Domino
http://www.youtube.com/watch?v=MnqP8lBUwgs&feature=related
Nếu không kịp thời giải quyết "cái sảy" nảy ra "cái ung" có thể làm cả nước, cả vùng hay cả thế giới đổ xập.
Dominearth
http://www.youtube.com/watch?v=3jMBNesc-8k&feature=fvw
Cuộc nổi dậy Tunisie
Đầu tháng Giêng có một thanh niên tên là Mohamed Bouazizi 26 tuổi có bằng Đại Học : kiếm mãi không ra việc làm, lại bị cảnh sát tịch thâu gánh rau quả -phương tiện kiếm sống duy nhất cho gia đình - uất ức và tuyệt vọng,anh đã tự thiêu ở một quảng trường. Ngay lập tức câu chuyện của anh đã gây tiếng vang mạnh mẽ, vượt ra khỏi thành phố của anh, lan khắp Tunisie và khắp thế giới Ả Rập.
Anh đã trở thành một biểu tượng và một người tử vì đạo. Những cuộc biểu tình trên toàn quốc lúc đầu là vì tình trạng đói nghèo, tham nhũng, sau chuyển thành nỗi tức giận trút lên đầu Tổng thống . Mặc dù đã đưa ra một loạt các nhượng bộ trên truyền hình với những người biểu tình,nhưng tình thế vẩn ngày càng căng thẳng ,cuối cùng Tổng thống Zine al-Abidine Ben Ali, 74 tuổi, một lãnh tụ chuyên quyền, ngồi lâu năm nhất trên ghế quyền lực trong khu vực À Rập , đã phải từ chức .
Trong khi các tác động của tình trạng bất ổn với Tunisia còn chưa chắc chắn, thì tác động của tình trạng này đối với khu vực lại khá rõ ràng
Nhiều người dân Ả Rập cảm thấy rằng những vấn đề đối với chàng thanh niên tự thiêu người Tunisia như thất nghiệp, tham nhũng, toàn trị, không có nhân quyền, sự sa sút vì nhân phẩm thiếu được tôn trọng ,cũng chính là những vấn đề của họ.
Truyền thông Ả Rập - mà ngay cả ở những nước thường chịu hạn chế, kiểm duyệt - có thể cảm nhận sự khát khao của công chúng, khán thính giả của họ về tin tức xung quanh cái chết của Bouazizi, cũng như quanh những diễn biến đầy kịch tính mà cái chết của anh khơi nguồn. Họ không thể giữ im lặng, vì lẽ ra họ cũng đã có thể làm như vậy trong quá khứ.
HAI THÔNG ĐIỆP
1.một thông điệp thách thức tới các nhà cai trị Ả Rập,
Liệu cuộc cách mạng Tunisie có thể lan sang các nước Ả Rập khác?Đó là câu hỏi được nhiều tờ báo cùng đặt ra. Trong bài viết « Các chế độ Ả rập lo sợ cách mạng Tunisia sẽ lan rộng » Le Figaro đã nhận xét, đa số chính quyền các nước Ả rập đều giữ yên lặng. Còn trong bài « Tunisia, viễn cảnh mới của thế giới Ả rập », Libération cũng nhận định, sự sụp đổ của chế độ Ben Ali đang làm các nhà độc tài Ả rập lo ngại là tinh thần dân chủ sẽ lây lan sang các nước Hồi giáo khác. Tại hàng loạt các quốc gia Ả Rập, vấn đề kế vị đang trở nên gay cấn khi giới lãnh đạo chuyên quyền già cỗi đang phải đối đầu với những nguyện vọng không được đáp ứng của một dân số vốn đang được trẻ hóa và gia tăng nhanh chóng ở đây.
Theo quan sát của Libération, phản ứng đầu tiên rõ nét nhất là tại Jordanie, với 8.000 người biểu tình tại nhiều thành phố để chống lại việc vật giá tăng cao. Họ hô các khẩu hiệu như « Chào đón cách mạng của người Tunisia », « 2011, năm thế giới Ả rập thay đổi ».
