Thứ Tư, 16 tháng 5, 2012

CHÂU Á: CUỘC CHIẾN TRÊN BẢN ĐỒ̀

cuoc chien chau A
Photo EPA
Tiếng Nói Nước Nga 16.05.2012-Ở châu Á có một cuộc chiến tranh. Chiến tranh bản đồ.

Bình Nhưỡng kêu gọi Tổ chức Thủy văn quốc tế đổi tên biển Nhật Bản thành biển Triều Tiên. Đã từ lâu Seoul yêu cầu gọi vùng biển này chỉ đơn giản là Biển Đông. Trung Quốc và Philippines thì phát hành bản đồ mà trên đó mỗi nước đều chỉ định vùng đảo tranh chấp Hoàng Nham (Scarborough) ở biển Hoa Nam (Biển Đông) là lãnh thổ nguồn cội của họ. Nhật Bản thực hiện hành động đơn phương: đặt tên riêng cho nhóm đảo, kể cả một số hòn đảo tranh chấp trong khu vực.
Bắc Triều Tiên nhắc nhở về việc, thuật ngữ “biển Nhật Bản” áp đặt bởi quân phiệt Nhật chiếm đóng bán đảo Triều Tiên hồi đầu thế kỷ trước và biến khu vực này thành thuộc địa. Theo logic đó, Bình Nhưỡng cũng như Seoul đòi Nhật Bản từ bỏ tham vọng lãnh thổ đối với quần đảo Tokto (Takeshima).
Nhìn chung, Nhật Bản có tranh chấp lãnh thổ với tất cả các nước láng giềng: Nga, Trung Quốc, hai miền Triều Tiên. Gần đây ở Tokyo đã phát hành bản đồ mà trên đó 39 đảo ở vùng biển Hoa Đông mang tên theo tiếng Nhật. Trung Quốc đã phản ứng ngay lập tức. Tranh cãi bản đồ giữa Bắc Kinh và Tokyo làm nóng thêm tình hình căng thẳng trong cuộc xung đột lâu ngày xung quanh quần đảo Trường Sa (Xisha) và quần đảo Hoàng Sa (Nam Sa) ở biển Hoa Nam (Biển Đông). Philippines đã đổi tên vùng biển này thành biển Tây Philippine. Đáp lạí, Trung Quốc đã dẫn ra sáu bằng chứng “sắt thép” về việc đảo Hoàng Nham thuộc chủ quyền của CHND Trung Hoa. Đây là hiệu ứng domino. Chuyên viên Jakov Berger của Viện Nghiên cứu Viễn Đông (Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga) nhận định như sau: “Trung Quốc dựa vào biên niên sử của nước mình để tuyên bố chủ quyền đối với tất cả các hòn đảo ở vùng biển này. Mặt khác, Việt Nam, Philippines, Malaysia và một số nước khác cũng nêu tham vọng lãnh thổ với những hòn đảo trong khu vực. Nguyên cớ là bởi trong vùng biển này rất giàu trữ lượng dầu mỏ, khí đốt và các loại khoáng sản khác”.
Vùng biển này cũng có nhiều tài nguyên thủy hải sản. Kể từ ngày hôm nay, Trung Quốc áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá ở phía bắc biển Hoa Nam (Biển Đông), bao gồm cả vùng biển gần quần đảo Hoàng Nham (Scarborough) đang tranh chấp với Philippines. Động thái đó ảnh hưởng đến lợi ích của Việt Nam. Hà Nội đã lập tức phản đối quyết định của Bắc Kinh. Chiều ngày thứ Ba, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nêu tuyên bố tương ứng.
Gần đây, công ty Google đã sửa lỗi sai trong bản đồ trực tuyến trên trang phổ biến “Google Maps” và chỉ ra rằng, quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của CHXHCN Việt Nam.
Trong khi đó, bộ phận Trung Quốc trên mạng Internet tràn ngập thông tin về việc Bắc Kinh đang chuẩn bị cho cuộc chiến với Philippines. Chính giới Trung Quốc bác bỏ tin này. Theo ý kiến của Bắc Kinh, thông tin về việc các đơn vị quân đội và hải quân ở quân khu  Quảng Châu được đưa vào tình trạng sẵn sàng chiến đấu chỉ là một “tin đồn”.
