Thứ Năm, 13 tháng 2, 2014

35 NĂM SAU CUỘC CHIẾN BIÊN GIỚI VIỆT TRUNG

Truyền thông VN bị “khóa miệng”

Cột mốc giữa Việt Nam và Trung Quốc tại tỉnh Cao Bằng. Photo Courtesy: Reuters

 Báo chí và các phương tiện truyền thông ở VN đã tỏ ra im hơi lặng tiếng khi vào ngày 17 tháng 2 tới diễn ra kỷ niệm ngày đánh dấu 35 năm chiến tranh biên giới Việt-Trung bùng nổ.

Ngày 17 tháng 2 năm 1979, các binh đoàn Trung Quốc tung ra trận tấn công cùng lúc vào nhiều tỉnh phía bắc dọc theo biên giới hai nước, làm hàng trăm ngàn người đôi bên thương vong
Một chủ bút dấu tên của một nhật báo lớn ở VN cho phóng viên đài VOA hay là báo của ông nhận được “chỉ thị nội bộ” từ cơ quan quản lý cấp trên là phải “thắng tối đa” trong việc nhắc lại chút đỉnh trận chiến khốc liệt đó.
Một nguồn tin khác dấu tên cho biết: “Nhiều tờ nhật báo ở VN đã chuẩn bị bài vở và tài liệu lịch sử nhằm tưởng nhớ chiến trận giữa hai láng giềng Cộng Sản, nhưng nay thì họ ‘vật vờ im ắng’, không dám lên tiếng”.
Giáo sư Carl Thayer của Viện Đại Học New South Wales của Úc cũng nhận xét là “vào thời điểm này, VN không dám nhắc nhở sự kiện lịch sử là TQ chính là kẻ xâm lược, chính quyền của cả hai nước đều không dám nói rõ cái gì đã thực sự xảy ra đâu”.
Đại Sứ Nguyễn Quốc Cường của chính phủ CSVN ở Hoa Kỳ mới đây tuyên bố không úp mở là “VN có quan hệ chiến lược toàn diện với Trung Quốc, tuy quan diểm đôi bên về  vấn đề BiểnĐông còn khác biệt, song TQ vẫn là bạn hàng số một của VN”.

Nguồn :
Trường Giang /Cali Today News
http://www.baocalitoday.com/vn/tin-tuc/viet-nam/truyen-thong-vn-bi-khoa-mieng-nhan-dip-ky-niem-35-nam-chien-tranh-bien-gioi-viet-trung.html

Fr: Viet Do

Báo VN gỡ bài về chiến tranh biên giới theo chỉ thị miệng của cơ quan "Ma giáo"

Cập nhật: 02:52 GMT - thứ năm, 13 tháng 2, 2014

Bia kỷ niệm cuộc thảm sát ở Tổng Chúp, Cao Bằng, năm 1979
Báo điện tử Bấm Một thế giới phải gỡ loạt bài kỷ niệm 35 năm chiến tranh biên giới Việt Nam-Trung Quốc chỉ vài giờ sau khi đăng tải.
Chiều thứ Tư 12/2, báo mạng mới thành lập của Hội Thông tin Khoa học và Công nghệ Việt Nam đăng chùm phóng sự của nhà báo Đào Tuấn về sự kiện xảy ra ngày 17/2/1979.
Loạt phóng sự này gồm ba phần có tựa đề "Biên giới, hồi ức 35 năm", "Đồng chí với nhau, ai nghĩ sẽ đánh nhau" và "Bia trấn ải - nơi tổ quốc được tô màu đỏ"; với nhiều phỏng vấn các nhân chứng của cuộc chiến biên giới ngắn ngủi nhưng khốc liệt.
Cạnh đó, Một thế giới cũng đăng bài viết "Phút bi tráng ở Pò Hèn" của Ngọc Uyên, nói về cuộc chiến đấu của cán bộ, chiến sỹ Đồn biên phòng Pò Hèn, xã Hải Sơn, thành phố Móng Cái (Quảng Ninh), với quân Trung Quốc vào rạng sáng 17/2/1979, trong đó toàn bộ 45 chiến sỹ biên phòng Việt Nam đã hy sinh.
Tuy nhiên, chỉ vài giờ sau đó, các bài viết này đã bị gỡ bỏ và nay khi truy cập, người đọc chỉ thấy dòng chữ báo lỗi "Không tìm thấy trang".
Việc báo điện tử Việt Nam đăng bài rồi sau đó gỡ bỏ đã nhiều lần xảy ra, thường là do có yêu cầu của cơ quan tuyên giáo hay nhân dân gọi là  "Ma giáo".

Có được đưa tin?

Còn bốn ngày nữa là đúng 35 năm ngày quân đội Trung Quốc tấn công vào các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam trong chiến dịch mà lãnh đạo Trung Quốc khi đó, Đặng Tiểu Bình, gọi là "dạy cho Việt Nam một bài học tới già ".
Cho tới giờ, cuộc chiến biên giới 1979 vẫn không được ghi nhận trong sách giáo khoa lịch sử và gần như không được nhắc tới trong báo chí chính thống.
Gần tới đợt kỷ niệm, đã có nhiều đồn đoán về việc liệu các tờ báo trong nước có được đưa tin về sự kiện này hay không.

"Nếu chúng ta không nói gì sẽ là mảnh đất màu mỡ cho xuyên tạc."  theo GS Vũ Minh Giang, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam
Một số nguồn khả tín trong lĩnh vực báo chí nói với BBC cả tuần trước đó, các báo lớn "đã nhận được chỉ đạo" về hạn chế tin bài.
Một nhà báo, đề nghị giấu tên, nói theo chỉ đạo, các báo bị hạn chế gần như không được đưa tin.
Một người khác thì nói các báo không bị buộc phải hoàn toàn im lặng, nhưng khi viết bài đưa tin "phải sử dụng cứ liệu cụ thể, không suy diễn".
Hôm 11/2, báo Lao Động đăng phỏng vấn với thành viên Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Giáo sư Vũ Minh Giang, nói hội này dự tính sẽ có lễ tưởng niệm cuộc chiến biên giới.
GS Giang cho hay lễ tưởng niệm dự kiến sẽ được tổ chức gắn với một hội thảo khoa học về chủ đề này. Ông cũng nói theo lệnh của Ban Bí thư Trung ương Đảng CSVN, trong quá trình biên soạn bộ lịch sử Việt Nam, cuộc chiến 1979 sẽ không bị bỏ qua.
"Tới đây, các sự kiện như Hoàng Sa, Trường Sa bị đánh chiếm, hay việc Trung Quốc đưa quân đánh Việt Nam năm 1979 cũng sẽ được đưa vào sách giáo khoa lịch sử. Nếu chúng ta không nói gì sẽ là mảnh đất màu mỡ cho xuyên tạc."
Ý tưởng đưa các cuộc đụng độ với Trung Quốc vào sách giáo khoa lịch sử đã được chính Thủ tướng Nguyến Tấn Dũng đề cập trong buổi làm việc với các sử gia hàng đầu Việt Nam hôm 30/12/2013.
Lúc đó, trước kỳ kỷ niệm 40 năm hải chiến Hoàng Sa, các báo trong nước đã đăng khá nhiều bài về trận đánh này của hải quân Việt Nam Cộng hòa cho đến khi đột ngột ngừng một ngày trước đó.

Minhhà