài ba tháng đi Sing  một chuyến
Thực phẩm mua để giữ cái thân
Bọn Chệt độc ác vô cùng
Trứng đỉa đem ém ấu trùng sinh ra!
Xưa nay ta là thằng đ. sợ
Vậy mà nay phải sợ Chệt Tàu
Bọn người hung ác gì đâu
Phen này đất nước ra mầu thê lương!
Cái không khí “lay” thực u ám
“No ninh tinh” những chuyện thảm thê
Chuyện thằng bán “lước lão lề”
Chuyện phe Tưởng Thú sắp về phục viên!

   Bút Xuân Trần Công Tử


Diễn bằng văn vần, lấy ý từ bài“Chuyện thật ở thủ đô HàNội” của Cao thị Uyên.

2. Hàng nghìn người ngồi giữa đường dâng sao giải hạn
Tối 7/2 (mùng 8 Tết) hàng nghìn người đổ về chùa Phúc Khánh (Hà Nội) để làm thủ tục giải hạn sao La Hầu. Kết thúc buổi lễ, cảnh chen lấn xin lộc và xả rác lại tái diễn.
Tối 7/2, đông đảo người dân đã đổ về khu vực tổ đình Phúc Khánh (Hà Nội) để làm lễ dâng sao giải hạn. Do ngôi chùa chật hẹp, hàng nghìn người đã phải ngồi ngoài đường chắp tay khấn

19h nhà chùa bắt đầu làm lễ, tuyến phố Tây Sơn tại khu vực cầu vượt Ngã Tư Sở (quận Đống Đa) chật cứng.

Đây là buổi giải sao La Hầu, thường diễn ra vào mỗi tối mùng 8 tháng giêng âm lịch.

Nhiều người quan niệm, La Hầu là một trong những sao xấu. Ai mang sao này trong năm dễ bị hoạn nạn, bệnh tật hoặc mất của nên cần phải giải ngay dịp đầu năm mới.

Thời tiết Hà Nội ấm áp, thỉnh thoảng có vài hạt mưa nhỏ không ngăn cản được người dân tìm đến ngồi lễ bái ngoài đường.

Do khuôn viên chùa chật hẹp nên chính quyền cho phép sử dụng lòng đường bên ngoài cổng làm nơi ngồi lễ bái. Lực lượng công an và dân phòng của 5 phường thuộc khu vực quận Đống Đa được cử tới canh gác và giữ trật tự giao thông.

Những ai đã vào bên trong thì rất khó khăn để thoát ra ngoài và ngược lại

Phía bên trong chùa không còn một chỗ trống.

Nhiều người cầm theo bài khấn để đọc nhẩm trong quá trình sư thầy tụng kinh.

Mưa mỗi lúc một nặng hạt khiến một số chị em phụ nữ phải mặc áo mưa đứng lễ.

Sau lễ dâng sao, dòng người cầm ghế di chuyển về phía bàn phát lộc.

Nhà chùa chuẩn bị đầy đủ cho khách đến lễ bái, dâng sao nhưng nhiều người muốn về sớm đã vội vã xông tới bàn phát lộc lấy trước.

Vài miếng oản, quả chuối tuy nhỏ nhưng là lộc được ban nên ai cũng muốn lấy về.

Kết thúc buổi lễ là màn xả rác. Trước đó nhà chùa đã phát loa yêu cầu người dân thu dọn vệ sinh trước khi ra về


























3. Thi nhau 'đánh bóng' chùa Đồng trên đỉnh Yên Tử

Mặc trời sương mù, đường trơn trượt hàng nghìn du khách thập phương vẫn kéo nhau lên đỉnh Yên Tử (Quảng Ninh) để được chà tiền vào chùa Đồng lấy may.
Phóng to
Quanh bậc thầm, móng chùa Đồng, Yên Tử rất đông người chà tiền vào để cầu may mắn, tiền tài.

Họ dùng cả tiền tệ quốc tế như đô la Mỹ chà rất lâu vào chùa.

Cả khu vực ùn tắc và chỉ nhích đi từng đoạn ngắn do rất đông người đứng quanh khu vực này.

Người thanh niên này cho biết, vì thấy nhiều người trèo lên thềm để chà tiền nên anh cũng làm theo chứ không cầu gì.

Quả chuông phía bên ngoài cũng bị phủ số lượng lớn tiền lẻ. Cả người già, thanh niên đều thi nhau chà tiền vào.

Không chen lên được chùa Đồng để chà tiền, 2 thanh niên này chà lên khánh đồng ở phía dưới chùa.

Một số người đổi tiền lẻ ngay tại chùa Đồng để "đánh bóng" cầu mong tiền bạc trong năm mới.

Hôm nay Yên Tử đón gần 7 vạn du khách đến trẩy hội. Theo Ban quản lý di tích Yên Tử, dự kiến mùa lễ hội năm nay sẽ đón khoảng 3 triệu lượt khách thập phương.

**************************************