Có thể thấy Philippines đặt cược vào liên minh quân sự với Hoa Kỳ và sự ủng hộ của Washington trong các tổ chức quốc tế. Tuy nhiên, nỗ lực của Manila nhằm giải quyết tranh chấp với Bắc Kinh thông qua trọng tài quốc tế chắc sẽ thất bại. Đó là ý kiến của chuyên viên phân tích chính trị Aleksei Maslov. “Trung Quốc coi hòn đảo này cũng như các hòn đảo tranh chấp khác là  lãnh thổ vốn có của mình, vì thế Bắc Kinh không định thảo luận vấn đề này với bất kỳ ai. Trung Quốc xem đây là vấn đề nội bộ chứ không phải đối ngoại. Nỗ lực của Philippines nhằm giải quyết vấn đề tại Toà án chỉ là hành động vô vọng. Về hình thức thì đó là cách hành xử đúng đắn, mọi vấn đề tranh chấp phải  giải quyết thông qua thảo luận tại các tòa án quốc tế, tuy nhiên trên thực tế, đây không phải là lập trường châu Á. Trung Quốc vẫn tuân thủ các tiêu chuẩn đường lối châu Á của mình, trong khi tất cả các tranh chấp cần được giải quyết thông qua đàm phán lâu dài của hai bên không có những giải pháp cứng rắn”.
Đã không chỉ một lần những cuộc tranh chấp lãnh thổ đưa Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Philippines và Việt Nam đến bên bờ vực đối đầu quân sự. Tuy nhiên, dù phô trương sức mạnh ngày càng tăng, nhưng hẳn là Bắc Kinh không sẵn sàng tham gia xung đột vũ trang vì hậu quả sẽ rất nặng nề. Trong bối cảnh này, đối với tất cả các bên dự phần tranh chấp lãnh thổ ở khu vực, cuộc chiến trên bản đồ đã trở thành phương pháp thuận tiện để biểu thị ý chí bảo vệ lợi ích chủ quyền quốc gia và đồng thời cũng là công cụ gây áp lực chính trị với các đối thủ.
 
Ở châu Á có một cuộc chiến tranh. Chiến tranh bản đồ. Bình Nhưỡng kêu gọi Tổ chức Thủy văn quốc tế đổi tên biển Nhật Bản thành biển Triều Tiên. Đã từ lâu Seoul yêu cầu gọi vùng biển này chỉ đơn giản là Biển Đông. Trung Quốc và Philippines thì phát hành bản đồ mà trên đó mỗi nước đều chỉ định vùng đảo tranh chấp Hoàng Nham (Scarborough) ở biển Hoa Nam (Biển Đông) là lãnh thổ nguồn cội của họ. Nhật Bản thực hiện hành động đơn phương: đặt tên riêng cho nhóm đảo, kể cả một số hòn đảo tranh chấp trong khu vực.
Bắc Triều Tiên nhắc nhở về việc, thuật ngữ “biển Nhật Bản” áp đặt bởi quân phiệt Nhật chiếm đóng bán đảo Triều Tiên hồi đầu thế kỷ trước và biến khu vực này thành thuộc địa. Theo logic đó, Bình Nhưỡng cũng như Seoul đòi Nhật Bản từ bỏ tham vọng lãnh thổ đối với quần đảo Tokto (Takeshima).