Chính phủ Jordanie sau đó đã loan báo sẽ dành 150 triệu euro cho các biện pháp nhằm kéo giá xuống và tạo thêm việc làm. Còn tại Syria, chính phủ đã quyết định trợ giá cho chi phí sưởi ấm của hai triệu gia đình, và từ một tuần qua Tổng thống nước này đã tiếp kiến đại diện rất nhiều giới để đảm bảo là họ vẫn trung thành với chế độ. Đặc biệt là tại Ai Cập, Ủy ban Quốc phòng cấp cao đã yêu cầu các bộ trưởng ngưng đưa ra những lời tuyên bố về cuộc khủng hoảng ở Tunisia. Nhìn chung hiện không có nhà lãnh đạo Ả rập nào lên tiếng hoan nghênh sự sụp đổ của chế độ Ben Ali cả.
Chuyên gia Khattar Abou Diab ở Paris đã nhận định, « một bức tường tâm lý đã bị sụp đổ trong thế giới Ả rập ». Chuyên gia này đánh giá, đây là sự kiện quan trọng nhất kể từ khi thoát khỏi chế độ thuộc địa cho đến nay, và cho rằng « Từ nay không có gì là không có thể. Có giai đoạn tiền và hậu Tunisia, tất cả các chế độ Ả rập có thể rút ra các bài học từ đây ».
Một chuyên gia khác, giáo sư Gilles Kepel của trường đại học Khoa học Chính trị Paris phân tích, đặc điểm của cuộc cách mạng Tunisia trước hết là ở chỗ được tiến hành bởi tầng lớp trung lưu, được giáo dục tốt và không phải là tín độ cuồng nhiệt của Hồi giáo, khác hẳn với các cuộc nổi dậy ở Algérie do lớp trẻ đứng bên lề xã hội.
Tất nhiên là nếu không có sự hỗ trợ của quân đội Tunisia thì chế độ Ben Ali khó thể sụp đổ nhanh chóng.
Nhưng cơ may của Tunisia là nguồn lợi nước này không phải là từ dầu khí, mà chính lớp trung lưu đã làm nên sự thịnh vượng của đất nước. Họ ngày càng thêm bất mãn trước sự vơ vét của gia đình ông Ben Ali cũng như dòng họ vợ ông ta. Một kịch bản như thế khó thể xảy ra tại nhiều nước Ả rập khác, đặc biệt là các nước vùng Vịnh – tại đây tuy say mê theo dõi những gì diễn ra tại Tunisia, nhưng lớp trung lưu và thượng lưu tại đây lại sống sung túc nhờ nguồn tiền từ dầu khí của chính phủ.
2.một thông điệp cảnh cáo tới phương Tây. Trong nhiều thập kỷ, các chính phủ phương Tây mô tả Tunisia là một ốc đảo của sự yên bình và thành công kinh tế - một nơi mà họ có thể tới làm ăn.
Họ nhắm mắt làm ngơ trước sự đàn áp khắc nghiệt của Tổng thống Ben Ali với giới bất đồng chính kiến - và bỏ qua một thực tế là trong khi tầng lớp chóp bu của Tunisia thành đạt thì các thường dân nước này đã phải trải qua sự đau khổ.
Chính quyền của ông Obama - có thể cảm nhận được sự chỉ trích rằng họ đã quá nhút nhát trong những vấn đề này - nay dường như thấy rằng Hoa Kỳ phải lên tiếng, bằng không, sẽ bị mất uy tín.
Tại Washington, Tổng thống Barack Obama đã nhanh chóng lên tiếng tố cáo hành động thái quá của cảnh sát Tunisia, và bày tỏ hy vọng quốc gia này sẽ chuyển hướng tới một tương lai dân chủ hơn.
Trong khi các cuộc bạo động tiếp tục diễn ra ở Tunis, Ngoại trưởng Hillary Clinton - vào cuối chuyến thăm vùng Vịnh của bà - đã đưa ra lời chỉ trích về nạn tham nhũng và trì trệ chính trị trong khu vực.
Nguồn tài li êu :
1. Liệu cuộc cách mạng Tunisia có thể lan sang các nước Ả rập khác ?
Thuy Mi http://www.viet.rfi.fr/tong-hop/20110117-tunisia-vo-ong-ben-ali-mang-mot-tan-ruoi-vang-sang-dubai