Nhìn chung, Nhật Bản có tranh chấp lãnh thổ với tất cả các nước láng giềng: Nga, Trung Quốc, hai miền Triều Tiên. Gần đây ở Tokyo đã phát hành bản đồ mà trên đó 39 đảo ở vùng biển Hoa Đông mang tên theo tiếng Nhật. Trung Quốc đã phản ứng ngay lập tức. Tranh cãi bản đồ giữa Bắc Kinh và Tokyo làm nóng thêm tình hình căng thẳng trong cuộc xung đột lâu ngày xung quanh quần đảo Trường Sa (Xisha) và quần đảo Hoàng Sa (Nam Sa) ở biển Hoa Nam (Biển Đông). Philippines đã đổi tên vùng biển này thành biển Tây Philippine. Đáp lạí, Trung Quốc đã dẫn ra sáu bằng chứng “sắt thép” về việc đảo Hoàng Nham thuộc chủ quyền của CHND Trung Hoa. Đây là hiệu ứng domino. Chuyên viên Jakov Berger của Viện Nghiên cứu Viễn Đông (Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga) nhận định như sau: “Trung Quốc dựa vào biên niên sử của nước mình để tuyên bố chủ quyền đối với tất cả các hòn đảo ở vùng biển này. Mặt khác, Việt Nam, Philippines, Malaysia và một số nước khác cũng nêu tham vọng lãnh thổ với những hòn đảo trong khu vực. Nguyên cớ là bởi trong vùng biển này rất giàu trữ lượng dầu mỏ, khí đốt và các loại khoáng sản khác”.
Vùng biển này cũng có nhiều tài nguyên thủy hải sản. Kể từ ngày hôm nay, Trung Quốc áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá ở phía bắc biển Hoa Nam (Biển Đông), bao gồm cả vùng biển gần quần đảo Hoàng Nham (Scarborough) đang tranh chấp với Philippines. Động thái đó ảnh hưởng đến lợi ích của Việt Nam. Hà Nội đã lập tức phản đối quyết định của Bắc Kinh. Chiều ngày thứ Ba, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nêu tuyên bố tương ứng.
Gần đây, công ty Google đã sửa lỗi sai trong bản đồ trực tuyến trên trang phổ biến “Google Maps” và chỉ ra rằng, quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của CHXHCN Việt Nam.
Trong khi đó, bộ phận Trung Quốc trên mạng Internet tràn ngập thông tin về việc Bắc Kinh đang chuẩn bị cho cuộc chiến với Philippines. Chính giới Trung Quốc bác bỏ tin này. Theo ý kiến của Bắc Kinh, thông tin về việc các đơn vị quân đội và hải quân ở quân khu  Quảng Châu được đưa vào tình trạng sẵn sàng chiến đấu chỉ là một “tin đồn”.
Có thể thấy Philippines đặt cược vào liên minh quân sự với Hoa Kỳ và sự ủng hộ của Washington trong các tổ chức quốc tế. Tuy nhiên, nỗ lực của Manila nhằm giải quyết tranh chấp với Bắc Kinh thông qua trọng tài quốc tế chắc sẽ thất bại. Đó là ý kiến của chuyên viên phân tích chính trị Aleksei Maslov. “Trung Quốc coi hòn đảo này cũng như các hòn đảo tranh chấp khác là  lãnh thổ vốn có của mình, vì thế Bắc Kinh không định thảo luận vấn đề này với bất kỳ ai. Trung Quốc xem đây là vấn đề nội bộ chứ không phải đối ngoại. Nỗ lực của Philippines nhằm giải quyết vấn đề tại Toà án chỉ là hành động vô vọng. Về hình thức thì đó là cách hành xử đúng đắn, mọi vấn đề tranh chấp phải  giải quyết thông qua thảo luận tại các tòa án quốc tế, tuy nhiên trên thực tế, đây không phải là lập trường châu Á. Trung Quốc vẫn tuân thủ các tiêu chuẩn đường lối châu Á của mình, trong khi tất cả các tranh chấp cần được giải quyết thông qua đàm phán lâu dài của hai bên không có những giải pháp cứng rắn”.
Đã không chỉ một lần những cuộc tranh chấp lãnh thổ đưa Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Philippines và Việt Nam đến bên bờ vực đối đầu quân sự. Tuy nhiên, dù phô trương sức mạnh ngày càng tăng, nhưng hẳn là Bắc Kinh không sẵn sàng tham gia xung đột vũ trang vì hậu quả sẽ rất nặng nề. Trong bối cảnh này, đối với tất cả các bên dự phần tranh chấp lãnh thổ ở khu vực, cuộc chiến trên bản đồ đã trở thành phương pháp thuận tiện để biểu thị ý chí bảo vệ lợi ích chủ quyền quốc gia và đồng thời cũng là công cụ gây áp lực chính trị với các đối thủ. /.